b. Làm hỏng các nguồn tài nguyên Nguồn nước ngầm được sử dụng một cách vô tổ chức có thể bị cạn kiệt, ô nhiễm cũng như gây sụt lỡ lưu vực không thể nào khôi phục lại được. Do sự phát triển của công nghiệp nên các mỏ dầu khí, kim loại… cũng đã và đang bị khai thác một cách triệt để. Việc làm thay đổi dòng chảy của sông để phục vụ cho con người cũng làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái của lưu vực sông. c. Làm đơn giản hóa hệ sinh thái Do nhu cầu của mình, con người đã làm đơn giản hóa hệ sinh thái một số vùng thông qua việc làm giảm sự đa dạng sinh học ở đó. Có thể ví dụ về quá trình làm đơn giản hóa hệ sinh thái là quá trình độc canh, tức là chỉ trồng một loại cây trồng trên một vùng đất. Quá trình này làm cho khu vực đó bị đơn giản hóa và dễ bị tổn thương do sâu rầy, bệnh hại, gió, mưa và thời tiết bất thường. ------ -----Câu hỏi ôn tập 1. Hệ sinh thái là gì? Tại sao nói hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, là một hệ động lực hở và tự điều chỉnh? 2. Các thành phần cơ bản và chức năng của một hệ sinh thái; vai trò của chúng trong sự chuyển hoá năng lượng của hệ sinh thái; cho một số ví dụ về hệ sinh thái. Vì sao nói rừng Cúc Phương là một hệ sinh thái điển hình. 3. Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Phân loại chuỗi và lưới, cho một số ví dụ. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu về chuỗi và lưới. Vì sao trong tự nhiên ít có loại chuỗi dài? 4. Lưới thức ăn là gì? Lưới thức ăn thể hiện những quan hệ sinh học nào giữa các sinh vật trong quần xã và sự chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn đơn giản của quần xã đầm, hồ. 5. Quy luật hình tháp sinh thái thể hiện trong chuỗi và lưới thức ăn như thế nào? 6. Trình bày bậc dinh dưỡng và hình tháp sinh thái học. đặc điểm, phân loại, ứng dụng và phương pháp xây dựng hình tháp. Mối quan hệ giữa chuỗi thức ăn- bậc dinh dưỡng - hình tháp sinh thái. 7. Vì sao hình tháp thường có đáy rộng, đỉnh nhọn? Những trường hợp nào nó có dạng đáy nhỏ, đỉnh rộng và dạng hình tháp thay đổi theo mùa? Bài giảng Sinh thái học đại cương
Trang 180