Bức xúc không làm ta vô can | Đặng Hoàng Giang CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO QUÁ MỨC PHÁ HỦY GẮN KẾT XÃ HỘI Hai tác giả Wilkinson và Pickett đã so sánh giữa các quốc gia phát triển, cũng như giữa 50 bang của Mỹ, để chỉ ra rằng các vấn đề xã hội hiện đại như bệnh tật, tội phạm, đời sống cộng đồng rời rạc, thiếu niên mang thai v.v... xảy ra nhiều hơn ở những nơi có mức bất bình đẳng cao hơn. Điều đó cũng giải thích vì sao so với các quốc gia phát triển khác thì Mỹ có tuổi thọ trung bình thấp hơn và nhiều nhà tù hơn. Theo Robert Putnam, sự gia tăng bất bình đẳng trong năm thập kỷ qua là một trong những lý do chính phá hủy vốn xã hội, sự gắn kết và tính cộng đồng trong xã hội Mỹ ngày nay. Phân hóa giàu nghèo tạo ra cảm giác bất công. Chỉ cần nhìn vào xuất thân của các sinh viên Trung Quốc đang theo học ở các trường đại học hàng đầu của Mỹ thì có thể thấy giới nào đang có lợi thế trong cuộc đua xã hội, để rồi thế hệ qua thế hệ, ngày càng đào sâu cái hố phân cách. Nhưng ngay cả người giàu cũng không được sống yên ổn trong một xã hội phân hóa cực đoan. Bất công là nguồn gốc của bạo lực. Ở Nam Phi, các biệt thự đều có dây thép gai vây kín chung quanh, trở thành những nhà tù cao cấp. Ở Trung Quốc, dịch vụ đào tạo vệ sĩ cho những gia đình giàu có đang bùng nổ. Ở Mỹ và các nước phương Tây, phong trào Chúng ta là 99% và Occupy cho thấy đám đông đang thực sự nổi giận. Trước những vấn đề này, các quốc gia đã bắt đầu hành động. Cuối 2013, tòa án tối cao Pháp thông qua mức thuế 75% cho tất cả các thu nhập vượt 1 triệu Euro một năm. EU ban hành một điều luật giới hạn mức thưởng ở các ngân hàng chỉ được tối đa bằng 63 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m