Trên đường phát triển
ĐIỂM SÁNG HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP
và kỳ vọng ở năm 2022
Nữ cán bộ tại Trung tâm Thanh toán.
Trung tâm Thanh toán
Trong bối cảnh nền kinh tế và hệ thống tài chính, ngân hàng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, Trung tâm Thanh toán (TTTT) cũng đứng trước thách thức về việc đảm bảo duy trì sự ổn định, an toàn của hệ thống và cơ hội thúc đẩy thanh toán điện tử, thanh toán kỹ thuật số. Những thành quả mang lại lợi ích hàng chục tỷ đồng Xác định thanh toán, chuyển tiền là một trong những nghiệp vụ cốt lõi của ngân hàng cần đặc biệt ưu tiên để đảm bảo duy trì sự ổn định và phát triển, TTTT đã nghiêm túc quán triệt tinh thần chuyển đổi số, từ đó xây dựng các giải pháp ứng dụng công nghệ mới, số hóa sản phẩm…, phát triển kênh thanh toán hướng tới khách hàng. Năm 2021,
38
hoạt động thanh toán của TTTT đạt được một số thành tích nổi bật như: Từ tháng 7/2021, TTTT triển khai thành công quy trình xử lý tập trung điện chuyển tiền đến có chỉ dẫn ghi có tài khoản/mục đích đặc thù tại TTTT. Theo đó, toàn bộ điện đến được hệ thống tự động nhận diện, phân loại theo các tiêu chí về mã loại sản phẩm tiền gửi, thông tin khách hàng, loại tiền tệ, từ khóa liên quan mục đích chuyển tiền đặc thù… để xác định các giao dịch cần
Đầu tư Phát triển Số 294 Tháng 1+2. 2022
xử lý tập trung tại TTTT. Với việc cải tiến mô hình, quy trình tác nghiệp tập trung, 100% giao dịch chuyển tiền đến được TTTT kiểm soát tối đa, hướng tới mục tiêu an toàn, kiểm soát rủi ro, đáp ứng các yêu cầu ngày càng chặt chẽ, hỗ trợ chi nhánh giảm tải xử lý giao dịch, nhất là trong bối cảnh thiếu cán bộ tác nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch; từ đó tiết kiệm cho BIDV khoảng 720 triệu VND/năm. Tháng 10/2021, TTTT hoàn thành triển khai giải pháp Pre-validation, nhằm tối ưu hóa hệ thống thanh toán qua Swift; cho phép ngân hàng chuyển tiền gửi yêu cầu truy vấn thông tin (theo thời gian thực) đến ngân hàng giữ TK người thụ hưởng (tại nước ngoài) thông qua Swift API Gateway trước khi thực hiện giao dịch. Hiện nay, BIDV là ngân hàng