Trên đường phát triển
HỘI NGHỊ “DIÊN HỒNG”
VÀ KHÁT VỌNG CỦA NGƯỜI BIDV Trí Nghĩa
Thời gian như lửa thử vàng, 65 năm phát triển của BIDV là một hành trình dài với nhiều thành tựu và cả những khó khăn đã đúc kết nên một BIDV với 5 giá trị: Trí tuệ - Niềm tin - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Khát vọng. Trong hành trình ấy, người BIDV đã và đang nhiều lần chứng minh rằng: Khi bạn thật sự mong muốn, thật sự có “Khát vọng”, bạn đã có một sức mạnh to lớn để vượt qua hoàn cảnh và vững vàng tiến lên.
Cán bộ Ngân hàng Nhà nước cùng cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam chụp ảnh kỷ niệm với Đoàn cố vấn quốc tế sang giúp Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam về nghiệp vụ (thời kỳ 1981-1985)
Tồn tại hay không tồn tại?! Ra đời với sứ mệnh là ngân hàng chuyên trách việc cấp phát, quản lý toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư kiến thiết cơ bản, BIDV (tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam) đã góp phần xây dựng hàng loạt các công trình quốc kế dân sinh phục vụ kiến thiết quan trọng của đất nước. Những cái tên vang danh một thời như Đại thủy nông Bắc Hưng Hải - công trình đại thủy nông đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Nhà máy xi măng Hải Phòng, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân... hay Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam, cầu Chương Dương, Khu công nghiệp dầu khí
36
Vũng Tàu, Công ty Thép miền Nam... đều có đồng vốn của BIDV góp sức. Tuy nhiên, một khúc ngoặt quan trọng đã xảy ra. Ngày 08/11/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 654/QĐ-TTg chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn từ BIDV sang Bộ Tài chính, thành lập Tổng cục Đầu tư Phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển) để quản lý. Ngày 18/11/1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 293/QĐNH9 về việc điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, BIDV được chia tách cả về tiền vốn, tài sản, nhân lực và thực sự bước vào hoạt động thương mại. Đây là một “cú sốc” với những người BIDV năm ấy khi hệ thống
Đầu tư Phát triển Số 300 Tháng 8. 2022
phải đương đầu với những thách thức vô cùng to lớn: Một là, vấn đề vốn. Ngoài nguồn vốn đã cho vay nằm ở các công trình đầu tư dở dang và một ít vốn điều lệ được cấp, vốn kinh doanh của BIDV rất ít ỏi. Để có vốn hoạt động thì phải duy trì được nhóm khách hàng truyền thống và huy động mọi nguồn vốn trong xã hội. Hai là, tổ chức và mạng lưới, kênh phân phối sản phẩm của BIDV còn hẹp nên việc triển khai các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm tín dụng có các điểm giao dịch tại khu vực đông dân cư, khu trung tâm và khách hàng không thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản là tương đối khó khăn. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông Nghiệp... đều được thừa hưởng mạng lưới sẵn có từ Ngân hàng Nhà nước. Ba là, vấn đề công nghệ và sản phẩm ngân hàng. Hoạt động của BIDV từ trước đến nay gần như là chỉ “độc canh” tín dụng đầu tư ưu đãi bằng vốn ngân sách và theo danh mục kế hoạch Nhà nước. Các sản phẩm bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế đã mở ra nhưng công nghệ còn thô sơ, lạc hậu. Bốn là, vấn đề thị trường và khách hàng. Mặc dù BIDV đã chuyển sang hoạt động thương mại nhưng thị trường còn eo hẹp, khách hàng chưa đa dạng. Các doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa thể thích nghi với cơ chế thị trường. Những khách hàng doanh nghiệp còn ở lại với BIDV chủ yếu là khối khách hàng xây lắp truyền thống. Năm là, vấn đề kỹ năng và trình độ cán bộ. Đây là một khó khăn rất lớn bởi đa số cán bộ còn thiếu kiến thức về thị trường và kinh doanh ngân hàng. Các cẩm nang công nghệ, kỹ năng làm việc theo mô hình ngân