MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW của Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có quan điểm chỉ đạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [10]. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu và cấp bách của giáo dục nƣớc ta hiện nay. Nghị quyết 29 khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động dạy học tích cực, thích hợp cho mọi môn học, trong đó có môn Toán. Hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù của môn học và phát huy đƣợc tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập. Học qua trải nghiệm lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động tƣ duy, giải quyết các vấn đề và tạo điều kiện cho sự tƣơng tác giữa học sinh với thầy cô, bạn bè và với môi trƣờng theo các định hƣớng hoạt động có mục đích. Đã có một khảo sát nhỏ ở trƣờng THPT Nguyễn Trung Trực và nhận thấy rằng: “Học sinh THPT đang nằm ở lứa tuổi vui chơi, các em thích khẳng định mình, các game từ Internet thu hút rất nhiều từ học sinh, sau khi hoàn thành một game nào đó các em nhớ rất rõ trình tự các bƣớc, điều này chứng tỏ các em có trí nhớ rất tốt”. Từ đó có thể thấy rằng nếu đặt tri thức toán học vào trò chơi, học sinh sẽ tiếp thu các tri thức đó một cách chủ động hơn và học sinh cũng nỗ lực hết mình “chơi mà học”. Đã có một số trƣờng phổ thông bắt đầu sử dụng trò chơi trong dạy học nhƣng vẫn còn mang tính hình thức, phần lớn chỉ dừng lại ở việc giải trí, học sinh chƣa
1