Nghiên cứu trao đổi
động lực
tăng trưởng kinh tế năm 2022 Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV
Trên cơ sở phân tích bức tranh kinh tế 8 tháng đầu năm, kịch bản tăng trưởng và lạm phát 2022, Phòng Nghiên cứu Kinh tế (Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV) kiến nghị 6 động lực cho phát triển kinh tế trong năm 2022.
Hoạt động bán lẻ 8 tháng đầu năm 2022 phục hồi mạnh mẽ
Công nghiệp chế biến - chế tạo là một trong những động lực tăng trưởng của kinh tế
BỨC TRANH KINH TẾ 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 Sau đợt Covid-19 lần thứ tư bùng phát mạnh từ tháng 04/2021, kinh tế Việt Nam dần hồi phục từ quý IV/2021 và bứt phá mạnh mẽ từ đầu năm 2022 đến nay; được các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; tạo được niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. Kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng hồi phục mạnh mẽ, với nhiều điểm sáng: dịch bệnh vẫn được kiểm soát; sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng tốt (gần 10% so với cùng kỳ năm 2021); hoạt động bán lẻ tiếp tục phục hồi, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm trước.
36
Bên cạnh đó, hoạt động xuất, nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng tích cực: Xuất khẩu tăng 17,4%, nhập khẩu tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước; giải ngân FDI tăng 10,5% - mức cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua; thu ngân sách tăng 19,4% nhờ kinh tế phục hồi; lãi suất và tỷ giá chịu áp lực tăng song vẫn trong tầm kiểm soát; hoạt động doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ. Việt Nam cũng được các tổ chức quốc tế uy tín như WB, IMF, UNCTAD, ADB… và nhiều tổ chức khác dự báo nâng triển vọng tăng trưởng GDP lên 6,7-7,5% trong năm 2022. Gần đây nhất, ngày 10/8/2022, Moody’s dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt
Đầu tư Phát triển Số 301 Tháng 9. 2022
8,5% trong năm nay, mức cao nhất ở châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với các khó khăn, thách thức chính khi rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn hiện hữu; giải ngân đầu tư công và một số cấu phần của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội triển khai còn chậm; áp lực lạm phát ở mức cao; nợ xấu tiềm ẩn… KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG VÀ LẠM PHÁT 2022 Kịch bản cơ sở dựa trên: (1) Bối cảnh quốc tế không diễn biến xấu đi so với hiện nay, song các cuộc khủng hoảng địa chính trị chậm được giải quyết dứt điểm, an ninh năng lượng và lương thực vẫn được duy trì song bấp bênh, nhu cầu tiêu dùng, đầu tư trên thế giới chưa phục hồi khi áp lực lạm phát vẫn cao, lãi suất tăng, giá cả hàng hóa không giảm; (2) Tình hình trong nước dịch bệnh được kiểm soát tốt; lạm phát, giá cả được kiểm soát, không để xảy ra những cơn sốt thiếu nguồn cung hàng hóa; hoạt động lao động - sản xuất của người dân