Nghiên cứu trao đổi
Tài chính bền vững
Xu hướng tất yếu
và cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam Phương Anh - Ngọc Anh (tổng hợp)
Trong bối cảnh trái đất nóng lên, thường xuyên xảy ra các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, cực đoan, biến đổi khí hậu đang là chủ đề “nóng” được toàn thế giới quan tâm. Khi nhận thức về biến đổi khí hậu ngày càng được nâng cao thì vai trò của tài chính bền vững cũng được chú trọng như một đòn bẩy, thúc đẩy các hành động vì khí hậu và giải quyết các thách thức về tính bền vững. Tăng trưởng vượt bậc trên thị trường quốc tế Ủy ban Châu Âu định nghĩa tài chính bền vững là quá trình cân nhắc tích hợp những yếu tố môi trường (environmental), xã hội (social) và quản trị (governance) - gọi tắt là ESG - khi đưa ra quyết định đầu tư trong lĩnh vực tài chính. Sự tích hợp này giúp gia tăng các khoản đầu tư dài hạn vào các hoạt
46
Đầu tư Phát triển Số 295 Tháng 3. 2022
động và các dự án kinh tế có tính bền vững. Tài chính bền vững đã trở thành một phong trào được dẫn dắt bởi các cơ quan quản lí, các nhà đầu tư và các nhà quản lí tài sản và ngân hàng trên toàn cầu. Giống như các danh mục sản phẩm tài chính thông thường, danh mục sản phẩm tài chính bền vững cũng rất phong phú, đa dạng, bao gồm các công cụ vốn, công cụ nợ, công cụ chia sẻ rủi ro, các khoản viện trợ không hoàn lại, công cụ hỗn hợp và các công cụ tài chính thay thế. Trong đó, trái phiếu/khoản vay Xanh - Green Bond/Loan chiếm đa số, đặc biệt là tài trợ các dự án năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng. Tài chính bền vững là xu thế diễn ra rất mạnh mẽ trong 2 năm gần đây trên thị trường nợ toàn cầu. Tổng giá trị thị trường nợ (trái