chuyển tiêu điểm đổi SỐ
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Một trong số những công cụ hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp là tự động hóa quy trình bằng robot (RPA), với nhiều lợi ích đáng xem xét để ứng dụng trong ngân hàng.
& ỨNG DỤNG
TRONG NGÂN HÀNG Thanh Huyền
RPA là gì và cách hoạt động? Tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation - RPA) là khái niệm chỉ robot phần mềm được lập trình để thay thế con người thực hiện các tác vụ cơ bản trên các ứng dụng, hệ điều hành hay hệ thống phần mềm...Chỉ mất vài tuần để đào tạo bằng cách ghi lại hoạt động của con người và dạy cho robot quy trình, luồng làm việc. Ví dụ, nếu bạn muốn nhờ RPA thực hiện một thao tác trên máy tính, RPA sẽ ghi nhớ các quy tắc thực hiện được gọi là kịch bản mô tả trình tự thao tác. Những lần sau đó, RPA sẽ thực hiện công việc này dựa trên kịch bản trước đó. Hoạt động này giống như việc hướng dẫn công việc cho một nhân viên mới. Kịch bản của RPA còn được gọi là “workflow” hoặc có thể dùng cách gọi đơn thuần là “robot”. Tiêu chí để áp dụng RPA đó là các thao tác phải được lặp đi lặp lại, có quy tắc nhất định (rule-based), dựa trên dữ liệu được số hóa và không cần đến phán đoán của con người.
32
Một công cụ RPA có thể được kích hoạt theo cách thủ công hoặc tự động, di chuyển hoặc điền dữ liệu giữa các màn hình, các vị trí được chỉ định, theo dõi kiểm tra tài liệu, thực hiện tính toán, thực hiện và kích hoạt các hoạt động. Ứng dụng RPA trong ngân hàng RPA có thể ứng dụng trong các ngành bảo hiểm, tài chính, mua sắm, cung ứng, kế toán, chăm sóc khách hàng và nhân sự. RPA có thể áp dụng hiệu quả với ngành ngân hàng do có nhiều công việc thủ công và lặp đi lặp lại, số lượng khách hàng và vận hành lớn, chi phí kỹ thuật và vận hành cao, nhu cầu duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên và liên tục. Hầu hết các quy trình nghiệp vụ của một ngân hàng khi có sự lặp lại và ít phải cần đến tư duy tình huống
Đầu tư Phát triển Số 288 Tháng 7. 2021
đơn lẻ thì đều có thể áp dụng RPA. Có ngân hàng tại Việt Nam đã tổ chức được 300 quy trình được tự động hóa ở tất cả các khối và thời gian triển khai chỉ trong khoảng 7 tháng. Theo thống kê của đội ngũ akaBot (FPT) - đơn vị đã cung cấp thành công giải pháp tự động hóa quy trình cho các ngân
Lợi ích của RPA Tận dụng RPA, các ngân hàng có thể đạt được mức tăng năng suất 35-50% với hàng nghìn giao dịch. Sau khi quy trình được chuẩn hóa và tạo thành một "workflow", robot có thể làm việc 24/7. Với RPA, chỉ cần cài đặt một lần, phần mềm robot có thể tái hiện lại công việc một cách chính xác, giảm tỷ lệ sai sót xuống dưới 1%. RPA góp phần giảm bớt thời gian làm việc, giảm làm thêm ngoài giờ của nhân viên, họ không cần đi làm vào ngày nghỉ. Ngân hàng có thể cắt giảm phí nhân công, tiết kiệm khoảng 25 - 50% thời gian và chi phí xử lý. RPA không chỉ tăng năng suất lao động mà còn là một trong những công cụ mạnh và thiết thực cho quá trình chuyển đổi số.