ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Sự sinh trưởng của chủng này trong các điều kiện khác nhau được đánh giá thông qua hàm lượng H2S tạo thành (xác định bằng phương pháp chuẩn độ Iôt). 2.2.6. Thiết kế mô hình khảo sát khả năng xử lý nước bị nhiễm phèn sắt của vi khuẩn khử sulfate (SRB) ở quy mô phòng thí nghiệm
Hình 2.11: Mô hình xử lý nước nhiễm phèn sắt ở quy mô phòng thí nghiệm. (1) Ngăn điều hòa chứa nước nhiễm phèn sắt đầu vào (2) Ngăn xử lý nước nhiễm phèn sắt bằng vi khuẩn SRB (3) Ngăn lắng chứa nước đầu ra sau khi xử lý • Nguyên vật liệu: - Nguồn nước bị nhiễm phèn sắt: được lấy tại xã Hòa Nhơn-Hòa Vang-Đà Nẵng với các đặc điểm lý hóa như sau: - pH = 3.8 - Nồng độ sắt : [Fe2+] = 57 mg/l - Nồng độ sulfide: [H2S] = 45.7mg/l - Gía thể: phoi bào được lót dưới đáy của bể xử lý. - Nguồn vi sinh vật: Dịch làm giàu vi khuẩn SRB sau lần cấy truyền thứ 2. • Nguyên lý hoạt động: Nước bị nhiễm phèn sắt được cho vào ngăn điều hòa số 1 để làm lắng một số cặn sỏi, cát có trong nước. Sau đó nước bị nhiễm phèn sắt được chuyển sang ngăn thứ 2 có chứa sẵn một lớp phoi bao phía dưới, đồng thới bổ sung dịch làm giàu vi khuẩn SRB sau lần cấy truyền thứ 2 vào. Ủ trong điều kiện kỵ khí trong vòng 8 ngày. 2.2.6.1. Khảo sát sự thay đổi pH của nước bị nhiễm phèn sắt qua quá trình xử lý bằng vi khuẩn SRB SVTH: TRỊNH THỊ MỸ HẠNH
Trang 28