NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIỜ SINH HOẠT

Page 1

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

vectorstock.com/15363769

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG, GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIỜ SINH HOẠT TẠI LỚP 10A6 TRƯỜNG THPT NGHĨA DÂN WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT NGHĨA DÂN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG, GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIỜ SINH HOẠT TẠI LỚP 10A6 TRƯỜNG THPT NGHĨA DÂN

Lĩnh vực : Chủ nhiệm Tác giả :

Nguyễn Thị Thiết Nguyễn Thị Huế

Giáo viên môn: Vật lí Tài liệu kèm theo: Video, Tranh ảnh, Phụ lục

Năm học 2016 - 2017 1


MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 6 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7 6. Dự kiến đóng góp của đề tài................................................................................ 8 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU.................................................................. 9 1.1.

Cơ sở lí luận ..................................................................................... 9

1.2.

Cơ sở thực tiễn............................................................................... 10

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP .................................................................................. 14 2.1. Giải pháp 01: Thông qua hoạt động xem video (phim) tư liệu, suy ngẫm – chia sẻ .................................................................................................................... 14 2.2. Giải pháp 02: Thông qua tổ chức các trò chơi vận động, đàm thoại – suy ngẫm – chia sẻ ....................................................................................................... 25 2.3. Giải pháp 03: Thông qua tiểu phẩm tình huống và giải quyết tình huống, đàm thoại – suy ngẫm – chia sẻ ............................................................................ 30 2.4. Giải pháp 04: Thông qua việc tổ chức cho học sinh viết báo, phóng sự, báo cáo… ...................................................................................................................... 37 2.5. Giải pháp 05: Thông qua bài tập mường tượng, đàm thoại – tương tác – chia sẻ .................................................................................................................... 46 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ...................................................... 54 3.1. Kết quả từ thang đo thái độ............................................................................ 55 3.2. Kết quả từ kênh thông tin phỏng vấn học sinh............................................... 59 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN .................................................................................... 61 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ .................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 64 2


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT 1 2 3 4 5 6

Nội dung Phần mở đầu Phần nội dung: Chương 1 – Cơ sở nghiên cứu Phần nội dung: Chương 2 – Giải pháp Phần nội dung : Chương 2 – Kết quả thực nghiệm Phần nội dung: chương 4 – Kết luận Phần nội dung:chương 5 – Kiến nghị

Người thực hiện Đ/c Thiết Đ/c Thiết Đ/c Thiết, Đ/c Huế Đ/c Huế Đ/c Thiết Đ/c Thiết

3


PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục giá trị sống cho học sinh trong nhà trường hiện nay đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ kèm theo mặt trái tiêu cực ngoài xã hội đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của học sinh cộng với sự phối hợp quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo và các em thiếu sự quan tâm chăm sóc, động viên, giáo dục gia đình. Theo thống kê của cơ quan công an, số đối tượng thiếu niên bỏ học, sống lang thang, bụi đời đã lên đến gần 20.000, thậm chí việc những đối tượng này thông qua Internet kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây nhiều vụ đánh nhau, cướp tài sản, 3 nữ sinh THPT rủ nhau tự tử... ngày có xu hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân khách quan như mặt trái của kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hiểu biết về giá trị cuộc sống. Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống để hình thành những kỹ năng sống tốt. Làm thế nào để “dạy” về các giá trị? Làm thế nào để khuyến khích thanh niên – học sinh THPT khám phá, tìm hiểu và phát triển các giá trị cũng như những kỹ năng sống, thái độ sống, nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình? Và làm thế nào để thanh niên biết mình có thể tạo nên sự khác biệt trên thế giới này và cảm thấy bản thân có đủ khả năng tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn? Chương trình Giáo dục các kỹ năng sống, Giá trị sống là một chương trình giáo dục mang tính toàn diện, bởi vì học sinh THPT cần được trang bị nhiều kỹ năng sống khác nhau, thích hợp cho mọi lĩnh vực. Nếu học sinh, thanh niên yêu thích các giá trị, cam kết sống với các giá trị, họ sẽ có đầy đủ kỹ năng

4


xã hội, nhận thức và sự thấu hiểu để ứng dụng các giá trị này vào cuộc sống của mình. Tình hình chung ở các trường phổ thông hiện nay là phần lớn thời gian dạy và học đều dành hết cho các môn chính khóa, còn kỹ năng sống – giá trị sống thường ít được quan tâm, có chăng là đưa vào lồng ghép với hoạt động khác, thường gọi là sinh hoạt ngoại khóa, hay hoạt động ngoài giờ lên lớp, và thường thì ít nhiều có tính hình thức, làm chiếu lệ. Đạo đức, lối sống của học sinh được hình thành từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó môi trường giáo dục của nhà trường đóng vai trò quan trọng, góp phần to lớn đối với sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Về phía nhà trường thì nội dung chương trình giáo dục đạo đức - công dân có bài còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn xã hội, địa phương, phương pháp giảng dạy của giáo viên chậm đổi mới, chưa cuốn hút được học sinh. So với các trường trung học cơ sở thì công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở các trường trung học phổ thông có phần khó hơn. Ở độ tuổi 15-18, đây là giai đoạn mà các em có nhiều biến chuyển về tâm sinh lý, dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, và có ảnh hưởng ngay đến tâm tư tình cảm, sinh hoạt, học tập của chính bản thân mình. Các em cũng dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu và có nguy cơ sa đà vào các tệ nạn xã hội đang len lõi vào học đường. Môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội đều chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục giá trị sống cho học sinh. Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm khuyên con chăm chỉ học tập để thi đỗ vào đại học, không muốn con em tham gia sinh hoạt xã hội, sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập. Ở nhà trường, chỉ coi trọng môn lý thuyết để thi cử, còn các môn như: Giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng, thể dục, công nghệ… thường bị coi nhẹ. Các hoạt động ngoại khóa cũng bị chưa thực sự được quan tâm và triển khai thực hiện ghiêm túc. Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản chỉ đạo cùng các tài liệu hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở phổ 5


thông. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra hoạt động này chưa thực sự hiệu quả cả trong nhà trường. Bản thân là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc học tập, rèn luyện của học sinh trong lớp, có nhiều thuận lợi hiểu được tâm tư, tình cảm của học sinh... Nhận thấy, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh hiện nay, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và vận dụng hoạt động giáo dục giá trị sống kết hợp trong hoạt động chủ nhiệm của mình. Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu KHSP ứng dụng “ Nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động giờ sinh hoạt tại lớp 10A6 trường THPT Nghĩa Dân” 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong phạm vi đề tài nghiên cứu đến nay, chưa có một công trình chuyên luận nào được công bố, nhưng đã có nhiều công trình liên quan được công bố. Có thể phân chia các công trình nghiên cứu thành các nhóm như sau: Nhóm những cuốn sách đề cập trực tiếp đến giáo dục giá trị sống Nhóm những bài viết, hoạt động liên quan đến giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh Những vấn đề chưa được làm sáng tỏ: - Nhóm cuốn sách đề cập trực tiếp đến giáo dục giá trị sống trình bày hệ thống kiến thức tổng hợp giáo dục giá trị sống cho học viên và các giáo dục viên nói chung. Tuy nhiên, để đưa vào vận dụng cho học sinh THPT trong thực tiễn còn cần được nghiên cứu. - Nhóm những bài viết, hoạt động liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chỉ dừng ở những bài viết rời rạc, tình huống cụ thể của học sinh tiểu học và THCS, rất khó vận dụng cho học sinh THPT trong thực tiễn. Những vấn đề đề tài nghiên cứu cần triển khai - Đối với những tài liệu đề cập giáo dục giá trị sống cho học sinh: là cơ sở giúp đề tài triển khai tìm hiểu những hoạt động cần thiết cho giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở cấp bậc THPT. 6


- Đối với tài liệu liên quan đến giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống: là cơ sở, bài học cụ thể giúp đề tài tổng hợp, phân tích và vận dụng vào thực tiễn của công tác giáo viên chủ nhiệm giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu. Mục đích của đề tài là hệ thống hóa, khái quát hóa những tư liệu đã có, bổ sung tư liệu mới góp phần xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh THPT thông qua các hoạt động giờ sinh hoạt lớp. Nêu lên những thành tựu, hạn chế của chương trình đó. Trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm phục vụ hiện tại. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục đích nghiên cứu và nguồn tư liệu nêu trên, trên cơ sở kế thừa những kết quả của những người đi trước, đồng thời thu thập, xử lý tư liệu mới, đề tài có nhiệm vụ sau: - Đi sâu phân tích, làm rõ những hoạt động liên quan đến giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống của học sinh THPT - Làm rõ tiến trình xây dựng chương trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT và phát triển thành tài liệu giáo dục giá trị sống cụ thể của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT thông qua tổ chức các hoạt động giờ sinh hoạt lớp. - Nêu lên những thành tựu, hạn chế, triển vọng của đề tài nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 10A6 (năm học 20162017), trường THPT Nghĩa Dân - Kim Động - Hưng Yên . Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn về giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh THPT thông qua các hoạt động giờ sinh hoạt lớp. 5. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp phổ biến như: phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh, hệ thống hóa... 7


- Phương pháp trọng tâm: thực nghiệm 6. Dự kiến đóng góp của đề tài Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung, xử lý nguồn tư liệu một cách khoa học, dự kiến đóng góp của đề tài các vấn đề sau: - Làm rõ một cách hệ thống những giá trị sống cần thiết cho học sinh THPT. - Thông qua các hoạt động cụ thể trong giờ sinh hoạt lớp, giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh một cách có hiệu quả. - Bước đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách khoa học về thành tựu, những vấn đề tồn tại của đề tài. - Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy những môn học liên quan.

8


PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận Mục tiêu của giáo dục phổ thông: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Giáo dục (2005) Để đến được cái đích cuối cùng đó, con đường ngắn nhất và nhanh nhất là trang bị cho các em hành trang “kỹ năng sống, giá trị sống” để các em bước vào đời mà không bỡ ngỡ, có đủ sức đề kháng với sóng gió cuộc sống. Chương trình Giáo dục Giá trị Sống là một chương trình giáo dục về các Giá trị, đưa ra một loạt các hoạt động mang tính trải nghiệm và các phương pháp thực hành dành cho giáo viên và học sinh nhằm giúp các em có điều kiện khám phá và phát triển 12 Giá trị căn bản của cá nhân như: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, và Đoàn kết. Sau khi học về Giá trị, học sinh có vẻ thoải mái, tự tin hơn, biết tôn trọng người khác hơn, suy nghĩ tích cực hơn, kỹ năng ứng xử cũng được nâng cao hơn, và trở nên nhanh nhạy hơn trong cuộc sống. Chúng ta có thể hiểu vai trò quan trọng của giá trị sống trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực của học sinh. Các giá trị sống chính là gốc của sự phát triển cho một cá nhân, để họ có thể hoạt động một cách độc lập, giúp họ tránh được những khó khăn trong quá trình sống và làm việc. Từ giá trị sống có thể hình thành các kĩ năng sống, thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. 9


Hình minh hoạ giá trị sống - kĩ năng sống 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, thanh niên, học sinh đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin thiếu lành mạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, tình trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng . Nội dung giáo dục giá trị sống (GTS) đang được xem là giải pháp tối ưu để nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đang được chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đang được đổi theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận 10


dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Giáo dục giá trị sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường trung học phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Tình hình chung ở các trường phổ thông hiện nay là phần lớn thời gian dạy và học đều dành hết cho các môn chính khóa, còn kỹ năng sống – giá trị sống thường ít được quan tâm, có chăng là đưa vào lồng ghép với hoạt động khác, thường gọi là sinh hoạt ngoại khóa, hay hoạt động ngoài giờ lên lớp, và thường thì ít nhiều có tính hình thức, làm chiếu lệ. Còn với giờ sinh hoạt lớp thì thời lượng dành cho việc kiểm điểm các cá nhân vi phạm, đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các học sinh, phổ biến kế hoạch tuần tới là chủ yếu, giáo viên chủ nhiệm cũng lồng ghép giáo dục giá trị và kỹ năng nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được hứng thú từ học sinh. Do đó học sinh luôn thấy chán nản, không hứng thú với các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp. Điều này đã được khẳng định thông qua phiếu hỏi (phụ lục 1) (tiến hành vào tuần 1 tháng 9 năm 2016). Sau khi phát đi 90 phiếu hỏi đến học sinh 18 lớp trong trường THPT Nghĩa Dân, nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận được kết quả như sau: Câu 1: Nội dung giờ sinh hoạt lớp hiện tại ở lớp bạn đang học là để Mức độ Nội dung

Thường

Thỉnh

Rất ít

xuyên

thoảng

khi

Đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các bạn trong lớp

52

33

5

Kiểm điểm các cá nhân vi phạm nội quy

73

15

2

Thầy/ cô chủ nhiệm phổ biến kế hoạch tuần tới

85

5

0

Thầy/ cô chủ nhiệm giáo huấn học sinh

35

23

32

Tổ chức các hoạt động vui chơi

13

15

52

Giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống

9

7

74 11


Câu 2: Bạn có hứng thú với nội dung giờ sinh hoạt lớp hiện tại ở lớp học của bạn không? Có

Không

8

82

Câu 3: Bạn có thích cách tổ chức giờ sinh hoạt hiện tại lớp học của bạn không?

Không

3

87

Câu 4: Theo bạn, có cần giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh trong thường THPT? Có

Không

88

2

Câu 5: Nếu thực hiện giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh thì theo bạn tổ chức vào lúc nào trong chương trình giáo dục THPT hiện nay? Giờ chào cờ

Giờ sinh hoạt

Một khung giờ khác

24

54

12

Câu 6: Bạn muốn được làm gì trong giờ sinh hoạt lớp? Lí do? (Trên 60% các em trả lời là muốn được tổ chức các hoạt động chơi mà học, học mà chơi để giờ sinh hoạt trở thành giờ học vui vẻ, bổ ích) Từ kết quả phiếu điều tra cho thấy: ở giờ sinh hoạt lớp thì nội dung thường xuyên thực hiện dành cho việc kiểm điểm các cá nhân vi phạm (81,1%), đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các học sinh (57,7%), phổ biến kế hoạch tuần tới là chủ yếu(94,4%); giáo huấn học sinh (38,8%), giáo dục giá trị và kỹ năng sống (10%), tổ chức các hoạt động vui chơi (14,4%). Do đó học sinh luôn thấy chán nản, không hứng thú ( 91,1%) với giờ sinh hoạt lớp. Kết quả cũng cho thấy có 97,7% học sinh cảm thấy cần giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THPT và 60% cho rằng nên tổ chức vào giờ sinh hoạt lớp. 12


Năm học 2016 – 2017, tôi – Nguyễn Thị Thiết – được phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp 10A6, lớp gồm 37 học sinh (13 nam, 24 nữ) và đa số là con em nông dân nên rất nhút nhát, thiếu kỹ năng sống, chưa xác định được giá trị sống đúng đắn cho bản thân. Từ thực tế đó, chúng tôi chọn lớp 10A6 trường THPT Nghĩa Dân năm học 2016 - 2017 để nghiên cứu. Hy vọng với giải pháp giáo dục kỹ năng sống – giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, sẽ góp một phần nhỏ vào công tác giáo dục học sinh của nhà trường, đặc biệt trong giai đoạn đạo đức của học sinh hiện nay đang ở mức báo động, có nguy cơ phá vỡ các chuẩn mực đạo đức cơ bản của người Việt Nam.

13


CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP Để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động giờ sinh hoạt tại lớp 10A6 trường THPT Nghĩa Dân, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện 05 giải pháp như sau:

2.1. Giải pháp 01: Thông qua hoạt động xem video (phim) tư liệu, suy ngẫm – chia sẻ Việc xem video sẽ dễ dàng thu hút học sinh vào hoạt động, hạn chế đến mức tối thiểu thái độ chối bỏ, kháng cự. Chẳng hạn, việc giảng giải cho học sinh rằng không nên gây gổ, đánh nhau trong trường không chỉ không mấy hiệu quả, mà nó còn khiến cho những học sinh “cá biệt” thêm thờ ơ, bực bội, thậm chí muốn chống đối lại. Thông qua hoạt động này sẽ giúp khơi dậy khả năng tư duy vốn có của tất cả học sinh, làm cho học sinh cảm thấy những giá trị này thật sự có liên quan đến bản thân và mang lại lợi ích cho mình, giúp các em phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, cảm thấy bình an, từ đó sẽ càng được cổ vũ, khích lệ để tiếp tục thảo luận về kết quả của các giá trị. Giải pháp này được chúng tôi áp dụng vào 02 tiết dạy về giá trị sống “ Hòa bình” và giá trị sống “Yêu thương” với nội dung giáo án và sản phẩm thu được như sau: GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP SỐ 01 CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ HÒA BÌNH I.

Mục tiêu

1. Kiến thức: - Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của giá trị sống hòa bình. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phản ứng, kĩ năng hợp tác, tư duy sáng tạo. - Cùng nhau chọn lựa những kiểu hành vi ứng xử mới để làm cho lớp học bình yên hơn. 3. Thái độ 14


- Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao - Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn lên, tích cực tham gia hoạt động của lớp, các phong trào đoàn thể. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sổ chủ nhiệm - Giáo án sinh hoạt - Video “ Việt Nam chiến tranh và hòa bình” (https://www.youtube.com/watch?v=cTz1HMy-qE4) 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị tốt để tham gia các hoạt động, giấy bút màu để vẽ. III. Phương pháp: - Động não, hoạt động nhóm: thảo luận – đàm thoại IV. Tiến trình cụ thể: 1. Ổn định lớp: 2. Hoạt động cụ thể: Hoạt động 1: Suy nghĩ về một thế giới hòa bình và thế giới bất hòa Thời gian 15

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

GV chuẩn bị:

phút Video “ Việt Nam chiến tranh và hòa

+ HS xem vi deo, suy ngẫm,

bình” (https://www.youtube.com/watch? viết ra suy nghĩ của các bạn về v=cTz1HMy-qE4)

một thế giới Hòa bình.

GV: đề nghị học sinh viết ra suy nghĩ của các về một thế giới Hòa bình.

+ Liệt kê điểm khác biệt giữa

GV hỏi: Liệt kê những điểm khác biệt về thế giới hòa bình và bất hòa. một thế giới hòa bình và một thế giới

(Mỗi nhóm 01 ý kiến)

bất hòa? GV chia lớp thành các nhóm để cùng 15


thảo luận, đàm thoại, lắng nghe, phân tích, đánh giá. - GV tổng kết các ý kiến. Mục tiêu : thông qua hoạt động học sinh rèn luyện được : + kĩ năng lắng nghe + kĩ năng giao tiếp + kĩ năng hợp tác, tư duy sáng tạo. Hoạt động 2: Suy nghĩ về “ Trường học, lớp học bình yên” Thời

Hoạt động của giáo viên

gian 20

Hoạt động của học sinh

GV: Các bạn suy nghĩ về sự khác biệt

phút giữa một trường (lớp) học bình yên và một trường (lớp) học có xung đột? Dẫn dắt: “Học sinh là nhân tố quyết

* Lớp chia thành 5 nhóm độc

định môi trường học đường, nói cách

lập

khác – các bạn chính là người quyết

+ cùng thảo luận, đàm thoại,

định những gì đang diễn ra ở đây,

lắng nghe, phân tích, đánh giá

trong lớp học này”.

về sự khác biệt giữa một

Hỏi:

trường (lớp) học bình yên và

- Các bạn muốn có một lớp học như thế

một trường (lớp) học có xung

nào?

đột?

- Bạn muốn thử làm điều gì để đem lại không khí hòa đồng trong lớp?

- Các nhóm tiến hành thảo

GV chia lớp thành các nhóm để cùng

luận và trả lời câu hỏi.

thảo luận, đàm thoại, lắng nghe, phân

- Đại diện từng nhóm trình

tích, đánh giá.

bày kết quả thảo luận của

- GV tổng kết các ý kiến.

nhóm. Các nhóm khác lắng

Mục tiêu : thông qua thảo luận – đàm

nghe, chấp vấn, trao đổi, bổ 16


thoại, học sinh rèn luyện được :

sung ý kiến.

+ kĩ năng lắng nghe + kĩ năng giao tiếp + Kĩ năng phân tích, đánh giá + kĩ năng hợp tác Hoạt động 3: Trò chơi “ Viết châm ngôn về Hòa bình” - Tổng kết giá trị sống “ Hòa bình” Thời gian 10

Hoạt động của giáo viên - Yêu cầu: mỗi nhóm học

phút sinh viết 01 câu châm ngôn

Hoạt động của học sinh - Viết 01 câu châm ngôn về Hòa bình theo từ khóa “Bàn tay…”

về Hòa bình theo từ khóa

- Rút ra kết luận về giá trị sống “ Hòa

“Bàn tay…”

bình:

Có thể dẫn câu nói như:

+ Hòa bình là khi chúng ta đang sống

“Bàn tay dùng để ôm chứ

hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn

không phải để xô đẩy

nhau.

nhau”.

+ Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình.

- Xuất phát từ các kết quả

+Hòa bình còn có nghĩa là đang sống sự

thảo rút ra kết luận về giá trị

thinh lặng nội tâm. Hòa bình là tình trạng

sống “ Hòa bình”

bình tĩnh và thư thái của trí óc. …

3. Hướng dẫn tìm tòi, khám phá Mỗi học sinh vẽ và trang trí một tấm áp phích về Hòa bình. Ví dụ: hình ảnh những bàn tay nắm chặt thể hiện tình thân ái, một khẩu súng biến thành chim bồ câu, hoặc hình ảnh những bàn tay bao quanh hình ảnh đất nước v.v… * Sản phẩm thu được từ tiết dạy: + Các bạn đưa ra những câu châm ngôn khác về đôi tay: “Bàn tay dùng để trao tặng, không phải để chiếm đoạt”; “Bàn tay được sử dụng vì mục đích 17


tốt, không phải để ngược đãi, gây tổn hại nhau”; “Bàn tay dùng để nắm lấy nhau, chứ không phải để làm đau”… + Tranh vẽ của học sinh:

Hình 2.1.1: Tranh vẽ về hòa bình của học sinh 10A6 ***********

18


GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP SỐ 02 CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ “ SỰ YÊU THƯƠNG” I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh nhận thức và cảm nhận được những giá trị của sự yêu thương, các mối quan hệ dựa trên sự yêu thương, ý nghĩa của tình yêu thương trong quan hệ của con người. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng kiềm chế cảm xúc…. 3. Thái độ - Có thái độ tích cực, có nhu cầu thay đổi hành vi, suy nghĩ, ứng xử thể hiện sự yêu thương với bản than, gia đình, những người xung quanh. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sổ chủ nhiệm - Giáo án sinh hoạt - Các trò chơi rèn luyện kĩ năng sống, video. 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị tốt tinh thần để tham gia các trò chơi. III. Phương pháp: Tổ chức các hoạt động dưới hình thức các trò chơi tư duy sáng tạo IV. Tiến trình cụ thể: 1. Ổn định lớp: 2. Hoạt động cụ thể:

19


Hoạt động 1: Trò chơi 1: “ CẶP ĐÔI HOÀN HẢO” Thời gian 10

Hoạt động của giáo viên GV phân công một học sinh làm người

phút làm chủ trò.

Hoạt động của học sinh Hai học sinh tham gia chơi Từ khóa:

Luật chơi :

1. Vật lý

Trò chơi cần có hai người, một người

2. Văn tế

diễn tả ngôn ngữ ( không lặp từ trong từ

3. Huy Cận

khóa), một người đoán từ khóa đó.

4. Tình bạn

Qua trò chơi

5. Hát đối

- học sinh rèn luyện được :

6. Bướng bỉnh

+ kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể

7. Cơm nắm

+ kĩ năng lắng nghe

8. Trái tim

+ kĩ năng giao tiếp

9. Cuộc sống

+ kĩ năng hợp tác

Kết quả ở mỗi từ khóa chủ

+ kĩ năng giải quyết vấn đề…..

trò sẽ lấy được một từ khóa trong cụm từ “ YÊU THƯƠNG”

Sau khi có từ khóa “ YÊU THƯƠNG” người dẫn chương trình giới thiệu về tình yêu thương con người, về tình cảm gia đình, về tình mẫu tử, chuyển tiếp sang hoạt động tiếp theo Hoạt động 2: Suy ngẫm – trải nghiệm Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

20


20

GV cho học sinh xem video

phút “ Bữa ăn của mẹ” (Nguồn: Internet )

Học sinh xem video “ BỮA ĂN CỦA MẸ” Học sinh xem video, suy ngẫm về tình

Gv thu lại những cảm xúc chân

cảm của mẹ dành cho con

thành của các em học sinh.

Sau khi xem video học sinh suy ngẫm về

Qua hoạt động:

tình yêu thương mẹ dành cho con.

+ kĩ năng lắng nghe

Mỗi học sinh viết lại cảm xúc của mình,

+ kĩ năng kiềm chế cảm xúc….

những tình cảm sâu lắng nhất mà mình

Khơi dậy những tình cảm sâu

không dám nói.

lắng nhất của các em học sinh

Hoạt động 3: Tổng kết – chia sẻ Thời gian

Hoạt động của giáo viên

10 phút

Hoạt động của học sinh + Học sinh chia sẻ

Người dẫn chương trình tổng kết Nội dung chia sẻ: nội dung về “ tình yêu thương”

"Tình yêu thương là sức mạnh duy nhất

Để học sinh tự bộc lộ cảm xúc

có thể biến một kẻ thù thành một người

của riêng mình

bạn". (Mortin Luther King)

Khơi dậy trong lòng học sinh

Yêu thương là cảm xúc thiêng liêng và

tình cảm sâu đậm về cha mẹ,

gần gũi nhất trong cuộc sống của chúng

thầy cô, bạn bè

ta. Không một ai có thể sống trên đời mà

Hướng học sinh đến những hành

thiếu tình yêu thương. Cuộc sống của bạn

vi tốt đẹp thể hiện lòng thương

sẽ ý nghĩa hơn nhiều khi bạn biết dành

yêu cha mẹ, thầy cô

tình yêu thương để làm cho cuộc sống của những người xung quanh và của mình ấm áp, hạnh phúc hơn…

3. Hướng dẫn tìm tòi, khám phá 21


Về nhà hãy thể hiện sự yêu thương với mẹ bàng một hành vi thật thân thiện, gần gũi. Thường xuyên thể hiện tình cảm của mình trong cuộc sống với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh mình. * Sản phẩm thu được từ tiết dạy: (Ảnh chụp phần chia sẻ cảm xúc của học sinh)

22


23


Sau khi thực hiện giải pháp 01, nhóm nghiên cứu thấy được qua hoạt động xem video đã chạm tới trái tim và cảm xúc của học sinh, giúp học sinh tiếp nhận và nhận thức về giá trị một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Qua giáo dục giá trị theo giải pháp này, giúp các em phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng hợp tác, kỹ năng kiềm chế cảm 24


xúc, cảm thấy bình an, từ đó sẽ càng được cổ vũ, khích lệ để tiếp tục tìm hiểu về các giá trị.

2.2. Giải pháp 02: Thông qua tổ chức các trò chơi vận động, đàm thoại – suy ngẫm – chia sẻ Việc tổ chức cho học sinh tham gia vào các trò chơi vận động cũng dễ dàng thu hút học sinh vào hoạt động. Điều này sẽ giúp các em hào hứng tham gia, từ đó sẽ cổ vũ, khích lệ để các em tiếp tục thảo luận về các giá trị. Giải pháp này được chúng tôi áp dụng vào 01 tiết dạy về giá trị sống “Đoàn kết ” với nội dung giáo án và một số hình ảnh thu được như sau: GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP SỐ 03 CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ ĐOÀN KẾT I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của giá trị sống đoàn kết. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, có tinh thần đoàn kết. - Rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phản ứng, kĩ năng hợp tác, tư duy sáng tạo, kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa tập thể. 3. Thái độ - Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao - Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn lên, tích cực tham gia hoạt động của lớp, các phong trào đoàn thể. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sổ chủ nhiệm - Giáo án sinh hoạt - Các trò chơi rèn luyện kĩ năng sống. 2. Chuẩn bị của học sinh 25


- Chuẩn bị tốt để tham gia các trò chơi. III. Phương pháp: Tổ chức các hoạt động dưới hình thức các trò chơi vận động – đàm thoại về giá trị. IV. Tiến trình cụ thể: 1. Ổn định lớp: 2. Hoạt động cụ thể: Hoạt động 1: Trò chơi : “ Truyền vòng ” Thời gian 10

Hoạt động của giáo viên GV: đóng vai quản trò phổ

Hoạt động của học sinh + Lớp chia thành 2 đội chơi:

phút biến luật chơi

Đội 1: gồm 5 nam, 5 nữ của dãy 1,2

GV chuẩn bị:

Đội 2: gồm 5 nam, 5 nữ của dãy 3,4

- vòng tròn rộng

+ Các đội sẵn sàng tham gia chơi

HS : cử một người quản trò

+ Luật chơi:

Mục tiêu : thông qua trò chơi GV chia lớp thành hai đội chơi, mỗi đội học sinh rèn luyện được :

chơi gồm 10 người gồm 5 nam, 5 nữ nối

+ kĩ năng tổ chức hoạt động

liền nhau. Quản trò bắt nhịp một bài hát,

tập thể

các thành viên trong đội vừa hát, vừa

+ kĩ năng lắng nghe

truyền tay nhau lần lượt qua từng bạn đến

+ kĩ năng giao tiếp

hết hàng thì thôi.

+ kĩ năng hợp tác

Kết quả đội nào hết ít thời gian nhất đội đó sẽ thắng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về giá trị “ Đoàn kết” Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

20 phút GV: Qua trò chơi vừa rồi các 05 học sinh chia sẻ: 26


bạn hãy chia sẻ xem bí quyết

+ Cần tinh thần đoàn kết

nào giúp các bạn chiến

+ Biết lắng nghe, hợp tác

thắng?

+ Cần sự khéo léo…

GV chốt lại: cần tinh thần đoàn kết.

* Lớp chia thành 5 nhóm độc lập

GV: Vậy đoàn kết là gì? Em

+ cùng thảo luận, đàm thoại, lắng nghe,

hãy trình bày hiểu biết của

phân tích, đánh giá về giá trị sống đoàn kết.

mình về giá trị sống đoàn

- Các nhóm tiến hành thảo luận.

kết?

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo

GV chia lớp thành các nhóm

luận của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe,

để cùng thảo luận, đàm thoại, chấp vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến. lắng nghe, phân tích, đánh giá. - GV tổng kết các ý kiến. Mục tiêu : thông qua thảo luận – đàm thoại, học sinh rèn luyện được : + kĩ năng lắng nghe + kĩ năng giao tiếp + Kĩ năng phân tích, đánh giá + kĩ năng hợp tác Hoạt động 3: Tổng kết giá trị sống “ Đoàn kết” Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5 phút Người dẫn chương trình xuất - Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa phát từ các kết quả thảo rút

các cá nhân trong một nhóm, một tập thể. 27


ra kết luận về giá trị sống “

Đoàn kết được tồn tại nhờ sự chấp nhập và

Đoàn kết”

hiểu rõ giá trị của mỗi người, cũng như biết đánh giá đúng sự đóng góp của họ đối với tập thể. - Đoàn kết được xây dựng qua việc chia sẻ các mục tiêu, niềm hy vọng và viễn tượng tương lai. Khi các bạn đoàn kết, nhiệm vụ lớn dường như trở nên dễ dàng thực hiện. - Đoàn kết tạo nên kinh nghiệm về sự hợp tác, làm gia tăng sự hăng hái trong nhiệm vụ và tạo ra một bầu khí thân thiện. Đoàn kết tạo ra cảm giác hạnh phúc êm ái và gia tăng sức mạnh cho mọi người.

Hoạt động 4: Trò chơi : “ kéo co ” Thời gian 10

Hoạt động của giáo viên GV: đóng vai quản trò phổ

Hoạt động của học sinh + Lớp chia thành 3 đội chơi:

phút biến luật chơi

Đội 1: gồm 5 nam, 5 nữ của dãy 1,2

GV chuẩn bị:

Đội 2: gồm 5 nam, 5 nữ của dãy 3,4

- Một sợi dây thừng dài

+ Các đội sẵn sàng tham gia chơi

khoảng 7m, dùng một dây

+ Cách chơi:

vải màu đỏ buộc ở giữa dây

Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, xếp

thừng làm ranh giới giữa 2

thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội nên

đội để dễ phân biệt thắng

chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí

thua.

đầu tiên, mỗi thành viên tham gia kéo co nắm

- Vẽ 1 đường chỉ vạch làm

chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín

ranh giới giữa 2 đội.

hiệu của ban tổ chức thì các thành viên tham gia

HS : cử một người quản trò

tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên 28


Mục tiêu : thông qua trò chơi mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng học sinh rèn luyện được :

nghĩ với việc là đội đó thua cuộc.

+ kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể + kĩ năng lắng nghe + kĩ năng hợp tác, tinh thần đoàn kết 3. Hướng dẫn tìm tòi, khám phá Gợi ý cho các bạn tìm hiểu và tổ chức một số trò chơi dân gian khác cho các bạn trong lớp ở các giờ sinh hoạt, để học sinh có cơ hội hiểu rõ nhau hơn, phát huy tinh thần đoàn kết. * Hình ảnh thu được từ tiết dạy: (Ảnh chụp phần chơi của học sinh)

Hình 2.2.1: Trò chơi “ Truyền vòng” - Đội 1

29


Hình 2.2.2: Trò chơi “ Truyền vòng” - Đội 2 Sau khi thực hiện giải pháp 02, nhóm nghiên cứu thấy được qua hoạt động trò chơi vận động đã kích thích sự hứng thú, tích cực tham gia các trò chơi của các em, từ đó cuốn hút các em thảo luận về giá trị một cách tự nhiên mà chân thực nhất . Qua giáo dục giá trị theo giải pháp này, giúp các em phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, từ đó sẽ càng được cổ vũ, khích lệ để tiếp tục tìm hiểu về các giá trị.

2.3. Giải pháp 03: Thông qua tiểu phẩm tình huống và giải quyết tình huống, đàm thoại – suy ngẫm – chia sẻ Việc tổ chức cho học sinh tham gia đóng tiểu phẩm cũng dễ dàng thu hút học sinh vào hoạt động, kích thích khả năng tư duy sáng tạo. Điều này sẽ giúp khơi dậy khả năng sáng tạo vốn có của tất cả học sinh, giúp các em hào hứng tham gia. Từ đó sẽ cổ vũ, khích lệ để các em tiếp tục thảo luận về các giá trị. Giải pháp này được chúng tôi áp dụng vào 01 tiết dạy về giá trị sống “Trách nhiệm” với nội dung giáo án và một số hình ảnh thu được như sau: 30


GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ SỰ TRUNG THỰC I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của giá trị sống “ sự trung thực”. - Học sinh nhận ra được các khía cạnh của sự trung thực: trung thực với bản thân, trung thực với bạn bè, với những người xung quanh; trung thực không có nghĩa là mâu thuẫn và trái ngược với lời nói và hành động. - Học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của sự trung thực và thiếu trung thực trong quan hệ xã hội. Nhận thấy sự trung thực là cách ứng xử tốt nhất đem lị sự hòa thuận, bền lâu trong các mối quan hệ. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, có tinh thần đoàn kết. - Rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phản ứng, kĩ năng hợp tác, tư duy sáng tạo, kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa tập thể, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng phân tích, đánh giá. 3. Thái độ - Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao - Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện bản thân, rèn luyện sự trung thực cho chính mình, cho bạn bè xung quanh. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sổ chủ nhiệm - Giáo án sinh hoạt - Tiểu phẩn tình huống đặt ra cho học sinh 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị tốt để tham gia các hoạt động trải nghiệm. III. Phương pháp: 31


Tổ chức các hoạt động dưới hình thức bài tập tình huống ; đóng tiểu phẩm, hoạt động trải nghiệm , suy ngẫm. IV. Tiến trình cụ thể: 1. Ổn định lớp: 2. Hoạt động cụ thể: Hoạt động 1: Bài tập tình huống Tiểu phẩm “ Sự hiểu lầm vô cớ” Thời

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

GV giao cho một nhóm học sinh

Tiểu phẩm này đóng vai trò là bài tập

gian 5

phút biểu diễn một tiểu phẩm

tình huống

Nội dung tiểu phẩm ở phần phụ

Mục tiêu : thông qua tiểu phẩm học sinh

lục

rèn luyện được :

GV chia lớp thành các nhóm để

+ kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể

cùng lắng nghe, phân tích, đánh

+ kĩ năng lắng nghe

giá tình huống có trong tiểu

+ kĩ năng giao tiếp

phâm.

+ Kĩ năng phân tích, đánh giá Người dẫn tiểu phẩm sẽ đặt ra tình huống thông qua câu chuyện trong tiểu phẩm

Hoạt động 2: Giải quyết tình huống Thời gian 25

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

GV chia lớp thành các nhóm để

phút cùng lắng nghe, phân tích, đánh giá tình huống có trong tiểu

Lớp chia thành 5 nhóm độc lập

phẩm.

Mỗi nhóm sau khi xem xong tình huống

Các nhóm sẽ đóng tiểu phẩm để

đặt ra, các nhóm sẽ hóa thân thành các

giải quyết mâu thuẫn xuất hiện

nhân vật trong câu chuyện để giải quyết 32


trong tiểu phẩm theo cách riêng

tình huống đặt ra.

của mỗi nhóm. Nhóm bài tập tình huống sẽ đưa

Nhóm bài tập tình huống sẽ đưa ra một

ra một cách giải quyết tình

cách giải quyết tình huống của lớp.

huống của lớp. Mục tiêu : thông qua tiểu phẩm học sinh rèn luyện được : + kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể + kĩ năng lắng nghe + kĩ năng giao tiếp + Kĩ năng phân tích, đánh giá + kĩ năng hợp tác Hoạt động 3: Tổng kết giá trị sống “ trung thực” Thời gian 5

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nhóm diễn tình huống đưa ra

phút một cách giải quyết riêng của

- Nói ngắn gọn: Trung thực là nói sự thật.

nhóm cùng với các nhóm khác.

Khi trung thực tôi cảm thấy tâm hồn trong

Người dẫn chương trình xuất

sáng và nhẹ nhàng. Một người trung thực

phát từ câu chuyện trong tiểu

và chân chính thì xứng đáng được tin cậy.

phẩm đúc rút những điều quý

- Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời

báu học được từ sự trung thực

nói và hành động thì đem lại sự hòa thuận. Trung thực là sử dụng tốt những gì được ủy thác cho bạn. Trung thực là cách xử sự tốt nhất. Đó là một mối quan hệ sâu xa giữa sự lương thiện và tình bạn.

3. Hướng dẫn tìm tòi, khám phá 33


Hướng dẫn học sinh rèn luyện về tính trung thực trong học tập và cuộc sống, trong các mối quan hệ. * Hình ảnh thu được từ tiết dạy: (Ảnh chụp phần học sinh tham gia đóng tiểu phẩm)

Hình 2.3.1: Ảnh chụp tiểu phẩm tình huống

34


Hình 2.3.2: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 2

Hình 2.3.3: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 3

Hình 2.3.4: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 3 35


Hình 2.3.5: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 4

Hình 2.3.6: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 5

36


Sau khi thực hiện giải pháp 03, nhóm nghiên cứu thấy được qua hoạt động đóng tiểu phẩm tình huống và giải quyết tình huống bằng tiểu phẩm đã kích thích sự hứng thú, khả năng tư duy sáng tạo của các em, từ đó giúp các em nhận thức về giá trị một cách tự nhiên, đúng đắn và chân thực. Qua giáo dục giá trị theo giải pháp này, giúp các em phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phản ứng, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng ra quyết định, từ đó sẽ càng được cổ vũ, khích lệ để tiếp tục tìm hiểu về các giá trị.

2.4. Giải pháp 04: Thông qua việc tổ chức cho học sinh viết báo, phóng sự, báo cáo… Việc tổ chức cho học sinh tham gia viết báo, viết phóng sự cũng dễ dàng thu hút học sinh vào hoạt động, kích thích khả năng tư duy sáng tạo. Điều này sẽ giúp khơi dậy khả năng sáng tạo vốn có của tất cả học sinh, giúp các em hào hứng tham gia. Từ đó sẽ cổ vũ, khích lệ để các em tiếp tục thảo luận về các giá trị. Giải pháp này được chúng tôi áp dụng vào 01 tiết dạy về giá trị sống “Trung thực ” với nội dung giáo án và một số hình ảnh thu được như sau: GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP SỐ 05 CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ “ TRÁCH NHIỆM” I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh nhận thức và cảm nhận được những giá trị của tinh thần trách nhiệm trong các mối quan hệ gẫn gũi như trách nhiệm với bản thân,, với bạn bè, với thầy cô, với lớp , với trường. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng kiềm chế cảm xúc…. 3. Thái độ 37


- Có thái độ tích cực, có nhu cầu thay đổi hành vi, suy nghĩ, ứng xử thể hiện tinh thần trách nhiệm với bản than, gia đình, những người xung quanh, với xã hội. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sổ chủ nhiệm - Giáo án sinh hoạt - Bài tham luận về “ trách nhiệm”. 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị tốt phóng sự để truyền tải thông tin về trách nhiệm. III. Phương pháp: Tổ chức các hoạt động dưới hình thức kể chuyện, phóng sự. IV. Tiến trình cụ thể: 1. Ổn định lớp: 2. Hoạt động cụ thể: Hoạt động 1: Trích dẫn một đoạn văn nghị luận về “Tinh thần trách nhiệm” Thời gian 10

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

GV phân công một học sinh làm người

Học sinh đọc đoạn văn nghị luận

phút làm người dẫn chương trình chia sẻ với về “ tinh thần trách nhiệm” cả lớp một bài văn nghị luận hay về “ trách nhiệm”. Cả lớp lắng nghe- suy ngẫm Qua đó học sinh rèn luyện được : + kĩ năng lắng nghe + kĩ năng giao tiếp + kĩ năng hợp tác + kĩ năng giải quyết vấn đề….. 38


Sau khi đọc xong người dẫn chương trình dẫn chuyện: Vậy giới trẻ chúng ta ngày nay thể hiện trách nhiệm như thế nào? Chúng ta hãy theo dõi các phóng sự sau đây và cùng nhau chia sẻ, cùng nhau suy ngẫm xem ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân thể hiện ra sao nhé. Hoạt động 2: Báo cáo phóng sự về giá trị sống “ trách nhiệm” Thời gian 10

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hs báo cáo kết quả phóng sự

Học sinh báo cáo phóng sự bằng

phút của mình trên lớp theo chủ đề

powerpoint, bằng video phóng sự, bằng sơ

mà nhóm mình đã lựa chọn, từ đồ tư duy, bằng hình ảnh đi kèm, bằng bài đó thể hiện được tinh thần trách báo theo chủ đề đã chọn. nhiệm của mọi người, hoặc

Nội dung các phóng sự trong phụ lục đi

hành vi thiếu tinh thàn trách

kèm.

nhiệm Qua hoạt động + kĩ năng lắng nghe + kĩ năng kiềm chế cảm xúc…. + kĩ năng thuyết trình + kĩ năng giao tiếp + kĩ năng ứng phó tình hình + kĩ năng xử lý tình huống….. Hoạt động 3: Tổng kết – chia sẻ Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

10

Người dẫn chương trình tổng

Nội dung chia sẻ:

phút

kết nội dung về “ trách nhiệm”

Trách nhiệm là làm những việc mà ta phải

Để học sinh tự chia sẻ về trách

làm để thực hiện theo đúng đạo lí, là việc

nhiệm bản thân bằng các câu

góp công sức của mình vào công việc với 39


hỏi phỏng vấn từ người dẫn

lòng trung thực và sự tự nguyện. Là một

chương trình.

người trẻ, ta mang trên mình trách nhiệm

Câu 1: theo bạn hiểu sống có

với quê hương đất nước. Hãy là người

trách nhiệm là như thế nào?

công dân có ích của xã hội! Hãy học tập

Câu 2: Với thế hệ trẻ, xu hướng và làm việc để xây dựng quê hương, đất sống thiếu trách nhiệm biểu

nước! Nhưng những trách nhiệm ấy

hiện ngày càng gia tăng, bạn

dường như quá lớn lao, nặng nề với tôi.

nghĩ sao về quan điểm đó?

Tôi không đủ trưởng thành để hiểu sâu

Câu 3: Có lúc nào bạn tự cảm

sắc những bài học về trách nhiệm kia. Khi

thây mình chưa thực sự có trách tôi chọn trách nhiệm làm triết lí sống cho nhiệm với bản thân không? Bạn mình, tôi xem sống trách nhiệm là hiểu hãy chia sẻ cho mọi người cùng những gì mà người khác đã làm cho ta và biết?

ta phải làm gì để sống xứng đáng với nó,

Câu 4: Nếu bạn gặp một hành

thực hiện nó bằng sự trung thực trong tâm

vi thiếu trách nhiệm bạn sẽ cư

hồn ta.

xử ra sao? 4. Hướng dẫn tìm tòi, khám phá Hãy cố gắng sống có trách nhiệm với bản thân, tự rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. Hãy cố gắng điều chỉnh hành vi của mình để thể hiện được mình là người có trách nhiệm. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM GIÁO ÁN NGHỊ LUẬN VỀ “ SỐNG TRÁCH NHIỆM” Con người ta… sống trên đời này… để làm gì? Vì sao mà ta phải sống… phải nỗ lực làm việc… và cống hiến? Những cây hỏi ấy khiến ta rơi vào sự mơ hồ, lạc lõng. Dường như ta không thể tìm thấy một hướng đi cho bản thân. Khi ấy, những quan niệm, lí tưởng mà ta đặt ra cho cuộc đời mình chính là chiếc chìa khóa giúp giải mã những câu hỏi đó. Ta gọi đó là triết lí sống. Có những kẻ suốt một đời chỉ luôn cố gắng tìm kiếm một câu trả lời nào đó. Để rồi đến khi tìm được, người ta lại sống hết mình với nó. Có quá ngu ngốc 40


hay không khi ta chỉ sống vì một lí do duy nhất? Nếu quả thật như vậy thì tôi đã thật sự là một kẻ ngốc. Bởi, tôi cũng đã và đang cố gắng sống chỉ vì một điều: sống trách nhiệm. Trách nhiệm là làm những việc mà ta phải làm để thực hiện theo đúng đạo lí, là việc góp công sức của mình vào công việc với lòng trung thực và sự tự nguyện. Là một người trẻ, ta mang trên mình trách nhiệm với quê hương đất nước. Hãy là người công dân có ích của xã hội! Hãy học tập và làm việc để xây dựng quê hương, đất nước! Nhưng những trách nhiệm ấy dường như quá lớn lao, nặng nề với tôi. Tôi không đủ trưởng thành để hiểu sâu sắc những bài học về trách nhiệm kia. Khi tôi chọn trách nhiệm làm triết lí sống cho mình, tôi xem sống trách nhiệm là hiểu những gì mà người khác đã làm cho ta và ta phải làm gì để sống xứng đáng với nó, thực hiện nó bằng sự trung thực trong tâm hồn ta. Vì khi vừa chào đời thì gia đình, những người xung quanh ta đã mỉm cười chào đón ta, ban tặng cho ta một sự sống… một mái ấm gia đình đã thật hạnh phúc và dang tay ôm lấy sinh linh bé bỏng, nuôi nấng, lo lắng cho ta biết bao năm không quản khó nhọc; vì trên bước đường cắp sách đến trường, thầy cô đã không ngừng truyền đạt cho ta kiến thức một cách tận tình, tận lực; vì những người bạn đã đến bên ta khi ta vấp ngã, luôn dõi theo bước đường ta đi;…cho ta cảm nhận một cách đầy đủ cuộc sống này…nên ta phải sống trách nhiệm. Sống trách nhiệm với chính bản thân ta, với mọi người và trách nhiệm lớn nhất, theo tôi, là trách nhiệm với tình yêu thương mà ta đón nhận từ cuộc sống này. Khi sống trách nhiệm, ta biết quí trọng và yêu thương lấy bản thân. Trách nhiệm cho ta ý thức sâu sắc về cuộc đời mình. Từ đó, ta biết sống vì ta, biết nỗ lực sống tốt, sống ý nghĩa, không ngừng theo đuổi ước mơ, tận hưởng cuộc sống. Còn gì hạnh phúc hơn khi ta đã sống trọn vẹn cuộc đời mình, có thể mỉm cười khi rời khỏi thế giới này. Nhưng khi triết lí sống ấy hướng vào bản thân quá nhiều thì nó sẽ trở thành sự ích kỉ, nhỏ nhen. Ta bỏ mặc những người xung quanh ta để sống vì bản thân, vì niềm vui của ta. Ta gọi đó là sống trách nhiệm với chính mình. Tôi cho rằng lí lẽ ấy chưa thật chính xác, và với tôi, đó chỉ là lời bao biện cho một lối sống tầm thường, ích kỉ . Cái tôi, cuộc sống của bản thân 41


thì quan trọng lắm. Sống trách nhiệm với bản thân thì cũng có ý nghĩa lắm chứ. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta từ bỏ những người xung quanh ta để sống một cuộc đời của riêng ta. Có ai có thể tìm thấy hạnh phúc khi sống trong thế giới của sự lạnh lẽo, cô độc, xa lánh mọi người. Ta như con nhím xú lông lên để bảo vệ chính mình nhưng ta lại chẳng bao giờ ngờ rằng ta đã vô tình làm tổn thương những người xung quanh và tự cô độc chính mình. Chỉ vì đôi khi ta sợ hãi với những thứ gọi là trách nhiệm mà ta đang mang, đôi khi ta muốn buông tay mọi thứ, đôi khi ta muốn là một ai khác, đôi khi ta sợ hãi cuộc đời. Ta muốn được tự do mọi lúc và mọi nơi có thể, muốn được làm cơn gió tự do tự tại bay vi vu trên khoảng trời rộng xanh ngắt, muốn được như những cơn sóng rong chơi đến bạc đầu, muốn đi đến một nơi không ai quen biết để sống cuộc đời mà bản thân mong muốn. Tuổi trẻ luôn khao khát những chân trời mới, chán ghét những gò bó và cảm thấy tù túng khi phải tuân theo quy luật. Nhưng ta cũng nên hiểu rằng không ai có thể cả đời làm con nít. Không ai có thể sống một cuộc đời mà không có vấp ngã, không có đau thương. Không ai có thể sống giùm ta những tháng ngày ta đang sống. Không ai có thể sống mà không mang theo một trách nhiệm nào đó. Chúng ta có thể sợ hãi khi mang một trách nhiệm lớn, muốn trốn chạy khi có quá nhiều điều trong cuộc sống mang tên trách nhiệm, buộc ta phải làm thế này thế kia, bắt ta phải đi theo cái vòng xoay của cuộc đời. Nhưng ta không thể mãi sợ hãi, trốn chạy nó. Trách nhiệm luôn gắn liền với cuộc đời con người. Nếu có người nói rằng, đối với cộng đồng này, hai chữ “trách nhiệm” là vô nghĩa thì tôi xin mạn phép hỏi rằng họ cho mình là ai mà có thể nói như vậy được? Sống trách nhiệm là mục tiêu mà tôi và nhiều người khác đang phấn đấu trong cả cuộc đời mình. Tôi không cho phép một người nào đó xem hai chữ “trách nhiệm” kia là vô nghĩa. Xin hãy nghĩ về những gì mà ta đã nhận được từ cuộc sống này để hiểu hơn về những gì tôi đang cố gắng thực hiện kia. Không đơn giản là sống trách nhiệm vì bản thân tôi mà còn là trách nhiệm với những người xung quanh tôi: gia đình, bạn bè, thầy cô,… 42


Vì khi sống trách nhiệm, tôi biết mình đang nỗ lực làm việc tốt. Là người phạm phải nhiều sai lầm, việc sống trách nhiệm là cách duy nhất để tôi sửa chữa tất cả và tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn. Vì ba tôi, người đã hi sinh cuộc sống này cho tôi, cho tôi thêm một cơ hội để cảm nhận cuộc sống, nên tôi phải sống thật tốt, phải có trách nhiệm với cuộc đời của ba, với tình yêu mà ba dành cho tôi. Tôi không chấp nhận khi sống cho riêng mình mà tôi phải sống cho cả cuộc đời của ba, thực hiện những việc mà ba tôi chưa hoàn thành. Có như vậy tôi mới thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa. Vì khi sống trách nhiệm, tôi tìm thấy cho mình một lí do để sống. Không là gì cả, nhưng ít nhất, vì lẽ sống ấy mà tôi dần thoát khỏi sự cô độc, buồn chán, mất phương hướng. Khi tôi sống trong dằn vặt, oán hận thì lẽ sống đó chính là lời an ủi, cách bao biện tốt nhất để tôi tiếp tục bước về phía trước. Mỗi sớm thức dậy, tôi lo sợ về mọi thứ. Tôi sợ gia đình, sợ cách bạn bè tôi đùa vui, sợ cách nói chuyện của thầy cô, sợ lời nói của mọi người, sợ ai đó sẽ ra đi, sợ ngày mai mà tôi sẽ tới… Khi ấy, chỉ bằng cách làm một điều gì đó vì mọi người, tôi mới có thể quên hết tất cả. Dù chỉ là trong chốc lát, nhưng nhờ lẽ sống ấy, tôi đã có thể vui cười với bạn bè, tin tưởng ở thầy cô, hi vọng ở tương lai, mở lòng để cảm nhận cuộc sống… Vì khi sống trách nhiệm, tôi tin rằng tôi sẽ mang đến niềm vui cho mọi người. Gia đình, bạn bè,…những người ấy đã che chở tôi, đặt hi vọng vào tôi. Tôi phải sống để bảo vệ họ. Vì vậy, tôi phải trưởng thành, phải thay đổi mình, phải làm một con người khác.Tôi muốn những người tôi yêu thương sẽ không buồn vì tôi, mẹ tôi sẽ chấp nhận và tha thứ cho tôi, thầy sẽ tin tưởng và tự hào về tôi. Nụ cười của họ còn giá trị hơn những ước mơ, sở thích của bản thân tôi. Khi sống trách nhiệm, tôi tìm thấy ước mơ để mình vươn tới. Tôi muốn mang đến hạnh phúc cho những người tôi yêu thương. Điều ấy khiến tôi chấp nhận thay đổi bản thân, chấp nhận một con người im lặng, chấp nhận đóng vai diễn đầy giả tạo, chấp nhận theo sự dẫn dắt của người khác, chấp nhận sống trong một thế giới mà tôi không tin tưởng,…Hơn thế nữa, khi đặt trách nhiệm làm triết lí sống cho bản thân, tôi dần hoàn thiện bản thân. Nhờ đó, tôi dẹp bỏ 43


được những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ của cá nhân. Tôi tin khi ta sống trách nhiệm, cái tôi của ta không bị mất đi mà chỉ là cái tôi ấy chỉ đang được rèn dũa để trưởng thành hơn, có khả năng dung hòa với những trách nhiệm trong đời. Chỉ có cách chấp nhận mọi thứ và dung hòa theo cách mà ta muốn thì ta mới tìm thấy được niềm vui. Con đường đi đến sự hoàn thiện về “sống trách nhiệm” ở mỗi người là cả một quá trình đấu tranh của chính bản thân ta. Gác lại cá tính cá nhân để thực hiện trách nhiệm với mọi người, hoặc xa hơn là phải lựa chọn giữa sống theo ước mơ và trách nhiệm thật không dễ dàng gì. Đôi khi ta thực hiện trách nhiệm và ta cho rằng đó là sự ép buộc, bất công, là định mệnh trớ trêu của cuộc đời. Ta không hài lòng và không chấp nhận cuộc sống. Tuy đang làm những việc vì người khác nhưng ta lại thấy họ là một gánh nặng, ta chán ghét họ. Cuối cùng, ta đã đánh mất đi ý nghĩa thật sự của việc sống trách nhiệm. Khi ấy, tôi thấy mình thật xấu hổ, tầm thường trước mọi người, trước chính tôi, trước cái triết lí sống đầy ý nghĩa mà tôi hằng tâm niệm kia. Những người xung quanh tôi, họ cũng đang hi sinh rất nhiều để thực hiện trách nhiệm với cuộc sống đó thôi. Họ vì cái gì mà sẵn sàng chấp nhận hi sinh và cống hiến nhiều như thế? Tình yêu thương? Có lẽ là nó? Hoặc có lẽ là một lí do khác cao đẹp hơn chăng? Lòng trung thực, nếu thiếu điều ấy, việc sống trách nhiệm sẽ không bao giờ tỏa sáng và là một giá trị sống đích thực. Đừng mang đến sự giả dối khi ta muốn sống trách nhiệm. Nếu có thế mang đến niềm vui, hạnh phúc, một sự an ủi nào đó cho những người tôi yêu thương thì tôi sẽ làm. Tôi cho đó là một cách sống trách nhiệm. Cho đến khi rời xa những người tôi yêu thương, tôi vẫn muốn sống trách nhiệm để có thể nhìn thấy nụ cười của họ. Khi ấy, tôi cũng sẽ mỉm cười, nhẹ nhàng thôi, nhưng tôi đã thật sự hạnh phúc khi sống một cuộc đời như vậy. (Nguồn: Internet ) * Hình ảnh thu được từ tiết dạy: (Ảnh chụp từ video phóng sự của học sinh, có video kèm theo ở phần phụ lục)

44


Hình 2.4.1: Quang cảnh trường THPT Nghĩa Dân từ góc nhìn 10A6

Hình 2.4.2: Hình ảnh học sinh nêu vấn đề : Trách nhiệm với ngôi trường xanh – sạch – đẹp

45


Hình 2.4.3: Hình ảnh học sinh nêu giải quyết vấn đề: Trách nhiệm với ngôi trường xanh – sạch – đẹp Sau khi thực hiện giải pháp 04, nhóm nghiên cứu thấy được qua hoạt động viết báo, phóng sự, báo cáo tham luận đã kích thích sự hứng thú, khả năng tư duy sáng tạo của các em, tạo động lực cho các em tìm hiểu và nhận thức về giá trị một cách tự nhiên, đúng đắn và chân thực. Qua giáo dục giá trị theo giải pháp này, giúp các em phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phản ứng, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, kỹ năng ra quyết định…

2.5. Giải pháp 05: Thông qua bài tập mường tượng, đàm thoại – tương tác – chia sẻ Dựa theo góc nhìn tâm lí học, cách tốt nhất để dạy về giá trị là nên bắt đầu mỗi bài học về giá trị bằng một bài tập mường tượng. Điều này sẽ giúp khơi dậy khả năng sáng tạo vốn có của tất cả học sinh. Một khi các học sinh phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, cảm thấy bình an, họ sẽ càng được cổ vũ, khích lệ để tiếp tục thảo luận về kết quả của các giá trị. 46


Giải pháp này được chúng tôi áp dụng vào 01 tiết dạy về giá trị sống “Tôn trọng ” với nội dung giáo án và một số hình ảnh thu được như sau: GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP SỐ 06 CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ “ SỰ TÔN TRỌNG” I. Mục tiêu 1. Kiến thức: -

Nhận biết những phẩm chất mà học sinh ngưỡng mộ ở người khác, lập

danh sách những phẩm chất mà người khác nhận thấy ở họ, nhận dạng ra những kiểu suy nghĩ, lời nói, và hành động giúp giữ vững lòng tự trọng. -

Trải nghiệm cảm giác tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác thông

qua Bài tập Thư giãn/Tập trung Tôn trọng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tưởng tượng, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng cảm nhận xung quanh, kĩ năng tư duy sáng tạo…. - Biết phân biệt hành vi tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác 3. Thái độ - Có thái độ đồng tình với hành vi cư xử tôn trọng bản thân, tôn trọng bạn bè, tôn trọng những người xung quanh. - Có thái độ lên án với hành vi cư xử thiếu tôn trọng bản thân, tôn trọng bạn bè, tôn trọng những người xung quanh. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sổ chủ nhiệm - Giáo án sinh hoạt - Bài báo dẫn chuyện về “ sự tôn trọng” - Bài tập mường tượng về “ sự tôn trọng” 2. Chuẩn bị của học sinh 47


- Chuẩn bị tốt tinh thần, thái độ khi tham gia hoạt động trải nghiệm. III. Phương pháp: - Động não, thảo luận – đàm thoại, chia sẻ IV. Tiến trình cụ thể: 1. Ổn định lớp: 2. Hoạt động cụ thể: Hoạt động 1: Bài tập Thư giãn về sự Tôn trọng - Hình ảnh một khu vườn Lời dẫn: Biết tôn trọng người khác là yêu cầu tối thiểu của làm người. Thực sự làm được tôn trọng người khác, chính là một loại cảnh giới, một loại mỹ đức.

Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

10 Bắt đầu với một bài hát. phút

Giới thiệu một Bài tập Thư giãn:

Thực hiện bài tập thư giãn/ tập trung

Nói: “Các Bài tập Thư giãn/Tập

về sự Tôn trọng - Hình ảnh một khu

trung là một cách để cảm thụ và

vườn

tăng cường cảm giác về sự tôn trọng. Bài tập chúng ta tiến hành hôm nay sử dụng hình ảnh một khu vườn”. - Mở nhạc nhẹ - Người dẫn chương trình (đọc truyền cảm) Hoạt động 2: Trò chơi “Khám phá bản thân” Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

48


20

+ Đề nghị mỗi học sinh viết tên

+ Mỗi học sinh viết tên của mình trên đầu

phút

của mình trên đầu trang giấy. Các

trang giấy

học sinh chuyền tờ giấy đi một

+ Chuyền giấy cho từng người.

vòng, mỗi người viết ra một phẩm

+ Đọc tất cả những phẩm chất mà các bạn

chất mà họ thấy ở người có tên

khác nhận thấy ở mình trong giấy trước khi

trên đầu trang giấy. Tờ giấy của

tiếp tục bài học.

mỗi người cần được chuyển đến cho tất cả những người khác trước khi quay trở lại với chủ nhân của nó. + Dành ra vài phút để các học sinh đọc tất cả những phẩm chất mà các học sinh khác nhận thấy ở họ. Hoạt động 3: Đàm thoại – suy ngẫm – tổng kết Thời gian 10

Hoạt động của giáo viên Yêu cầu các nhóm học sinh

phút đàm thoại, suy ngẫm và chia sẻ về giá trị sống tôn trọng. Thảo luận điểm suy ngẫm:

Hoạt động của học sinh Nội dung chia sẻ: 12 GIÁ TRỊ TÔN TRỌNG 1. Trước hết là tôn trọng bản thân mình,cần biết rằng ta có một giá trị tự

“Tôn trọng bản thân là hạt giống

nhiên

để sự tự tin lớn lên”, “ tôn trọng

2. Một phần sự tôn trọng bản thân mình

người khác như tôn trọng chính

là sự hiểu biết về phẩm chất của chính

chúng ta”

mình

Người dẫn chương trình tổng

3. Tôn trọng bản thân mình,ta biết rằng

kết lại những điều muốn chia sẻ về

ta là cá thể riêng biệt duy nhất trên thế

“ sự tôn trọng”

giới này 49


Và sự tôn trọng ấy không xa

4. Tôn trọng vì biết rằng ta rất đáng yêu

lạ với chúng ta mà nó bắt đầu từ

và có nhiều khả năng

hành động giản dị nhất trong cuộc

5. Tôn trọng có nghĩa là lắng nghe người

sống “ từ một cái chào của một

khác

người xa lạ”

6. Tôn trọng vì biết rằng người khác cũng có giá trị như mình 7. Tôn trọng chính mình là nguyên nhân cho lòng tự tin phát triển 8. Khi tôn trọng chính mình thì thật dễ dàng để tôn trọng người khác 9. Những người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại 10. Biết được giá trị của mình và tôn

Mục tiêu : thông qua thảo luận –

trọng giá trị của người khác là cách thức

đàm thoại, học sinh rèn luyện được

để một người có thể nhận được một sự

:

tôn trọng

+ kĩ năng lắng nghe

11. Mỗi người trên thế giới này đều có

+ kĩ năng giao tiếp

quyền sống trong sự tôn trọng

+ Kĩ năng phân tích, đánh giá

12. Một phần của sự tôn trọng là biết

+ kĩ năng hợp tác

rằng ta làm lên sự khác biệt với người khác

3. Hướng dẫn tìm tòi, khám phá Hãy cố gắng sống tôn trọng bản thân, tôn trọng bạn bè, tôn trọng những người xung quanh mình. Sưu tầm một số câu ca dao – tục ngữ nói về sự tôn trọng. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM GIÁO ÁN Bài tập Thư giãn về sự Tôn trọng - Hình ảnh một khu vườn Hãy ngồi một cách thoải mái và để cho cơ thể được thư giãn... Trong khi bạn hít thở từ từ, hãy để tâm trí yên tĩnh và thanh thản... Hãy bắt đầu từ 50


bàn chân... thả lỏng đùi... bụng... vai, thư giãn cổ... mặt... mắt... và trán, để cho tâm trí yên lặng và thanh thản... hít thở sâu... tập trung vào

sự bình

yên… Trong tâm trí bạn hiện lên hình ảnh một bông hoa... Hãy thưởng thức mùi hương... hãy quan sát màu sắc... hãy thưởng thức vẻ đẹp của bông hoa... Mỗi người chúng ta giống như một bông hoa... ai ai cũng có nét độc đáo của riêng mình... nhưng chúng ta lại có nhiều nét tương đồng... Hãy hình dung ra một ngôi vườn xung quanh bạn với rất nhiều loài hoa khác nhau... tất cả đều thật đẹp... Mỗi loài hoa có màu sắc riêng... mỗi loài hoa có hương thơm riêng... chúng tận hiến những gì đẹp nhất của mình... Một số loài hoa thì cao và có những cánh hoa nhọn, một số hoa thì lại có cánh tròn, số khác thì có cánh to, một số hoa lại có cánh rất nhỏ... một số loài có rất nhiều màu sắc... một số hấp dẫn chúng ta bởi vẻ giản dị của chúng... Mỗi người trong chúng ta giống như một bông hoa đẹp... hãy thưởng thức vẻ đẹp của mỗi người... mỗi người đều góp phần làm nên vẻ đẹp của khu vườn... tất cả đều rất quan trọng... Các bông hoa cùng nhau tạo nên vẻ đẹp của khu vườn... Mỗi một bông hoa đều tôn trọng chính bản thân nó... Khi một người tôn trọng bản thân mình thì thật dễ dàng tôn trọng người khác... Mỗi người đều quý giá và độc đáo... Với sự tôn trọng, ta dễ dàng nhận ra những phẩm chất của người khác... nhận thức được những điều tốt đẹp trong mỗi người... mỗi người có một vai trò độc đáo... mỗi người đều rất quan trọng... Hãy để tất cả những hình ảnh tưởng tượng này tan dần trong tâm trí bạn và đưa sự chú ý của bạn quay về lớp học. - Amadeo Dieste Castejón

51


* Hình ảnh sản phẩm thu được từ tiết dạy: (Một số ảnh chụp từ sản phẩm trò chơi khám phá bản thân của học sinh)

Hình 2.5.1: Hình ảnh về các phẩm chất của học sinh trong phần chơi “Khám phá bản thân”

52


Hình 2.5.2: Hình ảnh về các phẩm chất của học sinh trong phần chơi “Khám phá bản thân” Sau khi thực hiện giải pháp 05, nhóm nghiên cứu thấy được qua hoạt động khởi động là bài tập mường tượng, thư giãn – tập trung làm tăng cảm giác bình an, khả năng tư duy sáng tạo của các em, tạo cảm hứng cho các em tìm hiểu và nhận thức về giá trị một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Qua giáo dục giá trị theo giải pháp này, giúp các em phát triển được kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phản ứng, kỹ năng tư duy sáng tạo … Đặc biệt, trước đó trong lớp 10A6 có một nhóm học sinh rất nhút nhát, tự ti và thiếu tôn trọng bản thân và sống tiêu cực, với trò chơi khám phá bản thân (viết các phẩm chất tốt đẹp của bạn có tên ở đầu trang giấy) ở bài 53


học “ Tôn trọng” đã giúp các em nhận thức được về bản thân, tự tin hơn, tôn trọng bản thân mình hơn và nhận thức đúng đắn về giá trị sống. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Sau vài tháng áp dụng các giải pháp, chúng tôi nhận thấy rằng mối giao tiếp trong lớp học được cải thiện hơn, mọi người biết tôn trọng và quan tâm đến nhau nhiều hơn. Thường thì ngay đến những học sinh có hạnh kiểm xấu cũng thay đổi đến mức không ngờ. Trong nỗ lực tìm hiểu tại sao cách tiếp cận này lại hiệu quả như vậy, một số giáo viên đã hỏi thêm về cơ sở lý thuyết , những phương pháp nào được sử dụng ? Có hai quá trình hỗ trợ song song: thứ nhất là tạo ra một bầu không khí lấy giá trị làm nền tảng, thứ hai là thực hiện các hoạt động giá trị. Mỗi bài học được thiết kế dựa theo góc nhìn tâm lí học, đặc biệt thích hợp với học sinh mang tư tưởng chống đối hoặc bị cách ly, cô lập. Các hoạt động giúp hạn chế đến mức tối thiểu thái độ chối bỏ, kháng cự - làm cho học sinh cảm thấy những giá trị này thật sự có liên quan đến bản thân và mang lại lợi ích cho họ. Chẳng hạn, việc giảng giải cho học sinh rằng không nên gây gổ, đánh nhau trong trường không chỉ không mấy hiệu quả, mà nó còn khiến cho những học sinh “cá biệt” thêm thờ ơ, bực bội, thậm chí muốn chống đối lại. Cách tốt nhất ở đây là nên bắt đầu mỗi bài học về giá trị bằng một bài tập mường tượng hoặc một trò chơi, một vi deo, một tiểu phẩm hay phóng sự. Điều này sẽ giúp khơi dậy khả năng sáng tạo vốn có của tất cả học sinh. Một khi các học sinh phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, cảm thấy bình an, họ sẽ càng được cổ vũ, khích lệ để tiếp tục thảo luận về kết quả của các giá trị. Sau một năm nghiên cứu, thực hiện các giải pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh lớp 10A6 trường THPT Nghĩa Dân thông qua tổ chức các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập các minh chứng, xử lí dữ liệu, kiểm chứng các giải pháp qua nhiều kênh thông tin: qua phỏng vấn, qua thang đo thái độ của học sinh để đánh giá khách quan hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 54


3.1. Kết quả từ thang đo thái độ Nhóm nghiên cứu đã xây dựng thang đo thái độ và tiến hành phát phiếu (phụ lục 2) cho 37 học sinh lớp 10A6 trước và sau khi các em tham các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của giờ sinh hoạt của lớp. Kết quả thực nghiệm thu được như sau: Bảng 1. Kết quả đánh giá thái độ của HS khi tham gia giờ học Thái độ

Trước tác động Số lượng(HS)

Tỷ lệ (%)

Sau tác động Số lượng (HS)

Tỷ lệ (%)

Rất thích

0

0

10

27

Thích

3

8,1

23

62,2

Bình thường

22

59,5

4

10,8

Căng thẳng

5

13,5

0

0

Uể oải, chán nản

5

13,5

0

0

Không quan tâm

2

5,4

0

0

Ý kiến khác

0

0

0

0

Kết quả cho thấy : Thái độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động trải nghiệm, học tích cực trước tác động mà cảm thấy thích chiếm tỷ lệ rất thấp 8,1%, trong khi có 59,9 % cho là bình thường. Tuy nhiên, sau tác động tỉ lệ đã thay đổi hoàn toàn, số lượng đông học sinh rất thích tham gia chiếm tới 89,8%, số còn lại thấy bình thường, không có học sinh cảm thấy chán nản, căng thẳng hay mệt mỏi nữa.

55


Tỷ lệ (%)

Rất thích Thích Bình thường Căng thẳng Uể oải, chán nản Không quan tâm Ý kiến khác

Hình 3.1.1 . Kết quả đo thái độ học sinh trước tác động

Tỷ lệ (%)

Rất thích Thích Bình thường Căng thẳng Uể oải, chán nản Không quan tâm Ý kiến khác

Hình 3.1.2. Kết quả đo thái độ học sinh sau tác động

56


Bảng 2. Kết quả mức độ ảnh hưởng giá trị sống, kĩ năng sống đến học sinh Mức độ

Trước tác động Số

lượng

Tỷ lệ (%)

(HS)

Sau tác động Số

lượng

(HS)

Tỷ

lệ

(%)

Rất nhiều

0

0

12

32,4

Nhiều

5

13,5

23

62,2

Vừa phải

24

64,9

2

5,4

Ít

7

18,9

0

0

Quá ít

1

2,7

0

0

Không ảnh

0

0

0

0

hưởng Kết quả cho thấy : Trước tác động học sinh ít hiểu biết về kĩ năng sống, giá trị sống, hoặc hiểu không rõ rang nên mức độ ảnh hưởng đến hành vi của học sinh là ít, chiếm khoảng 13,5 %. Trong khi sau tác động, mức độ ảnh hưởng đó tăng lên rõ rệt, chiếm tới 32,4%, còn lại là ảnh hưởng ít hay nhiều. Như vậy học sinh đã hiểu rõ hơn về các gái trị sống, vận dụng các kĩ năng sống để thể hiện được các giá trị sống bằng những hành vi cụ thể, thiết thực.

57


Số lượng (HS)

Rất nhiều Nhiều Vừa phải Ít Quá ít Không ảnh hưởng

Hình 3.1.3 . Kết quả đo mức độ ảnh hưởng đến học sinh trước tác động S ố l ượ ng ( HS)

Rất nhi ều Nhi ều Vừ a phải Ít Quá í t Không ảnh hưở ng

Hình 3.1.4 . Kết quả đo mức độ ảnh hưởng đến học sinh sau tác độ 58


Kết quả trên cho phép chúng tôi khẳng định hiệu quả của các giải pháp mà nhóm đã thực nghiệm. 3.2. Kết quả từ kênh thông tin phỏng vấn học sinh Để đánh giá khách quan hơn nữa về hiệu quả của đề tài, chúng tôi những người trực tiếp làm đề tài nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 27 em học sinh ở lớp 10A6 về các giải pháp mà GVCN đã thực hiện góp phần giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho các em. Câu hỏi 1: Em có thích thú với nội dung và hình thức tổ chức các giờ sinh hoạt lớp mà Thầy/Cô giáo chủ nhiệm tổ chức? Số HS tham gia phỏng vấn : 27 Khi chưa thực hiện

Sau khi thực hiện

giải pháp

giải pháp

Số HS thấy thích thú

05

27

Số HS thấy nhàm chán

19

0

03

0

Nội dung

HS hờ hững với các hoạt động

Thông qua câu trả lời của 27 học sinh khi được hỏi phỏng vấn, 27 em sau khi nhóm nghiên cứu thực hiện các giải pháp nêu trên (Phần nội dung đề tài nghiên cứu), đều có chung đáp án: thích thú với nội dung và hình thức tổ chức các giờ sinh hoạt lớp. Câu 2: Qua quá trình tham gia các hoạt động, em thấy sự tự tin và các kĩ năng sống của bản thân như thế nào? Số HS tham gia phỏng vấn : 27 Nội dung

Khi chưa thực hiện

Sau khi thực hiện

giải pháp

giải pháp

07

15

Số HS thấy tự tin và nắm vững các kĩ năng sống

59


Số HS thấy tự tin và nắm vững một số kĩ

05

09

15

03

năng sống Số HS thấy chưa tự tin

Kết quả trên cho phép chúng tôi khẳng định hiệu quả của các giải pháp mà nhóm đã thực nghiệm.

60


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN Lứa tuổi THPT là giai đoạn đầu của lứa tuổi trưởng thành, một số em đã dần khẳng định bản thân trước bạn bè, thầy cô và gia đình. Các em biết sống tích cực, có niềm tin cũng như mục tiêu để vươn tới nhưng bên cạnh đó phần nhiều các em khác lại rơi vào tình trạng thiếu tự tin, sống ích kỷ, vô tâm và thiếu trách nhiệm. Giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh trong trường THPT là một những nội dung giáo dục quan trọng, có được kỹ năng sống, xác định được giá trị sống đúng đắn sẽ giúp các em học sinh tự tin bước vào cuộc sống tương lai. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là phải tiến hành giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Thay thế cho việc giảng dạy và giáo dục theo lối mòn, chỉ dừng lại ở mức độ lí thuyết xuông, giáo huấn học sinh mà chưa áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp thay thế để tiến hành giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh vào giờ sinh hoạt lớp thông qua tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú cho học sinh. Chúng tôi đã thiết kế các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp bàn tay nặn bột, hoạt động nhóm, các hoạt động trải nghiệm, trò chơi, đóng vai....để tổ chức thành các giờ sinh hoạt bổ ích, thú vị. Và vận dụng triển khai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 10A6 trường THPT Nghĩa Dân, đã đạt được một số kết quả ban đầu như đã được công bố. Thông qua đó là hình thành cho các em học sinh những kỹ năng sống cơ bản, hiểu về các giá trị sống, hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp, những kĩ năng sống quý báu của các em học sinh. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, đời người bắt đầu từ tuổi trẻ”. Nhà nước ta xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nghề không cho phép tạo ra phế phẩm. Giáo dục trong nhà trường bắt đầu từ tuổi trẻ, từ thế hệ trẻ. Vì vậy, trong nhà trường, người GV đặc biệt là GVCN có vai trò, chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Mục đích của giáo dục là đào tạo con người có cả tài lẫn đức để phục vụ cho sự tiến bộ xã hội. 61


Nhóm nghiên cứu chúng tôi hy vọng với đề tài nghiên cứu này, sẽ góp công sức nhỏ bé vào sự nghiệp “trồng người” của nhà trường, cũng như sự nghiệp giáo dục của đất nước thời hiện đại. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự cộng sự chân thành của tập thể GV nhà trường và rất mong những đóng góp quý báu của người đọc để đề tài nghiên cứu của nhóm được hoàn chỉnh, và có ý nghĩa sâu sắc.

62


CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh THPT. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: 5.1. Nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. 5.2. Tăng cường phối hợp với chính quyền, với các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương trong công tác giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh. Trong việc giáo dục cho trẻ có sự tác động, ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh xã hội. Chính vì thế, cần gắn chặt từng bước việc học tập, sinh hoạt, giáo dục rèn luyện giá trị sống cho học sinh với thực tiễn cải tạo xã hội, xây dựng môi trường. Cần phải có sự thống nhất trong phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường - gia đình - xã hội để tránh xảy ra mâu thuẫn. Đó cũng là một con đường để giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh. 5.3. Về kinh phí, chúng ta cũng phải tạm chấp nhận hoàn cảnh kinh phí còn hạn hẹp việc sử dụng kinh phí giáo dục cho hiệu quả, ưu tiên những hoạt động giáo dục quan trọng. Có rất nhiều kỹ năng sống, giá trị sống cần dạy, trong điều kiện còn hạn chế, chúng ta phải sàng lọc lại những kỹ năng – giá trị nào cần được ưu tiên để triển khai ngay. 5.4. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh không chỉ giới hạn trong hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, mà phải được mở rộng trách nhiệm, được sự quan tâm và phối hợp thực hiện của gia đình, nhà trường và xã hội. 5.5. Cần tích cực “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, thì việc rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống đúng đắn cho học sinh bậc THPT là một trong nội dung thiết thực để xây dựng trường học thân thiện. Đây là cơ sở pháp lý để việc giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh bậc THPT được quan tâm nhiều hơn từ trước tới nay.

63


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân, Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010 2. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mĩ Lộc, Trần Văn Tính, Tâm lí học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 3. Đỗ Huy, Sự chuyển đổi các giá trị trong văn hoá Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993 4. Lê Đức Phúc, Giá trị và định hướng giá trị, Nghiên cứu giáo dục,1992 5. http://www.hoptactre.com/index.php/MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG 6. Http://vietbao.vn/tp/tu-duy-tich-cuc 7. Http://www.hcm.edu.vn/kynangsong 8. Thiết kế phiếu đánh giá theo phương pháp Anket

64


Phụ lục 1 PHIẾU HỎI Ý KIẾN VỀ HOẠT ĐỘNG GIỜ SINH HOẠT LỚP Các em học sinh thân mến! Để giúp tổ chức các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, chúng tôi muốn tham khảo ý kiến các em về một số vấn đề. Các câu hỏi này chỉ nhằm tham khảo ý kiến của các em để dùng cho mục tiêu nghiên cứu và sẽ không dùng vào việc gì khác, do đó sẽ không làm ảnh hưởng đến các em. Vì vậy, các em hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi thật đúng với những gì mình suy nghĩ và lựa chọn. Thông tin cá nhân: - Họ và tên: (Có thế không cần ghi)………………………………………….. - Học lớp: ………………………………Trường:…………………………….. - Năm sinh:………………………….Giới tính:……………………………. Em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống ứng với sự lựa chọn của mình hoặc viết trả lời câu hỏi. Câu 1: Nội dung giờ sinh hoạt lớp hiện tại ở lớp bạn đang học là để Mức độ Nội dung

Thường

Thỉnh

Rất ít

xuyên

thoảng

khi

Đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các bạn trong lớp Kiểm điểm các cá nhân vi phạm nội quy Thầy/ cô chủ nhiệm phổ biến kế hoạch tuần tới Tổ chức các hoạt động vui chơi Giáo dục đạo đức học sinh Giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống Câu 2: Bạn có hứng thú với nội dung giờ sinh hoạt lớp hiện tại ở lớp học của bạn không?

Không

65


Câu 3: Bạn có thích cách tổ chức giờ sinh hoạt hiện tại lớp học của bạn không?

Không

Câu 4: Theo bạn, có cần giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh trong thường THPT? Có

Không

Câu 5: Nếu thực hiện giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh thì theo bạn tổ chức vào lúc nào trong chương trình giáo dục THPT hiện nay? Giờ chào cờ

Giờ sinh hoạt

Một khung giờ khác

Câu 6: Bạn muốn được làm gì trong giờ sinh hoạt lớp? Lí do? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………..

66


PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH Để góp phần nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt, giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống trong chương trình giáo dục THPT giai đoạn 2018-2021. Xin anh ( chị) hãy vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào các ô vuông tương ứng với các câu trả lời phù hợp với ý kiến của anh ( chị) hoặc trả lời vào chỗ trống bên dưới. Xin chân thành cảm ơn! Thông tin cá nhân: Họ - tên :………………………………………Lớp:……………… Trường:………………………………….. Câu 1: Trong dạy học giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, anh (chị) thích giáo viên sử dụng những phương pháp và hình thức dạy học nào? Thuyết trình ( không đặt câu hỏi) Đàm thoại (đặt câu hỏi để SV trả lời) Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả Kết hợp vừa dạy thuyết trình vừa đặt câu hỏi. Sử dụng trò chơi trong dạy học Sử dụng linh hoạt nhiều hoạt động trải nghiệm Hình thức khác ……………………………………………………………… Câu 2: Anh (chị) cho biết khi giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, giáo viên có sử dụng linh hoạt nhiều hình thức, hoạt động trải nghiệm sáng tạo không? 

Rất thường xuyên

◻ Bình thường

ít khi

◻ Không bao giờ

Câu 3: Trong dạy học giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh, khi giáo viên sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học tích cực, các hoạt động trải nghiệm, anh (chị) cảm thấy: 

Rất thích, hào hứng tham gia

Thích 67


Bình thường

Căng thẳng, mệt mỏi sợ phải tham gia

Uể oải, chán nản.

Không quan tâm

Ýkiến khác:………………………………………………………………………… Câu 4: Mức độ giáo viên sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học tích cực, các hoạt động trải nghiệm trong dạy học giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống trong giờ sinh hoạt ở lớp của anh (chị) là: 

Quá nhiều

◻ Nhiều

◻ Vừa phải, hợp lý

Quá ít

◻ Không bao giờ tổ chức

◻ Ít

Câu 5: Thông qua việc sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học tích cực, các hoạt động trải nghiệm trong dạy học giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống trong giờ sinh hoạt có ảnh hưởng đến anh (chị) như thế nào? 

Rất nhiều

◻ Nhiều

◻ Vừa phải, hợp lý

Quá ít

◻ Không ảnh hưởng

◻ Ít

Câu 6: Anh (chị) đã biết đến những giá trị sống nào? Những kĩ năng sống nào? .................................................................................................................................................................... ……….………………………................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................

Câu 7: Anh (chị) học được những kĩ năng sống, giá trị sống nào thong qua hoạt động giáo dục trong giờ sinh hoạt mà GVCN đã tổ chức? .................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... .………………..………………………………......................................................................................... .................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh (chị)!

68


PHỤ LỤC CÁC VIDEO, TRANH ẢNH KÈM THEO https://drive.google.com/file/d/0B6YgN7BDp67cOU5aV1ZiQXJ5bUE/view https://www.youtube.com/watch?v=4kJvUDg8ck8 https://youtu.be/Hgs6RnAFYAg

69


LỜI CAM ĐOAN

Trên đây là nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của nhóm nghiên cứu xây dựng, viết, không sao chép nội dung của người khác!

Nghĩa Dân, ngày 3 tháng 4 năm 2017 Tác giả:

Nguyễn Thị Thiết Nguyễn Thị Huế

70


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THPT NGHĨA DÂN

Tổng điểm: 90

Xếp loại: A

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH – HIỆU TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

71


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.