− Cột sắc ký: Supelco LC-NH2 250x4.6mm, 5µ − Pha động: acetonitrile:nước tỉ lệ 10:30 − Tốc độ dòng: 1.5 mL/phút − Nhiệt độ buồng cột: 30oC − Đầu dò: PDA 2996 ở bước sóng 210nm 1.2.2.
Nghiên cứu nước ngoài
1.2.2.1.
Các nghiên cứu về phương pháp tách chiết và tinh chế các
hợp chất steviol glycoside Các kỹ thuật được sử dụng để thu được steviol glycoside có thể phân loại vào những hạng mục khác nhau, như dựa trên chiết dung môi [61, 62], hấp phụ sắc ký [63-66],trao đổi ion [67-69], kết tủa chọn lọc [70], phương pháp màng [67, 68, 71] và các chất lỏng siêu tới hạn [72]
.
Hầu hết các quy trình chế biến cỏ ngọt được tiến hành ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil hoặc Paraguay. Quy trình chiết steviol glycoside từ lá cỏ ngọt phổ biến nhất bao gồm các bước sau: − Ngâm lá trong nược ấm/nóng để hòa tan steviol glycoside − Lọc với chất trợ lọc, lấy dịch lọc − Loại dung môi bằng bay hơi chân không − Sử dụng nhựa trao đổi để thu được các phân đoạn steviol glycoside có nồng độ cao − Tinh chế trao đổi ion (đôi khi) − Bay hơi và sấy phun hoặc, ít phổ biến hơn, kết tinh để tạo bột/tinh thể. Một số chế biến thứ cấp được thực hiện tại Nhật để cải thiện chất lượng hương vị. Quy trình trên giống với quy trình chiết đường thô từ mía[26]. Phương pháp chiết dung môi Dung môi hữu cơ thường được sử dụng để chiết xuất hợp chất tự nhiên từ thực vật, do tính chọn lọc của chúng đối với các thành phần hữu cơ. Các dung môi hòa lẫn vào nước, methanol, chloroform, n-butanol, ethanol và rượu béo đã được sử dụng để chiết xuất stevioside từ lá cỏ ngọt (Fumio 1980[73], Jackson và cộng sự, 2006[74]; Pol và Shigeji 29