di tích lịch sử nào gần nhất, có tác dụng làm cụ thể hóa kiến thức cơ bản cũng như có tác động mạnh mẽ đến người học nhất.
AL
+ Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Một trong những yêu cầu tối quan trọng của việc tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa
CI
phương đó là cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Khi tổ chức dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương, giáo viên cần tổ chức, điều khiển để việc học tập của học
OF FI
sinh được diễn ra trong môi trường các hoạt động của chính các em, trên cơ sở sự tích cực, chủ động của học sinh. Học sinh hoạt động và hoàn thành các sản phẩm của mình. Để làm được điều đó học sinh cần được giao nhiều trách nhiệm hơn nữa. Học sinh cần thực hiện quy trình: chuẩn bị cho hoạt động, tiến hành hoạt động, kết thúc hoạt động, đánh giá kết quả của hoạt động. Ví dụ, trước khi học bài nội khóa ở trên lớp, học sinh tự tìm hiểu tài liệu về di
ƠN
tích lịch sử ở địa phương thông qua việc khai thác tài liệu học tập từ nhiều nguồn, tìm hiểu qua nhân chứng lịch sử, tìm hiểu ý kiến của nhân dân. Các em có thể hoạt động cá nhân, nhóm hay tập thể để sưu tầm tài liệu. Khi đã có sản phẩm, học sinh có thể chủ động báo cáo,
NH
trình chiếu, trình diễn (nếu được chuyển thể sang các hoạt cảnh, các kịch bản...). Điều này thực sự mang lại niềm vui, sự hứng khởi cho các em. Những bài học với di tích lịch sử như vậy thêm thú vị, gần gũi bởi có công sức, sự đóng góp tích cực của chính học sinh.
Y
+ Biện pháp lựa chọn phải phù hợp, vừa sức với học sinh
QU
Tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương cần đảm bảo nguyên tắc vừa sức học sinh. Vì chỉ khi việc tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương phù hợp với trình độ, năng lực, tâm lí của học sinh thì mới đạt hiệu quả. Giáo viên không nên chọn vấn đề nghiên cứu của học sinh quá dễ hay quá khó. Tuy nhiên, tính “vừa sức” cần đặt trong trạng thái động,
M
chứ không phải trạng thái tĩnh. Vừa sức phải đồng thời tạo ra “sức”, vì việc giáo dục đạt
KÈ
hiệu quả tối ưu khi nó tập trung vào “vùng phát triển gần nhất” trong trí tuệ của học sinh. Một biện pháp có thể thích hợp với lớp học, cấp học này song có thể không phát huy tác dụng ở các lớp học và cấp học khác. Ví dụ, đối với việc tổ chức trải nghiệm tại di tích đền
Y
Hùng, giáo viên có thể áp dụng dạy hoc dự án kết hợp dạy học hợp đồn cho học sinh cấp 3. Song đối với học sinh cấp 2, giáo viên chỉ nên vận dụng tinh thần của hình thức dạy học này
DẠ
do trình độ, năng lực của các em. + Sử dụng kiến thức liên môn khi tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương Khi tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương, giáo viên cần sử dụng các kiến thức liên môn như Văn học, Địa lý... để hỗ trợ bài học. Ngoài ra, giáo viên cần sử dụng kiến thức