Nghiên tiêu điểm cứu trao đổi
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
TỪ CHO VAY NGANG HÀNG TẠI VIỆT NAM Thúy Lê
Sự phát triển nhanh chóng của mô hình cho vay ngang hàng (Peer to Peer Lending, viết tắt là P2P Lending) đã tạo ra một kênh cung ứng vốn mới trên thị trường và góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển, hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng các kênh tiếp cận về nguồn lực tài chính cho xã hội, tuy nhiên, P2P Lending cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cho vay ngang hàng xu hướng mới thời 4.0 Cho vay ngang hàng là mô hình ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính như ngân hàng thương mại hay các công ty tài chính. Theo đó, toàn bộ hoạt động cho vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người đi vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến của công ty vận hành nền tảng ghi nhận và lưu trữ bằng các bản ghi điện tử, số hóa trên hệ thống cơ sở dữ liệu của công ty P2P Lending, được đăng tải cho khách hàng đăng ký tham gia. P2P Lending lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh vào năm 2005 với công ty Zopa và hiện nay P2P Lending đã xuất hiện ở hầu hết các khu vực trên thế giới nhưng doanh số tập trung chủ yếu ở Mỹ, Anh, châu Âu, khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc. Trong số các nền tảng P2P Lending trên thế giới hiện nay, thành công nhất phải kể
56
đến là Prosper và Lending Club ở Mỹ, CreditEase, Lufax và Tuandai ở Trung Quốc, Society One ở Úc.
khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính-ngân hàng với chi phí thấp, ít thủ tục.
Ưu điểm chính của P2P Lending được xét trên ba đối tượng liên quan. Đối với bên vay, mô hình này giúp họ tiếp cận được nguồn vốn trong trường hợp khó tiếp cận nguồn vốn chính thức. Hơn nữa, thay vì phải đến ngân hàng trải qua quá trình xét duyệt phức tạp và yêu cầu khắt khe, P2P Lending đơn giản hoá thủ tục, thời gian xét duyệt cho vay nhanh, giao dịch trực tuyến dễ dàng... Đối với nhà đầu tư, mô hình này cung cấp một kênh đầu tư, góp phần đa dạng hóa danh mục đầu tư, nguồn thu hấp dẫn (lãi suất thường cao hơn gửi tiết kiệm hoặc đầu tư trái phiếu thông thường). Đối với nền kinh tế, nếu được quản lý tốt, P2P Lending sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt là tại các địa bàn mà hệ thống tài chính chưa phát triển, người dân, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có
Thực trạng cho vay ngang hàng tại Việt Nam Tại Việt Nam, P2P Lending xuất hiện từ năm 2014, lúc đó Huy Dong cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp, nhưng đến năm 2015, Tima mới được coi là mô hình hoạt động trên nền tảng P2P Lending đầu tiên của Việt Nam. Kể từ đó, nhiều công ty hoạt động trên nền tảng P2P Lending khác đã dần đi vào hoạt động, như SHA, Mobivi,Vaymuon. vn, Mofin… Hiện nay, có khoảng hơn 40 công ty dựa trên nền tảng P2P Lending đang hoạt động tại Việt Nam trong đó có 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc, một số công ty từ Indonesia và Singapore… Tima là nền tảng P2P Lending lớn nhất tại Việt Nam. Lượng đơn vay trung bình của Tima ở mức 1000 đơn/ngày vào thời điểm tháng 12/2017 đã tăng lên mức 2000 đơn/ ngày vào tháng 2/2020. Các sản
Đầu tư Phát triển Số 279 Tháng 9. 2020