Trên đường phát triển
K iểm tra s ứ c c h ị u đ ự n g
Đối với rủi ro lãi suất sổ ngân hàng và rủi ro thanh khoản tại BIDV (Kỳ 2)
Thanh Tâm
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm tra sức chịu đựng (KTSCĐ) đối với công tác quản lý rủi ro, Ban Lãnh đạo BIDV luôn dành sự quan tâm đặc biệt với công cụ này. Tiếp theo Phần 1 (Đầu tư Phát triển số 292) về KTSCĐ đối với công tác quản lý rủi ro thị trường, Đầu tư Phát triển kỳ này tiếp tục nói về KTSCĐ đối với hoạt động quản lý rủi ro lãi suất sổ ngân hàng (RRLSSNH) và rủi ro thanh khoản.
Tiên phong triển khai KTSCĐ đối với RRLSSNH Tại BIDV, để quản lý rủi ro lãi suất sổ ngân hàng (RRLSSNH), bên cạnh các công cụ như biến động thu nhập ròng từ lãi và biến động giá trị kinh tế vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, KTSCĐ là một nội dung được ưu tiên nghiên cứu triển khai. Ngay từ khi khái niệm về RRLSSNH còn khá mới mẻ tại Việt Nam, BIDV đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng KTSCĐ. Báo cáo đầu tiên về KTSCĐ RRLSSNH đã hoàn thành vào tháng 6/2016, giúp BIDV trở thành một trong những ngân hàng tiên phong triển khai công cụ này.
30
Đến nay, BIDV đã hoàn thành 10 kỳ KTSCĐ riêng lẻ đối với RRLSSNH. Ngoài ra, BIDV còn thực hiện KTSCĐ đối với RRLSSNH khi thực hiện quy trình ICAAP từ năm 2020. Phương pháp luận chính là điểm mấu chốt khi triển khai công cụ này. Việc chủ động nghiên cứu những nội dung mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam không phải là một con đường dễ. Bên cạnh tự nghiên cứu, BIDV tích cực tìm kiếm tư vấn từ chuyên gia. Phương pháp luận của BIDV dần được hoàn thiện và đầy đủ theo thông lệ. Cụ thể, kịch bản KTSCĐ được xây dựng bao gồm đầy đủ 6 kịch bản theo khuyến nghị của Uỷ
Đầu tư Phát triển Số 293 Tháng 12. 2021
Ban Basel bao gồm: (1) Kịch bản đường cong lãi suất dịch chuyển song song tăng (lãi suất tăng bằng nhau tại tất cả các dải kỳ hạn); (2) Kịch bản đường cong lãi suất dịch chuyển song song giảm (lãi suất giảm bằng nhau ở tất cả các dải kỳ hạn); (3) Kịch bản đường cong lãi suất tăng độ dốc (lãi suất tăng dần ở các dải kỳ hạn, kỳ hạn càng dài, mức tăng lãi suất càng cao); (4) Kịch bản đường cong lãi suất giảm độ dốc (lãi suất giảm dần ở các dải kỳ hạn, kỳ hạn càng dài, mức giảm lãi suất càng cao); (5) Kịch bản lãi suất ngắn hạn tăng (lãi suất tăng với mức biến động lớn nhất tại dải kỳ hạn ngắn nhất, mức tăng lãi suất tại các dải kỳ hạn dài hơn giảm dần cho tới khi mức biến động tiến gần về 0 tại dải kỳ hạn dài nhất); (6) Kịch bản lãi suất ngắn hạn giảm (lãi suất giảm với mức biến động lớn nhất tại dải kỳ hạn ngắn nhất, mức giảm lãi suất tại các dải kỳ hạn dài hơn giảm dần cho tới khi mức biến động tiến gần về 0 tại dải kỳ hạn dài nhất). Để xác định cú sốc thay đổi lãi suất trong điều kiện căng thẳng, BIDV sử dụng dữ liệu lịch sử của lãi suất thị trường liên ngân hàng và trái phiếu Chính phủ trong thời gian tối thiểu 5 năm. Tiếp đó, căn cứ khuyến nghị của Basel, lãi suất bình quân xác định từ dữ liệu lịch sử sẽ được nhân với các hệ số để xác định các cú sốc lãi suất ngắn hạn, dài hạn và song song. Đồng thời áp mức trần, sàn cho cú sốc lãi suất với mức trần cao nhất là 5% và sàn là 1%. Sau khi có cú sốc lãi suất, xác định lãi suất ngắn hạn và dài hạn theo công thức chuẩn của Basel. Từ các kịch bản biến động lãi suất, BIDV đánh giá tác động của RRLSSNH đến thu nhập trong ngắn hạn (thông qua chỉ tiêu biến động