372 I PART 3 I THE MEKONG URGENCY
Abstract After a recent history mired with conflicts, the Mekong region enters modern diplomacy with various interests and potential conflicts in using and amending transboundary resources. Climate change adds a layer of uncertainty onto current water resource management, and thus troubles any agreement for resource sharing. Until today, the implementation of resource governance schemes by national institutions remains a great challenge. The current regional structure for governance and management of transboundary resources of the Mekong is made up of six organizations with different frameworks involving different countries of the region as well as partners outside the region. This chapter argues that traditional forms of state-led governance alone are inadequate in dealing with transboundary environmental issues. A better approach has been proposed in the Basin Development Strategy 2021–2030 of the Mekong River Comission called “proactive regional planning”. At the planning level, “proactive regional planning” plays the role of integration with joint investment projects and measures between countries, actors, and sectors. Furthermore, the scale of action is important in transboundary resources governance, taking into account the diversity of interests of the different stakeholders, including those of the vulnerable groups. Four areas of future applied research are suggested to integrate environmental and climate changes into the complex governance of water and related national resources.
Tóm tắt Sau giai đoạn bất ổn trong quá khứ, lưu vực sông Mekong bước vào giai đoạn ngoại giao hiện đại bao trùm những lợi ích khác nhau cũng như những mâu thuẫn tiềm tàng trong sử dụng các nguồn tài nguyên mang tính chất liên biên giới. Biến đổi khí hậu làm gia tăng thêm những điều không chắc chắn của các vấn đề về quản lý nguồn nước, và điều đó cũng ảnh hưởng đến các hợp tác chia sẻ tài nguyên của lưu vực. Đến giai đoạn hiện nay, việc triển khai các thể chế tầm quốc gia trong điều phối quản lý tài nguyên vẫn còn là một thách thức. Ở tầm khu vực, hiện nay cấu trúc quản trị tài nguyên bao gồm sáu tổ chức khác nhau hình thành qua các hợp tác giữa các nước trong và ngoài lưu vực Mekong. Chương này lập luận rằng phương thức quản trị truyền thống mà mỗi quốc gia điều phối đơn lẻ là không còn phù hợp để giải quyết các vấn đề môi trường liên biên giới. Một cách tiếp cận tốt hơn được đề xuất tại chiến lược phát triển lưu vực 2021–2030 của Uỷ hội sông Mekong là “quy hoạch khu vực chủ động”. Ở cấp quy hoạch, “quy hoạch khu vực chủ động”. có vai trò quan trọng trong quản trị tài nguyên cấp lưu vực, nhìn nhận cả những lợi ích và sự quan tâm khác nhau của các nhóm chủ thể, bao gồm nhóm dễ bị tổn thương nhất. Bốn lĩnh vực của các nghiên cứu ứng dụng được đề xuất để tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu trong việc quản trị nguồn nước và tài nguyên quốc gia.