Nghiên tiêu điểm cứu trao đổi
Lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng
Nhiều thủ đoạn mới
Thời gian gần đây, các đối tượng tội phạm ngày càng có nhiều thủ đoạn mới nhắm đến khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. BIDV khẳng định luôn đảm bảo an toàn và bảo mật tối đa cho khách hàng. Tuy nhiên, để đề phòng rủi ro, tránh bị các đối tượng xấu lừa đảo, BIDV cũng đã đưa ra nhiều cảnh báo để khách hàng cảnh giác với các hình thức gian lận, lừa đảo. Cẩn trọng với những tình huống lừa đảo mới 1. Mạo danh ngân hàng Tình huống 1: Đối tượng gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng đến khách hàng (tin nhắn gửi từ đầu số lạ hoặc mạo danh thương hiệu ngân hàng, được nhận, lưu trong cùng mục với các tin nhắn của ngân hàng trên điện thoại di động của khách hàng) để thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, đang bị trừ phí... hướng dẫn khách hàng ấn vào đường link trong tin nhắn để cung cấp thông tin xác thực. Thực chất đây là đường link giả mạo. lừa đảo để khách hàng tiết lộ thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản. Tình huống 2: Đối tượng chuyển một khoản tiền nhỏ vào tài khoản của khách hàng; sau đó mạo danh ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn (hiển thị tên thương hiệu của ngân hàng) cho khách hàng thông báo giao dịch chuyển tiền bị treo và yêu cầu khách hàng truy cập đường link trong tin nhắn để tra soát giao dịch, xác nhận thông tin, mở khóa lệnh chuyển tiền… nhằm lừa đảo khách hàng cung cấp thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử (tên truy cập, mật khẩu, OTP) và chiếm đoạt tài khoản của khách hàng. Tình huống 3: Đối tượng chuyển tiền vào tài khoản khách hàng, sau đó giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho khách hàng báo có người chuyển nhầm vào tài khoản khách hàng, hướng dẫn
58
Minh họa một số tin nhắn giả mạo, tuyệt đối không click đường link này.
khách hàng thủ tục hoàn trả bằng cách ấn vào đường link và điền thông tin cá nhân, sau đó chiếm đoạt tài khoản của khách hàng. Tình huống 4: Đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại cho khách hàng với lý do kiểm tra số dư và giao dịch của khách hàng. Theo đó, sau khi đọc tên khách hàng và 6 số đầu tiên của thẻ ATM, đối tượng yêu cầu khách hàng đọc nốt dãy số còn lại trên thẻ để xác nhận chủ thẻ; sau đó thông báo
Đầu tư Phát triển Số 289 Tháng 8. 2021
ngân hàng sẽ gửi tin nhắn cho khách hàng và yêu cầu khách hàng đọc mã 6 số trong tin nhắn (thực chất là OTP để thực hiện giao dịch trực tuyến). Trường hợp khách hàng thực hiện theo yêu cầu của đối tượng sẽ gặp rủi ro mất tiền trong tài khoản. Tình huống 5: Đối tượng sử dụng website, zalo có hình ảnh logo BIDV, hình ảnh phòng giao dịch, hội thảo tư vấn của ngân hàng…thậm chí hình ảnh của nhân viên BIDV để liên hệ với khách hàng, giới thiệu các gói vay hay tiền gửi hấp dẫn. Sau đó, đối tượng yêu cầu khách hàng cần nộp một khoản phí để được hưởng ưu đãi. 2. Lừa gạt đánh cắp dữ liệu cá nhân Tình huống 1: Các đối tượng có thể lập trang web giả mạo để tiếp nhận và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhằm thu thập thông tin, lịch sử giao dịch và tài khoản của khách hàng, phục vụ cho việc lừa đảo, gian lận. Tình huống 2: Đối tượng mạo danh nhân viên nhà mạng liên hệ và đề nghị hỗ trợ chuyển sim 3G lên 4G qua điện thoại và hướng dẫn cú pháp để chuyển đổi. Trên thực tế, đây là cú pháp yêu cầu chuyển đổi từ sim 3G của khách hàng lên sim 4G của đối tượng lừa đảo nhằm chiếm đoạt quyền kiểm soát điện thoại cá nhân của khách hàng. Trường hợp khách hàng đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử và nhận thông tin giao dịch, mã OTP qua số điện thoại này sẽ có rủi ro mất tiền trong tài khoản.