CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM 2.1. Nguyên liệu, hóa chất Chất tạo màng Dầu trùng hợp DTH – 05 của Công ty Sơn Hà Nội ( Cầu Diễn – Từ Liêm), hàm lượng gốc khô: 36%, khối lượng riêng: 1,0 g/cm3. Nhựa Wekazol -306 (Singapor), hàm lượng gốc khô: 47%, khối lượng riêng: 1,05 g/cm3. Nhựa cao su vòng (CSV – 04) của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội, hàm lượng gốc khô: 48%, khối lượng riêng: 1,1 g/cm3. Nhựa Epoxy (YD – 128) của Hàn Quốc, hàm lượng gốc khô: 60%, khối lượng riêng: 1,09 g/cm3. Nhựa Cacdarnol – Formaldehyt – Epoxy (CFE – 01) sản xuất tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, hàm lượng gốc khô: 62%, khối lượng riêng: 1,12 g/cm3. Chất phụ gia cách nhiệt Nano Silica (SiO2): loại 1, cỡ hạt 10 - 15 nm, độ ngấm dầu 40g/100g. Bột thủy tinh hình cầu cỡ hạt 100 - 150µm, độ ngấm dầu 30g/100g. Bột màu Oxyt sắt (Việt Nam), hàm lượng tinh khiết ≥ 92%; bột đỏ 1251 (Đài Loan), 98%; bột oxit Titan (TiO2) ( Nhật), độ tinh khiết ≥ 98%; muội than. Bột độn Litopan (ZnS.BaSO4 ) ≥ 98%; bột tan, hàm lượng ≥ 98% ( Đài Loan) Dung môi Xylen kỹ thuật, Ts = 139 – 140oC; butanol kỹ thuật, Ts = 118 – 120oC
2.2. Thiết bị nghiên cứu Hệ thống thiết bị tổng hợp nhựa và phụ gia: bình cầu thủy tinh 3 cổ, sinh hàn nhám, có sinh hàn, nhiệt kế, bộ tách dung môi, bể dầu nâng hạ, điều chỉnh nhiệt. Hệ thống gia công chế tạo sơn: bình đựng, máy khuấy. Hệ nghiền bi chế tạo sơn: gồm giàn máy nghiền, cối nghiền bi cỡ 0,5 lít, 1lít và 5 lít và thiết bị pha chế. Các thiết bị phân tích khả năng của màng nhựa và màng sơn. Cân kỹ thuật, độ chính xác 10-4 và 10-2. Hệ thống tiêu bản có nắp kín để thử tính chất bền hóa. Thiết bị thử khả năng cách nhiệt. và các thiết bị khác
2.3. Phương pháp nghiên cứu