IC I
AL
Đây là biểu thức toán học của định luật tác dụng khối lượng, trong đó, dấu ngoặc vuông là ký hiệu biểu diễn nồng độ mol của các chất tan hoặc áp suất riêng phần trong khí quyển nếu chất phản ứng là chất khí tại thời điểm cân bằng. K là đại lượng bằng số, phụ thuộc vào nhiệt độ, được gọi là hằng số cân bằng. Hằng số cân bằng K cho biết chiều và mức độ hoàn toàn của phản ứng. Ý nghĩa của hằng số cân bằng
OF F
Hằng số cân bằng cho biết về chiều hướng và mức độ hoàn toàn của phản ứng. Nếu K lớn hơn rất nhiều so với 1 (K >>1) thì phản ứng theo chiều thuận chiếm ưu thế, K càng lớn phản ứng càng hoàn toàn. Nếu K nhỏ rất nhiều so với 1 (K<< 1) thì chiều nghịch ưu thế hơn chiều thuận, ta bảo phản ứng xảy ra không hoàn toàn, K càng nhỏ, phản ứng tạo ra C và D hầu như không xảy ra.
ƠN
Khi biết được hằng số cân bằng hóa học K, ta có thể tính toán: - Nồng độ cân bằng của các ion chất điện ly yếu nếu biết nồng độ ban đầu của chúng.
NH
- Nồng độ cân bằng của các chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành của các phản ứng hóa học.
Y
- Nồng độ cân bằng của các ion hydro, hydroxide, độ điện ly của các chất điện ly trong các dung dịch nước của các acid hoặc base yếu, các muối thủy phân, dung dịch đệm,…
QU
- Nồng độ cân bằng của các cation, anion và độ tan của chất điện ly ít tan trong nước.
KÈ M
Phương trình (4.1) được sử dụng để xác định thành phần gần đúng của các dung dịch loãng ở trạng thái cân bằng. Để đánh giá chính xác hơn cần phải sử dụng hằng số nhiệt động. 4.2. HOẠT ĐỘ VÀ HỆ SỐ HOẠT ĐỘ
DẠ Y
Trong phản ứng (4.1), A, B, C, D là những phân tử trung hòa điện, hằng số K chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Nếu A, B, C, D là những ion, cần tính đến lực tương tác tĩnh điện giữa chúng, nên trong biểu thức (4.2) phải thay nồng độ [A], [B], [C], [D] bằng hoạt độ (a) tương ứng. Hoạt độ của một ion được xác định bằng hệ thức: a = f. C
Trong đó:
(4.3) C: là nồng độ mol f: là hệ số hoạt độ 77