Nghiên cứu trao đổi
Khơi thông nguồn lực tài chính
Cho kinh tế tuần hoàn Việt Nam Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV
Kinh tế tuần hoàn (circular economy) dựa trên nguyên lý “phục hồi và tái tạo” là sự lựa chọn tất yếu của toàn cầu và Việt Nam, nhằm khắc phục những nhược điểm của mô hình kinh tế truyền thống, giải quyết những thách thức nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển kinh tế xanh, bền vững. Vậy có những giải pháp gì để khơi thông các nguồn lực tài chính cho kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam? đạt 39,4 tỷ USD và tài chính liên kết bền vững đạt 39 tỷ USD. Thị trường trái phiếu bền vững của ASEAN có 5 đặc trưng nổi bật, cụ thể: (i) quy mô phát hành trái phiếu xanh của doanh nghiệp phi tài chính chiếm tỷ trọng lớn (79%); trái phiếu Chính phủ, chính quyền địa phương, tổ chức tài chính chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (8-12%); 65% giá trị trái phiếu xanh trong lĩnh vực xây dựng và năng lượng; (ii) tỷ trọng thị trường công cụ nợ xanh và công cụ nợ liên kết bền vững của ASEAN khá khác biệt giữa các quốc gia ASEAN-6; (iii) thị trường công cụ nợ bền vững bao gồm cả tín dụng và trái phiếu; (iv) chưa ước tính đầy đủ được thị trường vốn nợ của một số nước như Việt Nam, Campuchia do quy mô còn nhỏ, thiếu số liệu thống kê; (v) chưa bao gồm tài chính cho “kinh tế nâu” và chuyển từ “nâu” sang “xanh”. Kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu, mang lại nhiều lợi ích
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp khá đa dạng như nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, vốn ngân sách trung ương và địa phương; vốn tự có của doanh nghiệp; vốn từ đầu tư nước ngoài; vốn tín dụng ngân hàng. Trong đó, nguồn vốn từ trái phiếu và quỹ đầu tư bền vững chiếm tỷ trọng lớn nhất; vốn tín dụng xanh còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị thị trường tài chính bền vững và chưa được thống kê đầy đủ.
40
Kinh nghiệm của ASEAN: Theo Climate Bonds (2022), thị trường trái phiếu bền vững của ASEAN-6 có sự tăng trưởng mạnh mẽ và lập kỷ lục năm 2021. Trong đó, trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và bền vững đạt 24 tỷ USD, tăng 76,5% so với năm 2020 (riêng trái phiếu xanh và tín dụng xanh là 15,4 tỷ USD) và tài chính liên kết bền vững (bao gồm trái phiếu liên kết bền vững và tín dụng liên kết bền vững) đạt 27,5 tỷ USD, gấp 3,2 lần năm 2020, gấp 1,8 lần tài chính xanh. Lũy kế đến hết năm 2021, tổng giá trị thị trường tài chính xanh của ASEAN-6
Đầu tư Phát triển Số 301 Tháng 9. 2022
THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM Việt Nam đang rất quan tâm và bắt đầu bước vào kỷ nguyên kinh tế tuần hoàn. Quyết định 687/QĐ-TTg ngày 07/06/2022 về “Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” là bước ngoặt quan trọng đẩy mạnh ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế. Các nguồn lực tài chính đã và đang được huy động một cách tích cực, hiệu quả cho các doanh nghiệp và các hoạt động sản xuất, kinh doanh “xanh”. Trái phiếu bền vững: Theo Climate Bonds và HSBC (2021), quy mô thị trường nợ bền vững, quy mô trái phiếu xanh, xã hội và bền