Nghiên cứu trao đổi
Những bước đi kiên định TRONG BỐI CẢNH NHIỀU BIẾN ĐỘNG Hà An
Trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và hàng loạt Ngân hàng Trung ương các nước liên tục tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng vừa quyết định tăng lãi suất điều hành. NHNN cũng đã có những động thái quyết liệt nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế...
Tăng lãi suất điều hành - bước đi hợp lý và có trách nhiệm Ngày 22/9/2022, FED quyết định tăng lãi suất thêm 0,75% và sau 05 lần điều chỉnh tăng lãi suất, đưa lãi suất điều hành (federal funds rate) lên mức 3-3,25%/năm, đồng thời FED dự báo tiếp tục tăng lãi suất và duy trì trên 4%/năm sau năm 2023 để kiềm chế lạm phát; chỉ số USD tăng cao kỷ lục so với nhiều năm trở lại đây. Việc FED liên tục gia tăng lãi suất đã kích hoạt động thái tương tự ở một loạt Ngân hàng
38
Trung ương trên thế giới. Động thái tăng lãi suất của FED cũng khiến nhiều đồng tiền giảm giá mạnh so với đô la Mỹ. Lũy kế từ cuối năm 2021 tới 20/09/2022, so với USD, Yên Nhật (JPY) giảm 25,18%, Won (KRW) giảm 17,57%, Nhân dân tệ (CNY) giảm 10,9%, Euro (EUR) giảm 13,49%, Bảng Anh (GBP) giảm 20,02%... Trong khi đó, từ đầu năm 2022 đến nay, theo tính toán của giới chuyên môn VND mới mất giá khoảng 4,2%. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở, hơn 90%
Đầu tư Phát triển Số 301 Tháng 9. 2022
nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho xuất khẩu đều phải nhập khẩu. Do đó, việc để đồng VND mất giá lớn sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu, tác động đến mặt bằng giá trong nước. Do đó, theo ông Phạm Chí Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN: Ưu tiên lớn nhất trong điều hành chính sách tiền tệ là phải cố gắng giữ tỷ giá ổn định, từ đó hạ nhiệt lạm phát. Nhưng về nguyên lý, không thể cùng lúc ổn định lãi suất và tỷ giá. Khi FED tăng nhanh, mạnh lãi suất với tốc độ tăng cao