thuỷ sinh do mưa bào mòn, rửa trôi đem vào các thuỷ vực (kể cả biển) nguồn dinh dưỡng khổng lồ. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của các loài tảo, kéo theo chúng là sự phát triển số lượng của các sinh vật dị dưỡng khác 3.4.2. Mức tử vong và mức sống sót 3.4.2.1. Mức tử vong Mức tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu số lượng ban đầu của quần thể là N0, sau khoảng thời gian Δt thì số lượng cá thể tử vong là ΔN. Tốc độ tử vong trung bình của quần thể được tính là ΔN/
Δt. Nếu tốc độ tử vong được tính theo mỗi cá thể trong quần thể thì tốc độ đó được gọi là “tốc độ tử vong riêng tức thời” ( ký hiệu là d) với công thức: d=
∆N N.∆t
Những nguyên nhân gây ra tử vong do: - Chết vì già - Chết vì bị vật dữ ăn, con người khai thác - Chết vì bệnh tật (ký sinh) - Chết vì những biến động thất thường của điều kiện môi trường vô sinh (bão, lụt, cháy, rét đậm, động đất, núi lửa...) và môi trường hữu sinh (nguồn thức ăn bị cạn kiệt) vượt khỏi ngưỡng sinh thái của loài. Trong khai thác các loài sinh vật, người ta gộp các nguyên nhân gây chết thành 2 nhóm: do tự nhiên gây ra gọi là “mức tử vong tự nhiên”, do khai thác của con người gọi là “mức tử vong khai thác”. Đó là những thông số quan trọng trong việc xây dựng các mô hình biến động số lượng quần thể của các loài có giá trị kinh tế Nếu chết do vì già thì khoảng thời gian mà cá thể trải qua, từ lúc sinh ra cho đến lúc già chết, gọi là tuổi thọ của cá thể. Tuổi thọ sinh lý (hay lý thuyết) là tuổi thọ mà các cá thể có thể đạt được trong điều kiện các yếu tố môi trường không trở thành yếu tố giới hạn. Tuổi thọ sinh lý mang đặc tính của loài. Những loài có kích thước quá nhỏ, tuổi thọ rất thấp và có thể tính theo giờ; ngày, còn những loài động vật có kích thước lớn, tuổi thọ dài hơn và tính theo năm, chục năm, trăm năm. Việc xác định tuổi thọ sinh lý các loài không đơn giản. Người ta cũng sử dụng nhiều phương pháp để dự đoán tuổi thọ sinh lý của con người. Nhiều dự báo cho rằng tuổi thọ lý thuyết của người vào khoảng 125-175 năm. Bài giảng Sinh thái học đại cương
Trang 92