Giảm lãi suất tạo đòn bẩy phát triển kinh tế
Góc nhìn về giảm lãi suất tại các ngân hàng thương mại
TS. Cấn Văn Lực (*)
Đại dịch Covid-19 đã có những tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Kinh tế thế giới đã chính thức bước vào suy thoái; IMF và WB dự báo kinh tế thế giới năm 2020 suy giảm 4,9-5,2%. UNCTAD dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu sẽ suy giảm khoảng 40%; WB và WTO dự báo thương mại thế giới suy giảm từ 13-32% năm 2020. để đảm bảo có nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế. Bài viết sẽ phân tích tác động của việc giảm lãi suất tới khả năng phục hồi kinh tế và gợi ý một số giải pháp từ nay đến hết năm 2020 và cả năm 2021.
T
rong bối cảnh đó, Việt Nam, mặc dù là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch bệnh, vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề khi tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm chỉ đạt 1,81% - mức thấp nhất trong 10 năm qua, song cũng thuộc một số ít nước có mức tăng trưởng dương. Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam có thể đạt 1,5-2%, trước khi phục hồi mạnh với mức tăng trưởng khoảng 6,5-6,8% năm 2021. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam theo đó cũng chững lại do nhu cầu vay vốn thấp và nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện tín dụng. Theo NHNN, tính
6
đến ngày 16/9/2020, tín dụng mới tăng khoảng 4,81% (là mức thấp nhất trong giai đoạn từ 2013 đến nay) trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 8,64%. Để hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, qua đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đẩy nhanh quá trình hồi phục nền kinh tế, Chính phủ và NHNN đã đưa ra chủ trương giảm lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý trong giai đoạn khó khăn. Các NHTM cũng được chỉ đạo tiếp tục tập trung tái cơ cấu, thực hiện giãn nợ, hoãn nợ cho khách hàng, chấp nhận giảm lợi nhuận, không chia cổ tức
Đầu tư Phát triển Số 279 Tháng 9. 2020
Tình hình giảm lãi suất từ đầu năm tới nay Từ đầu năm, NHNN đã 2 lần thực hiện giảm các mức lãi suất điều hành và 1 lần giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, với mức giảm mỗi lần từ 0,20,5%. Cùng với đó, Thông tư 08/2020 ngày 14/8/2020 giãn tiến độ 1 năm đối với việc áp dụng tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cũng giúp các NHTM giảm áp lực huy động vốn trung - dài hạn, tạo điều kiện để giảm lãi suất trên thị trường. Theo NHNN, lãi suất điều hành được điều chỉnh giảm trên cơ sở đánh giá diễn biến thị trường quốc tế, xu hướng nhiều ngân hàng trung ương thực hiện nới lỏng định lượng, cắt giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua suy thoái. Ở trong nước, nền tảng kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tạo dư địa điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong bối cảnh thị trường tiền tệ và ngoại hối ổn định, lạm phát có khả năng được kiểm soát theo mục tiêu (dưới 4%) và tiến trình phục hồi kinh tế có nhiều khả quan. Nhờ các động thái điều chỉnh của NHNN, các NHTM có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thực hiện nghiêm các chỉ đạo về tiết giảm chi phí, giảm lương thưởng, lợi nhuận để có thể giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện