Nghiên cứu trao đổi
Dự báo
lạm phát ở Việt Nam năm 2022 Viện ĐT&NC
Với mức tăng thấp nhất trong vòng 6 năm của CPI bình quân trong 11 tháng đầu năm, lạm phát cả năm dự báo sẽ được kiểm soát dưới 4% theo mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, do các yếu tố khách quan trong nước và thế giới, nguy cơ rủi ro lạm phát đối với Việt Nam trong năm 2022 vẫn còn hiện hữu. Lạm phát năm 2021: kiểm soát tốt Giá cả hàng hóa và lạm phát toàn cầu đã và đang “nóng lên” từ nửa cuối năm 2021, trong đó 11 tháng đầu năm giá hàng hóa thế giới đã tăng mạnh 23%, song lạm phát tại Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt. Tính chung 11 tháng đầu năm 2021, chỉ có tháng 2 chỉ số CPI tăng mạnh (+1,52%); còn lại 10 tháng chỉ tăng hoặc giảm nhẹ (từ -0,2% đến 0,6%); CPI bình quân 11 tháng chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2020, lạm phát cơ bản tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp tục đà giảm từ tháng 9/2021. Dự báo cả năm 2021, lạm phát bình quân ở mức 2-2,1%, là mức thấp nhất trong vòng 6 năm;
Chỉ số CPI theo tháng, 11 tháng đầu năm 2021 (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
54
Đầu tư Phát triển Số 293 Tháng 12. 2021
nằm trong mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra (dưới 4%). Giá cả trong nước tăng chậm so với thế giới xuất phát từ nguyên nhân sức sản xuất, sức cầu của nền kinh tế còn yếu, khiến áp lực chi phí chậm chuyển thành áp lực lạm phát; cũng như xu hướng tăng chậm lại của cung tiền. Trong 10 tháng đầu năm 2021, M2 ước tăng khoảng 7% so với đầu năm, thấp hơn mức tăng 9,5% cùng kỳ; vòng quay tiền chỉ ở mức 0,6 lần, tương đương năm 2020 và thấp hơn mức 1 lần vào cuối năm 2016. Bên cạnh đó, nhóm hàng hóa thiết yếu ngoài lõi như lương thực, thực phẩm, điện nước, nhà ở và vật liệu xây dựng,… không tăng mạnh như giai đoạn trước dịch bệnh, thậm chí một số mặt hàng còn giảm nhẹ nhờ nguồn cung dồi dào. Đây là tác động trực tiếp khiến lạm phát tổng thể khó tăng mạnh. Trong điều kiện bình thường, sự tăng giá của nhóm hàng hóa ngoài lõi sẽ tác động trực diện, tác động vòng 2, vòng 3 khiến lạm phát tổng thể tăng mạnh, nhất là nhóm giao thông. Dù giá đầu vào tăng khá mạnh như nêu trên, nhưng giá bán (đầu ra) chưa thể tăng tương ứng do sức cầu yếu; nhiều doanh nghiệp, người bán hàng sẵn sàng giữ nguyên hoặc giảm giá để kích cầu, chấp nhận biên lợi nhuận giảm. Áp lực gia tăng năm 2022 Theo Phòng Nghiên cứu Kinh tế, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, lạm phát năm 2022 dự báo sẽ ở mức 3,4-3,7%, dù thấp hơn so với mục tiêu dưới 4% song là mức tăng mạnh so với năm 2021 (khoảng 2%) và so với trung bình toàn cầu và các nước ASEAN; cho thấy nguy cơ rủi ro lạm phát đối với Việt Nam đang hiện hữu. Dự báo này cũng phù hợp với dự báo của hầu hết các tổ chức quốc tế (IMF, WB, ADB, Citibank…), trong đó dự báo lạm phát Việt Nam năm 2022 sẽ tăng cao hơn năm