1.1.6.
Ứng dụng
Từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết dùng cỏ ngọt như một loại nước giải khát, cho đến những năm 1960, việc trồng thương mại bắt đầu ở Paraguay và Nhật Bản, và sau đó ở các nước khác. Stevioside và rebaudioside A là chất chiết xuất từ lá cỏ ngọt hiện nay được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á và Nam Mỹ, như chất làm ngọt trong nhiều loại thực phẩm. Kể từ khi có sự chấp thuận của chất làm ngọt Stevia ở Hoa Kỳ bởi FDA và EU năm 2008, lợi ích công nghiệp của cỏ ngọt đã tăng lên nhanh chóng[56, 57]. Năm 2008, Joint Expert Committee on Food Additives (JECFA) đã phát hiện và phản hồi yêu cầu của European Commission về European Food Safety Authority (EFSA) để đưa ra những quan điểm khoa học về độ an toàn của steviol glycoside, chất ngọt được sử dụng trong thực phẩm. Sau khi xem xét tất cả các dữ liệu về độ ổn định, các sản phẩm xuống cấp, quá trình trao đổi chất và độc tính, EFSA đã thành lập ADI cho các hợp chất steviol glycoside có độ tinh khiết ≥95% là 4 mg/kg bw/day. Năm 2009, JECFA đã sửa đổi cho phép rebaudioside D và F được sử dụng như là một phần của hỗn hợp steviol glycoside với độ tinh khiết ≥ 95% và điều này đã được EFSA phê duyệt. Năm 2008, FDA đã xem xét các dữ liệu về steviol glycoside và tham khảo ý kiến từ các cơ quan có thẩm quyền như JECFA và Viện hàn lâm khoa học quốc gia đã chấp nhận hỗn hợp steviol glycoside có độ tinh khiết cao ≥ 95% được sản xuất phù hợp với FDA Good Manufacturing Practices được sử dụng trong thực phẩm với lượng ADI như JECFA đưa ra.[58] Cỏ ngọt được dùng như một loại trà dành cho những người bị tiểu đường, béo phì hay cao huyết áp. Trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà không làm tăng năng lượng của thực phẩm. Ngoài ra, cỏ ngọt còn được dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm như sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da.
24