Nhịp sống
“Cần tăng tốc hợp tác BIDV - Hana để tạo nên sức mạnh phát triển” Thu Hiền (thực hiện)
Trước thềm năm mới, phóng viên Đầu tư Phát triển đã có dịp gặp gỡ ông Sung Ki Jung - Thành viên Ban điều hành BIDV - và được chia sẻ khá nhiều điều thú vị... Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho Đầu tư Phát triển! Trước hết, ông có thể chia sẻ đôi nét về bản thân mình cùng độc giả? Xin chào quý độc giả! Tôi bắt đầu làm việc tại Hana Bank từ năm 1993. Trong khoảng 10 năm, luân chuyển qua 5 chi nhánh tại Hàn Quốc, tôi đã đảm nhận hầu khắp các mảng nghiệp vụ như huy động vốn, tín dụng, xuất nhập khẩu, ngoại hối… Sau đó, tôi chuyển về công tác tại Bộ phận kế hoạch/đánh giá khách hàng doanh nghiệp của Trụ sở chính và được cử sang làm việc tại nước ngoài, cụ thể là chi nhánh Singapore (3 năm) và Văn phòng đại diện Indonesia (4 năm rưỡi). Sau đó, tôi trở về Hàn Quốc và phụ trách công tác tại Bộ phận Kinh doanh và đầu tư toàn cầu của Trụ sở chính và Tập đoàn. Có thể nói tôi đã được trải nghiệm đa dạng các vị trí công việc khác nhau tại Trụ sở chính và các chi nhánh trong, ngoài nước. Hơn 1 năm trực tiếp tham gia vào hoạt động của BIDV, ông có thể đánh giá về những thế mạnh và những điểm BIDV cần điều chỉnh để trở nên hiệu quả hơn? Là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam, BIDV có một nền tảng vững chắc về quy mô tài sản, lượng khách hàng, thương hiệu uy tín trên thị trường… Qua thời gian công tác thực tế tại đây, tôi thấy rằng BIDV là một tổ chức có nhân sự
60
Ông Sung Ki Jung
trẻ trung và nhiều tiềm năng phát triển. Ngoài ra BIDV có một lợi thế lớn khi tất cả các thành viên của hệ thống luôn suy nghĩ và gắn kết như một đại gia đình bằng các hoạt động đoàn thể và công tác an sinh xã hội. Đối với những mặt BIDV cần cải thiện để phát triển hơn, tôi chỉ xin đề cập 3 điểm như sau: Thứ nhất là cải thiện các kênh trao đổi trong công việc. Tôi nghĩ rằng các quy định liên quan đến nghiệp vụ, quản lý tổng hợp các thông tin chung cũng như các thủ tục và quy trình phê duyệt cần được cải thiện để thực hiện một cách hiệu quả hơn. Tôi cho rằng không chỉ riêng hệ thống công nghệ vật lý, mà việc hình thành văn hóa trao đổi phối hợp giữa các thành viên trong hệ thống về lâu dài sẽ là một yếu tố cạnh tranh rất quan trọng của ngân hàng. Qua đó, tốc độ xử lý công việc và năng suất lao động sẽ được nâng cao. Thứ hai, tôi nghĩ rằng do đặc thù của ngành ngân hàng, công tác tiếp thị khách hàng nhất định phải thực hiện dựa trên cơ sở quản lý rủi ro. Hiện nay, tôi biết rằng BIDV đang
Đầu tư Phát triển Số 283 Tháng 1+2. 2021
nỗ lực rất nhiều để nâng cao hiệu quả và chuyên môn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Tôi hy vọng rằng văn hóa tiếp thị khách hàng gắn liền với công tác quản lý rủi ro sẽ được cải thiện hơn nữa để ăn sâu vào suy nghĩ và hành động của mỗi nhân viên. Cuối cùng, trong thời đại 4.0 với sự phát triển của công nghệ thông tin, môi trường kinh doanh của ngân hàng đang có rất nhiều thay đổi. Vì vậy, tất cả các ngân hàng đang nỗ lực để thực hiện chuyển đổi số (Digital Transforamation). Theo cá nhân tôi, triển khai số hóa (digitalization) là một quá trình mà người sử dụng có thể dễ dàng hiểu và vận dụng công nghệ bằng cách xây dựng hệ thống giúp tiếp cận dễ dàng và đơn giản (Easy & Simple), sử dụng nhanh chóng và thông minh (Speedy & Smart). Như tôi đã nói trước đó, vì BIDV đã có sẵn một nền tảng vững chắc, nên nếu BIDV hoàn thành công tác chuyển đổi số (Digital Transforamation) sớm hơn so với các ngân hàng khác, BIDV sẽ còn phát triển vượt bậc, không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn khẳng