Nhịp đập thị trường
Ngành Ngân hàng: Đoàn kết, kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển
Hà An
2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 của đất nước. Để vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP với mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN, với mục tiêu thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2022 nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống.
12
Đầu tư Phát triển Số 295 Tháng 3. 2022
Lửa thử vàng, gian nan thử sức Tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo không đồng đều, chưa vững chắc, có thể thấp hơn năm 2021; áp lực lạm phát, rủi ro thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân giảm sút. Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong phát triển kinh tế - xã hội. Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng còn tiềm ẩn nếu dịch bệnh không được kiểm soát hiệu quả. Thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, tác động ngày càng nặng nề... Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn theo tinh thần chủ đề điều hành: "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển". Chính phủ yêu cầu tất cả các Bộ, ngành, đơn vị nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, biến thách thức thành cơ hội; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; khắc phục hạn chế, yếu kém; thực hiện thành công, toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, tạo nền tảng vững chắc để phát triển bền vững. Về kinh tế, Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện ba trọng tâm: khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động mọi nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược. Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế... Năm 2022, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6 - 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7 - 8%; tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 35% GDP.