nào có thể phát triển năng lực hợp tác, từ đó lựa chọn PPDH, KTDH và hình thức tổ chức hoạt động học phù hợp để HS có thể để rèn luyện các kĩ năng hợp tác một cách thành thục. 2.1.3. Đảm bảo học sinh có sự hợp tác tích cực trong các hoạt động học tập Nguyên tắc này chỉ ra yếu tố cơ bản trong dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hợp tác là phải tạo ra đƣợc cái chung giữa các thành viên trong nhóm hợp tác. Các thành viên trong cùng nhóm hợp tác có thể có chung mục đích, chung một nhiệm vụ học tập, chung nguồn lực học tập (tài liệu, bút, giấy,…), chung đối thủ cạnh tranh,… Chính điều này đã tạo ra sự phụ thuộc giữa các thành viên trong nhóm, làm cho các thành viên không thể tách rời mà phải luôn sát cánh bên nhau để cùng thành công hoặc thất bại. Chính sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau trong học tập là chất keo gắn kết các thành viên trong nhóm (lớp), góp phần hình thành nên các phẩm chất chủ yếu ở ngƣời HS nhƣ: nhân ái, trách nhiệm. Để khuyến khích sự hợp tác hiệu quả, GV cần phải thiết kế nó một cách có chủ đích, nhƣ một phần của các hoạt động học tập. GV phải thiết kế đƣợc các hoạt động học mang tính phức tạp bởi HS cần một lí do để hợp tác với nhau. Một lí do thực sự để có thể hợp tác là bởi nhiệm vụ học tập phức tạp - nó khó và mất nhiều thời gian hoàn thành nếu làm việc độc lập. Các hoạt động phức tạp yêu cầu “sự hợp tác tích cực”, đòi hỏi cả nhóm phải làm việc cùng nhau và chia sẻ kiến thức, thông qua nghiên cứu, thảo luận, tranh luận để từ đó thống nhất thành ý kiến chung của nhóm. Trong quá trình thiết kế và tổ chức các hoạt động học cho HS GV cần xây dựng nhiều cơ hội cho việc thảo luận, giúp HS trở thành một phần của nhóm, tự chuyển đổi vai trò của mình từ ngƣời hƣớng dẫn sang huấn luyện - thúc đẩy quyền tự chủ nhóm, kiểm tra và cung cấp những phản hồi ngay lập tức, giúp HS học cách làm việc với nhau hiệu quả để đạt đƣợc mục tiêu chung. 2.1.4. Đảm bảo học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn giáo viên HS chỉ có thể học tốt nhất khi mức độ công việc không quá dễ cũng không quá khó đối với các em. Điều này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học ngƣời GV cần phải chú ý đến tính vừa sức và đặc điểm lứa tuổi ở HS. Dạy học vừa sức có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên khó khăn vừa sức những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tƣơng ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất. Có nhƣ vậy mới kích thích đƣợc sự hứng thú của HS, khuyến khích HS chủ động tích cực tham gia vào quá trình học tập.
36