1.2.2.3. Quá trình hình thành năng lực Để hình thành năng lực cho học sinh, Dirk Schnekenberg và Johannes (2006) đã mô hình hoá các nét đặc trưng đại diện cho một chuỗi các nhân tố ảnh hưởng tương ứng đến sự hình thành năng lực trong quá trình thực hiện hành động. Theo các tác giả, có một quy trình có tính chu kì, trong đó những nhân tố này được kết nối vào quá trình hình thành năng lực và mỗi giai đoạn đều có sự phụ thuộc vào giai đoạn trước đó. Các bước tiến hành hình thành năng lực gồm: - Tiếp nhận thông tin - Xử lí thông tin (sự hiểu biết, kiến thức của người học) - Áp dụng, vận dụng kiến thức (khả năng của người học) - Thái độ và hành động - Sự kết hợp đầy đủ các yếu tố trên để tạo thành năng lực Kết hợp 5 bước tiến hành trên, năng lực học sinh sẽ được tạo thành. Nhiều năng lực kết hợp với nhau cùng với kinh nghiệm của bản thân người học sẽ tạo thành năng lực nghề nghiệp. - Tính trách nhiệm biểu hiện ở sự chuyên nghiệp - Kết hợp năng lực với kinh nghiệm, trách nhiệm biểu hiện cho năng lực nghề.
1.2.3. Dạy học phát triển năng lực trong dạy học địa lí 1.2.3.1. Dạy học phát triển năng lực chung Theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, chương trình tổng thể: “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” Từ đây, có 3 yếu tố/dấu hiệu quan trọng giáo viên cần lưu ý: Năng lực không chỉ là vốn kiến thức, kĩ năng, thái độ mà là sự kết hợp của 3 yếu tố trên biểu hiện qua khả năng hành động hiệu quả. Năng lực của học sinh không còn là việc ghi nhớ, tái hiện lại kiến thức mà quan trọng hơn cả là khả năng, sự vận dụng vốn kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống mà các em học sinh phải đối mặt.
23