Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Khoa Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học
IA L
8.Ống khối Khí không ngưng tụ chứa khoảng 40% hidrocacbon, 5% hidro và 35% CO
được chia làm hai phần. Phần lớn được đưa vào thiết bị gia nhiệt để tuần hoàn lại
IC
buồng chưng. Phần còn lại được đưa vào buồng đốt để cung cấp nhiệt cho thiết
bị. Khí thải của quá trình cháy này được đưa vào buồng sấy để tận dụng nhiệt thừa
OF F
trước khi thải ra ngoài theo ống khói.
Sản phẩm ngưng tụ gồm có hai lớp. Lớp nhựa và lớp nước. Lớp nước có 4 – 9% axit axetic. Ngày xưa người ta thường dùng phương pháp này để điều chế nhưng do nhu cầu lớn nên phương pháp này ngày nay hầu như không được sử
NH ƠN
dụng do tốn thời gian mà thu được ít sản phẩm. 1.3.2. Điều chế axit axetic từ rượu etylic
Người ta dùng phương pháp sinh hóa lên men rượu etylic để tạo ra axit axetic loãng nồng độ từ 2 – 5% (còn gọi là giấm ăn). Trong suốt lịch sử loài người, axit axetic được sản xuất dưới dạng giấm bởi vi khuẩn axit axetic thuộc giống Acetobacter. Nếu có đủ oxy, những vi khuẩn này có thể tạo ra giấm ăn từ các loại
QU Y
thực phẩm tạo cồn khác nhau. Các loại được sử dụng bao gồm rượu táo, rượu và ngũ cốc lên men, gạo, mạch nha hoặc khoai tây. Các phản ứng hóa học phổ biến nhất do vi khuẩn thực hiện là:
xúc tác men giấm 25−30℃
C2H5OH + O2 →
CH3COOH + H2O
M
Trộn dung dịch cồn đã pha loãng với vi khuẩn axit axetic và bảo quản ở nơi
KÈ
ấm áp, thoáng gió, trong vòng vài tháng sẽ tạo ra được giấm. Trong các phương pháp sản xuất giấm công nghiệp, người ta đẩy nhanh phản ứng bằng cách cung cấp thêm oxy cho vi khuẩn.
Y
Lô giấm đầu tiên được tạo ra bằng quá trình lên men có thể là một lỗi trong
DẠ
quá trình sản xuất rượu vang. Nếu nho được lên men ở nhiệt độ quá cao, Acetobacter sẽ phát triển quá mức nấm men có trong nho tự nhiên. Khi nhu cầu về giấm cho các mục đích ẩm thực, y tế và vệ sinh tăng lên, những người trồng 7