Nghiên tiêu điểm cứu trao đổi
KINH TẾ VĨ MÔ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021:
NỖ LỰC VƯỢT CHÔNG GAI, KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU KÉP
Hải Bình
Bức tranh kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục ghi nhận nhiều điểm sáng, thể hiện xu hướng phục hồi tiếp tục duy trì trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hai lần bùng phát. BỨC TRANH VĨ MÔ NHIỀU ĐIỂM SÁNG Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam phải đối mặt với 2 lần bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là làn sóng dịch thứ 4 từ ngày 27/4 đến nay, đã ảnh hưởng đáng kể tới các khu công nghiệp, tỉnh thành phố lớn; làm gián đoạn hoạt động sản xuất, gây áp lực lên các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt kết hợp với đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine tại các tỉnh thành phố lớn, khu vực dịch bệnh bùng phát mạnh, tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát, hoạt động kinh tế - xã hội từng bước được khôi phục. GDP 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng 5,64% so với cùng kỳ năm trước; cao hơn mức 1,81% (2020) và thấp hơn mức 6,76% (2019). Tính riêng Quý II/2021, tăng trưởng GDP đạt 6,61%, cao hơn mức 4,65% của Quý I/2021 và tương đương với mức 6,71% của Quý II/2019. Đây là kết quả khả quan trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp; cho thấy Việt Nam đang thực hiện khá tốt “mục tiêu kép”. Lạm phát tiếp tục trong tầm kiểm soát dù cung tiền và giá hàng hóa thế giới tăng cao. CPI bình quân và lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm lần lượt tăng 1,47%
44
và 0,87% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu do yếu tố giá cả. Hoạt động xuất, nhập khẩu duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh tác động mạnh đến các khu công nghiệp. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm ước đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020 nhờ sự tăng trưởng ở cả hai chiều nhập khẩu và xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 157,6 tỷ USD, tăng 28,4%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1%. Kết quả là, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt nhẹ
Đầu tư Phát triển Số 288 Tháng 7. 2021
1,5 tỷ USD. Đây là dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế do hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu và máy móc để phục vụ sản xuất. Đầu tư trực tiếp nước ngoài khởi sắc về vốn đăng ký mới và bổ sung. Đến hết ngày 20/6/2021, vốn FDI đăng ký ước đạt 15,27 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung tăng lần lượt là 13,2% và 10,6% so với cùng kỳ năm trước; giải ngân vốn FDI trong 6 tháng đầu năm đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Lãi suất và tỷ giá ổn định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Mặt