CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu chế tạo sơn cách nhiệt 3.1.1. Lựa chọn chất tạo màng Chất tạo màng là thành phần quan trọng nhất để chế tạo sơn. Tùy vào mục tiêu chất lượng và yêu cầu tầng loại sơn mà người ta lựa chọn chất tạo màng thích hợp. Mục tiêu của đề tài là này là tạo ra một hệ sơn có khả năng cách nhiệt để sơn phủ tường, mái của xưởng công nghiệp, vì vậy chất tạo màng phải là loại có độ bám dính cao trên bề mặt mái tôn, tường nhà xưởng công nghiệp. Vì mái, tường nhà xưởng thường phải chịu tác động của thời tiết mưa nắng thất thường, đôi khi còn phải chịu tác động của hóa chất ăn mòn và khí ăn mòn nên các chất tạo màng phải có độ bền thời tiết cao và khả năng chịu tác động của hóa chất. Ngoài ra, do các mái, tường nhà xưởng thường xuyên phải chịu tác động của mưa, gió và những va chạm không mong muốn, nên lớp sơn phủ mái, tường nhà xưởng còn phải có khả năng chịu va đập tốt và cũng cần có tính chất dẻo dai, bền uốn nhất định.
Như đã đề cập, phân tích đánh giá trong phần tổng quan. Hiện tại, một số chất tạo màng hệ dung môi hữu cơ thường dùng để chế tạo sơn nói chung và sơn cách nhiệt nói riêng có thể tổng lược lại như sau: Hệ chất tạo màng trên cơ sở dầu nhựa trùng hợp để chế tạo các loại sơn dầu. Hệ chất tạo màng trên cơ sở nhựa Alkyt (béo, gầy) đi từ các loại dầu (trẩu, lanh, dầu hạt cao su, dầu đậu tương,…) hoặc các sản phẩm nhập khẩu tương
đương (các loại nhựa Wekazol) Hệ chất tạo màng mau khô, bền thời tiết (cao su vòng, cao su clo hóa,…) Hệ chất tạo màng bền thời tiết, có khả năng bám dính cao như các loại nhựa Epoxy và Epoxy biến tính. Hệ chất tạo màng trên cơ sở tổ hợp nhựa: Cardanol – Formaldehyt Epoxy (CFE), Novolac – Epoxy, Vinyleste – Epoxy,… Trong nghiên cứu chúng tôi lựa chọn chất tạo màng trên cơ sở tổ hợp là nhựa Cardanol – Formaldehyt Epoxy (CFE) chế tạo sơn cách nhiệt bởi các lý do: