Trên tiêu đường điểm phát triển
Năm 2020 được xem là năm chuyển đổi số mạnh mẽ nhất trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, là năm bản lề để Việt Nam tự tin đặt mục tiêu tầm nhìn đến năm 2030 trở thành quốc gia số. Dịch bệnh COVID-19 là một thảm họa cho nhân loại nhưng cũng là một cơ hội đặc biệt thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam. Hòa theo xu thế chuyển đổi này, ngành ngân hàng là ngọn cờ đầu thúc đẩy chuyển đổi số, và trong đó BIDV tự hào đóng góp một phần đáng kể, với chiến lược tiên phong về chuyển đổi số và khát vọng thay đổi để dẫn đầu.
CHUYỂN ĐỔI SỐ
2020
VÀ LỘ TRÌNH
Dữ liệu giao dịch trên kênh số được theo dõi hàng ngày trên Dashboard của Trung tâm Ngân hàng số
Từ định hướng chiến lược đến kết quả chuyển đổi số trong năm 2020 Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện. Chuyển đổi số chỉ thành công khi trở thành chiến lược cốt lõi, thay vì nỗ lực riêng biệt, chuyển đổi số phải bao trùm mọi hoạt động, mọi bước đi của tổ chức. Tại BIDV, chiến lược và tầm nhìn chuyển đổi số được Hội đồng Quản trị xác định từ sớm, lấy công nghệ và Ngân hàng số làm một trong 3 trụ cột phát triển BIDV đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. Chiến lược số hóa BIDV được xác định cấu thành bởi 04 trụ cột và tập
20
trung vào 08 phương diện chiến lược bao trùm mọi hoạt động của ngân hàng: i) Số hóa toàn diện 360 độ: Khách hàng và thị trường, Kênh và sản phẩm, Quy trình và vận hành, Công nghệ; ii) Kiện toàn hệ sinh thái đa dạng với các đối tác thuộc các lĩnh vực và các công ty Fintech, đáp ứng các nhu cầu tài chính và phi tài chính của khách hàng; iii) Đổi mới văn hóa công nghệ, tập trung thúc đẩy văn hóa dựa trên các yếu tố nhanh nhẹn, cởi mở, học hỏi, sáng tạo và ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu; iv) Xây dựng đội ngũ và phương thức quản trị mới làm chủ tương lai số. Với tầm nhìn rõ ràng, cụ thể, chiến lược đầu tư chuyển đổi số mạnh mẽ
Đầu tư Phát triển Số 283 Tháng 1+2. 2021
và toàn diện, sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo và các cấp Lãnh đạo phụ trách hoạt động kinh doanh ngân hàng số, năm 2020, BIDV đã đạt được những thành tựu chuyển đổi số cả về chất và lượng. Các kênh số và tự phục vụ năm 2020 đã chiếm tới 87% tổng giao dịch toàn hàng, trong đó riêng qua kênh mobile banking chiếm 52% tổng giao dịch toàn hàng, đưa tỷ trọng các giao dịch xử lý tại quầy giảm xuống còn 13%. Đặc biệt, số lượng người dùng cá nhân qua kênh mobile (Smartbanking) tăng trưởng 54%, khách hàng doanh nghiệp sử dụng kênh số (iBank) tăng 60% so với năm 2019, đạt tỷ lệ cao nhất so với các năm trước đó. Nếu tính gộp cả KHCN và KHDN, trong năm 2020 đã xử lý gần 4 triệu tỷ đồng qua kênh số, tăng gần 100% so với năm 2019. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số của BIDV được phát triển mới, nâng cấp Đối với khách hàng cá nhân, hệ thống Smartbanking ngày càng được hoàn thiện và bổ sung nhiều tính năng tiện ích, hiện nay đã trở thành hệ thống giao dịch chính, đầy đủ tính năng phục vụ. Nhiều dịch vụ sáng tạo cũng như các dịch vụ của đối tác được triển khai trên kênh giao dịch này nằm xây dựng hệ sinh thái giữ chân khách hàng như dịch vụ Smartbanking trên đồng hồ thông minh Apple watch, chức năng trợ lý ảo hỗ trợ giao dịch bằng giọng nói, dịch vụ thanh toán QR, mini game, tích lũy điểm thưởng cũng như các dịch vụ phi ngân hàng: đặt vé tàu, xe, máy bay, vé xem phim, đặt phòng khách sạn, mua sắm…