6 minute read
Điểm sáng hoạt động tác nghiệp và kỳ vọng ở năm 2022
Nữ cán bộ tại Trung tâm Thanh toán.
TrUng Tâm Thanh Toán
Advertisement
Trong bối cảnh nền kinh tế và hệ thống tài chính, ngân hàng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, Trung tâm Thanh toán (TTTT) cũng đứng trước thách thức về việc đảm bảo duy trì sự ổn định, an toàn của hệ thống và cơ hội thúc đẩy thanh toán điện tử, thanh toán kỹ thuật số.
những thành quả mang lại lợi ích hàng chục tỷ đồng
Xác định thanh toán, chuyển tiền là một trong những nghiệp vụ cốt lõi của ngân hàng cần đặc biệt ưu tiên để đảm bảo duy trì sự ổn định và phát triển, TTTT đã nghiêm túc quán triệt tinh thần chuyển đổi số, từ đó xây dựng các giải pháp ứng dụng công nghệ mới, số hóa sản phẩm…, phát triển kênh thanh toán hướng tới khách hàng. Năm 2021, hoạt động thanh toán của TTTT đạt được một số thành tích nổi bật như:
Từ tháng 7/2021, TTTT triển khai thành công quy trình xử lý tập trung điện chuyển tiền đến có chỉ dẫn ghi có tài khoản/mục đích đặc thù tại TTTT. Theo đó, toàn bộ điện đến được hệ thống tự động nhận diện, phân loại theo các tiêu chí về mã loại sản phẩm tiền gửi, thông tin khách hàng, loại tiền tệ, từ khóa liên quan mục đích chuyển tiền đặc thù… để xác định các giao dịch cần xử lý tập trung tại TTTT. Với việc cải tiến mô hình, quy trình tác nghiệp tập trung, 100% giao dịch chuyển tiền đến được TTTT kiểm soát tối đa, hướng tới mục tiêu an toàn, kiểm soát rủi ro, đáp ứng các yêu cầu ngày càng chặt chẽ, hỗ trợ chi nhánh giảm tải xử lý giao dịch, nhất là trong bối cảnh thiếu cán bộ tác nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch; từ đó tiết kiệm cho BIDV khoảng 720 triệu VND/năm.
Tháng 10/2021, TTTT hoàn thành triển khai giải pháp Pre-validation, nhằm tối ưu hóa hệ thống thanh toán qua Swift; cho phép ngân hàng chuyển tiền gửi yêu cầu truy vấn thông tin (theo thời gian thực) đến ngân hàng giữ TK người thụ hưởng (tại nước ngoài) thông qua Swift API Gateway trước khi thực hiện giao dịch. Hiện nay, BIDV là ngân hàng
BiểU Đồ Tăng Trưởng qUa các năm
Số món (triệu giao dịch)
52.45
45.71 44.95
Phí dịch vụ thanh toán (tỷ VND)
1824.6 2057.38 2250.68
2019 2020 2021 2019 2020 2021
đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam triển khai thành công dịch vụ Prevalidation do có lợi thế tiên phong trong sử dụng phương thức kết nối API trực tiếp với SWIFT để trao đổi thông tin GPI. Đây được xem là giải pháp số hóa tiêu biểu hướng tới khách hàng, giúp giảm thiểu sai sót chỉ dẫn thanh toán, giảm thời gian xử lý, chi phí tra soát, người hưởng nhận được tiền trong ngày.
Thành quả nổi bật khác mà TTTT đạt được trong năm là trung tâm đã triệt để triển khai ứng dụng công nghệ Robotics RPA trong: Hỗ trợ tự động gửi email thông báo cho khách hàng về các giao dịch chuyển tiền đến, có chỉ dẫn về cách thức liên hệ với ngân hàng để tiếp tục xử lý đối với các giao dịch chưa đủ điều kiện chi trả; Theo dõi tình trạng xử lý điện tra soát của ngân hàng nước ngoài... Công nghệ Robotics giúp BIDV tiết kiệm khoảng 1.5 tỷ VND/năm khi gia tăng tiện ích dịch vụ chuyển tiền quốc tế (CTQT), hỗ trợ khách hàng quản lý dòng tiền hiệu quả.
Từ tháng 12/2021, TTTT chính thức triển khai phối hợp số hóa kênh phân phối trong nâng cấp iBank 1.0 kết nối SWED để tiếp nhận và xử lý tập trung tại TTTT các giao dịch CTQT của khách hàng doanh nghiệp qua kênh điện tử (thay vì xử lý phân tán tại các chi nhánh như hiện tại). Khách hàng khi sử dụng iBank thực hiện giao dịch CTQT được cung cấp thêm nhiều tiện ích như cho phép nhập liệu/xác thực chỉ dẫn thanh toán chuẩn (Swift code, IBAN, thông tin tài khoản người hưởng); minh bạch thông tin, phí xử lý, trạng thái giao dịch; tra cứu và trao đổi với cán bộ ngân hàng các thông tin hỗ trợ xử lý giao dịch. Việc xử lý tập trung giao dịch tại TTTT làm rút ngắn các bước quy trình, giảm thời gian tác nghiệp, giảm tải công việc cho chi nhánh, góp phần tiết kiệm khoảng 9 tỷ VND/năm cho toàn hệ thống. Đây là cơ sở để chuyển đổi nền khác hàng, phát triển cung cấp sản phẩm CTQT qua kênh số.
TTTT cũng xây dựng và triển khai thí điểm thành công luồng thanh toán mới ghi có Realtime trên chương trình thanh toán điện tử song phương (TTĐTSP) kết nối giữa BIDV - Vietinbank – Agribank (Realtime B2B) trong tháng 12/2021. Chương trình được bổ sung các chức năng mới. Việc thống nhất triển khai dịch vụ TTĐTSP realtime giúp dịch chuyển khối lượng giao dịch chuyển tiền đi/đến giữa ba ngân hàng từ kênh Napas sang kênh TTĐTSP với khoảng 30 triệu giao dịch/năm, tiết kiệm chi phí phải trả cho Napas khoảng 37.3 tỷ VND/năm...
không ngừng nỗ lực
Với kỳ vọng phát triển và hoàn thiện quy trình, tối ưu hóa hệ thống, bên cạnh nhiệm vụ quản lý, vận hành, tác nghiệp các chương trình thanh toán an toàn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, trong năm 2022, TTTT tiếp tục triển khai ứng dụng số hóa thanh toán.
Cụ thể là: Nâng cấp, chỉnh sửa, xây dựng mới đồng thời các chương trình, phần mềm ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai Corebanking ứng dụng giải pháp Payment Hub (gồm GW Payment, IMAP, IQS, SWED);
Tiếp tục phối hợp triển khai dịch vụ, gia tăng hiệu quả xử lý điện CTQT tiếp nhận qua các kênh điện tử (Ibank, Smartbanking) cho khách hàng tổ chức và cá nhân, cho phép hệ thống xử lý giao dịch tự động đối với một số mục đích chuyển tiền một chiều theo yêu cầu của khách hàng;
Trong năm Nhâm Dần, TTTT sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn hiện chương trình Realtime B2B giai đoạn 3 và giai đoạn 4 theo quy trình DevOps, đáp ứng triển khai chính thức với Agribank, Vietinbank, kết nối mới với Vietcombank. Chương trình dự kiến tiết kiệm 25 tỷ VND/năm. TTT đồng thời triển khai mở rộng trên các kênh phân phối ngân hàng điện tử, tiến tới phát triển dịch vụ chuyển tiền Realtime cho các ngân hàng thành viên tham gia hệ thống thanh toán đa phương của BIDV...
Để đạt được mục tiêu “đẩy mạnh nghiên cứu giải pháp số hóa, tăng năng lực cạnh tranh, đưa BIDV trở thành ngân hàng thương mại có chất lượng và uy tín hàng đầu ở Việt Nam” như chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT Phan Đức Tú tại cuộc họp báo cáo kết quả triển khai kế hoạch chuyển đổi số tháng 11/2021, TTTT tự tin và quyết tâm hoàn thành xuất sắc vai trò chủ trì hệ thống thanh toán BIDV, tích cực nghiên cứu, cải tiến hoạt động thanh toán, góp phần thúc đẩy và hiện thực hóa giấc mơ số hóa toàn diện của BIDV.
Năm 2021, TTTT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, vận hành ổn định hệ thống, thông suốt trong điều kiện dịch bệnh phức tạp… Doanh số thanh toán năm ước đạt khoảng 42 triệu tỷ VND, tăng 55%; số lượng giao dịch ước đạt khoảng 52,4 triệu giao dịch, tăng 16,6% so với năm 2020. Tỷ lệ giao dịch được xử lý tự động đạt gần 95% đối với điện chuyển tiền trong nước.