Nhịp tiêu điểm đập thị trường
Tầm quan trọng của Văn hóa kiểm soát rủi ro ở các Định chế tài chính Tổng hợp và biên dịch: Tuệ Minh
Văn hóa của mỗi tổ chức là khác nhau và không có một giải pháp chung về cách một tổ chức quản lý và kiểm soát rủi ro. Do đó, văn hóa kiểm soát rủi ro phải phù hợp với chiến lược của tổ chức, mô hình kinh doanh, quy trình và khẩu vị rủi ro. Văn hóa kiểm soát rủi ro là gì? Văn hóa kiểm soát rủi ro (KSRR) là các giá trị, chuẩn mực về kiểm soát rủi ro được thừa nhận, phổ biến rộng rãi trong toàn tổ chức, bao gồm: nhận thức về rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro, hoạt động quản lý, kiểm soát rủi ro, và được biểu hiện thành các hành vi, ứng xử có tính hệ thống từ lãnh đạo các cấp đến từng nhân viên. Dù là doanh nghiệp nào, khu vực tư hay khu vực công, thì đều không thể bỏ qua văn hóa kiểm soát rủi ro. Bản chất hoạt động của các định chế tài chính (ĐCTC) khác biệt với các hình thức doanh nghiệp khác, do đó cần có chế độ quản lý, kiểm soát rủi ro chặt chẽ, nhất quán. Các cơ quan quản lý đều yêu cầu các ĐCTC thiết lập các bộ phận quản trị, kiểm soát tuân thủ và rủi ro mạnh nhằm giảm xung đột lợi ích giữa các bên liên quan. Tuy nhiên, mặc dù đã có các quy định về kiểm tra giám sát, ban lãnh đạo vẫn có thể đưa ra các quyết định (cá nhân hoặc tập thể) có thể gây tổn thất nặng nề cho tổ chức hoặc thậm chí dẫn đến thất bại. Lịch sử của các ĐCTC chứng kiến nhiều thất bại về các hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, ngay
20
cả ở các quốc gia và thị trường phát triển và đang phát triển. Các cuộc khủng hoảng tài chính trong quá khứ cho thấy một số ĐCTC đã chịu những tổn thất lớn hoặc thậm chí thất bại do các quyết định ‘thực thi’ (không được bộ phận kiểm soát rủi ro kịp thời phát hiện) có quá nhiều rủi ro và vượt quá năng lực/ khẩu vị rủi ro của tổ chức. Các vụ bê bối trên khắp thế giới cho thấy các nhân viên ngân hàng tham gia các hoạt động cho vay mang tính phân biệt đối xử, chấp nhận rủi ro quá mức, thói quen giao dịch vô nguyên tắc, thao túng thị trường và một số hoạt động khác đã khẳng định sự thiếu hụt về đạo đức của nhân viên là chỉ báo của một nền văn hóa doanh nghiệp và kiểm soát rủi ro kém. Năm 1995, Barings Bank (Anh) phá sản sau 233 năm hoạt động. Là Giám đốc giao dịch và Giám đốc kinh doanh tại Barings Bank, Leeson đã khiến Barings Bank thua lỗ 1,4 tỷ đô la khi đặt cược vào chỉ số tương lai của Nikkei 225. Thay vì phòng vệ vị thế của mình, Leeson đánh cược, đầu cơ vào các hợp đồng tương lai, theo đó, người bán quyền chọn có lợi nhuận khi thị trường ít biến động hơn so với dự báo và thua lỗ khi thị trường biến động mạnh. Tuy
Đầu tư Phát triển Số 286 Tháng 5. 2021
nhiên, ngày 17/01/1995, trận động đất tại Kobe, Nhật Bản đã khiến cho thị trường chứng khoán Nhật Bản tụt dốc không phanh, dẫn đến thua lỗ. Leeson tiếp tục đầu tư vào các hợp đồng tương lai khác, tuy nhiên tình hình thực tế không đúng như ông dự đoán. Tổng cộng khoản lỗ do Leeson gây ra là 827 triệu bảng Anh, lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu của Barings là 440 triệu bảng Anh. Một nguyên nhân nữa đó là Leeson đồng thời tham gia vào công việc kinh doanh và kiểm soát. Theo nhiều nhà phân tích, vụ Nick Leeson xảy ra có phần lớn là do những khiếm khuyết trong cung cách quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Barings. Báo cáo của chính quyền Singapore cũng phê phán nặng nề hệ thống quản lý của Ngân hàng Barings, lưu ý rằng các nhà quản lý cấp cao của ngân hàng phải biết rõ hành vi của cán bộ dưới quyền chứ không thể để cho nhân viên tự tung tự tác và thoái thác trách nhiệm. Hiện tại, các ĐCTC trên khắp thế giới đang đầu tư mạnh mẽ để cải thiện mô hình quản lý rủi ro và xây dựng lại các quy trình và cơ cấu giám sát nhằm kịp thời phát hiện và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, không mô hình quản lý rủi ro nào có