Nghiên cứu trao đổi
điểm nhấn
Thị trường liên ngân hàng N ĂM
2021
Ban KDV&TT
Năm 2021, thị trường liên ngân hàng đã có nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Hãy cùng “Đầu tư Phát triển” điểm lại một số nội dung đáng chú ý của thị trường trong năm qua. Kinh tế vĩ mô: Quốc tế nỗ lực hồi phục, trong nước nhiều khó khăn Môi trường kinh tế quốc tế duy trì đà phục hồi là chủ đạo trong năm 2021 nhờ hai động lực chính là chính sách kích thích kinh tế và tỷ lệ tiêm vắc xin được đẩy mạnh. Những diễn biến phức tạp của các biến thể mới Covid-19 (Delta, Omicron), việc chuỗi cung ứng bị đứt gãy, khủng hoảng năng lượng và bất động sản tại EU, Trung Quốc là những vấn đề thế giới phải đối mặt trong năm 2021. Trong khi đó, lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng mạnh do giá cả hàng hóa tăng cao khi nguồn cung gián đoạn và nhu cầu tăng mạnh trở lại sau đại dịch. Theo dự báo của IMF, năm 2021 tăng trưởng GDP toàn cầu ước đạt khoảng 5,9%, hồi phục mạnh so với mức giảm -3,1% năm 2020; CPI bình quân đạt
50
khoảng 4,3%, mức cao nhất trong gần 15 năm. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam tiếp tục đà hồi phục trong 6 tháng đầu năm 2021 với mức tăng trưởng 5,64%, trong đó tín hiệu tích cực ghi nhận trên cả ba lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và dịch vụ. Với ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động sản xuất, đầu tư, tiêu dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt khoảng 2%, mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Mặc dù vậy, điểm sáng được ghi nhận là lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số CPI ước tính khoảng 2%, mức thấp nhất kể từ năm 2015. Duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng Điều hành chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương (NHTW)
Đầu tư Phát triển Số 293 Tháng 12. 2021
trên thế giới trong năm 2021 cho thấy sự phân hóa nhất định đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm. Trong khi một số NHTW trên thế giới, điển hình là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), đã bắt đầu phát đi tín hiệu thu hẹp mức độ nới lỏng tiền tệ thì NHTW Châu Âu (ECB) hay NHTW Trung Quốc (PBOC) vẫn kiên định theo đuổi định hướng nới lỏng, thậm chí PBOC còn gia tăng mức độ nới lỏng thông qua việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hai lần trong năm qua. Tại Việt Nam, NHNN cũng duy trì định hướng nới lỏng chính sách tiền tệ xuyên suốt trong năm 2021 để đồng hành cùng nền kinh tế vượt qua khó khăn. Cụ thể, NHNN tiếp tục triển khai đồng bộ một loạt giải pháp để hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp và ngân hàng thương mại như cho vay tái cấp vốn, nới room tín dụng cho các ngân hàng thương mại, duy trì thanh khoản dồi dào trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời liên tục ban hành các thông tư gia hạn chính sách cơ cấu nợ, miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các giải pháp đồng bộ trên đã góp phần kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay thêm khoảng 0,8% so với năm 2020 và khoảng 1,8% so với cuối năm 2019, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, đồng thời củng cố niềm tin, sự ổn định trên thị trường tài chính trong giai đoạn này. Chính sách điều hành tỷ giá có những bước chuyển rõ nét theo hướng linh hoạt, bám sát thị trường hơn cả về tần suất và mức độ điều chỉnh. Theo đó, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm tỷ giá mua ngoại tệ với các ngân hàng thương mại, với tổng biên độ giảm khoảng 2%, đồng thời linh hoạt mua/bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định tâm lý thị trường.