học tiêutập điểm và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ chí minh
Bác Hồ
tấm gương sáng về rèn luyện thân thể Ban Kế hoạch Chiến lược
S
Bác Hồ chơi bóng chuyền với các chiến sĩ bảo vệ (Ảnh sưu tầm)
ức khỏe là vàng - Có sức khỏe là có tất cả. Trong bài Sức khỏe và Thể dục, Bác viết: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”, đó là một triết lý vô cùng giản dị nhưng lấp lánh trí tuệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và đang tác động nhiều mặt đến đời sống nhân dân và xã hội, chúng ta lại càng thấm thía những lời Bác dạy về các biện pháp nâng cao sức khỏe. Lúc sinh thời, hơn ai hết, Bác Hồ là người hiểu rõ vai trò của việc tập luyện thể dục thể thao (TDTT) đối với sức khoẻ con người. Đó chính là lí do Bác lấy việc tập luyện như một lẽ sống giản dị: “Giữ gìn dân
16
chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công”. Cũng chính vì thế, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào như khi ở nước Nga vào ngày mùa đông giá rét, ở Trung Quốc, trong những nơi ở chật chội của người dân khi phải hoạt động bí mật hay khi ở trong vùng rừng núi Cao Bằng, hang PắcPó… Bác luôn duy trì một nề nếp tập luyện đều đặn và thường xuyên. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, vận nước như “ngàn cân treo sợi tóc”, công việc càng thêm bề bộn và cǎng thẳng, không mấy đêm Bác được ngon giấc ngủ, nhưng mỗi buổi sáng Bác vẫn giữ được thói quen tập thể dục theo một thời khoá biểu xác định. Với Bác, rèn luyện thân thể là một quá trình tự ý thức, trở thành nhu cầu
Đầu tư Phát triển Số 279 Tháng 9. 2020
sống, chính vì thế, có người vì lo lắng cho sức khỏe của Bác, xin Bác giảm bớt cường độ tập luyện nhưng Bác không nghe, Người nói: “Thế này đã thấm gì với những gian nan khi chịu tù đày, phải rèn luyện nữa.” Chính vì thế, trên chặng đường gian khổ cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dù đã sang tuổi sáu mươi, Bác vẫn có thể đi bộ 50, 60 cây số một ngày. Nhận rõ tầm quan trọng và thiết thực của TDTT, nên trên cương vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14 ngày 30/1/1946 thành lập Nha Thể dục Trung ương trong Bộ Thanh Niên. Cuối tháng 3/1946, tự tay Bác viết lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập, khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe… Tự tôi, ngày nào cũng tập”. Lời kêu gọi này lần đầu tiên được đăng trên báo Cứu Quốc số ra ngày 27/3/1946. Đó là cội nguồn khởi phát của phong trào “khoẻ vì nước” được Nha thể dục Trung ương phát động sôi nổi khắp đất nước ta trong năm 1946. Sau ngày về lại Thủ đô, bên nhà sàn trong Phủ Chủ tịch hiện nay, trong suốt 15 năm (1955-1969) nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ… phục vụ Bác, đều nhớ mãi hình ảnh Bác tập thể dục, tập quyền hoặc bài Thái cực quyền. Đôi khi Bác ra câu cá, chăm cây bên hồ cá. Mỗi sáng, sau lúc tập thể dục xong Bác lại chăm chút mấy chậu phong lan rừng do bộ đội Trường Sơn biếu Bác. Mặc dù đã bước sang tuổi sáu mươi tuổi nhưng Bác vẫn rất khỏe, da dẻ hồng hào.