Nghiên tiêu điểm cứu trao đổi
Ngân hàng đã sẵn sàng cho
“bình thường mới” An Bình
Thực hiện mục tiêu vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ để hỗ trợ khách hàng, tăng cường cung ứng vốn cho nền kinh tế. Dự báo những tháng cuối năm tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Bởi, không chỉ ngân hàng mà cả các Bộ, Ngành khác cũng như người dân và doanh nghiệp đã sẵn sàng cho “bình thường mới” Mở rộng tín dụng để hỗ trợ hồi phục kinh tế Thời điểm cuối tháng 9/2021 dịch Covid 19 lần thứ tư đã được kiểm soát tốt hơn. Đây là điều kiện tiên quyết để hồi phục sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay. Đi đầu trong thự hiện nhiều giải pháp ngay từ những ngày đầu dịch xuất hiện, ngành Ngân hàng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong cung ứng vốn, hỗ trợ nền kinh tế. Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đề ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Ngành Ngân hàng chủ trương thực hiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay với dự kiến lãi suất sẽ giảm 1,55%/năm so với trước dịch.
50
Đến 31/8/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,87 triệu tỷ, tăng 7,42% so với cuối năm 2020, tín dụng đối với các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ 2020. Đón đầu cầu vốn tín dụng sẽ tăng trong những tháng cuối năm - khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, NHNN đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho nhiều NHTM. Techcombank và TPBank được cấp mức tăng trưởng tín dụng cao nhất với hơn 17%. MSB được nới room từ 10,5% đầu năm lên 16%; MB từ 8,5% lên 15%; VIB từ 8,5% lên 14,1%; LienVietPostBank và ACB từ 8,5% và 9,5% cùng lên 13,1%... Trong thời gian tới, để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế, NHNN tiếp tục triển khai một số giải pháp, điều hành tín dụng trọng tâm sau: Tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín
Đầu tư Phát triển Số 290 Tháng 9. 2021
dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Theo dõi, đôn đốc các TCTD trong triển khai Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TTNHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ tốt hơn nữa cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Chỉ đạo TCTD quyết liệt thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ thanh toán; tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Chính sách mới cho “bình thường mới” Một trong những điểm đáng chú ý trong tháng 9/2021 là cùng với việc ban hành Thông tư 14, NHNN đã đưa ra lấy ý kiến hàng loạt thông tư mới, trong đó có nhiều quy định nếu được thực thi sẽ tác động không nhỏ đến thị trường. Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định xếp