BÀI GIẢNG GỐC LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, VŨ DUY NGUYÊN, NGUYỄN HOÀNG TUẤN

Page 1

IA L

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NH ƠN

OF F

TS. NGUYỄN HOÀNG TUẤN

IC

TS. VŨ DUY NGUYÊN

BÀI GIẢNG GỐC

DẠ

Y

M

QU

Y

LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH Năm 2020 1


2

DẠ

Y

M Y

QU NH ƠN

IC

OF F

IA L


IA L IC

MỤC LỤC

OF F

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................................................................................... 11 1.1. KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................................ 11 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử ............................................ 11

NH ƠN

1.1.2. Các mô hình thương mại điện tử ........................................ 19 1.1.3. Những lợi ích của thương mại điện tử ................................ 24 1.2. LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................. 29 1.2.1. Khái niệm logistics trong thương mại điện tử ..................... 29 1.2.2. Vai trò Logistics trong thương mại điện tử ......................... 43

QU

Y

1.3. PHÂN LOẠI LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ....................................................................................... 45 1.3.1. Theo quá trình thực hiện .................................................... 45 1.3.2. Theo phương thức khai thác hoạt động Logistics ................ 46

M

1.3.3. Theo mô hình kinh doanh thương mại điện tử .................... 49 1.3.4. Theo tính chuyên môn hóa của các doanh nghiệp logistics . 50

1.3.5. Theo đối tượng hàng hóa.................................................... 50

Y

Chương 2: HẠ TẦNG CƠ SỞ CỦA LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ......................................................... 53

DẠ

2.1. HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN............................... 53 2.1.1. Khái niệm .......................................................................... 53 2.1.2. Mạng máy tính ................................................................... 55

3


IA L

2.1.3. Website .............................................................................. 60 2.1.4. Các công cụ trao đổi thông tin trên Mạng. .......................... 63 2.1.5. Cơ sở dữ liệu...................................................................... 67

IC

2.1.6. Cơ sở hạ tầng về an toàn và bảo mật .................................. 68 2.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG PHÁP LÝ ............................................... 73

OF F

2.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG THANH TOÁN ...................................... 76 2.3.1. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Tel banking) ................ 76 2.3.2. Dịch vụ ngân hàng tại nhà (PC/ Home banking) ................. 77

NH ƠN

2.3.3. Dịch vụ ngân hàng qua mạng di động (Mobile Banking) .... 79 2.3.4. Dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet banking) ............. 80 2.3.5. Dịch vụ thanh toán bằng thẻ ghi nợ EFTPOS ..................... 82 2.3.6. Thanh toán bằng EDI ......................................................... 83 2.3.8. Thanh toán bằng các loại thẻ. ............................................. 87 2.3.9. Các phương tiện thanh toán khác........................................ 94

QU

Y

2.4. CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ............................................................................................. 104 2.4.1. Kho hàng. ........................................................................ 105 2.4.2. Hệ thống giao hàng .......................................................... 106

M

2.4.3. Công nghệ ứng dụng trong logistics ................................. 109

2.5. CƠ SỞ HẠ TẦNG NHÂN LỰC ......................................... 116 2.6. CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI ............................. 118

Y

Chương 3: LOGISTICS ĐẦU RA TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................................................................................. 121

DẠ

3.1. KHÁI QUÁT VỀ LOGISTICS ĐẦU RA TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .......................................................................... 121

4


IA L

3.1.1. Khái niệm, vai trò và mục tiêu của Logistics đầu ra trong thương mại điện tử..................................................................... 121 3.1.2. Mô hình Logistics đầu ra trong thương mại điện tử .......... 123

IC

3.2. XỬ LÝ ĐƠN HÀNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ....... 124 3.2.1. Quy trình xử lý đơn đặt hàng ............................................ 124

OF F

3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của quá trình xử lý đơn hàng trong quá trình thực hiện đơn hàng...................................................... 127 3.3. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .......................................................................... 128

NH ƠN

3.3.1. Chi phí vận chuyển hàng hóa ........................................... 131 3.3.2. Mục tiêu và nguyên tắc vận chuyển hàng hoá ................... 133 3.3.3. Quyết định phương thức vận chuyển hợp lý ..................... 134 3.3.4. Quá trình nghiệp vụ vận chuyển. ...................................... 140 Chương 4: LOGISTICS ĐẦU VÀO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................................................................................. 147

QU

Y

4.1. KHÁI QUÁT VỀ LOGISTICS ĐẦU VÀO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ......................................................... 147 4.1.1. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của logistics đầu vào trong thương mại điện tử..................................................................... 147

M

4.1.2. Mô hình Logistics đầu vào trong thương mại điện tử........ 151

4.2. QUẢN TRỊ THU MUA TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (E PROCUREMENT) ............................................................... 152

Y

4.2.1. Khái niệm và vai trò quản trị thu mua trong thương mại điện tử ............................................................................................... 152

DẠ

4.2.2. Mục tiêu, hình thức và nguyên tắc quản trị thu mua trong thương mại điện tử..................................................................... 160 4.2.3. Nội dung quản trị thu mua trong thương mại điện tử ........ 164

5


IA L

4.3. QUẢN TRỊ KHO HÀNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................................................................................................. 176

IC

4.3.1. Khái niệm và vai trò quản trị kho hàng trong thương mại điện tử ....................................................................................... 176 4.3.2. Nội dung quản trị kho hàng trong thương mại điện tử ...... 177

OF F

4.4 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ............................................................................................. 179 4.4.1. Khái niệm và vai trò quản trị hàng tồn kho trong thương mại điện tử ....................................................................................... 179

NH ƠN

4.4.2. Nội dung quản trị dự trữ hàng hóa trong thương mại điện tử ........................................................................................182 Chương 5: CHIẾN LƯỢC LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ......................................................................... 185 5.1. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .......................................................................... 185

Y

5.1.1. Căn cứ xây dựng chiến lược Logistics .............................. 185

QU

5.1.2. Quy trình xây dựng .......................................................... 189 5.2. THUÊ NGOÀI DỊCH VỤ LOGISTICS. ............................. 190 5.2.1. Khái niệm và vai trò ......................................................... 190

M

5.2.2. Phân loại đơn vị cung ứng dịch vụ logistics ...................... 194

5.2.3. Các căn cứ và rủi ro của thuê ngoài .................................. 198 5.2.4. Quy trình thuê ngoài logistics ........................................... 200 5.3. LOGISTICS NGƯỢC......................................................... 202

Y

5.3.1. Khái niệm và vai trò ......................................................... 202

DẠ

5.3.2. Tổ chức quá trình Logistics ngược ................................... 204 5.4. TỔ CHỨC VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG LOGISTICS.. 205

6


IA L

5.4.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................. 205 5.4.2. Mô hình tổ chức ............................................................... 207

IC

Chương 6: LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI ................................................................ 215

OF F

6.1. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI .......................................................................................... 215 6.1.1. Khái niệm ........................................................................ 215 6.1.2. Đặc trưng cơ bản và những tác động của Thương mại điện tử xuyên biên giới .......................................................................... 217

NH ƠN

6.2. VAI TRÒ CỦA LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI ........................................................... 225 6.3. CÁC MÔ HÌNH DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI......................................... 227 Chương 7: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ....................................... 233

QU

Y

7.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ..................................................................................... 233 7.1.1. Khái niệm ........................................................................ 233

M

7.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử ....................................................................................... 233

7.1.3. Vai trò quản lý nhà nước đối với Logistics trong thương mai điện tử ....................................................................................... 235

Y

7.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............................. 236

DẠ

7.2.1. Cơ sở pháp lý quốc tế....................................................... 236 7.2.2. Cơ sở pháp lý quốc gia ..................................................... 242

7


IA L

7.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LOGISTICS VÀ THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ .................................................. 255

IC

7.3.1. Công tác hoạch định trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử ................................................. 255

OF F

7.3.2. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mại điện tử..................................................................... 258 7.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử ................................................. 265

NH ƠN

7.3.4. Công tác xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử ........................................... 267 7.3.5. Công tác quản lý nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực liên quan logistics trong thương mại điện tử ..................................... 276

DẠ

Y

M

QU

Y

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................. 277

8


IA L

LỜI NÓI ĐẦU

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ của các ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có thương mại điện tử và logistics đã đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho các nền kinh tế trên thế giới. Để có thể nắm bắt được những kiến thức mới trong lĩnh vực này và đưa vào nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo cho sinh viên chuyên ngành hải quan và logistics chất lượng cao của Học viện Tài chính, Bộ môn nghiệp vụ hải quan tổ chức biên soạn bài giảng gốc môn học Logistics và thương mại điện tử. Đây là tài liệu được biên soạn lần đầu để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh viên chuyên ngành Hải quan và logistics chất lượng cao của Học viện Tài chính theo hình thức đào tạo tín chỉ. Tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực Logistics và thương mại điện tử.

M

Bài giảng gốc được thiết kế gồm 7 chương với thời lượng 02 tín chỉ, do TS.Vũ Duy Nguyên và TS.Nguyễn Hoàng Tuấn làm chủ biên và TS. Nguyễn Thị Lan Hương tham gia. Bao gồm:

Y

Chương 1: Tổng quan về Logistics và thương mại điện tử

DẠ

Chương 2: Hạ tầng cơ sở của Logistics trong thương mại điện tử 9


IA L

Chương 3: Logistics đầu ra trong thương mại điện tử (e-fulfillment)

IC

Chương 4: Logistics đầu vào trong thương mại điện tử (e-procurement)

OF F

Chương 5: Chiến lược Logistics trong thương mại điện tử Chương 6: Logistics và thương mại điện tử xuyên biên giới

NH ƠN

Chương 7: Quản lý nhà nước đối với Logistics trong thương mại điện tử

Y

Đề biên soạn bài giảng này, chúng tôi đã kế thừa nhiều công trình khoa học của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Chúng tôi trân trọng cảm ơn các nhà nghiên cứu có tài liệu sử dụng trong bài giảng này.

DẠ

Y

M

QU

Dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình biên soạn bài giảng này nhưng chúng tôi cũng không sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì thế chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học và quý bạn đọc để cuốn bài giảng được hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sau.

10

Tập thể tác giả


IC

TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

IA L

Chương 1

OF F

1.1. KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử

NH ƠN

1.1.1.1 Định nghĩa thương mại

M

QU

Y

Thương mại là thuật ngữ gắn liền với nền kinh tế hàng hóa với các giao dịch mua và bán hàng hóa và dịch vụ. Về mặt ngôn ngữ, thương mại thường được sử dụng và hiểu cùng nghĩa với các thuật ngữ “buôn bán”, “trao đổi” hay “mậu dịch”, thuật ngữ tiếng anh gọi là “trade” hoặc “commerce”, thuật ngữ tiếng pháp gọi là “commerce”. Về nội dung, thương mại là khái niệm được sử dung với ý nghĩa hoạt động trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa các cá nhân hay nhóm người dưới hình thức hiện vật, hay gián tiếp thông qua một phương tiện trung gian như tiền1. Trong tiếng Anh, thương mại được sử dụng với nghĩa là “buôn bán hàng hoá, kinh doanh hàng hoá hay là mậu dịch”.

DẠ

Y

Theo từ điển hán việt, thương mại ‘商賣’ là ‘buôn vào và bán ra’ chỉ việc buôn bán. Trong đó, "Thương" có nghĩa là

1

Nguyễn Văn Ngọc, từ điển kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân

11


IA L

buôn bán, giao thương, có sự vận động, nhắm đến mục tiêu lợi nhuận, ‘Mại’ nghĩa là bán hàng2.

NH ƠN

OF F

IC

Theo wikipedia thì thương mại được hiểu là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. 3

Y

Khái niệm thương mại có thể hiểu rõ hơn theo hai nghĩa. Thứ nhất, theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh, được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lợi của các chủ thể kinh doanh.

M

QU

Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996)4 cũng đưa ra định nghĩa thương mại theo nghĩa rộng: ‘Thương mại được hiểu theo nghĩa rộng, bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ Nguyễn Quốc Hùng, Từ điển https://hvdic.thivien.net/hv/th%C6%B0%C6%A1ng%20m%E1%BA%A 1i 3 Https://vi.wikipedia.org/wiki/th%c6%b0%c6%a1ng_m%e1%ba%a1i 4 UN, 1998, UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce Guide to Enactment with 1996 with additional article 5 as adopted in 1998, pp3

DẠ

Y

2

12


OF F

IC

IA L

mang tính thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.’

NH ƠN

Thứ hai, theo nghĩa hẹp, khái niệm thương mại là quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá. Nếu hoạt động trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi đó là kinh doanh quốc tế.5

Y

M

QU

Y

Thuật ngữ thương mại chưa đực định nghĩa trực tiếp trong văn bản pháp luật Việt Nam, tuy nhiên có thuật ngữ ‘Hoạt động thương mại’ đã được định nghĩa tại Luật thương mại số 36/2005/QH116. Theo khoản 1, điều 3 của Luật định nghĩa rằng: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Từ điển thuật ngữ kinh tế thương mại (anh - việt) https://edutek.vn/tudien-thuat-ngu-kinh-te-thuong-mai-anh-viet/ 6 Quốc Hội, 2005, Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

DẠ

5

13


IC

IA L

Như vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu thì thương mại được định nghĩa là hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lời hoặc mục đích chính sách xã hội.

QU

Y

NH ƠN

OF F

Đặc điểm căn bản của thương mại thể hiện: Một là sự trao đổi hàng hóa hay dịch vụ diễn ra giữa ít nhất 2 phía tham gia (giữa thương nhân với thương nhân hay giữa thương nhân với người tiêu dùng ..). Hai là, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ dựa trên nguyên tắc cam kết hàng hóa- tiền tệ (chuyển tiền - đơn đặt hàng - gửi hóa đơn - chuyển hàng đến người mua); Ba là, thương mại gồm nhiều hoạt động kèm theo của các bên tham gia nhằm hoàn thành các giao dịch mua bán hàng hóa hay dịch vụ; Bốn là, chủ yếu dựa trên một kênh phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các trung gian như nhà phân phối, đại lý và các điểm bán lẻ như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bách hóa… 1.1.1.2 Định nghĩa thương mại điện tử

DẠ

Y

M

Thương mại điện tử là thuật ngữ được phát triển trên nền tảng của thương mại và công nghệ thông tin. Trong tiếng Anh, thuật ngữ còn gọi là ‘electronic commerce, được viêt tắt là e-commerce, e-comm hay EC, chỉ sự mua bán hàng hóa hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. 7

7

Thương mại điện tử, https://vi.wikipedia.org/wiki/

14


IA L

Có nhiều định nghĩa được đưa ra khi nghiên cứu về thương mại điện tử, cụ thể:

OF F

IC

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".

NH ƠN

Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC): "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet."

QU

Y

Trong đó, các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể được sử dụng như email, EDI, Internet và Extranet để hỗ trợ cho thương mại điện tử.

DẠ

Y

M

Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công."

15


IC

IA L

Như vậy, thương mại điện tử được thực hiện giữa các bên tham gia với nhau trong môi trường kinh doanh mạng Internet và các phương tiện điện tử thông qua các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử.

DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

Qua đó, có thể hiểu thương mại điện tử theo hai nghĩa, Thứ nhất, theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử được mở rộng cả về quy mô và lĩnh vực ứng dụng. Tổ chức UNCTAD (United Nation Conference on Trade and Development) đã đưa ra khái niệm về thương mại điện tử trên tiếp cận hoạt động của doanh nghiệp và tiếp cận hoạt động quản lý nhà nước. Gắn với các hoạt động của doanh nghiệp thì “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử”. Như vậy, thương mại điện tử gắn với bốn trục trong mô hình MSDP, trong đó: M (E marketing ) nhằm thiết lập trang web điện tử, xúc tiến thương mại qua internet; M (Email) gửi tin nhắn qua di động, qua các trang web trong và ngoài doanh nghiệp; S (E- Sales) nhằm thiết lập trong trang web có chức năng hỗ trợ giao dịch mua bán hàng và ký kết hợp đồng; D (E-Distribution) nhằm thiết lập phân phối sản phẩm, thông tin giới thiệu số hóa qua mạng; P (EPayment) nhằm thanh toán tiền hàng hóa và các khoản thuế, phí với nhà nước qua thanh toán điện tử hoặc qua ngân hàng thương mại. Tiếp cận dưới góc độ quản lý nhà nước nhằm quản lý và phát triển thương mại điện tử quốc gia thì thương mại điện tử 16


NH ƠN

OF F

IC

IA L

được thiết lập theo 5 cấu phần cơ bản trong mô hình IMBSA, mô hình được tổ chức UNCTAD giới thiệu năm 2003. IMBSA đề cập đến các điều kiện cần thiết mà nhà nước thực hiện để phát triển thương mại điện tử. Trong đó, I (Infrastructure) là cơ sở hạ tầng cho sự phát triển thương mại điện tử; M (Message) là thông điệp dữ liệu; B (Basic Rules) là các quy tắc cơ bản liên quan đến quy định pháp lý trong và ngoài nước để phát triển thương mại điện tử; S (Sectorial Rules/ Specific Rules) là các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực; A (Applications) là các ứng dụng, các mô hình kinh doanh cần thực hiện để thực hiện các nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử.

Y

Thứ hai, tiếp cận theo nghĩa hẹp có thể hiểu thương mại điện tử là quá trình mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính, bao gồm mạng Internet.

DẠ

Y

M

QU

Theo tiếp cận pháp luật Việt Nam, chưa có văn bản nào đưa ra định nghĩa về thuật ngữ thương mại điện tử. Tuy nhiên, liên quan gần đến thuật ngữ, khoản 1, điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP có đưa ra định nghĩa ‘Hoạt động thương mại điện tử", cụ thể: ‘Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.’

17


IA L

Phương tiện điện tử có thể hiểu là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự8.

OF F

IC

Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông9.

NH ƠN

Thực tế, phương tiện điện tử và mạng viễn thông di động được sử dụng phổ biến trong thương mại điện tử bao gồm: là điện thoại, ti vi, máy fax, mạng truyền hình, mạng internet, mạng intranet, mạng extranet…trong đó máy tính, điện thoại thông minh và mạng internet là được sử dụng nhiều nhất để tiến hành các hoạt động thương mại điện tử vì các thiết bị này có khả năng tự động hóa cao các giao dịch thương mại.

M

QU

Y

Tóm lại, nghiên cứu có thể đưa ra định nghĩa: thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác được tiến hành một phần hoặc toàn bộ bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác nhằm mục đích sinh lời hoặc mục đích chính sách xã hội.

1.1.1.2 Đặc điểm thương mại điện tử

DẠ

Y

Thứ nhất, hình thức giao dịch thương mại trong thương mại điện tử hoàn toàn thực hiện qua mạng internet và mạng 8 9

Quốc hội, Luật kế toán 2015, Điều 3, Quốc hội, Luật viễn thông năm 2009, Điều 3,

18


IA L

viễn thông di động. Trong đó, phương tiện điện tử là trung gian kết nối và thực hiện giao dịch thương mại giữa các thương nhân, tổ chức và cá nhân.

OF F

IC

Thứ hai, phạm vi giao dịch diễn ra rộng khắp trên toàn cầu và không có biên giới. Trong thương mại điện tử, các bên tham gia giao dịch thương mại không phải di chuyển đến địa điểm bán hàng mà thông qua các trang web thương mại có thể ở tại quốc gia mình để trao đổi, mua và bán qua biên giới.

NH ƠN

Thứ ba, không bị giới hạn về thời gian tham gia giao dịch vì dựa trên cơ chế tự động hóa các quy trình thương mại điện tử mọi lúc khi có đủ các điều kiện, phương tiện điện tử như máy tính, điện thoại di động thông minh, internet (giao dịch thương mại diễn ra 24/7/365).

QU

Y

Thứ tư, tính tương tác và khả năng liên kết giữa bên mua và bên bán rất cao so với thương mại truyền thống. Đặc biệt có sự phản hồi nhanh chóng của người mua cho người bán sau khi giao dịch được thực hiện thông qua các ứng dụng phản hồi trên các trang web tương tác giữa người mua và người bán.

M

Thứ năm, giao dịch của một số mặt hàng, dịch vụ tăng lên nhanh chóng thông qua thương mại điện tử hoặc nhờ TMĐT mà hiệu quả cao hơn rất nhiều (các sản phẩm số hóa ngành công nghiệp nội dung số).

Y

1.1.2. Các mô hình thương mại điện tử

DẠ

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử rất quan trọng để các công ty tồn tại trong nền kinh tế toàn cầu. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là mảnh đất màu mỡ cho sự 19


NH ƠN

OF F

IC

IA L

đổi mới (Amit và Zott, 2000). Khi Internet là xuất hiện và được cung cấp phổ biến hơn cho công chúng và người dân vào năm 1994, nhiều nhà phân tích dự đoán rằng thương mại điện tử sẽ trở thành ngành kinh tế chủ yếu trong tương lai gần. Tuy nhiên, đã có sự phát triển nhanh chóng đối với thương mại điện tử khi mà giao thức bảo mật đã phát triển đầy đủ và được triển khai rộng rãi đảm bảo công tác bảo mật tốt hơn trong các giao dịch qua Internet. Một số lượng lớn các trang web thương mại điện tử đã được phát triển vào cuối thế kỷ 20 và mặc dù cũng có nhiều trang web thương mại điện tử đã bị sụp đổ trong mùa thu năm 2000 và 2001, nhiều công ty bắt đầu phát triển web các trang web có khả năng thực hiện các giao dịch mại điện tử. Thương mại điện tử có thể được chia thành các mô hình chính sau: B2B, B2C, C2B, C2C, G2B.

Y

1.1.2.1 Mô hình Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B: Business-to-Business)

Y

M

QU

B2B là hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hoặc thông tin giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp như: nhà sản xuất bán cho nhà phân phối, bán buôn cho các nhà bán lẻ hoặc công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty khác. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (eMarketplaces).

DẠ

Giá cả trong các giao dịch thường có thể thương lượng để có được giá thấp hơn và với sự can thiệp tối thiểu của con người do các doanh nghiệp tích hợp hệ thống trong thương 20


NH ƠN

OF F

IC

IA L

mại điện tử. Trong thời gian qua, B2B hiện đang phát triển trong một tỷ lệ theo cấp số nhân. Các công ty thuộc mọi quy mô đang mua bán sản phẩm và dịch vụ thông qua Internet. Doanh nghiệp có thể thực giao dịch với các doanh nghiệp khác với thời gian ít hơn và có thể cải thiện hiệu quả và năng suất. Một ví dụ mô hình thương mại điện tử B2B dưới hình thức thiết lập các trang web mua sắm điện tử trong đó một công ty đại lý mua có thể mua từ các nhà cung cấp thông qua một đơn hàng cung cấp hoặc đấu thầu để mua hàng hóa, dịch vụ ở một mức giá mong muốn. Sự phát triển cao của mô hình B2B trên thể hiện các giao dịch thương mại có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như: www.alibaba.com. Các nhà phân tích kinh tế đang kỳ vọng doanh thu của mô hình B2B sẽ vượt quá doanh thu của mô hình B2C trong tương lai gần mặc dù B2C cũng đang phát triển rất nhanh chóng.

Y

1.1.2.2 Mô hình B2C (Business-to-Customer)

DẠ

Y

M

QU

B2C (doanh nghiệp - người tiêu dùng) là mô hình trong đó các giao dịch diễn ra giữa một doanh nghiệp và người tiêu dùng. Doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng hoặc bán lẻ một phần hàng hóa trên Internet. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng hóa. Trong mô hình B2C, các doanh nghiệp có một vai trò lớn trong sự phát triển thương mại điện tử, qua đó người tiêu dùng được giảm giá mua sắm và được cung cấp dịch vụ trực tuyến miễn phí. Các doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn với chi phí tối thiểu và doanh nghiệp có 21


NH ƠN

OF F

IC

IA L

thể tiếp cận với các đơn hàng nhanh hơn, nhiều hơn cũng như nhanh chóng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Mô hình B2C đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước đặc biệt tại các nước EU và Bắc Mỹ. Các nhà phân tích kinh tế tiếp tục dự báo rằng B2C sẽ phát triển mạnh mẽ và là trụ cột chính trong thương mại điện tử trong thời gian tới. Ví dụ điển hình của mô hình thương mại điện tử B2C là doanh nghiệp thiết lập các trang web bán lẻ qua mạng như: www.necx.com; www.Amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, khách hàng, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp và dịch vụ sau bán hàng trực tuyến tới người tiêu dùng. 1.1.2.3. Mô hình C2B (Customer-to-Business)

DẠ

Y

M

QU

Y

Thương mại điện tử C2B thực tế diễn ra không nhiều nhưng về lý thuyết nó có nghĩa là một khách hàng cá nhân chào bán một hoặc một số sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp một dịch vụ cho một doanh nghiệp. Khách hàng đặt tên, mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ và xác định mức giá. Các công ty xem xét các đơn hàng của khách hàng và đặt giá đấu thầu dựa trên đơn hàng. Khách hàng xem xét hồ sơ dự thầu và chọn công ty họ muốn. C2B cho phép khách hàng được thanh toán hóa đơn trực tuyến từ bất kỳ nơi nào và họ không cần trực tiếp đến cửa hàng. Ví dụ về mô hình thương mại điện tử www.fotolia.com nơi các nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế cung cấp các tác phẩm của họ để bán cho các công ty. Các ví dụ khác về C2B mô hình là các trang web quảng cáo trực tuyến như Google 22


IC

IA L

Adsense, khảo sát trực tuyến như www.survescount.com nơi các cá nhân cung cấp dịch vụ để trả lời câu hỏi khảo sát của các công ty và các công ty trả tiền cho các cá nhân đối với dịch vụ này10, hoặc các cá nhân, hộ cá thể bán nông sản trên các trang web hoặc sàn giao dịch nông sản điện tử.

OF F

1.1.2.4 Mô hình C2C (Customer-to-Customer)

QU

Y

NH ƠN

Đó là giao dịch giữa các cá nhân với cá nhân diễn ra hàng ngày kể từ năm 1995. Nó tạo điều kiện cho các giao dịch giữa các khách hàng thông qua một bên thứ ba hoặc các trang Web, các trang mạng xã hội. Một ví dụ điển hình của loại hình thương mại điện tử này là thực hiện đấu giá mua bán các hàng hóa trên các trang web như eBay nơi người tiêu dùng cá nhân có thể mua và bán bằng hệ thống thanh toán trực tuyến như PayPal cho gửi và nhận tiền trực tuyến một cách dễ dàng. Các cá nhân mở các tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội, như: Facebook, Twitter, Flickr…để giao tiếp và kết hợp quảng bá mua bán sản phẩm, hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

M

1.1.2.5 Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G: Business to Government)

DẠ

Y

Trong mô hình B2G, giao dịch thương mại điện tử diễn ra giữa các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Trong đó, cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và các doanh nghiệp là các nhà cung cấp hàng hóa/dịch vụ. 10

Khaled Ahmed Nagaty, 2010, E-Commerce Business Models: Part 1, Chapter 34, The British University in Egypt.

23


OF F

IC

IA L

Phương thức thực hiện thông qua việc cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website có đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. Ví dụ như đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. 1.1.2.6. Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C: government to customer)

M

QU

Y

NH ƠN

Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính và dịch vụ công giữa cơ quan nhà nước với các cá nhân. Tại đó, cơ quan nhà nước có thể đăng tải các yêu cầu hoặc các cung ứng về dịch vụ công liên quan tới các cá nhân. Các cá nhân sẽ trao đổi, tương tác và tiếp nhận dịch vụ công trực tiếp với các cơ quan này thông qua các trang web do cơ quan Nhà nước thiết lập. Ví dụ như hoạt động cung cấp dịch vụ công tại ủy ban nhân dân trực tuyến và các cá nhân trả lệ phí, phí như phí đăng ký hồ sơ hoặc đối với các cơ quan thuế thì cá nhân đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản qua thanh toán điện tử.

1.1.3. Những lợi ích của thương mại điện tử 1.1.3.1 Lợi ích đối với doanh nghiệp

DẠ

Y

- Mở rộng thị trường: Doanh nghiệp có thể tiếp cận, giao dịch thương mại với nhiều khách hàng và các nhà cung cấp trên khắp thế giới mà không bị hạn chế về địa lý tại các địa điểm giao dịch như thương mại truyền thống. 24


OF F

IC

IA L

- Giảm chi phí: doanh nghiệp có thể giảm được nhiều chi phí liên quan đến sản xuất và bán hàng như: giảm chi phí mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất từ các nhà cung cấp trên toàn cầu thông qua nghiệp vụ mua hàng điện tử, inbound logistics; giảm chí trong marketing và bán hàng thông qua các trang web đảm nhiệm chức năng tiếp thị, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ hay đàm phán, tham gia đấu thầu cung cấp các đơn hàng hoặc tìm kiếm đối tác 3PL hiệu quả trong phân phối và dịch vụ outbound logistics, …

QU

Y

NH ƠN

- Cải thiện hệ thống phân phối: Doanh nghiệp tái cấu trúc lại hệ thống kho hàng cho sự thích ứng với thương mại điện tử qua đó giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Giảm cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng. Ứng dụng công nghệ thông tin và internet trong quản lý kho hàng, tối ưu hóa vận chuyển và kiểm soát trạng thái hàng trong kho. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được các nhà cung cấp dịch vụ 3PL với chi phí thấp trong phân phối.

Y

M

- Phá vỡ giới hạn về thời gian: Doanh nghiệp không bị giới hạn bởi thời gian làm việc hành chính trong hoạt động marketing và bán hàng, mua hàng, inbound và outbound logistics cũng như dịch vụ sau bán hàng trên cơ sở thực hiện tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365.

DẠ

- Phát triển mô hình sản xuất hàng theo đơn đặt hàng: Do doanh nghiệp có khả năng tương tác trực tiếp và nhanh chóng với khách hàng và được sự hỗ trợ của tái cấu trúc hệ 25


IA L

thống phân phối và kho hàng nên khả năng đáp ứng nhu cầu theo từng đơn hàng tăng lên. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.

NH ƠN

OF F

IC

- Tăng cường sự hài lòng của khách hàng và nhà cung cấp: Doanh nghiệp nắm bắt nhanh nhu cầu của khách hàng trên cơ sở trang web trực tuyến trao đổi với khách hàng mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, với dự liệu số lớn về khách hàng và nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể phát hiện xu hướng thị hiếu và cung cấp sản phẩm mới cho khách hàng, chăm sóc khách hàng kịp thời qua đó củng cố sự trung thành của khách hàng và nhà cung cấp. 1.1.3.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng

Thương mại điện tử đem đến những lợi ích chính cho người tiêu dùng như sau:

M

QU

Y

- Phá vỡ giới hạn về không gian và thời gian trong mua hàng: Thương mại điện tử cho phép khách hàng thực hiện việc mua bán hàng ở mọi lúc và mọi nơi trên khắp thế giới thông qua tiếp cận các trang web mua bán hàng online và các kênh mạng xã hội.

DẠ

Y

- Có nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ chất lượng: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều sự lựa chọn hơn khi họ tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn trên toàn cầu. Bên cạnh đó, thông qua kênh đánh giá của khách hàng về các nhà cung cấp nên người tiêu dùng có nhiều thông tin để quyết định mua được hàng hóa, dịch vụ chất lượng. 26


IC

IA L

- Giá cả thấp hơn: Khách hàng tiếp cận được với nhiều nhà cung cấp trong thị trường cạnh tranh nên có thể chọn được nhà cung cấp với giá mua phù hợp với nhu cầu và có thể hưởng được nhiều ưu đãi chiết khấu bán hàng do nắm bắt được cơ hội khuyến mại của các nhà cung cấp.

OF F

- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet.

QU

Y

NH ƠN

- Tham gia vào cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia vào hội khách hàng để có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm mua bán hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, lợi ích của người tiêu dùng sau giao dịch mua bán hàng được tăng lên do sự bảo vệ của cộng đồng khách hàng trên các trang mạng và được đáp ứng yêu cầu liên quan đến chính sách sau bán hàng nhà cung ứng một cách tốt nhất. 1.3.3 Lợi ích đối với xã hội

M

- Kết nối thị trường toàn cầu: thông qua thương mại điện tử, thị trường các quốc gia được kết nối toàn cầu, qua đó thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

DẠ

Y

- Tăng cường sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường với thông tin về nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan nhà nước minh bạch hơn, giảm sự độc quyền trong mua và bán hàng nên giảm chi phí cho xã hội. 27


IC

IA L

- Tăng tinh minh bạch trong sử dụng Ngân sách nhà nước của các cơ quan chính phủ do thực hiện cơ chế đấu thầu, tiếp cận được với nhiều nhà cung cấp có uy tín và chất lượng, với giá thành cạnh tranh.

OF F

- Giảm chi phí cơ hội của nhà cung cấp và người tiêu dùng trên cơ sở không còn giới hạn về không gian và thời gian trong giao dịch thương mại. Nhà cung cấp và khác hàng có thể giao dịch tại bất cứ địa điểm nào và bất cứ khoảng thời gian nào họ mong muốn.

Y

NH ƠN

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân: thông qua thương mại điện tử, người dân được hài lòng hơn trong việc thụ hưởng các hàng hóa và dịch vụ từ trước, trong và sau khi giao dịch mua hàng. Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa, dịch vụ có xu hướng giảm, sự tiện lợi trong mua hàng và giao hàng, bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa tăng lên.

M

QU

- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: cải cách mạnh mẽ các dịch vụ công của nhà nước như: lĩnh vực thuế, hải quan, y tế, giáo dục, được thực hiện qua mạng với thuận tiện hơn và chi phí thực, chi phí cơ hội thấp hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, dịch vụ tư vấn y tế, nộp thuế, phí và lệ phí trực tuyến.... là các ví dụ thành công điển hình.

DẠ

Y

- Lợi ích cho các nước nghèo: Thúc đẩy công nghệ thông tin, thương mại, dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng phát triển do kết nối công nghệ thông tin, thương mại điện tử, công nghệ ngân hàng và nhiều dịch vụ khác với các nước phát triển Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản. 28


IA L

1.2. LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.2.1. Khái niệm logistics trong thương mại điện tử

IC

1.2.1.1 Định nghĩa Logistics

NH ƠN

OF F

Về lịch sử, Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp, bắt nguồn từ ‘logistikos’. Thuật ngữ có ý nghĩa phản ánh khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (một số từ điển của Việt Nam định nghĩa logistics là hậu cần) để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu. Theo từ điển Oxford giải thích logistics là “Khoa học của sự di chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến trường”.

DẠ

Y

M

QU

Y

Trong nghiên cứu, logistics lần đầu tiên được chú ý là đầu những năm 1900s trong nghiên cứu về phân bổ sản phẩm nông sản11. Sau đó, logistics được nhận định là một khoa học mới so với những khoa học truyền thống khác, như: sản xuất (production), marketing, tài chính (finance). Tài liệu nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về logistics được ấn bản vào đầu những năm 1960s, từ logistics được xuất hiện trong cuốn sách đầu tiên vào năm 1961, bằng tiếng Anh, với tựa đề “Physical distribution management” của Edward W. Smykay các cộng sự đã đưa ra khái niệm và các nội dung căn bản và được đánh

11

John F. Crowell, Report of the Industrial Commission on the Distribution of Farm Products, vol. 6 (Washington, DC: U.S. Government Printing Office, 1901).

29


OF F

IC

IA L

giá là đặt nền móng cho nghiên cứu khoa học logistics12. Sau đó, Peter Drucker, một chuyên gia kinh doanh, tác giả và nhà tư vấn nổi tiếng, đã có tuyên bố gây chú ý trong giới nghiên cứu kinh tế khi nhận định rằng logistics là một trong những danh giới thực sự cuối cùng của cơ hội cho các tổ chức muốn cải thiện hiệu quả tổ chức của họ13. Logistics càng được chú ý hơn khi thể hiện vai trò quan trọng trong sự thành công của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai và cuộc chiến vùng Vịnh những năm 1990-1991.

NH ƠN

Hệ thống hóa một số định nghĩa về logistics, cụ thể: Theo nghĩa rộng, logistics được hiểu như là một quá trình có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa chuyển tới tay của người tiêu dùng cuối cùng, tiêu biểu là các định nghĩa:

M

QU

Y

- Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng (Council of Logistics Management - CLM, 1991).

12

Y

- Logistics là hoạt động quản lý quá trình luân chuyển

DẠ

Edward W. Smykay, Donald J. Bowersox, and Frank H. Mossman, Physical Distribution Management (New York: Macmillan, 1961. 13 Peter F. Drucker, “The Economy’s Dark Continent,” Fortune (Apr. 1962), pp. 103, 265-70.

30


IA L

nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng14.

NH ƠN

OF F

IC

Theo các quan niệm này, logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo đó, có sự phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ, như: dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý... với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Y

Theo nghĩa hẹp, logistics được hiểu như là các hoạt động dịch vụ gắn liền với quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa. Logistics là hoạt động thương mại gắn với các dịch vụ cụ thể trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa.

QU

Điển hình là theo Luật Thương mại số 36/2005/QH1115, Điều 233 đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics:

Y

M

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyến, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có Liên Hiệp Quốc, 2012, Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quàn lý logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002. 15 Quốc hội, 2005, Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005

DẠ

14

31


IA L

liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

IC

Ngoài ra, còn có một số khái niệm điển hình được các nhà nghiên cứu về logistics đưa ra thông qua từng cách tiếp cận nghiên cứu:

NH ƠN

OF F

Logistics là quá trình tiên liệu trước các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, sử dụng vốn, nguyên vật liệu, nhân lực, công nghệ và những thông tin cần thiết để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn đó, đánh giá những hàng hóa, hoặc dịch vụ, hoặc mạng lưới sản phẩm có thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng; và sử dụng mạng lưới này để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời nhất (Coyle, 2003).

QU

Y

- Logistics là một tập hợp các hoạt động chức năng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quy trình chuyên hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm (Grundey, 2006).

M

Trong khi đó Grundey lại tập trung chủ yếu vào phạm vi của hoạt động logistics đó là phạm vi trải dài, bao trùm toàn bộ quy trình từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng của quá trình sản xuât. Tuy nhiên, định nghĩa này chưa đề cập đến quy trình phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng, một bộ phận rất quan trọng trong logistics.

DẠ

Y

- Sứ mệnh của logistics là đưa được đúng sản phẩm và dịch vụ tới đúng địa điểm, thời gian và hoàn cảnh yêu cầu, đồng thời phải đem lại những đóng góp lớn nhất cho doanh 32


OF F

IC

IA L

nghiệp (Ballou, 1992)16. Ballou đã nhấn mạnh những vai trò mà logistics phải thể hiện. Cũng đưa ra một quan điểm tương tự, E.Grosvenor Plowman cho rằng hệ thống logistics sẽ cung cấp cho các công ty 7 lợi ích (7 rights): đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điếm, đúng thời gian và đúng chi phí.

NH ƠN

- Logistics cũng được coi là nghệ thuật tổ chức sự vận động của nguyên vật liệu, hàng hóa từ khi mua các sản phẩm đầu vào, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối, cho đến khi đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng cuối cùng.

Y

- Logistics là các hoạt động gắn liền với quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.

M

QU

Logistics là nghệ thuật và khoa học của quản lý bố trí và các hoạt động kỹ thuật có liên quan đến yêu cầu, thiết kế và cung cấp, duy trì các nguôn lực để hỗ trợ thực hiện mục tiêu, kế hoạch17.

DẠ

Y

Tóm lại, trong nghiên cứu này có thể hiểu: Logistics là quản lý các hoạt động vận chuyển chiều đi và chiều về, dự trữ hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan giữa nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. 16

Business Logistics management (5th edition). Prentice Hall, 2003

33


IC

IA L

Bản chất của logistics là tối ưu hóa ba dòng luân chuyển gồm: hàng hóa, tài chính và thông tin trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, logistics luôn song hành với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tiến trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia18.

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

Tiếp cận theo quá trình thì các bộ phận cơ bản của hoạt động logistics là các hoạt động được tổ chức và quản lý khoa học gắn liền với các khâu của quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng trong nền sản xuất xã hội.

- Đặc điểm cơ bản của logistics

DẠ

Y

Thứ nhất, Logistics không phải chỉ là một hoạt động Đặng Đình Đào, (2012), Phát triển các dịch vụ Logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài cấp nhà nước mã số ĐTĐL-20107/33, p10. 18

34


OF F

IC

IA L

đơn lẻ, mà bao gồm một chuỗi các hoạt động từ cung ứng đầu vào đến quá trình sản xuất ra sản phẩm và được chuyển tới khách hàng. Về bản chất, logistics là quá trình tối ưu hoá địa điểm, thời gian, số lượng, chi phí, tính đồng bộ và hoạt động lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào dạng nguyên vật liệu cho đến sản phẩm chuyển đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.

NH ƠN

Thứ hai, logistics là quá trình quản lý dòng vận động và lưu chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Logistics liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động thương mại và vận tải nhằm thực hiện hiệu quả quy trình quản lý trên.

QU

Y

Thứ ba, logistics gắn liền với tất cả các khâu của quá trình sản xuất, marketing và phân phối. Logistics là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm, qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng.

M

Thứ tư, Logistics là hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ cho toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến với người tiêu dùng.

DẠ

Y

Thứ năm, Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ giao nhận vận tải. Bên cạnh các nghiệp vụ giao nhận vận tải, logistics còn phát triển thêm các dịch vụ khác như 35


IC

IA L

mua hàng, quản lý kho hàng, gia công chia tách, đóng gói hàng và các hoạt động hỗ trợ khách hàng sau khi giao hàng. Đặc điểm này được thể hiện rõ trong mô hình doanh nghiệp logistics 3PL.

OF F

Thứ sáu, Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức MTO (Multimodal Transport Operator).

NH ƠN

Thứ bảy, logistics chỉ có thể phát triển hiệu quả khi được dựa trên cơ sở sử dụng triệt để những thành tựu của công nghệ thông tin.

DẠ

Y

M

QU

Y

Thứ tám, Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh là Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống. Ba khía cạnh này của logistics có mối liên hệ chặt chẽ, tạo cơ sở hình thành hệ thống Logistics hoàn chỉnh. Trong đó, Logistics hoạt động là bước phát triển mới của Logistics sinh tồn, gắn với quá trình sản xuất biến đổi nguyên nhiên vật liệu đầu vào thành các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết nhiều hệ thống sản xuất sản phẩm. Logistics liên kết các nguyên liệu thô doanh nghiệp cần trong sản xuất và phân phối sản phẩm có được từ sản xuất. Logistics hoạt động gắn liền với quá trình luân chuyển và lưu kho của nguyên vật liệu đầu vào, chuyển qua các khâu sản xuất của doanh nghiệp, chuyển vào các kênh phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics hoạt động là nền tảng của Logistics hệ thống. Logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, 36


IC

- Các chức năng cơ bản của Logistics

IA L

nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng... Logistics hệ thống giúp cho việc duy trì hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả.

QU

Y

NH ƠN

OF F

Quan điểm kinh doanh hiện đại nhìn nhận logistics là một chức năng độc lập, đồng thời có mối quan hệ tương hỗ với hai chức năng cơ bản của doanh nghiệp là chức năng sản xuất và marketing, phần giao diện giữa chúng có những hoạt động chung.

M

Sơ đồ 1.2: Quan hệ giữa chức năng logistics với chức năng sản xuất và marketing

DẠ

Y

Qua sơ đồ 1.2, hoạt động cốt lõi của Logistics thể hiện sự khác biệt với hai chức năng sản xuất và marketing là 4 hoạt động căn bản: vận chuyển (transportation), dự trữ (inventory), xử lý đơn hàng (order processing) và kho hàng, kho bãi (warehouse). 37


NH ƠN

OF F

IC

IA L

Bên cạnh đó, một số hoạt động giao giữa chức năng sản xuất và logistics là mua nguyên vật liệu, bố trí địa điểm sản xuất. Tuy nhiên, cách tiếp cận mỗi chức năng là khác nhau. Đối với hoạt động mua nguyên vật liệu đầu vào thì chức năng sản xuất quan tâm đến khía cạnh mua nguyên vật liệu gì? Số lượng bao nhiêu cho tối ưu với kế hoạch sản xuất. Trong khi đó, logistics quan tâm tới khía cạnh mua như thế nào, nhà cung ứng nào, ở đâu, bằng phương thức nào và thanh toán như thế nào để tối ưu hóa chi phí và nguồn nguyên vật liệu đầu vào.

DẠ

Y

M

QU

Y

Hoạt động giao giữa chức năng Logistics và Marketing gồm: dịch vụ khách hàng, định giá, đóng gói và địa điểm bán lẻ. Tuy nhiên tiếp cận giữa hai chức năng đối với các hoạt động cũng có khác nhau. Đối với dịch vụ khách hàng thì về cơ bản logistics quan tâm nhiều đến sự phản hồi của khách hàng, dịch vụ sau bán hàng và sự hài lòng của khách hàng, trong khi marketing quan tâm nhiều đến cách tiếp cận khách hàng và khuyến mại, chính sách giá để khách hàng mua hàng. Khái quát hơn, mục tiêu của marketing liên quan tới các hoạt động trên là phân bổ nguồn lực cho marketing hỗn hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn của công ty. Trong khi mục tiêu chung của Logistíc là tối thiểu hóa tổng chi phí đối với dịch vụ cung cấp cho khách hàng được đo lường bằng tổng chi phí của các hoạt động chính và các hoạt động hỗn hợp. (Adapted from Douglas M. Lambert, 1971) 38


IA L

1.2.1.2 Định nghĩa Logistics trong thương mại điện tử

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

Sự phát triển mạnh mẽ của internet, công nghệ thông tin và thương mại điện tử trên thế giới đã tác động và thay đổi lối sống, hình thức mua sắm của các cá, các tổ chức trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, cấu trúc và phương thức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều đổi mới, sáng tạo và hiệu quả hơn. Điều này tác động đến sự đổi mới và sáng tạo tiên phong của lĩnh vực logistics, vốn được coi là mắt xích quan trọng nối giữa các khâu trong hoạt động sản xuất với nhau và giữa sản xuất với tiêu dùng. Do đó, Logistics trong thương mại điện tử đã có nhiều sự thay đổi về nội dung và hình thức so với logistics truyền thống dựa trên nền tảng ứng dụng internet và công nghệ thông tin và các chức năng của logistics điển hình như vận tải, xử lý đơn hàng, dự trữ, kho hàng và các chức năng khác để tạo ra logistics điện tử (E logictics: electronic logictics) tác động tương hỗ với thương mại điện tử tạo ra xu hướng phát triển mới trên toàn thế giới hay còn gọi là e commerce logistics.

DẠ

Y

M

Trong nghiên cứu và thực tiễn thuật ngữ logistics thương mại điện tử (e commerce logistics), logistics điện tử (e logistics), kinh doanh điện tử (e business) được sử dụng gần nghĩa với nhau và được hiểu là một quá trình hỗ trợ giao hàng để thực hiện các đơn đặt hàng thương mại điện tử (Joseph, Laura và Srinivas, 2004). Tương đồng với quan điểm này là định nghĩa cho rằng e commerce logistics là toàn bộ các hoạt động nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi 39


IC

IA L

cung ứng đến nơi tiêu dùng qua các giao dịch mua bán điện tử; e commerce logistics là việc các công ty vận chuyển hàng hóa kết hợp với các trang thương mại để chuẩn hóa quy trình giao nhận19

OF F

Cách tiếp cận từ công nghệ thông tin thi cho rằng rằng e commerce logistics ngụ ý là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ việc cung cấp và thực hiện một loạt các hoạt động logistics (Daly and Cui, 2003; Ngai and Cheng, 2007).

Y

NH ƠN

Tuy nhiên, với ý nghĩa tổng hợp, có thể hiểu e commerce logistics là quản lý các hoạt động vận chuyển chiều đi và chiều về, dự trữ hàng hóa, dịch vụ cũng như thông tin liên quan giữa nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng tham gia vào thương mại điện tử.

M

QU

Bản chất của e commerce logistics là tối ưu hóa ba dòng luân chuyển gồm: hàng hóa, tài chính và thông tin trong sản xuất, kinh doanh dựa trên cơ sở ứng dụng thành tựu internet, công nghệ thông tin và truyền thông trong logistics nhằm thực hiện các giao dịch thương mại điện tử.

 Đặc điểm logistics trong thương mại điện tử

DẠ

Y

Thứ nhất, logistics thương mại điện tử bao gồm đầy đủ các đặc điểm của logistics truyền thống. 19

Adsplus, 2018, E-commerce logistics là gì: https://adsplus.vn/ecommerce-logistics-la-gi-va-nhung-tien-ich-vuot-troi/

40


IA L

+ Bao gồm một chuỗi các hoạt động từ cung ứng đầu vào đến quá trình sản xuất ra sản phẩm và được chuyển tới khách hàng.

OF F

IC

+ Quá trình quản lý dòng vận động và lưu chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.

+ Gắn liền với tất cả các khâu của quá trình sản xuất, marketing và phân phối.

NH ƠN

+ Hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp từ cung ứng đầu vào đến phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng cuối cùng, dòng logistics ngược. + Sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ giao nhận vận tải.

Y

+ Sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức MTO (Multimodal Transport Operator).

QU

+ Tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống.

M

Thứ hai, logistics thương mại điện tử ứng dụng internet, công nghệ thông tin và truyền thông vào thực hiện các hoạt động của logistics.

DẠ

Y

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng hữu hình được hình thành trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin kết nối giữa các hoạt động chính trong logistics như hạ tầng thiết bị cho tiếp nhận và xử lý tự động đơn hàng, quản trị kho hàng, xử lý dự trữ, 41


IA L

mạng lưới vận tải, dây chuyền chia tách, đóng gói các kiện hàng tự động.

NH ƠN

OF F

IC

+ Hệ thống phần mềm quản lý, điều hành và xử lý tự động trong các hoạt động chính của logistics. Cụ thể các phần mềm như: Trao đổi dữ liệu trực tuyến (EDI: Electronic Data Interchange) trực tiếp với Website thương mại điện tử; Theo dõi tình trạng thực của đơn hàng trực tuyến (Tracking Online), ở mức độ cao là giải pháp tracking real-time qua SMS (tự theo dõi hành trình của vận đơn thông qua tin nhắn SMS.); phần mềm tích hợp giải pháp thanh toán điện tử; phần mềm hỗ trợ vận tải TMS (Transportation management system); phần mềm quản lý kho hàng (ví dụ như AB-Ls)

Y

Thứ ba, quy mô, loại hình và chất lượng của dịch vụ logistics thương mại điện tử được tăng lên trong mô hình thương mại điện tử.

DẠ

Y

M

QU

+ Quy mô nhu cầu logistics tăng lên nhanh chóng khi triển khai thương mại điện tử. Đặc thù của mô hình thương mại điện tử (e-commerce) là có độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô nhỏ lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận địa điểm người tiêu dùng chỉ định. Do vậy, các dòng di chuyển hàng hóa được mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp, nên elogistics có những khác biệt rất lớn với logistics truyền thống. Để đảm bảo hiệu quả của mô hình này tất yếu cần thiết lập và thực hiện e commerce logistics nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh trong e commerce. 42


OF F

IC

IA L

+ Nhiều loại hình mới về dịch vụ logistics phát triển, cụ thể: dịch vụ chuyển phát nhanh, giao hàng nhanh; phương thức giao hàng tại địa chỉ người mua (Buy online, ship to store) còn gọi là mua hàng online, giao hàng tận nhà; hình thức giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển (Dropshipping); Giao hàng tại kho của người bán (Buy online, pick-up in-store). Đặc biệt, các loại hình kinh doanh dịch vụ logistics theo mô hình 3PL, 4PL và 5PL phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô và chất lượng.

Y

NH ƠN

+ Chất lượng dịch vụ tăng lên: Bên cạnh yêu cầu của khách hàng đối với logistics truyển thống, thì khách hàng cũng yêu cầu cao hơn trong kiểm soát, theo dõi thời gian thực, tình trạng thực của đơn hàng trong quá trình xử lý đơn hàng, lưu kho, vận chuyển đến khách hàng, sự chính xác về thời gian, địa điểm giao hàng và chính xác về mặt hàng.

QU

1.2.2. Vai trò Logistics trong thương mại điện tử

DẠ

Y

M

+ Logistics trong thương mại điện tử có vai trò quan trọng là giảm thiểu rủi ro phát sinh từ các mối quan hệ ảo giữa người bán và khách hàng tồn tại trong thương mại điện tử, bằng cách đảm bảo rằng sản phẩm được giao nhận phù hợp (đúng theo đơn hàng đặt tại một cửa hàng điện tử), giao hàng đúng địa điểm (tại địa chỉ người tiêu dùng), giao hàng đúng thời điểm nhất định (lượng thời gian người bán cam kết và được khách hàng chấp nhận) và giao hàng đúng mặt hàng và chất lượng cho khách hàng đặt mua. 43


OF F

IC

IA L

+ E-commerce logistics dựa trên công nghệ thông tin và internet đã giúp doanh nghiệp đổi với trong xây dựng mạng lưới gom hàng hóa tối ưu, chi phí tồn kho tối thiểu, giảm tối đa lượng hàng tồn kho, nâng cao lợi thế cho các đơn hàng điện tử và dịch vụ giao hàng chặng cuối và quan tâm đến giải pháp gom hàng và cross-docking20.

NH ƠN

+ E commerce logistics là giải pháp hoàn hảo cho đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu đặt ra trong mô hình B2C với việc đáp ứng nhu cầu hàng loạt các nhà bán lẻ hiện đại trong bán hàng tới người tiêu dùng cuối cùng, đòi hỏi những sự tiện lợi, tiên tiến, nhanh chóng cho người dùng qua đó đảm bảo uy tín của các nhà bán lẻ, tạo sự hài lòng của người tiêu dùng để họ có thể tiếp tục quay lại mua hàng.

Y

M

QU

Y

+ E-commerce logistics đem đến giải pháp hiệu quả cho chức năng quản lý của doanh nghiệp, cụ thể: quản lý tình trạng đặt hàng trực tuyến; áp dụng hệ thống tài liệu công văn và hóa đơn điện tử và trực tuyến, chẳng hạn như vận đơn và hóa đơn vận chuyển điện tử; tự động nhắc nhở thanh toán; giao diện liền mạch với hệ thống SCM (Supply Chain Management) hoặc ERP (Enterprise resource planning) hiện có; thông báo trực tuyến cho thông tin quan trọng qua văn bản hoặc điện thoại di động; hệ thống thông tin báo cáo về phân tích dữ liệu trong quá khứ, lịch sử phân phối, vv

DẠ

20

Gosmartlog , 2017, Cross-docking trong vận hành kho hàng: https://gosmartlog.com/cross-docking-tai-sao-can-phai-co-mot-cachtiep-can-toan-dien/

44


NH ƠN

OF F

IC

IA L

+ E-commerce logistics là giải pháp đảm bảo các lợi ích cho chủ hàng, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ nhờ vào những tiện ích sau: Giao tiếp đã cải thiện theo xu hướng trực tuyến; minh bạch trong chuỗi cung ứng trên cơ ứng dụng hệ thống các phần mềm tự động, tối ưu và có tính kết nối cao giữa các chủ thể trong giao dịch; cải thiện sự hài lòng của khách hàng qua các ứng dụng công nghệ mới trong theo dõi tình trạng thực của đơn hàng (tracking online và real time tracking hay tracing); giảm chi phí do ứng dụng các phần mềm tối ưu trong các chức năng logistics; nâng cao hiệu quả; giao hàng đúng hẹn, đúng địa điểm, đúng hàng hóa và chất lượng.

1.3. PHÂN LOẠI LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Y

1.3.1. Theo quá trình thực hiện

QU

Theo quá trình thực hiện, có thể phân biệt các loại hình logistics thương mại điện tử thành:

DẠ

Y

M

- Logistics đầu vào (Inbound Logistics): bao gồm các hoạt động nhằm đảm mua sắm, cung ứng trực tuyến một cách tối ưu (cả về vị trí, thời gian và chi phí) các đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Mua nguyên liệu trực tuyến (sản xuất ô tô, máy bay...); Đấu thầu trực tuyến để mua nguyên liệu; Kết nối ERP giữa các công ty và các nhà cung cấp; Chia sẻ thông tin nguyên liệu sản xuất cho nhà cung cấp thông qua mô hình B2B. - Logistics đâu ra (Outbound Logistics): bao gồm các 45


OF F

IC

IA L

hoạt động đảm bảo cung ứng sản phẩm, hàng hóa đến tay khách hàng thông qua các trang web bán hàng, sàn giao dịch thương mại điện tử một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động chủ yếu: Quản trị đặt hàng trực tuyến; Ký kết hợp đồng tự động qua mạng; Cho phép khách hàng truy xuất tới danh mục sản phẩm, hàng hóa mới và thời hạn giao hàng; Quản trị quá trình thực hiện hợp đồng.

QU

Y

NH ƠN

- Logistics ngược (Reverse logistics) và dịch vụ sau bán hàng: quá trình thu hồi các hàng hóa bị trả lại, phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm và tất cả các yếu tố khác phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến môi trường để xử lý hoặc tái chế. Bên cạnh đó, dịch vụ sau bán hàng đối với khách hàng, bao gồm: Theo dõi bán hàng trực tuyến; Hỗ trợ khách hàng trực tuyến; Quản trị quan hệ khách hàng trực tuyến các trang web; Quản trị bán phụ kiện/hàng hóa thay thế định kỳ trực tuyến. (Marketing Management, Porter M.E. 2001)

M

1.3.2. Theo phương thức khai thác hoạt động Logistics

DẠ

Y

- Logistics bên thứ nhất (1PL: First Party Logistics): Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của chính công ty. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics của công ty. - Logistics bên thứ hai (2PL: Second-party logistics : Là

46


OF F

IC

IA L

việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống, như: vận tải, thuê kho hàng, giao nhận… Công ty không sở hữu hoặc không có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê các dịch vụ Logistics bên thứ hai chuyên cung cấp phương tiện vận chuyển chuyên dụng hay dịch vụ cơ bản trong chuỗi logistics trên cơ sở công ty tham gia trực tuyến vào mô hình B2B thông qua các trang Web bán hàng và sàn giao dịch vận tải đơn phương thức hay đa phương thức.

DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

- Logistics bên thứ ba (3PL hoặc TPL: Third party logistics) hay còn được gọi là Logistics theo hợp đồng. Phương thức này có nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài (bên thứ ba) để thực hiện các hoạt động logistics thương mại điện tử, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ một số hoạt động dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. 3PL quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức hợp, như: quản lý trung tâm điều phối phương tiện vận tải, hàng hóa, kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động của logistics thương mại điện tử. 3PL được xem là một điểm liên lạc duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng của logistics bên thứ ba trong suốt chuỗi phân phối để vươn tới thị trường toàn cầu, với lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền thông qua các sàn giao dịch vận tải, sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây được coi như một liên minh chặt chẽ giữa một doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ logistics trong thương mại điện tử, nó không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp 47


IA L

đồng dài hạn (thông thường trên 3 năm), ví dụ như: các công ty 3PL trong giao hàng nhanh, chuyển phát nhanh.

NH ƠN

OF F

IC

- Logistics bên thứ tư (4PL hay FPL: Fourth party logistics) hay còn được gọi là logistics chuỗi phân phối. FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng cùa TPL nhằm tạo ra sự đáp ứng cho hoạt động logistics phức tạp. Trong hình thức FPL, công ty hoặc tổ chức đại diện cung cấp dịch vụ logistics sẽ được ủy quyền của khách hàng với vai trò quản lý, tập trung cải tiến hiệu quả quy trình và thực hiện toàn bộ chuỗi cung ứng và logistics thương mại điện tử của khách hàng.

DẠ

Y

M

QU

Y

- Logistics bên thứ năm (5PL hay FPL: Fifth party logistics) hay còn gọi là logistics dành chuyên sâu trong thương mại điện tử. Trong đó, FPL quản lý và điều phối hoạt động của các hình thức 3PL, 4PL thông qua các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông, mạng internet vào bên cung và cầu trên thị trường dịch vụ giao hàng thương mại điện tử. Đặc trưng cơ bản của hình thức 5PL là ứng dụng các hệ thống quản lý điện tử và tự động trong các chức năng logistics: Hệ thống quản lý đơn hàng trực tuyến (OMS: Oder management system), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS: Warehouse management system) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS: Transportation management system). Đặc trưng của ba hệ thống này là kết nối internet và ứng dụng các phần mềm quản lý và các thành tựu của công nghiệp 4.0. Ba hệ thống này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất ứng dụng công nghệ thông tin và internet ở múc độ cao. 48


IA L

1.3.3. Theo mô hình kinh doanh thương mại điện tử

OF F

IC

- Logistics phục vụ các giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Trong đó logistics tham gia trực tuyến vào các hoạt động logistics đầu vào (inbound logistics), logistics đầu ra (outbound logistics), logistics ngược (reverse logistics) và dịch vụ sau bán hàng trực tuyến.

Y

NH ƠN

- Logisctics phục vụ các giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C). Trong đó, các hoạt động chủ yếu hỗ trợ trong chia tách, đóng gói, dán nhãn hàng đối với các kiện hàng và đơn hàng, kiểm tra chất lượng, vận chuyển, giao hàng nhanh các kiện hàng tới người tiêu dùng cuối cùng đảm bảo các yêu cầu tối ưu về thời gian giao hàng, đúng sản phẩm chất lượng hàng, đúng địa điểm và đúng khách hàng và thanh toán điện tử.

M

QU

- Logistics phục vụ các giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước (B2G). Trong đó cung cấp các dịch vụ logistics liên quan đến chia tách đóng gói, lưu kho hàng, kiểm tra chất lượng, vận chuyển, giao nhận hàng từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước.

Y

- Logistics phục vụ giao dịch thương mại điện tử giữa khách hàng cá nhân với cơ quan quản lý nhà nước (C2G).

DẠ

- Logistics phục vụ giao dịch thương mại điện tử giữa khách hàng cá nhân với doanh nghiệp (C2B). 49


IA L

1.3.4. Theo tính chuyên môn hóa của các doanh nghiệp logistics

OF F

IC

- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải trong thương mại điện tử: (1) Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức cho các giao dịch điện tử; (2) Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức cho các giao dịch điện tử; (3) Các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng cho các giao dịch điện tử; (4) Các công ty môi giới vận tải cho các giao dịch điện tử.

NH ƠN

Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối: bao gồm các công ty cung cấp dịch vụ kho bãi phục vụ cho các giao dịch điện tử; Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối, bán buôn bán lẻ trong các giao dịch điện tử; Các công ty dịch vụ chia tách, đóng gói và chuyển phát nhanh cho các giao dịch điện tử.

Y

-

M

QU

- Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành; gồm các công ty công nghệ thông tin chuyên cung cấp thiết bị và phần mềm quản lý trong logistics; Các công ty viễn thông chuyên cung cấp hạ tầng mạng di động, định vị GPS và các phần mềm phục vụ m-logistics (mobile logistics); Các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm thông qua phần mềm thanh toán trực tuyến; Các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo về logistics thông qua giảng dạy trực tuyến.

DẠ

Y

1.3.5. Theo đối tượng hàng hóa

- Logistics phục vụ giao dịch thương mại điện tử đối với hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn (Fast Moving 50


IC

IA L

Consumer Goods Logistics): Là loại hình logistics áp dụng đối với những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn, như: thực phẩm, quần áo, giày dép. Đối với những mặt hàng này thì yêu cầu quan trọng nhất là đảm bảo đúng thời gian giao hàng, đúng sản phẩm và chất lượng hàng.

NH ƠN

OF F

- Logistics phục vụ giao dịch thương mại điện tử đối với ngành ôtô (Automotive logistics): Đảm bảo sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà máy, bộ phận sản xuất, các chi tiết, phụ tùng riêng lẻ sao cho thời điểm cuối của công đoạn này là thời điểm đầu của công đoạn tiếp theo. Một khâu đặc biệt quan trọng trong loại hình logistics này là dịch vụ sau bán hàng như: dự trữ và phân phối phụ tùng thay thế.

QU

Y

- Ngoài ra, còn có logistics phục vụ giao dịch thương mại điện tử đối với của nhiều ngành khác, như: Logistics ngành hóa chất (Chemical logistics); Logistics hàng điện tử (Electronic logistics); Logistics ngành dầu khí (Petroleum logistics); Logistics hàng tư liệu sản xuất; Logistics hàng nông sản phẩm; Logistics hàng công nghiệp tiêu dùng...

DẠ

Y

M

- Ngoài các tiêu thức phân loại nói trên, các nhà nghiên cứu còn có thể phân chia logistics thương mại điện tử dựa vào phạm vi không gian, gồm: Logistics toàn cầu (Global e commerce logistics), Logistics thương mại điện tử quốc gia (National logistics and e commerce) và Logistics thương mại điện tử thành phố (City logistics and e commerce); căn cứ vào phạm vi hoạt động kinh tế gồm: Logistics tổng thể và Logistics chuyên ngành hẹp. 51


52

DẠ

Y

M Y

QU NH ƠN

IC

OF F

IA L


IA L

Chương 2

IC

HẠ TẦNG CƠ SỞ CỦA LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

OF F

2.1. HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.1.1. Khái niệm

M

QU

Y

NH ƠN

Thương mại điện tử là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hoá của công nghệ thông tin và viễn thông tạo ra cơ sở hạ tầng công nghệ (Technology infrastructure), đó là mạng máy tính và Internet. Trên nền tảng đó hệ thống logistics phục vụ cho thương mại điện tử cũng được phát triển tương ứng. Hạ tầng cơ sở công nghệ ấy bao gồm từ các chuẩn của doanh nghiệp, của quốc gia, liên kết các chuẩn ấy với các chuẩn quốc tế, tới kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng không chỉ của riêng từng doanh nghiệp, mà phải là một hệ thống quốc gia, với tư cách như một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực và toàn cầu (trên nền tảng của Internet hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là bao gồm cả các phân mạng và hệ thống liên lạc viễn thông toàn cầu), và hệ thống ấy phải tới được từng cá nhân trong hệ thống thương mại (cho tới từng cá nhân người tiêu thụ).

DẠ

Y

Hạ tầng thị trường bao gồm các mạng điện tử, phần cứng, phần mềm và các yếu tố khác, bao gồm:  Cơ sở hạ tầng dịch vụ kinh doanh thông thường như: bảo mật, thẻ thông minh, chứng thực, thanh toán điện tử, lưu trữ, . . . 53


IA L

 Cơ sở hạ tầng phân phối và chu chuyển thông tin thí dụ như EDI, email, siêu văn bản, phòng chat, ..

IC

 Cơ sở hạ tầng mạng và truyền thông xã hội, thí dụ như HTML, JAVA, XML,. ..

OF F

 Cơ sở hạ tầng mạng lưới như telcom, truyền hình cáp không dây, Internet, WAN, LAN, VAN, Wifi, .. .  Cơ sở hạ tầng tương tác là cơ sở dữ liệu, đối tác kinh doanh, . . các ứng dụng, các dịch vụ web, ERP.

Y

NH ƠN

Hạ tầng cơ sở công nghệ không chỉ có nghĩa là tính hiện hữu (availability), mà còn hàm nghĩa có tính kinh tế sử dụng (affordability), nghĩa là chi phí trang bị các phương tiện công nghệ thông tin (điện thoại, máy tính, modem v.v…) và chi phí dịch vụ truyền thông (phí điện thoại, phí nối mạng và truy cập mạng).

M

QU

Theo đà phát triển của thương mại điện tử, nay đang có xu hướng mạnh mẽ ghép cả công nghệ bảo mật và an toàn vào hạ tầng cơ sở công nghệ của thương mại điện tử. Bảo mật và an toàn không chỉ có ý nghĩa đối với các thực thể kinh tế, mà còn có ý nghĩa an ninh quốc gia.

DẠ

Y

Khi xem xét đến hạ tầng công nghệ của logistics và thương mại điện tử thường bao gồm: Mạng máy tính; Website; các công cụ trao đổi thông tin; cơ sở dữ liệu; an toàn và bảo mật trong logistics và thương mại điện tử, các công nghệ ứng dụng trong logistics. 54


IA L

2.1.2. Mạng máy tính

Y

NH ƠN

OF F

IC

Mạng máy tính, hiểu theo cách chung nhất, là tập hợp các máy tính độc lập được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó. Trong đó: Máy tính độc lập được hiểu là các máy tính riêng lẻ hoặc máy tính trong một mạng mà ở đó nó không có khả năng khởi động hoặc đình chỉ các máy tính khác. Đường truyền vật lý là các môi trường truyền tín hiệu vật lý (có thể là hữu tuyến hoặc vô tuyến). Các quy ước truyền thông chính là cơ sở để các máy tính có thể “giao tiếp” hay “nói chuyện” được với nhau và nó là một yếu tố quan trọng hàng đầu của công nghệ mạng máy tính. Các phương tiện truyền thông được sử dụng để kết nối các máy tính trong mạng thông qua đường truyền cáp hoặc mạng không dây, ví dụ như cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang, hệ thống vệ tinh truyền thông, sóng vô tuyến, viba và tia hồng ngoại...

QU

Theo khoảng cách thì hiện nay mạng máy tính được chia ra thành các loại mạng:

Y

M

Mạng cục bộ LAN (Local Area Networks): kết nối các máy tính đơn lẻ thành mạng nội bộ, tạo khả năng trao đổi thông tin và chia sẻ tài nguyên trong cơ quan, xí nhiệp... Có hai loại mạng LAN khác nhau: LAN nối dây (sử dụng các loại cáp) và LAN không dây (sử dụng sóng cao tần hay tia hồng ngoại). Đặc trưng cơ bản của mạng cục bộ:

DẠ

Quy mô của mạng nhỏ, phạm vi hoạt động vào khoảng vài km. Các máy trong một tòa nhà, một cơ quan hay xí 55


IA L

nghiệp.. nối lại với nhau. Quản trị và bảo dưỡng mạng đơn giản.

OF F

IC

Công nghệ truyền dẫn sử dụng trong mạng LAN thường là quảng bá (Broadcast), bao gồm một cáp đơn nối tất cả các máy. Tốc độ truyền dữ liệu cao, từ 10÷100 Mbps đến hàng trăm Gbps, thời gian trễ nhỏ (cỡ 10μs), độ tin cậy cao, tỷ số lỗi bit từ 10-8 đến 10-11.

NH ƠN

Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Networks): hoạt động theo kiểu quảng bá, LAN to LAN. Mạng cung cấp các dịch vụ thoại và phi thoại và truyền hình cáp. Trong một mạng MAN, có thể sử dụng một hoặc hai đường truyền vật lý và không chứa thực thể chuyển mạch.

M

QU

Y

Mạng diện rộng WAN (Wide Area Networks): Hoạt động trên phạm vi một quốc gia hoặc trên toàn cầu. Tốc độ truyền dữ liệu thấp so với mạng cục bộ. Một số mạng diện rộng điển hình: Mạng tích số hợp đa dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network), Mạng X25 và chuyển mạch khung Frame Relay, Phương thức truyền không đồng bộ ATM (Asynchronous Transfer Mode), Mạng hội tụ- mạng thế hệ sau NGN (Next Generation Network).

DẠ

Y

Kết nối liên mạng (Internet Connectivity) : Nhu cầu trao đổi thông tin và chia sẻ tài nguyên chung đòi hỏi các hoạt động truyền thông cần thiết phải kết nối nhiều mạng thành một mạng lớn, gọi là liên mạng. Liên mạng (Internet) là mạng của các mạng con, là một tập các mạng LAN, WAN, MAN độc lập được kết nối lại với nhau. Như vậy, Internet là mạng 56


NH ƠN

OF F

IC

IA L

của các mạng máy tính toàn cầu kết nối lại với nhau trên phạm vi toàn thế giới và hoạt động sử dụng giao thức có tên là TCP/IP để kết nối và truyền dữ liệu giữa các máy tính.

M

QU

Y

Internet ra đời trên cơ sở mạng ARPANET của Bộ Quốc Phòng Mỹ xây dựng trong những năm 1970. Để đối phó với chiến tranh lạnh, Chính phủ Mỹ đã thành lập một cơ quan quản lý dự án nghiên cứu công nghệ cao (Advenced Research Projects Agency (ARPA). Vào cuối năm 1960, việc sử dụng máy tính ARPA và các cơ quan khác của chính phủ đã mở rộng ra rất nhiều, họ cần phải được chia sẻ số liệu với nhau nếu cần và ARPANET được tạo ra để giải quyết vấn đề trên.

DẠ

Y

Đến vào giữa năm 80, khi tổ chức khoa học NSF (National Science Foundation) đưa vào Internet 5 trung tâm siêu máy tính và cho phép quyền được truy nhập vào các siêu máy tính đã tạo ra một mạng xương sống (backborne) cho mạng Internet ngày nay. Sự phát triển và quảng bá mạnh mẽ của Internet được thực hiện thông qua giao thức TCP/IP 57


IC

IA L

(Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Thực chất TCP/IP là hai giao thức TCP và IP chứ không phải một. Giao thức TCP/IP đảm bảo hai máy tính truyền thông với nhau một cách tin cậy.

NH ƠN

OF F

Do địa chỉ IP rất khó nhớ đối với người sử dụng, nên tên miền (domain names) được dùng như là 1 tên thay thế, thân thiện, dễ nhớ và gắn với 1 địa chỉ IP cụ thể trên mạng Internet. Ví dụ: tên miền www.yahoo.com sẽ tham chiếu đến địa chỉ IP của máy chủ Yahoo trên Internet. Tên miền được chia thành các phần, phân cách bởi dấu chấm. Phần bên trái nhất là tên của máy tính cụ thể, phần bên phải nhất là miền mức cao nhất và những phần ở giữa là các miền con. Trong www.yahoo.com, www là tên máy tính cụ thể, tên miền mức cao nhất là com và miền con là yahoo.

M

QU

Y

Trước năm 1990, Internet đã phát triển thành mạng của những máy tính kết nối với tốc độ cao, nhưng nó vẫn chưa có một hệ thống cơ sở đặc biệt. Người ta cần trao đổi số liệu dưới dạng text, đồ họa và hyperlinks. Tim Berners - Lee, một nhà khoa học làm việc tại phòng thí nghiệm Châu Âu về vật lý tại Geneva, Thụy sỹ, đề nghị một bộ Protocol cho phép truyền thông tin đồ họa trên Internet vào năm 1989. Những đề nghị này của Berners - Lee được một nhóm khác thực hiện, và World Wide Web ra đời.

DẠ

Y

World Wide Web, hoặc đơn giản gọi là Web sử dụng để tra cứu thông tin toàn cầu. Nó bao gồm hàng triệu các website, mỗi website được xây dựng từ nhiều trang web. Mỗi trang web được xây dựng trên một ngôn ngữ HTML (Hyper 58


IA L

Text Transfer Protocol) ngôn ngữ này có hai đặc trưng cơ bản:

IC

 Tích hợp hình ảnh âm thanh tạo ra môi trường multimedia

OF F

 Tạo ra các siêu liên kết cho phép có thể nhảy từ trang web này sang trang web khác không cần một trình tự nào.

NH ƠN

Để đọc trang web người ta sử dụng các trình duyệt. Các trình duyệt nổi tiếng hiện nay là Internet Explorer, Firefox, Chrome…

DẠ

Y

M

QU

Y

Internet Vạn Vật, hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (Internet of Things, viết tắt IoT) là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là "thiết bị kết nối" và "thiết bị thông minh"), phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu. Năm 2013, tổ chức Global Standards Initiative on Internet of Things (IoT-GSI) đinh nghĩa IoT là "hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch vụ (điện toán) chuyên sâu thông qua các vật thể (cả thực lẫn ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp, và với mục đích ấy một "vật" là "một thứ trong thế giới thực (vật thực) hoặc thế giới thông tin (vật ảo), mà vật đó có thể được nhận dạng và được tích hợp vào 59


NH ƠN

OF F

IC

IA L

một mạng lưới truyền thông". Hệ thống IoT cho phép vật được cảm nhận hoặc được điều khiển từ xa thông qua hạ tầng mạng hiện hữu, tạo cơ hội cho thế giới thực được tích hợp trực tiếp hơn vào hệ thống điện toán, hệ quả là hiệu năng, độ tin cậy và lợi ích kinh tế được tăng cường bên cạnh việc giảm thiểu sự can dự của con người. Khi IoT được gia tố cảm biến và cơ cấu chấp hành, công nghệ này trở thành một dạng thức của hệ thống ảo-thực với tính tổng quát cao hơn, bao gồm luôn cả những công nghệ như điện lưới thông minh, nhà máy điện ảo, nhà thông minh, vận tải thông minh và thành phố thông minh. Mỗi vật được nhận dạng riêng biệt trong hệ thống điện toán nhúng và có khả năng phối hợp với nhau trong cùng hạ tầng Internet hiện hữu.

M

QU

Y

Về cơ bản, Internet Vạn Vật cung cấp kết nối chuyên sâu cho các thiết bị, hệ thống và dịch vụ, kết nối này mang hiệu quả vượt trội so với kiểu truyền tải máy-máy (M2M), đồng thời hỗ trợ da dạng giao thức, miền (domain), và ứng dụng. Kết nối các thiết bị nhúng này (luôn cả các vật dụng thông minh), được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên tự động hóa trong hầu hết các ngành, từ những ứng dụng chuyên sâu như điện lưới thông minh, mở rộng tới những lĩnh vực khác như thành phố thông minh. 2.1.3. Website

DẠ

Y

Trang Web là một tệp văn bản có chứa đựng ngôn ngữ lập trình siêu văn bản (HyperText Markup Language HTML) để tích hợp hình ảnh, âm thanh và những trang Web khác. Trang Web được lưu tại Web Server và có thể được truy 60


IA L

cập vào mạng Internet qua trình duyệt Web Browser có trong máy tính. Trang Web có 2 đặc trưng cơ bản:

IC

 Giữa các trang Web có các siêu liên kết cho phép người sử dụng có thể từ trang này sang trang khác mà không tính đến khoảng cách địa lý.

OF F

 Ngôn ngữ HTML cho phép trang web có thể sử dụng Multimedia để thể hiện thông tin.

DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

Mỗi trang Web sẽ có một địa chỉ được gọi là Uniform Resource Locators (URL). URL là đường dẫn trên Internet để đến được trang Web. Tập hợp các trang web phục vụ cho một tổ chức và được đặt trong một máy chủ kết nối mạng được gọi là web site. Website được coi là một tập hợp các trang web bao gồm: văn bản, hình ảnh, video, .. thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain). Trong website thường có một trang chủ (homepages)và từ đó có đường dẫn siêu liên kết đến các trang nội dung (minipages) khác. Người sử dụng chuyển từ trang này đến trang khác bằng cách nhấp chuột lên các mối liên kết siêu liên kết (hyperlink) của các trang web, hay còn gọi là tài liệu siêu văn bản. Có nhiều thứ xảy ra khi người sử dụng làm như thế: đầu tiên một mối nối được thực hiện vào máy chủ Web (qui định trong URL kết hợp với mối liên kết). Kế tiếp, trình duyệt phát ra yêu cầu cho máy chủ đòi “NHẬN” trang Web định vị trong thư mục do URL qui định. Máy chủ lấy trang Web này ra và trả nó cho trình duyệt. Lúc này trình duyệt cho trang Web hiện ra và mối nối với máy chủ được đóng lại. Mỗi tài liệu do máy chủ Web trả về được gán một tiêu đề đầu trang (MIME 61


OF F

IC

IA L

Multipurpose Internet Mail Extension) mô tả nội dung tài liệu. Trong trường hợp của trang HTML, tiêu đề là "Contenttype:text/html". Trình duyệt sẽ cho hiện ra nội dung trang Web. Máy chủ cũng có thể trả về văn bản thuần túy, đồ họa, âm thanh, bảng tính,... Mỗi thứ này có tiêu đề MIME khác nhau và trình duyệt sẽ gọi các ứng dụng khác để trình bày nội dung mà máy chủ trả về.

M

QU

Y

NH ƠN

Các ứng dụng web có thể được viết bằng ngôn ngữ HTML (web tĩnh), hoặc kết hợp với các ngôn ngữ lập trình web (gọi là các ngôn ngữ script) để thực hiện các yêu cầu xử lý và truy xuất dữ liệu, để trả về trang web có nội dung thay đổi tùy theo đối tượng và hoàn cảnh (web động). Các ngôn ngữ script có thể là: CGI, Perl, ASP, VBScript (dựa trên ngôn ngữ Visual Basic), PHP (theo cú pháp ngôn ngữ C++), JSP, JavaScript (dựa trên ngôn ngữ Java)… Các script này có thể được quy định chạy phía máy server hoặc client. Tuy nhiên, để sử dụng được các script này server phải được cài đặt và cấu hình phù hợp. Ngoài ra, các công nghệ mới như: Java Bean, Java Applet, Dot Net,… cũng được giới thiệu và sử dụng ngày càng nhiều trong lập trình web để tạo các ứng dụng xử lý ở phía server và trả về trang web cho phía client.

DẠ

Y

Bên cạnh sử dụng ngôn ngữ HTML thì ngôn ngữ đánh dấu mở rộng - XML (eXtensible Markup Language) là một kỹ thuật phát triển tương tự ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language). Đây là 1 chuẩn mới về dữ liệu trên Internet, giúp cho các ứng dụng dựa trên các hệ 62


Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

quản trị CSDL khác nhau có thể hiểu và nói chuyện được với nhau. Vì việc chuyển đổi dữ liệu được tiến hành qua 1 hệ thống chung (web), việc tương thích không còn là vấn đề lớn. Ngày nay, hầu hết các ứng dụng trên web đều hỗ trợ chuẩn XML. Hơn nữa, người ta còn sử dụng XML để biểu diễn ngữ nghĩa của trang web, từ đó giúp cho việc tìm kiếm thông tin trên internet hiệu quả và chính xác hơn. Chẳng hạn, nhà phát triển XML có thể mã hóa dữ liệu trong một danh mục sản phẩm bằng XML. Mỗi sản phẩm trong danh mục được gán một thẻ mô tả kích thước, màu sắc, giá cả, nhà cung cấp, thời gian chờ ước lượng và chính sách giảm giá. Vì XML có thể được sử dụng với nhiều hệ thống và nền tảng, các công ty có thể cung cấp dữ liệu danh mục của nó trên nhiều địa chỉ trao đổi B2B. Tên sản phẩm, giá cả và các dữ liệu mô tả khác được định dạng tự động để phù hợp với hình thức và cảm nhận về một địa chỉ.

QU

2.1.4. Các công cụ trao đổi thông tin trên Mạng.  Thư điện tử - Email

DẠ

Y

M

Email (Electronic mail) là dịch vụ trao đổi các thông điệp điện tử bằng mạng viễn thông. Các thông điệp này thường được mã hóa dưới dạng văn bản ASCII. Tuy nhiên, các tập tin hình ảnh, âm thanh cũng như các tập tin chương trình cũng có thể gửi kèm theo email. Email là một trong những dịch vụ ban đầu của Internet và được sử dụng rất rộng rãi. Chiếm phần lớn lưu lượng trên mạng Internet là email. 63


NH ƠN

OF F

IC

IA L

Giao thức thường dùng để gửi/nhận email là SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) /POP3 (Post Office Protocol 3). Để sử dụng dịch vụ email, cần phải có: Địa chỉ email, Tên đăng nhập và mật khẩu để truy cập vào hộp thư: Địa chỉ email được quản lý bởi 1 mail server. Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ email thường là các ISP như VNPT, FPT, SaigonNet,... Do đó, tên miền trong các địa chỉ email thường có dạng : @hcm.vnn.vn, @hcm.fpt.vn, @saigonnet.vn,… Tuy nhiên, có rất nhiều website trên Internet cung cấp dịch vụ email miễn phí. Thông dụng nhất vẫn là Yahoo, Hotmail, Gmail…  Truyền, tải tập tin - FTP

QU

Y

FTP (File Transfer Protocol) là dịch vụ dùng để trao đổi các tập tin giữa các máy tính trên Internet với nhau. FTP thường được dùng để truyền (upload) các trang web từ những người thiết kế đến các máy chủ. Nó cũng thường được dùng để tải (download) các chương trình và các tập tin từ các máy chủ trên mạng về máy của người sử dụng.

M

 Tán gẫu - Chat

DẠ

Y

Dịch vụ tán gẫu cho phép người dùng có thể trao đổi trực tuyến với nhau qua mạng Internet. Cách thông dụng nhất là trao đổi bằng văn bản. Nếu đường truyền tốt, có thể trò chuyện tương tự như nói chuyện điện thoại. Nếu máy có gắn webcam, còn có thể thấy hình của người đang nói chuyện từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Ngoài ra, hiện nay nhiều trang web cũng gắn chức năng diễn đàn trao đổi thảo luận, cho phép 64


IA L

người sử dụng tạo ra các phòng chat, và tán gẫu bằng văn bản hoặc giọng nói. Các chương trình hỗ trợ tán gẫu thông dụng hiện nay là:

IC

MIRC: có thể tham gia chat 1 cách nặc danh.

OF F

Paltalk: nổi tiếng với thảo luận bằng giọng nói.

AOL Instant Messenger: phải đăng ký với AOL trước. Yahoo Messenger: phải đăng ký với Yahoo trước.

NH ƠN

MSN Messenger: phải đăng ký với MSN trước. Google Messenger: phải đăng ký với Google trước.  Làm việc từ xa - Telnet

M

QU

Y

Dịch vụ telnet cho phép người sử dụng kết nối vào 1 máy tính ở xa và làm việc trên máy đó. Nhờ dịch vụ này, người ta có thể ngồi tại máy tính ở nhà và kết nối vào máy ở cơ quan để làm việc như đang ngồi tại cơ quan vậy. Để sử dụng dịch vụ này, cần phải có 1 chương trình máy khách (telnet client program). Và máy chủ để kết nối phải bật dịch vụ Telnet server.

 Nhóm tin tức - Usenet, newsgroup

DẠ

Y

Dịch vụ usenet hay newsgroup là dịch vụ cho phép người sử dụng tham gia vào các nhóm tin tức, để đọc và tham gia trao đổi, thảo luận theo từng chủ đề với mọi người trên thế giới. Để sử dụng dịch vụ này, cần phải có 1 chương trình máy khách (newsreader) giúp tìm kiếm các chủ đề quan tâm, tìm 65


IA L

đọc các bài trao đổi, cũng như tham gia viết bài và tạo ra các chủ đề mới nếu muốn.  Dịch vụ mạng xã hội

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

Dịch vụ mạng xã hội (Social Networking Service SNS) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...

DẠ

Y

M

Hiện nay thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Dịch vụ mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các dịch vụ mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay... 66


IA L

2.1.5. Cơ sở dữ liệu.

IC

Dữ liệu điện tử là tất cả các mục thông tin, văn bản, hình ảnh, âm thanh, video hoặc sự kết hợp giữa chúng được lưu giữ bằng các phương tiện điện tử.

NH ƠN

OF F

Cơ sở dữ liệu điện tử là một hệ thống các thông tin có cấu trúc được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thông tin thứ cấp như băng từ, đĩa từ, .. để có thể thoả mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời với nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Y

M

QU

Y

Ngày nay, các ứng dụng web đều đòi hỏi kết nối với 1 cơ sở dữ liệu nào đó, để lưu trữ các thông tin cập nhật, cũng như các giao dịch tiến hành trên mạng. Việc kết nối CSDL của tổ chức với website TMĐT càng cần thiết hơn khi hoạt động TMĐT đã đạt đến mức độ phát triển cao, đòi hỏi phải tích hợp với các hệ thống thông tin quản lý trong tổ chức, như: hệ thống xử lý đơn hàng, hệ thống kế toán, hệ thống quản lý nhân sự,… Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng 1 hệ quản trị cơ sở dữ liệu để quản lý toàn bộ dữ liệu hoạt động, kinh doanh của tổ chức. Có rất nhiều hệ quản trị CSDL phổ biến hiện nay, như là: Access, Foxpro, SQL Server, MySQL, SyBase, Oracle, DB2… Các hệ quản trị CSDL này đều hỗ trợ mô hình CSDL quan hệ, đây là 1 mô hình CSDL phổ biến, được phát triển dựa trên cơ sở toán học là đại số quan hệ.

DẠ

Các hệ quản trị CSDL quan hệ này đều có 2 chức năng cơ bản sau : 67


IC

IA L

 Tổ chức lưu trữ dữ liệu: dưới dạng 1 bảng, gồm các cột (field) và các dòng (record). Các bảng thường có quan hệ với nhau, trên đó có cài đặt các cơ chế đảm bảo nhất quán và toàn vẹn dữ liệu.

OF F

 Truy vấn dữ liệu: sử dụng ngôn ngữ SQL là 1 ngôn ngữ theo chuẩn ANSI & ISO để truy vấn dữ liệu 1 cách nhanh chóng và hiệu quả.

NH ƠN

Ngoài ra, các HQTCSDL còn có thể có các chức năng sau:  Quản lý sao lưu và phục hồi dữ liệu.  Quản lý bảo mật và cấp phát quyền cho người dùng CSDL  Quản lý nhập, xuất và chuyển đổi dữ liệu.

Y

 Quản lý giao tác & lưu vết cập nhật dữ liệu…

Y

M

QU

Với 1 lượng dữ liệu lớn trong CSDL vận hành (operational database), các doanh nghiệp có thể tập hợp chúng lại thành 1 kho dữ liệu tổ chức (data warehouse). Từ đó, họ có thể sử dụng các công cụ, như: suy luận tình huống (case bases reasoning), khai mỏ dữ liệu (data mining), hoặc xử lý dữ liệu trực tuyến (olap)… để phân tích dữ liệu, tái sử dụng tri thức, hoặc rút trích ra các thông tin quý giá, cần thiết cho việc ra quyết định và cải tiến các hoạt động kinh doanh.

DẠ

2.1.6. Cơ sở hạ tầng về an toàn và bảo mật An toàn bảo mật gồm các vấn đề an toàn dữ liệu và

68


IC

IA L

chống sự truy cập bất hợp pháp vào dữ liệu. Thương mại điện tử là một môi trường kinh doanh ảo, đối tác thay đổi nhanh, cho nên vấn đề an toàn bảo mật lại càng có tầm quan trọng hơn.

OF F

Trên mạng một Website thương mại điện tử thường có khả năng gặp các loại tấn công sau:

NH ƠN

 Các cuộc tấn công kỹ thuật là một cuộc tấn công mà đối thủ tìm cách xâm nhập bằng cách sử dụng các phần mềm đặc biệt hoặc các kiến thức hệ thống hoặc kiến thức chuyên gia.

QU

Y

 Tấn công từ chối dịch vụ (DOS - Denial-of-service) là một cuộc tấn công trên Website trong đó kẻ tấn công sẽ sử dụng một phần mềm đặc biệt để gửi một loạt các nhóm dữ liệu dưới dạng thư yêu cầu, đơn hàng v.v… vào Website mục tiêu với mục đích làm cho Website bị quá tải không thể phục vụ ai được nữa.

Y

M

 Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDOS Distributed denial-of-service) là một cuộc tấn công từ chối dịch vụ trong đó những kẻ tấn công lấy trộm được quyền quản trị mạng bất hợp pháp vào càng nhiều máy tính càng tốt trên mạng Internet và để gửi dữ liệu vào máy tính mục tiêu từ rất nhiều máy tính khác nhau đến làm cho không thể phát hiện được đối thủ.

DẠ

Một số kỹ thuật cơ bản mà tin tặc (hacker) hay sử dụng để tấn công trên mạng dưới các dạng sau: 

Vi-rút (Virus) là một đoạn mã chương trình được 69


IA L

chèn vào trong máy chủ bao gồm cả hệ điều hành. Vi-rút được kích hoạt và lan truyền khi chương trình máy chủ chạy nó. Virút thường lây lan qua thư điện tử, qua cửa sổ chat.

Sâu (Worm) là một chương trình phần mềm chạy độc lập sử dụng nguồn lực của máy chủ để tự duy trì và có khả năng lan truyền vào các máy tính khác. Khác với virus, sâu có khả năng sau khi đã luồn vào máy chủ có thể tự hoạt động được.

OF F

IC

NH ƠN

Vi-rút macro hoặc sâu macro là một vi-rút hoặc sâu có thể thực hiện được khi một đối tượng ứng dụng có chứa macro được sử dụng khi thực hiện chương trình. Con ngựa thành Tơ-roa (Troy) là một loại chương trình bề ngoài có vẻ thực hiện các chức năng hữu ích nhưng thực ra bên trong nó chứa một số chức năng ẩn có thể gây nguy hại cho người sử dụng.

Y

M

QU

Như vậy, môi trường mạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh: Bị lấy cắp số liệu, thay đổi số liệu, truy cập bất hợp pháp vào cơ sở dữ liệu, tạo ra chứng từ điện tử giả v.v… Do vậy, để đảm bảo an ninh và an toàn trong mạng, TMĐT sử dụng kỹ thuật mật mã và các giao thức bảo mật. Công nghệ mã hoá dùng trong thương mại điện tử được sử dụng trong ba loại dịch vụ:

Y

(1). Xác nhận điện tử (authentication) như xác nhận

DẠ

nguồn gốc chứng từ, trong đó bao gồm cả định danh điện tử (identification) là xác nhận bản thân người tham gia giao dịch. 70


IA L

(2). Đảm bảo không thoái thác (non-repudition) để ngăn ngừa việc người tham gia giao dịch từ chối đã đọc hay nhận các dữ liệu điện tử.

IC

(3). Đảm bảo tính riêng tư của các giao dịch thương mại, ngăn cấm người khác có thể đọc trộm được.

NH ƠN

OF F

Để tiến hành mã hoá, người ta phải xây dựng thuật toán mã hoá và hệ thống từ khoá. Độ dài từ khoá sẽ xác định cấp độ bảo mật của việc mã hoá. Từ khoá càng dài cập độ mật càng lớn. Có nhiều phương pháp mã hoá. Mã hoá là quá trình trộn văn bản với khoá mã tạo thành văn bản không thể đọc được truyền trên mạng. Khi nhận được bản mã, phải dùng khoá mã để giải thành bản rõ. Mã hoá và giải mã gồm 4 thành phần cơ bản:

Y

1. Văn bản rõ - plaintext.

QU

2. Văn bản đã mã - Ciphertext. 3. Thuật toán mã hoá - Encryption algorithm.

M

4. Khoá mã - Key — là khoá bí mật dùng nó để giải mã thông thường.

Mã hoá là tiền đề cho sự thiết lập các vấn đề liên quan đến bảo mật và an ninh trên mạng. Có hai phương pháp mã hoá phổ biến nhất:

DẠ

Y

- Phương pháp mã đối xứng (khoá riêng): dùng để mã và giải mã điện rõ, cả người gửi và người nhận đều sử dụng văn bản. 71


OF F

IC

IA L

- Mã không đối xứng (mã công cộng): sử dụng một cặp khoá công cộng và riêng, khoá công cộng để mã hoá và khoá riêng để giải mã. Khi mã hoá người ta dùng hai khoá mã hoá riêng rẽ được sử dụng. Khoá đầu tiên được sử dụng để trộn các thông điệp sao cho nó không thể đọc được gọi là khoá công cộng. Khi giải mã các thông điệp cần một mã khoá thứ hai, mã này chỉ có người có quyền giải mã giữ hoặc nó được sử dụng chỉ bởi người nhận bức thông điệp này, khoá này gọi là khoá riêng.

NH ƠN

Ðể thực hiện các công việc mã hoá và giải mã, cần một cơ quan trung gian giữ các khoá riêng, đề phòng trường hợp khoá này bị mất hoặc trong trường hợp cần xác định người gửi hoặc người nhận. Các công ty đưa ra các khoá mã riêng sẽ quản lý và bảo vệ các khoá này và đóng vai trò như một cơ quản xác định thẩm quyền cho các mã khoá bảo mật.

QU

Y

Ngoài những vấn đề bảo mật cơ bản cho một ứng dụng web như chống lừa đảo trực tuyến (Phising), thư rác (spam email)... thì các ứng dụng thương mại điện tử còn phải quan tâm đến các vấn đề bảo mật sau:

M

 Authentication - Chứng thực người dùng

 Sự ủy quyền thông qua mật mã, thẻ thông minh, chữ ký

Y

 Authorization - Chứng thực quyền sử dụng

DẠ

 Auditing - Theo dõi hoạt động

72


IA L

 Confidentiality (Privacy) - Giữ bí mật nội dung thông tin  Mã hóa thông tin trước khi truyền đi qua Internet

IC

 Integrity - Toàn vẹn thông tin

OF F

 Availability - Khả năng sẳn sàng đáp ứng

 Nonrepudiation - Không thể từ chối trách nhiệm  Sử dụng chữ ký điện tử

NH ƠN

2.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG PHÁP LÝ

M

QU

Y

Sự phát triển thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng tiềm ẩn những rủi ro trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng. Do vậy thương mại điện tử đòi hỏi phải có một cơ sở pháp lý (Legal infrastructure) đầy đủ để điều chỉnh các quan hệ giao dịch trên mạng. Cùng với đó hệ thống logistics phục vụ cho thương mại điện tử cũng được phát triển đi cùng mà chưa có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh để điều chỉnh cũng sẽ làm gia tăng rủi ro trong lĩnh vực hoạt động này.

DẠ

Y

Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, để thúc đẩy logistics và thương mại điện tử phát triển thì Nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp lý đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử cũng như các quan hệ logistics trong thương mại điện tử. Nếu không có một cơ sở pháp lý vững chắc và đầy đủ thì 73


OF F

IC

IA L

logistics và thương mại điện tử sẽ không phát triển và các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan. Các cơ quan Nhà nước cũng khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh logistics và thương mại điện tử. Đây là yêu cầu mang tính cấp thiết. Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý logistics và thương mại điện tử phải dựa trên hai nguyên tắc cơ bản:

NH ƠN

Một là, khuôn khổ pháp lý logistics và thương mại điện tử phải được xây dựng trên cơ sở nền tảng của các khuôn khổ pháp lý điều chỉnh giao dịch thương mại, logistics truyền thống.

Y

Hai là, khuôn khổ pháp lý logistics và thương mại điện tử phải xoá bỏ các rào cản kiềm chế sự phát triển của logistics và thương mại điện tử.

QU

Cơ sở pháp lý của logistics và thương mại điện tử bao gồm:

M

• Thừa nhận tính pháp lý của các văn bản điện tử, chữ ký điện tử và có các thiết chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực, chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số. • Bảo vệ về mặt pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hoá các tổ chức phát hành thẻ thanh toán).

DẠ

Y

• Bảo vệ pháp lý đối với vấn đề sở hữu trí tuệ (bao gồm vấn đề bản quyền tác giả) liên quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử. 74


IC

IA L

• Bảo vệ bí mật riêng tư một cách thích đáng nhằm ngăn cản các bí mật đời tư bị đưa lên mạng một cách phi pháp, không chỉ tên tuổi, dung mạo mà còn cả các bí mật khác liên quan đến sức khỏe, tôn giáo, đặc điểm chính trị, giới tính...

OF F

• Bảo vệ pháp lý với mạng thông tin, chống tội phạm thâm nhập với các mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang Web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền vi-rút phá hoại…

Y

NH ƠN

• Tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại: Vì giao dịch mua bán diễn ra trên mạng nên người mua không thể trực tiếp sờ mó, nhìn ngắm các sản phẩm định mua. Do đó, sản phẩm bán trên mạng cần phải được tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm soát bằng hệ thống văn bản pháp quy.

DẠ

Y

M

QU

• Các quy định về thuế quan và hệ thống thuế trên mạng: Chính phủ các nước đều nhận thấy rằng việc giảm thuế quan đem lại lợi ích cho nền kinh tế và công dân của các nước có mậu dịch tự do. Do đó, Internet thực sự là một phương tiện toàn cầu, nó mang rất ít ý nghĩa đối với việc áp dụng thuế quan với hàng hoá dịch vụ phát ra trên Internet. Hơn nữa trên Internet không có các địa giới rõ ràng và cố định của việc di chuyển hàng hoá, trong khi nó vẫn có thể quản lý các thuế quan đối với các sản phẩm được đặt hàng trên Internet nhưng cuối cùng lại được phân phối trên mặt đất hoặc qua đường hàng không. Trong tương lai, Internet được tuyên bố là môi trường phi thuế quan khi mà nó được sử dụng để phân phối 75


2.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG THANH TOÁN

IC

IA L

sản phẩm hoặc dịch vụ. Nguyên tắc này có thể được thiết lập nhanh chóng trước khi các nước đánh các khoản thuế và trước khi các hình thái quyền lợi được bảo đảm để bảo vệ các khoản thuế đó.

OF F

2.3.1. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Tel banking)

M

QU

Y

NH ƠN

Để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và tiện lợi nhất của khách hàng giao dịch tại các ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng, một số ngân hàng đã triển khai dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại (còn gọi là Tel Banking). Telephone banking là một tiện ích ngân hàng mà khi sử dụng nó khách hàng chỉ cần dùng hệ thống điện thoại thông thường. Chỉ với một máy điện thoại (cố định hay di động) và ở bất kỳ nơi nào, với những thao tác đơn giản nhất, khách hàng có thể truy cập được những thông tin mới nhất về số dư tài khoản khách hàng, tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền gửi, tiền vay...v.v. Đây là hệ thống trả lời tự động, hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong một tuần, 365 ngày trong một năm nên khách hàng hoàn toàn chủ động sử dụng khi cần thiết.

DẠ

Y

Lợi ích của Tel Banking đem lại cho khách hàng chưa có tài khoản hoặc chưa sử dụng dịch vụ của ngân hàng có thể sử dụng telephone banking để nghe giới thiệu về các dịch vụ ngân hàng, thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất tiết kiệm, lãi 76


NH ƠN

OF F

IC

IA L

suất vay, giá chứng khoán. Với hệ thống telephone banking, khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, không cần đến ngân hàng vẫn giám sát được các giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình mọi lúc kể cả ngoài giờ hành chính, mọi nơi trong phạm vi cả nước và quốc tế. Dù khách hàng đang ở nhà, ở cơ quan hay đang đi công tác nước ngoài cũng có thể kiểm soát được các giao dịch trên tài khoản của mình, cập nhật thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào thích hợp nhất với họ. Tuy nhiên do tính chất bảo mật của hệ thống điện thoại còn hạn chế nên các loại hình dịch vụ chỉ ở dạng đơn giản. 2.3.2. Dịch vụ ngân hàng tại nhà (PC/ Home banking)

M

QU

Y

Dịch vụ ngân hàng tại nhà là một loại dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng có thể chủ động kiểm soát hoạt động giao dịch ngân hàng từ văn phòng của họ. Hệ thống này giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc vì họ không cần phải đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, khách hàng sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các hoạt động kinh doanh của mình. Khách hàng cũng không còn phải lo lắng về các loại giấy tờ sổ sách phức tạp. Với sự trợ giúp của dịch vụ này, việc giao dịch ngân hàng đối với khách hàng giờ đây chỉ còn là việc bấm vài phím máy tính, vào thời điểm thuận tiện nhất với mình.

DẠ

Y

Thông thường, dịch vụ ngân hàng tại nhà có thể cho phép thực hiện 3 chức năng chính sau:  Chuyển tiền: Chức năng này cho phép khách hàng có 77


IA L

thể lập lệnh chuyển tiền thanh toán cho bên thứ ba có tài khoản tại bất cứ một ngân hàng nào trên thế giới hoặc làm lệnh chuyển tiền giữa các tài khoản của chính mình.

NH ƠN

OF F

IC

 Xem số dư và các giao dịch trên tài khoản: Chức năng này cung cấp cho khách hàng các thông tin cập nhật về số dư tài khoản cũng như các giao dịch trên tài khoản của mình. Với chức năng này khách hàng còn có thể tự in báo cáo tài khoản bất cứ lúc nào và thậm chí còn có thể chuyển thông tin, dữ liệu sang các phần mềm ứng dụng khác như Excel, Word, …

M

QU

Y

 Thư tín dụng: chức năng này cho phép khách hàng có thể điền vào mẫu thư tín dụng và chuyển tới ngân hàng. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng cần có máy tính với cấu hình phù hợp, modem, đường điện thoại truy cập và một chương trình phần mềm đặc biệt do ngân hàng cung cấp. Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ quay số trực tiếp để kết nối với ngân hàng qua đường điện thoại thông thường. Sau khi nhập mã số sử dụng (username) và mật khẩu (password), khách hàng sẽ có quyền thực hiện các giao dịch ngân hàng từ máy tính cá nhân đặt tại văn phòng mình.

DẠ

Y

Các phần mềm của Dịch vụ ngân hàng tại nhà có thể hoạt động được trong môi trường Window, nên sử dụng nó khá đơn giản và thuận tiện. Khách hàng chỉ cần nhập các dữ liệu lên mẫu Lệnh chuyển tiền hay Thư tín dụng trên máy tính đã được cài đặt sẵn phần mềm HomeBanking tại văn phòng của họ. Sau đó, các lệnh yêu cầu này sẽ được chuyển một cách an toàn tới ngân hàng thông qua đường dây điện thoaị có 78


OF F

IC

IA L

nối với modem tại văn phòng khách hàng. Ngân hàng sẽ thực hiện các lệnh yêu cầu của khách hàng ngay khi nhận được thông qua hệ thống thanh toán nối mạng toàn cầu như SWIFT (The Social for Worldwide Interbank Financial Telecommunications) hay Telex. Phần mềm của Dịch vụ ngân hàng tại nhà có thể được cài đặt trên mạng LAN hoặc trên một máy tính độc lập.

NH ƠN

Dịch vụ Home Banking giúp tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí giao dịch với ngân hàng. Biết chính xác, kịp thời, chi tiết tình trạng tài khoản tiền gửi, tiền vay tại ngân hàng. Nắm bắt các thông tin về các dịch vụ và sản phẩm mới của ngân hàng nhanh hơn. Quản lý công nợ chính xác, hiệu quả hơn.

Y

2.3.3. Dịch vụ ngân hàng qua mạng di động (Mobile Banking)

M

QU

Mobile Banking là ứng dụng được cài đặt trên các điện thoại di động thông minh (Smart phone), máy tính bảng (tablet) hoặc trên các thiết bị cầm tay khác nhằm thực hiện các giao dịch trên tài khoản qua Ngân hàng cung ứng dịch vụ mà không cần phải đến trực tiếp quầy giao dịch Ngân hàng.

DẠ

Y

Các dịch vụ cung cấp phổ biến trên Mobile Banking hiện nay gồm có: dịch vụ tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, đăng ký vay online, đăng ký mở thẻ online,... Một số hệ điều hành hỗ trợ dịch vụ Mobile Banking phổ biến hiện nay: iOS, Android, Blacberry

79


Tiện ích của Mobile Banking

OF F

IC

IA L

Hệ thống mạng điện thoại di động sử dụng giao thức không dây (WAP - Wireless Applications Protocol) và việc kiểm soát bảo mật thông tin sẽ tiến hành trên thẻ thông minh (số SIM). Đối với loại hình này, thẻ thông minh đóng một vai trò hết sức quan trọng, lưu trữ mọi thông tin liên quan đến người sử dụng và tình hình tài chính của họ.

Y

NH ƠN

Đối với khách hàng: Tiếp cận với một phương thức thanh toán mới, hiện đại và tiện lợi. Không cần phải di chuyển một cách vật lý, khách hàng có thể nhắn tin yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ, khách hàng còn có thể truy vấn các thông tin khác về các dịch vụ và sản phẩm mới của ngân hàng hay tra cứu các thông tin chung như giá chứng khoán, tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền gửi, tiền vay…v.v.

M

QU

Đối với nhà cung ứng: Đa dạng hoá các hình thức thanh toán cung cấp cho khách hàng, giảm nhẹ được các khâu quản lý thủ công, nắm giữ công cụ quản lý thanh thanh toán tiện lợi, hiện đại. Tạo dựng mối quan hệ mật thiết với Ngân hàng, cũng như tận dụng được nguồn khách hàng của cả hai bên. 2.3.4. Dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet banking)

DẠ

Y

Internet banking là một loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và cho phép khách hàng có thể giao dịch ngân hàng thông qua mạng Internet vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu mà khách hàng cho là phù hợp nhất. Do đó, khách hàng có thể làm giao 80


OF F

IC

IA L

dịch 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần tại nhà riêng hoặc ở văn phòng, khi đang trong nước hay đi nước ngoài. Sự ra đời của internet banking thực sự là một cuộc cách mạng, nó thúc đẩy các giao dịch xảy ra nhanh hơn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền của cho cả khách hàng lẫn ngân hàng và cho xã hội nói chung.

NH ƠN

Để sử dụng dịch vụ Internet Banking khách hàng cần có máy tính, modem, đường điện thoại truy cập. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng không cần cài đặt thêm một phần mềm đặc biệt nào mà chỉ cần truy cập trực tiếp vào trang web của ngân hàng. Với Internet banking khách hàng có thể: Xem thông tin về các giao dịch đã thực hiện trên tài khoản Kiểm tra số dư

QU

Y

Chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng hệ thống ngân hàng

M

Xem thông tin về tài khoản như số dư hiện tại (current balances) và số dư có thể sử dụng (available balances); lãi suất …

Tìm kiếm thông tin về một giao dịch cụ thể nào đó, ví dụ: số séc, số tiền và ngày séc đó được thanh toán…

DẠ

Y

Làm lệnh thanh toán Thanh toán hoá đơn Xem số dư và các giao dịch trên thẻ tín dụng 81


IA L

Yêu cầu ngừng thanh toán séc

Thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc…

IC

Xem chi tiết và sửa đổi các lệnh thanh toán định kỳ (standing orders) và lệnh ghi nợ trực tiếp (Direct Debit)

OF F

Thông báo định kỳ bằng e-mail khi số dư tài khoản đạt đến mức tối đa hay tối thiểu mà khách hàng đặt ra từ trước.

NH ƠN

Chuyển các thông tin dữ liệu từ internet banking xuống phần mềm kế toán riêng của mình như Quicken hay Microsoft Money 2.3.5. Dịch vụ thanh toán bằng thẻ ghi nợ EFTPOS Dịch vụ thanh toán bằng thẻ ghi nợ EFTPOS (Electronic Funds Transfer Point

DẠ

Y

M

QU

Y

Sale) thực chất chính là dịch vụ chuyển tiền điện tử tại các điểm bán hàng, áp dụng khi khách hàng thực hiện các hoạt động mua hàng tại các điểm bán vật lý, thí dụ như việc thanh toán tại các siêu thị hay tại các trạm bán xăng dầu. EFT chuyển các khoản tiền bắt đầu được thông qua một thiết bị điện tử, điện thoại, qua bộ điều giải (modem), qua máy tính hay qua băng từ để tiến hành đặt hàng, cung cấp thông tin cần thiết hay cho một tổ chức tài chính quyền ghi nợ/ có một tài khoản…v.v. EFT sử dụng máy tính và các thiết bị viễn thông phục vụ việc cung ứng và chuyển tiền hay chuyển tài sản tài chính khác. Toàn bộ quá trình đều được thực hiện trên cơ sở chuyển dịch thông tin. 82


IC

IA L

Dịch vụ thanh toán bằng thẻ ghi nợ EFFTPOS được sử dụng rất hiệu quả trong quá trình thanh toán đối với các giao dịch mua bán hàng hoá dịch vụ và thông tin. Chuyển khoản điện tử đang được thực hiện phổ biến trên các mạng như SWIFT, FEDWIRE, CHIPS.

NH ƠN

OF F

EFTPOS được thiết kế cho phép sử dụng các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trong thanh toán. Đối với thẻ ghi nợ, giá trị của giao dịch mua bán ngay lập tức được ghi nợ vào một tài khoản ngân hàng đang tồn tại. Còn đối với các loại thẻ tín dụng, hệ thống EFTPOS sẽ kiểm tra tính hợp lệ tại thời điểm hiện tại và sau đó ghi vào bên Có tài khoản thẻ tín dụng khoản tiền lương tương đương với giá trị của giao dịch mua bán. Khoản tiền sẽ do chủ thể thanh toán vào một thời điểm sau đó. 2.3.6. Thanh toán bằng EDI

DẠ

Y

M

QU

Y

EDI (electronic data interchange)- trao đổi dữ liệu điện tử là công nghệ cho phép trao đổi trực tiếp dữ liệu có cấu trúc giữa các máy tính thông qua phương tiện điện tử. Hiểu một cách đơn giản hơn, EDI chính là việc trao đổi dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form), (có cấu trúc nghĩa là các thông tin được trao đổi giữa các đối tác thoả thuận với nhau tuân thủ theo một khuôn dạng nào đó) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các doanh nghiệp hoặc các đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau, theo cách này sẽ tự động hóa hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con người. EDI bao hàm những qui trình đảm bảo cho hình thức truyền thông này an toàn hơn. Ngoài khả năng nhận dạng, kỹ thuật này còn có thể hỗ trợ phát hiện và sửa lỗi. Chứng thực theo 83


NH ƠN

OF F

IC

IA L

hướng xác nhận nội dung dữ liệu có thể được thực hiện và tính cá nhân có thể trong EDI bởi một số phương tiện tích hợp trong hệ thống. Chứng thực người được quyền gửi thông điệp cũng được đảm bảo. EDI có thể được sử dụng để truyền theo đường điện tử các tài liệu như hoá đơn, phiếu đặt hàng, giấy biên nhận, các tài liệu vận chuyển và các thư từ trao đổi nghiệp vụ chuẩn khác giữa các tổ chức và các đối tác kinh doanh. EDI cũng có thể được sử dụng để truyền thông tin tài chính và thanh toán dưới dạng điện tử, thường được gọi là chuyển tiền điện tử (EFT- Electronique Funds Transfer). Do đó, ngày nay, các chức năng của EDI càng trở nên có ý nghĩa hơn, đặc biệt với sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới.

M

QU

Y

EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việc mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hóa đơn v.v…). EDI chủ yếu được thực hiện thông qua mạng ngoài (extranet) với nhau và thường được gọi là “mạng thương mại” (net-commerce). Cũng có khi có “EDI hỗn hợp” (hybird EDI) dùng cho trường hợp chỉ có một bên đối tác dùng EDI, còn bên kia thì vẫn dùng các phương thức thông thường (như fax, thư tín qua bưu điện…).

DẠ

Y

Tác dụng của EDI cho phép doanh nghiệp gửi và nhận một lượng lớn giao dịch thông tin thông thường nhanh hơn trên phạm vi toàn cầu. Rất ít lỗi trong việc truyền dữ liệu vì được truyền qua mạng máy tính. Thông tin được truyền giữa một vài đối tác kinh doanh thống nhất. Công ty có thể truy cập 84


NH ƠN

OF F

IC

IA L

cơ sở dữ liệu của đối tác kinh doanh để lấy và lưu giữ giao dịch chuẩn. EDI thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược vì nó liên quan đến việc cam kết với đầu tư trong dài hạn và sự tinh lọc lại hệ thống EDI tạo ra một môi trường giao dịch không giấy tờ, vì vậy rất tiết kiệm chi phí và tăng tính hiệu quả. Thanh toán được rút ngắn lại. Dữ liệu có thể được nhập khi không cần kết nối Internet. Khi nhận được tài liệu được truyền bằng EDI, dữ liệu có thể được sử dụng ngay. Thông tin về bán hàng được thông báo tới nhà sản xuất, bộ phận vận chuyển và bộ phận kho kịp thời. EDI có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể Quy trình hoạt động của EDI được tiến hành qua các bước sau:

QU

Y

Bước 1 - Chuẩn bị tài liệu điện tử : Bước đầu tiên trong trình tự của EDI là tập hợp thông tin và dữ liệu. Cách thu thập thông tin cần thiết cũng giống như trong hệ thống truyền thống. Tuy nhiên, thay vì in dữ liệu ra giấy, hệ thống phải xây dựng một cơ sở dữ liệu để lưu các dữ liệu này. Khi đã có tệp dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu rồi, có thể chuyển sang bước sau.

Y

M

Bước 2 - Dịch dữ liệu để chuyển đi : Bước tiếp theo là dịch tệp tài liệu hoặc cơ sở dữ liệu sang định dạng tiêu chuẩn theo đặc tả của tài liệu tương ứng. Tệp dữ liệu kết quả phải chứa một chuỗi giao dịch có liên quan đến, chẳng hạn như phiếu mua hàng.

DẠ

Bước 3 - Truyền thông : Máy tính sẽ nối và chuyển tự động các tệp dữ liệu đó đến lên mạng Internet hoặc một mạng 85


IA L

giá trị gia tăng (VAN) đã thu xếp trước. Internet hoặc mạng VAN sẽ xử lý từng tệp dữ liệu và chuyển tới hộp thư điện tử tương ứng với các địa chỉ nơi nhận đã được ghi trong tệp

OF F

IC

Bước 4 - Dịch dữ liệu đến : Công ty nhận dữ liệu định kỳ lấy tệp dữ liệu từ hộp thư của họ và dịch ngược tệp dữ liệu đó từ dạng tiêu chuẩn sang dạng đặc thù theo yêu cầu của phần mềm ứng dụng của công ty.

DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

Bước 5 - Xử lý tài liệu điện tử : Đến đây thì hệ thống tài liệu nội bộ của công ty đã có thể xử lý tài liệu nhận được. Mọi tài liệu là kết quả xử lý tương ứng với giao dịch nhận được cũng phải dùng những qui trình hoặc những bước như vậy để chuyển lại cho nơi khởi động giao dịch. Khi đó, có thể kết thúc vòng thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử.

86

Hình 2.2. Thanh toán EDI trong TMĐT


OF F

IC

IA L

Thanh toán bằng EDI đã được các hãng lớn sử dụng từ lâu, trên mạng riêng gọi là mạng giá trị gia tăng (VAN). Hệ thống này đảm bảo độ an toàn và tin cậy cao. VAN là một hệ thống kết nối chặt chẽ, thủ tục trao đổi được kiểm soát gắt gao, chi phí thanh toán trên VAN rất đắt, không thích hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

NH ƠN

Doanh nghiệp có thể dùng các EDI trong tất cả các khâu của quá trình kinh doanh. Thuận lợi này trước hết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng EDI giảm bớt nhu cầu về phần cứng và phần mềm phải duy trì trên các hệ thống máy tính, đồng thời làm tăng tính linh hoạt và mềm dẻo của dịch vụ EDI, tạo ra cơ hội để nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ) có thể dễ dàng ứng dụng EDI, tận dụng các lợi thế của nó phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

M

QU

Y

Một giao dịch EDI trong lĩnh vực thanh toán được gọi là giao dịch EDI tài chính. EDI tài chính thường được thiết lập giữa doanh nghiệp và ngân hàng trong việc thanh toán giao dịch B2B. Ngân hàng khi nhận EDI coi như đã nhận được ủy nhiệm chi của người mua và thanh toán cho người bán. Việc sử dụng EDI trên internet sẽ mở ra khả năng thanh toán trên mạng tăng vì có chi phí rất thấp và linh hoạt hơn nhiều so với việc sử dụng mạng VAN.

Y

2.3.8. Thanh toán bằng các loại thẻ.

DẠ

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt 87


IC

IA L

hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ hoặc các máy rút tiền tự động. Là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi ngân hàng, các tổ chức tài chính hay các công ty.

NH ƠN

OF F

Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán. Lợi ích của thẻ thanh toán bao gồm:

M

QU

Y

Sự tiện lợi: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể mang lại được. Bằng việc sở hữu một chiếc thẻ khách hàng có thể thanh toán ở bất cứ nơi nào mà không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch, và không phụ thuộc vào khối lượng tiền họ cần thanh toán đặc biệt đối với những người hay phải đi ra nước ngoài đi công tác hay là đi du lịch.Thẻ được coi là phương tiện thanh toán ưu việt nhất trong số các phương tiện thanh toán phục vụ tiêu dùng.

DẠ

Y

Sự linh hoạt : Với nhiều loại đa dạng, phong phú, thẻ thích hợp với mọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp (thẻ thường) cho tới những khách hàng có thu nhập cao (thẻ vàng), khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt (thẻ rút tiền mặt), cho tới nhu cầu du lịch giải trí… thẻ cung 88


IA L

cấp cho khách hàng độ thỏa dụng tối đa, thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

IC

Sự an toàn và nhanh chóng: Chủ thẻ có thể hoàn toàn yên tâm về số tiền của

OF F

mình trước nguy cơ bị mất cắp. Thậm chí, dù thẻ có thể bị lấy cắp, Ngân hàng cũng bảo vệ tiền cho chủ thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ… nhằm tránh khả năng rút tiền của kẻ ăn trộm.

Y

NH ƠN

Hơn thế nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền mặt tới Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng phát hành và các Tổ chức thẻ Quốc tế. Việc ghi Nợ - Có cho các chủ thể tham gia quy trình thanh toán được thực hiện một cách tự động do đó quá trình thanh toán dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng.

QU

Phân loại thẻ thanh toán: - Căn cứ vào cấu tạo thẻ:

M

 Thẻ khắc chữ nổi (Embossing card): Dựa trên công nghệ khắc chữ nổi. Hiện nay người ta không còn sử dụng tấm thẻ này nữa do công nghệ của nó thô sơ và dễ bị giả mạo

DẠ

Y

 Thẻ sử dụng băng từ (Magnectic stripe): Dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ.Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua, nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hóa được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không 89


IA L

gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin….

IC

 Thẻ thông minh (Smart card): Đây là thể hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

có cấu trúc như một máy vi tính. Nếu như loại thẻ từ chỉ có một vạch từ phía sau, việc lưu trữ thông tin tương tự như trên đĩa mềm hoặc băng từ và chỉ lưu được một lượng thông tin hạn chế thì thẻ thông minh có một con chip nằm ngay trên mặt trước thẻ, có thể lưu trữ lượng thông tin lớn hơn nhiều tại bộ nhớ trong. Chip này có thể đơn giản chỉ là một chip nhớ thông thường hoặc là một bộ vi xử lý. Loại thẻ chip nhớ thường chỉ gồm một EEPROM (bộ nhớ chỉ đọc có thể lập trình, xóa được bằng điện). Một loại khác thật sự là thẻ thông minh, đó là thẻ gắn chíp vi mạch. Con chíp này có kích thước rất nhỏ chỉ vài milimet nhưng cấu tạo của nó gồm EEPROM, ROM, RAM và CPU. Các chi tiết của nó có vai trò gần giống như vai trò các bộ phận tương tự trong một máy tính. Riêng EEPROM còn đóng vai trò lưu trữ thông tin. Dựa vào cách đọc thẻ, người ta phân ra làm 2 loại: thẻ tiếp xúc (contact card) và thẻ không tiếp xúc (proximity card). Với thẻ tiếp xúc, thân thẻ chỉ chứa chip vi mạch.

DẠ

Y

Để đọc/ghi thông tin thì bề mặt của module chứa chip phải tiếp xúc trực tiếp với đầu đọc thẻ. Ngược lại, với thẻ không tiếp xúc, thiết bị đọc thẻ có thể đọc được mọi thông tin trên thẻ mà không cần phải cho bề mặt module tiếp xúc trực tiếp. Chỉ cần dừng thẻ ở khoảng cách 10 cm thì quá trình đọc thẻ sẽ xảy ra. Trong loại thẻ này, cả chip vi mạch và đường 90


IC

IA L

dây antenna được dấu ngầm, antenna thường là đi vòng quanh thẻ, chúng có nhiệm vụ làm trung gian nhận/phát sóng radio giữa đầu đọc và bộ vi xử lý trên thẻ. Trong sóng radio này sẽ gồm cả dữ liệu và nguồn cho chip hoạt động. - Căn cứ vào tính chất thanh toán:

NH ƠN

OF F

 Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay…v.v, chấp nhận loại thẻ này. Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một mức hạn tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kì hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả.

DẠ

Y

M

QU

Y

 Thẻ ghi nợ (Debit Card): Đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hóa hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn…đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn… Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động.Thẻ ghi nợ có hai loại cơ bản: Thẻ online là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ; Thẻ offline là loại thẻ mà giá trị giao dịch được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày. 91


NH ƠN

OF F

IC

IA L

 Thẻ rút tiền (Cash Card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở Ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền mặt,yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản của ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được. Thẻ rút tiền mặt có hai loại: Loại 1 chỉ rút tiền tại các máy rút tiền tự động của Ngân hàng phát hành; Loại 2 được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ. - Căn cứ vào chủ thể phát hành

 Thẻ do ngân hàng phát hành (bank card): là loại thẻ do Ngân hàng phát hành

Y

giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.

M

QU

 Thẻ do tổ chức phi Ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch, giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn…v.v. phát hành như Diner’s club, Amex…c. Căn cứ vào chủ thể phát hành thẻ

Để sử dụng được thẻ thanh toán thì cần có các thiết bị đi kèm đó là:

DẠ

Y

 Máy chà hoá đơn: Máy chà hoá đơn là một thiết bị dùng để in lại những thông tin cần thiết được dập nổi trên thẻ lên hoá đơn như: số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ... từ đó hoá đơn được xem như bằng chứng xác đáng về việc tiêu dùng của chủ thẻ đồng thời là cơ sở pháp lý giải quyết các 92


IC

IA L

tranh chấp giữa các đối tượng liên quan nếu có. Máy chà hoá đơn do ngân hàng thanh toán cung cấp cho các cơ sở tiếp nhận thẻ sử dụng khi có thương vụ thanh toán bằng thẻ hoặc khi chủ thẻ muốn rút tiền tại quầy của các cửa hàng đại lý thanh toán.

QU

Y

NH ƠN

OF F

 Máy quẹt thẻ POS : Máy quẹt thẻ là một thiết bị đọc từ được kết nối với mạng ngân hàng chấp nhận thẻ và các ngân hàng phát hành thẻ trên thế giới. Nó cho phép đọc và truyền các thông tin của chủ sở hữu thẻ về tới các ngân hàng phát hành thẻ. Các giao dịch tài chính nhờ vậy mà được thực hiện ghi lại trên tài khoản chủ sở hữu thẻ tại các ngân hàng phát hành thẻ. Máy được cấu tạo đặc biệt có bộ phận đọc dải băng từ trên thẻ. Việc đọc này còn giúp cho việc kiểm tra tính chất thật giả trên thẻ. Trên máy tính có màn hình nhỏ hiển thị các thông tin vừa đọc và có bàn phím để nhập số tiền xin cấp phép. Sau khi gửi thông tin đi, máy sẽ nhận được trả lời trực tiếp từ trung tâm xử lý cấp phát thẻ. Máy này rất tiện lợi, nó giúp cho các thương vụ được thực hiện trong suốt 24 giờ ngay cả trong những giờ mà ngân hàng đóng cửa.

DẠ

Y

M

 Máy rút tiền tự động ATM : Máy ATM bao gồm một số bộ phận cơ bản: mànhình, bàn phím để nhập số PIN và số tiền cần rút, khe để đút thẻ vào máy và khe để nhận tiền do máy đưa ra. Muốn rút tiền, chủ thẻ phải đưa thẻ vào, nhập số PIN. Máy sẽ không hiện số PIN lên màn hình để đảm bảo bí mật và an toàn. ATM được ứng dụng vào cuối thập niên 60 và ngay lập tức đã thay đổi quan niệm truyền thống về ngân hàng. Trước đây khi muốn rút tiền mặt khách hàng đều phải 93


OF F

IC

IA L

đến ngân hàng trước giờ đóng cửa nhưng từ khi máy ATM ra đời khách hàng được hưởng dịch vụ 24/24 với đúng ý nghĩa của nó. Khách hàng có thể rút tiền mặt, chi trả các khoản vay, kiểm tra số dư tài khoản của mình bất cứ lúc nào. Do tính tiện lợi mà ATM đã được sử dụng rộng rãi và phát triển ra trên toàn thế giới 2.3.9. Các phương tiện thanh toán khác

NH ƠN

2.3.9.1. Tiền điện tử, tiền số hóa (E-CASH, DIGITAL CASH)

DẠ

Y

M

QU

Y

Hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng không hiệu quả trong các thanh toán nhỏ. Tiền mặt điện tử có ưu điểm trong các thanh toán nhỏ hơn 1USD. Tiền điện tử là một phần mềm của hệ thống thanh toán dựa trên việc sử dụng tiền số ẩn danh. Công ty Digicash đã phát triển phần mềm này để đảm bảo an toàn cho việc thanh toán qua email hay internet. Người sử dụng tiền điện tử phải có một tài khoản tại ngân hàng số trên internet (ví dụ như ngân hàng First Digital) để gửi hoặc rút tiền số. Trước hết, người sử dụng phải tự đăng ký để có mật khẩu riêng, nhờ đó mới có thể tải xuống phần mềm cho khách hàng được phân phối bởi Digicash. Sau đó người sử dụng có thể mở tài khoản tại ngân hàng tiền điện tử của mình. Tiền số được thực hiện từ chữ ký số, dùng để tượng trưng cho một lượng tiền xác định. Khi người sử dụng rút tiền, phần mềm cho khách hàng trong máy tính của họ sẽ tính toán lượng tiền cần thiết của mỗi loại cho phù hợp với yêu cầu cần rút. Sau đó, nó sẽ tạo ra một dãy số bất kỳ cho lượng tiền này rồi gửi tới ngân hàng số cùng với một “nhân tố vô hình” (nhân tố vô 94


M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

hình là một thông số để tiến hành cơ cấu chữ ký vô hình nhằm bảo đảm bí mật cho người chi trả). Ngân hàng sẽ sử dụng chìa khoá bí mật để mã hoá dãy số này, cùng lúc đó sẽ trừ bớt đi lượng tiền đã rút ra trong tài khoản của người sử dụng. Lượng tiền sẽ được gửi trở lại và sau khi nhận được “nhân tố vô hình” thì sẽ được lưu giữ trong máy tính cá nhân của người sử dụng. Khi người sử dụng cần thanh toán, phần mềm của họ sẽ tính toán lượng tiền cần thiết có thể đáp ứng nhu cầu, lượng tiền thu thập được sẽ được gửi tới người được thanh toán, người đó sẽ gửi số tiền đó tới ngân hàng số để đảm bảo tính hợp lệ của chúng. Tài khoản của người này cũng sẽ được thêm vào một lượng tiền tương đương. Việc xác định rõ mỗi lượng tiền chỉ được dùng một lần là rất quan trọng, nếu như người nhận muốn có một lượng tiền mới để tiêu dùng thì họ phải rút thêm lượng tiền cần thiết ra. Việc bảo đảm an toàn cho tiền mặt điện tử dựa vào kỹ thuật chữ ký điện tử chìa khoá công cộng (RSA). Khi nó được thực hiện vào lần đầu tiên, phần mềm tiền điện tử sẽ sinh ra một cặp chìa khoá mã hoá RSA. Thêm vào đó, mỗi lượng tiền rút ra từ tài khoản đều được bảo vệ bởi một mật khẩu mà chỉ có người sở hữu tài khoản đó mới biết được.

DẠ

Y

Tiền mặt điện tử đảm bảo tính nặc danh cho người chi trả, những đặc điểm nhận diện của người chi trả không thể được phát hiện ra trong suốt quá trình thanh toán, trừ Tiền điện tử được xây dựng trên hệ thống mã hoá được gọi là chữ ký điện tử.

95


NH ƠN

OF F

IC

IA L

Phương thức này sử dụng một đôi mã số cùng phối hợp hoạt động: một bộ cho mục đích khoá hay gọi là mã hoá và bộ còn lại sử dụng trong việc giải mã. Các thông tin được mã hoá bằng một bộ mã và chỉ giải mã được trong trường hợp sử dụng bộ mã thứ hai. Mật khẩu mã hệ được giữ riêng và mật khẩu giải mã sử dụng chung. Thông qua việc hỗ trợ khách hàng (bao gồm cả người mua và người bán) bằng mật khẩu chung, một ngân hàng có thể tạo điều kiện cho khách hàng giải mã bất cứ một thông tin nào đã được mã hoá với mật khẩu riêng của ngân hàng.

QU

Y

Nếu khách hàng giải mã ra một thông tin nhận diện, trong trường hợp đó khách hàng có thể yên tâm đó là do ngân hàng đã mã hoá thông tin đó. Trong hai thập kỷ vừa qua, các chữ ký điện tử đã được bảo vệ nhờ sự hỗ trợ của toán học và điều này đã chứng minh được rằng đây là một phương tiện chống chữ ký giả mạo tốt hơn so với chữ ký tay. Trước khi tiền điện tử được sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ, nó phải được một máy chủ về tiền tệ xác nhận trước thông qua các máy chủ tiền tệ.

DẠ

Y

M

Quá trình giao dịch mua bán tiền điện tử từ một máy tính bao gồm hai bước: tạo một tài khoản, tiến hành giữ cân đối tài khoản đó để có thể đáp ứng yêu cầu của bất cứ cuộc mua bán nào. Hiện tại, hầu hết các hệ thống tiền điện tử đều đòi hỏi các khách hàng phải có tài khoản tại ngân hàng trực tuyến trung tâm. Yêu cầu này sẽ hạn chế được các số hoạt động quốc tế cũng như một loạt các giao dịch chồng chéo. Ngoài ra các khách hàng cần phải có khả năng tiếp xúc và 96


QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

để trả các dịch vụ trong và ngoài nước. Để hỗ trợ khách hàng có thể truy nhập mạng toàn cầu, tiền điện tử cần phải có khả năng chuyển đổi ra rất nhiều loại tiền tệ khác nhau trên thế giới tại các ngân hàng khác nhau. Do đó nhà cung cấp dịch vụ tại mỗi nước có thể chấp nhận thanh toán rất nhiều loài tiền khác nhau, thanh toán với họ bằng tiền của nước sở tại và chuyển khoản ngược lại cho các ngân hàng địa phương. Thiết lập một hiệp hội các ngân hàng trực tuyến như một hệ thống hối đoái là một trong những giải pháp được áp dụng. Khi đã đăng ký tài khoản, các khách hàng sử dụng phần mềm tiền điện tử trên máy tính để tạo ra mốt con số bất kỳ để ghi nhớ. Trong quá trình ghi nợ tài khoản của khách hàng, ngân hàng sử dụng mật khẩu riêng để số hoá con số ghi nhớ khoản tiền chuyển khoản và chuyển thông tin số hoá đó ngược lại khách hàng. Trong thực tế, mạng của máy có thể xác nhận thanh toán có hiệu lực vì họ đều có mã chung của ngân hàng và qua đó họ có thể kiểm tra được kết quả. 2.3.9.2. Ví điện tử

DẠ

Y

M

Giao dịch thương mại điện tử thường đòi hỏi người sử dụng phải thanh toán thông qua internet. Khách hàng nhập vào yêu cầu của mình trên internet bằng cách điền đầy đủ họ tên, địa chỉ, số thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, ngày thẻ hết hạn và những thông tin cần thiết khác để hoàn thành giao dịch. Người bán hàng sẽ dựa vào những thông tin đó để tính tiền cho khách hàng, bao gồm cả tiền hàng và tiền vận chuyển. Khi khách hàng mở rộng phạm vi mua bán của mình trên 97


OF F

IC

IA L

mạng, bao gồm rất nhiều site về thương mại điện tử, việc phải lặp lại quá trình điền những thông tin giống nhau (như tên, địa chỉ...) trở nên hết sức phiền toái. Ví tiền điện tử cung cấp một cơ cấu dùng để chứa những thông tin như thế mà khi nhập thông tin vào những giao dịch điện tử, khách hàng có thể kích hoạt nó. Ví tiền điện tử sẽ tự động điền vào những thông tin được yêu cầu, do đó có thể làm giảm bớt gánh nặng cho khách hàng.

NH ƠN

Đặc điểm cơ bản của ví tiền điện tử là khả năng lưu giữ những thông tin sơ lược của khách hàng như đặc điểm nhận diện, địa chỉ, tên tuổi... Ngoài ra, nó còn dùng để chứa thẻ tín dụng, tiền điện tử.

M

QU

Y

Ví tiền điện tử ra đời làm cho việc mua bán trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn: không cần thiết phải lặp lại việc điền những thông tin nhận diện vào trong form mua bán. Amazon.com là một trong những nhà kinh doanh trực tuyến đầu tiên đã hạn chế sự lặp lại khi điền những thông tin vào form mua bán. Có thể làm việc ở nhiều cửa hàng khác nhau nhằm tăng tốc độ thanh toán. Có thể điều tiết các cơ cấu thanh toán phức tạp, theo dõi quá trình giao dịch của khách hàng. Những ví tiền điện tử đã được cải tiến có thể cung cấp những form an toàn cho thẻ tín dụng.

DẠ

Y

Gần đây đã xuất hiện rất nhiều loại ví tiền điện tử khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào chức năng, khả năng di chuyển, tính tiện lợi hay những đặc điểm khác của chúng. 98


IA L

2.3.9.3. Chuyển tiền điện tử

DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

Đây là phương thức thanh toán chủ yếu giữa các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử B2B. Phương thức này cũng có thể áp dụng cho mô hình B2C nhưng không phổ biến bằng chuyển khoản qua ATM và thanh toán thẻ. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ homebanking để thực hiện chuyển tiền do nó có nhiều ưu điểm như nhanh chóng, tiện lợi, an toàn và tiết kiệm. Sau khi đăng ký và được ngân hàng cấp miễn phí tên truy nhập và mật khẩu, chỉ cần một chiếc máy tính nối mạng với hệ thống thanh toán của ngân hàng bằng một modem, khách hàng có thể ngồi tại nhà hay văn phòng của mình để thực hiện lệnh thanh toán chuyển tiền hay chuyển khoản cho đối tác một cách rất nhanh chóng và thuận tiện. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều đã thực hiện kết nối mạng nội bộ giữa các chi nhánh và hội sở chính, giữa các ngân hàng khác hệ thống tại các tỉnh, thành phố lớn, cho phép khách hàng bù trừ nhanh trong ngày khi chuyển tiền trong hoặc khác hệ thống, ngoài ra khách hàng còn nhận được thông tin về việc chuyển tiền ngay khi nối mạng với ngân hàng. Hệ thống bù trừ điện tử liên ngân hàng được đưa vào vận hành từ đầu năm 2003 đã thay thế toàn bộ việc trao đổi trực tiếp chứng từ giấy, giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển tiền giữa các ngân hàng tham gia hệ thống. Do thanh toán theo thời gian thực, tiền được chuyển ngay lập tức vào tài khoản của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp tránh được tình trạng bị đọng vốn, tăng tốc độ quay vòng vốn lưu động. Chính ưu điểm này

99


IA L

khiến cho ngày càng có nhiều doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ chuyển tiền trực tuyến thông qua homebanking. 2.3.9.4. Séc điện tử

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

Séc điện tử được thiết kế cho các cá nhân và tổ chức muốn thanh toán qua hình thức tín dụng hoặc thông qua một vài phương thức khác so với thanh toán bằng tiền mặt. Séc điện tử được xây dựng trên mô hình séc giấy nhưng điểm khác biệt ở đây là sử dụng phương thức điện tử với chữa ký điện tử để ký và ký hậu. Ngoài ra, quá trình còn yêu cầu các chứng từ điện tử để xác nhận người trả tiền, ngân hàng người thanh toán và tài khoản ngân hàng. Trên phương diện an toàn giao dịch, séc điện tử được công nghệ chữ ký điện tử sử dụng mã hoá chung hỗ trợ. Séc điện tử sẽ hoạt động với một số các dịch vụ trực tuyến mới như cho phép sử dụng các dòng thanh toán mới (người nhận tiền có thể xác định được nguồn tiền thanh toán trong tài khoản của người trả tiền); tăng cường bảo mật tại mỗi điểm nút thông qua chữ ký điện tử của mỗi bên tham gia (người nhận tiền và ngân hàng) và sự kết hợp các phương pháp thanh toán trực tiếp qua mạng.

DẠ

Y

M

Séc điện tử được chuyển giao thông qua kênh trực tiếp, sử dụng đường dây điện thoại hoặc thông qua mạng internet. Thanh toán bằng séc điện tử do ngân hàng đảm bảo và được thực hiện thông qua các kênh của ngân hàng, ví dụ như hệ thống giao dịch hối đoái tự động. Sự kết hợp cơ sở hạ tầng của ngân hàng với hệ thống mạng chung tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia quá trình thanh toán bao gồm ngân hàng, các ngành liên quan và khách hàng. 100


QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Séc điện tử cũng giống như séc giấy, do đó khách hàng sử dụng sẽ không cần phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu. Thông qua việc giữ nguyên các tính năng và tính linh hoạt của séc giấy, trong khi đó tăng cường các chức năng, séc điện tử rất dễ hiểu và dễ chấp nhận séc điện tử phù hợp với các khoản thanh toán nhỏ, những phương thức mã hoá cổ điển tạo cho séc điện tử dễ tiến hành thanh toán hơn các hệ thống thanh toán dựa trên mật mã mã hoá chung (ví dụ như tiền điện tử). Người trả tiền, ngân hàng của người trả tiền và ngân hàng của người nhận có thể xác nhận séc thông qua sử dụng các chứng nhận mã chung. Chữ ký điện tử cũng có thể tự động được sử dụng. Séc điện tử có thể phục vụ cho các thị trường lớn. Các hãng có thể sử đụng séc điện tá để hoàn thành quá trình thanh toán với mức chi phí thấp hơn so với các giải pháp thanh toán thay thế khác. Ngoài ra, do nội dung của séc có thể gửi kèm với thông tin về số tiền sẽ trả cho đối tác kinh doanh, do đó séc điện tử dễ dàng có thể kết hợp với các ứng dụng như phương thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

Y

M

Séc điện tử tạo ra một sự linh hoạt và khả năng linh hoạt này rất quan trọng trong thương mại. Máy chủ kế toán của bên thứ ba có thể nhận được doanh thu dựa trên phí thu từ giao dịch của người mua hoặc - người bán hoặc tỷ lệ phần trăm hoặc nó có thể hoạt động như một ngân hàng cung cấp các tài khoản ký qũy và thu lợi nhuận từ các tài khoản này.

DẠ

Công nghệ séc điện tử liên kết mạng tài chính với các phương thức thanh toán và hệ thống hối đoái của ngân hàng, 101


IA L

điều hoà quá trình truy nhập mạng chung với cơ sở hạ tầng của các phương thức thanh toán tài chính.

IC

Quá trình thanh toán bằng séc điện tử hoạt động theo trình tự như sau:

OF F

 Người sử dụng séc điện tử phải đăng ký với máy chủ kế toán của bên thứ ba trước khi họ có thể ghi séc điện tử.

NH ƠN

 Máy chủ kế toán hoạt động như dịch vụ nhờ thu. Quá trình đăng ký có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng máy chủ kế toán và có thể yêu cầu một thẻ tín dụng hoặc một tài khoản ngân hàng để có thể chuyển séc ngược lại.  Khi đã đăng ký, người sử dụng có thể liên lạc với người bán hàng hoá và dịch vụ. Sử dụng thư điện tử hoặc các phương tiện truyền tin khác người mua gửi một séc điện tử đến cho người bán với một lượng tiền nhất định.

QU

Y

 Khi ký qũy, séc xác nhận cho việc chuyển khoản từ một tài khoản này sang một tài khoản khác.

M

Như đã trình bày ở trên, séc điện tử có những đặc điểm cũng giống như séc giấy.

DẠ

Y

Người có tài khoản tại ngân hàng có thể phát hành một chứng từ điện tử, trong đó có tên của người trả tiền, ngân hàng của người trả tiền, tài khoản của người trả tiền, tên của người nhận và lượng tiền gửi trả. Hầu hết các thông tin đều để dưới dạng không mã hoá. Cũng giống như séc giấy, một tấm séc điện tử có chỗ dành cho chữ ký cũng như ký hậu thông qua chữ ký điện tử trước khi séc được thanh toán. Thực chất các 102


IC

IA L

séc được ký và ký hậu có thể chuyển đổi tự động giữa các tổ chức tài chính thông qua hệ thống hối đoái điện tử với các tổ chức sử dụng những séc ký hậu như một phương tiện thanh toán giữa các tài khoản. 2.3.10. Chữ ký điện tử

Y

NH ƠN

OF F

Trong thương mại điện tử, quá trình trao đổi thông tin giữa các bên diễn ra thường xuyên, các hợp đồng điện tử đều được lập qua các phương tiện truyền dẫn điện tử. Vì vậy, việc xác nhận chính xác một tập tin được gửi đi từ một người và kiểm tra tập tin có bị sửa đổi trên đường truyền không là rất quan trọng để tránh sự giả mạo, lừa đảo. Do đó, đa số các nước trên thế giới đã công nhận chữ ký điện tử hoàn toàn có giá trị, đặc biệt khi việc đó được thực hiện trong một hệ thống điện tử đóng (ví dụ: hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử - EDI).

QU

- Nguyên tắc chung trong thiết lập, sử dụng, chứng nhận, kiểm tra chữ ký điện tử:

DẠ

Y

M

Chữ ký điện tử là thông tin dưới dạng số về người gửi văn bản điện tử, tạo ra nhờ việc sử dụng mã khoá bí mật, cho phép khi sử dụng khoá công khai thì có thể xác minh được tính chính xác và nguyên vẹn của văn bản điện tử. Chữ ký điện tử là một phương tiện hợp pháp xác nhận tính chân thực và chứng nhận chủ thể gửi văn bản điện tử. Bản chất của chữ ký điện tử ở chỗ, để đảm bảo khẳng định được tính chính xác trong các thông tin trong các văn bản điện tử cũng như để có thể chứng minh cho bên thứ ba (đối tác, toà án, cơ quan chứng 103


OF F

IC

IA L

nhận chữ ký điện tử) rằng văn bản điện tử đã được thiết lập bởi chính một cá nhân cụ thể, hoặc theo sự uỷ quyền của cá nhân cụ thể. Muốn vậy, tác giả của văn bản điện tử cần chọn một mã khoá ngẫu nhiên trong một tập hợp rất nhiều khả năng mã khoá (gọi là mã khoá bí mật hay mật khẩu) và mỗi lần thực hiện ký điện tử thì cần trộn mã khoá bí mật này vào văn bản điện tử và kết quả của quá trình trộn này tạo ra một dãy số khác và được gọi là chữ ký điện tử của chính tác giả đó lên chính văn bản đó.

QU

Y

NH ƠN

Tương ứng với mỗi mã khoá bí mật có thể dễ dàng tính được mã khoá công khai để kiểm tra chữ ký điện tử. Thuật toán tính mã khoá công khai từ mã khoá bí mật, thuật toán ký và thuật toán kiểm tra chữ ký là công khai, nhưng cần đảm bảo khả năng không thể khôi phục lại mã khoá bí mật khi biết mã khoá công khai. Mã khoá công khai được người sử dụng chữ ký điện tử cung cấp cho đối tác và cơ quan chứng nhận điện tử.

M

Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử: Chữ ký điện tử, tương tự như chữ ký tay, được sử dụng nhằm mục đích khẳng định tính chính xác và nguyên vẹn của các văn bản điện tử, cũng như nhằm chứng thực về người gửi văn bản điện tử.

Y

2.4. CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

DẠ

Đối với một giao dịch bán lẻ hàng hóa hữu hình như bộ quần áo hay món đồ thủ công mỹ nghệ không thể truyền 104


NH ƠN

OF F

IC

IA L

qua mạng như các hàng hóa, dịch vụ số. Sau khi thực hiện xong một giao dịch qua phương thức điện tử, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện tiếp khâu cuối cùng, đó là vận chuyển hàng hóa hữu hình đến địa chỉ mà khách hàng yêu cầu thông qua hệ thống dịch vụ logistics. Nếu không có một hệ thống logistics thì thương mại điện tử không thể phát huy tác dụng của nó. Các doanh nghiệp khi kinh doanh thương mại điện tử phải xem xét nên tự đầu tư hệ thống logistics hay thuê ngoài hoặc liên kết kinh doanh (thuê các công ty logistics, dịch vụ vận tải, v.v…). Hệ thống cơ sở hạ tầng logistics phục vụ cho thương mại điện tử bao gồm: 2.4.1. Kho hàng.

Y

Chức năng của kho hàng gồm: Gom hàng; Phối hợp hàng hóa; Bảo quản và lưu giữ. Vai trò của nó là:

QU

 Đảm bảo tính liên tục của quá trình phân phối hàng hóa.

M

 Góp phần giảm chi phí sản xuất và vận chuyển

Y

 Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng thông qua việc đảm bảo hàng hóa sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm.

DẠ

Phân loại kho hàng:

Theo đối tượng phục vụ có: Kho định hướng thị trường; Kho định hướng nguồn hàng. -

105


Theo đặc điểm kiến trúc có: Kho kín; Kho nửa kín; Kho lộ thiên (bãi chứa hàng).

IA L

-

-

IC

Theo quyền sở hữu có: Kho riêng; Kho công cộng; Kho hợp đồng.

Theo điều kiện thiết kế, thiết bị: Kho thông thường; Kho đặc biệt (kho lạnh…). 2.4.2. Hệ thống giao hàng

OF F

-

M

QU

Y

NH ƠN

Hoạt động giao hàng của kênh bán hàng trực tuyến rất quan trọng. Đây chính là một trong những yếu tố làm nên sự khác biệt giữa các công ty bán hàng trên mạng. Thông số kỹ thuật của hàng hóa có thể xem trên mạng nhưng chất lượng dịch vụ giao hàng thì phải chờ khi nhận hàng mới đánh giá được. Đối với một số loại hàng, như thực phẩm tươi sống, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khách mua hàng trực tuyến ưu tiên hàng đầu là yếu tố tiện lợi chứ không phải giá cả. Vì vậy, nếu tạo uy tín tốt về dịch vụ giao hàng như nhanh chóng, tiện lợi, an toàn, doanh nghiệp sẽ chinh phục được niềm tin của khách hàng. Ngược lại, nếu khâu giao hàng làm không tốt, khách hàng sẽ không hài lòng và có thể không quay trở lại.

Y

Để đảm bảo chất lượng giao hàng trong kênh trực tuyến, doanh nghiệp có thể chọn lựa hai kế hoạch: Tự tổ chức việc giao hàng và Vận chuyển hợp đồng (Sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ giao hàng từ đối tác thứ ba).

DẠ

Tự tổ chức việc giao hàng là loại hình vận chuyển trong đó các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có phương tiện vận tải và tự cung cấp dịch vụ vận chuyển cho riêng mình. Lý do 106


OF F

IC

IA L

chính để một doanh nghiệp sở hữu phương tiện vận tải riêng là để đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng và tính ổn định của quá trình sản xuất - kinh doanh, mà các dịch vụ này không phải lúc nào cũng có thể thuê được các hãng vận chuyển bên ngoài. Các đơn vị vận tải thường có nhiều khách hàng và không thể luôn thỏa mãn các yêu cầu vận chuyển đặc biệt của mỗi khách hàng (chẳng hạn: vận chuyển nhanh với độ tin cậy cao; xử lý hàng hoá phức tạp), nhất là vào những thời kỳ cao điểm của thị trường vận tải.

M

QU

Y

NH ƠN

Những đặc điểm về chất lượng dịch vụ như: mức độ tin cậy cao; chu kỳ hoạt động ngắn; phản ứng nhanh chóng; kiểm soát chặt chẽ và mức độ tiếp xúc với khách hàng cao là ưu điểm của bộ phận vận chuyển nội bộ. Nếu như khối lượng hàng hoá vận chuyển lớn và đều đặn, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa công xuất của các phương tiện thì chi phí vận chuyển có thể thấp hơn so với thuê ngoài, tuy rằng chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, và có thể nảy sinh thêm một số vấn đề về lao động và quản lý. Hầu hết các phương tiện vận chuyển riêng do doanh nghiệp tự sở hữu là ô tô trọng tải vừa và nhỏ do mức đầu tư không quá cao, do tính linh hoạt và cơ động của phương tiện này, và đồng thời cũng là công cụ quảng cáo di động rất hữu hiệu của doanh nghiệp trên đường phố.

DẠ

Y

Việc sử dụng phương tiện vận chuyển riêng không chỉ đơn thuần là quyết định về vận tải, mà còn là quyết định về tài chính và tổ chức. Đây là quyết định có tính chiến lược và dài hạn, cần có sự cân đối tổng thể về năng lực phục vụ 107


IA L

khách hàng với năng lực tài chính và mục tiêu của doanh nghiệp.

OF F

IC

Không phải công ty nào cũng có đủ nguồn lực để tự tổ chức việc giao hàng tận nhà cho khách, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ không thể tham gia vào việc bán hàng trực tuyến. Ngược lại, họ vẫn có thể thực hiện việc giao hàng đúng thời gian và quy cách cho khách hàng bằng cách sử dụng dịch vụ từ một đối tác thứ ba.

M

QU

Y

NH ƠN

Ưu điểm của vận chuyển hợp đồng là có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ đơn lẻ và trọn gói khác nhau theo đúng yêu cầu của khách hàng về lịch trình, địa điểm và thời gian. Các đơn vị vận tải này còn có thể đáp ứng cả những dịch vụ đặc biệt trong quá trình vận chuyển như dịch vụ bảo vệ (sản phẩm tươi sống được bảo quản đông lạnh, sản phẩm dễ vỡ được bao gói và chằng dây an toàn); dịch vụ vận chuyển liên tuyến (khi đơn vị vận tải chỉ hoạt động trong địa bàn nhất định nhưng chịu trách nhiệm chuyển giao cho hãng vận chuyển khác và đảm bảo trách nhiệm pháp lý về hàng hoá từ đầu đến cuối); dịch vụ bốc dỡ, chất xếp hàng hoá, làm các thủ tục giấy tờ hải quan. v.v…

DẠ

Y

Khi tham gia kênh bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp cần nghiên cứu và nhận dạng những yếu tố cốt lõi mà khách hàng mong muốn khi chọn mua hàng qua kênh trực tuyến. Doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng dịch vụ bán hàng trực tuyến mà trong đó chất lượng của dịch vụ giao nhận hàng là một yếu tố quan trọng. Tùy vào nguồn lực doanh nghiệp và 108


IC

2.4.3. Công nghệ ứng dụng trong logistics

IA L

thực tế thị trường, doanh nghiệp có thể chọn một trong hai chiến lược: hoặc tự thực hiện, hoặc chuyển việc giao nhận này cho đối tác thứ ba.

OF F

Công nghệ ứng dụng trong logistics nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng hiệu suất lao động và thậm chí thay đổi phương thức kinh doanh để có thể có khả năng cạnh tranh trong thời gian. Các công nghệ hiện đang áp dụng gồm có:

QU

Y

NH ƠN

 Hệ thống Thông quan tự động (hay thường gọi là Hải quan điện tử) Việt Nam (Viet Nam Automated Customs Clearance System - VNACCS) đã được đưa vào hoạt động chính thức với sự hỗ trợ của Nhật Bản. Với tính năng tự động hóa cao, hệ thống VNACCS đã dần thay thế cho hệ thống hải quan điện tử cũ. VNACCS cho phép kết nối với các cơ quan chức năng khác để thực hiện Cơ chế Một cửa (Single Window), qua đó người nhập khẩu có thể thực hiện các giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, ...

DẠ

Y

M

 Định vị toàn cầu bằng vệ tinh (GPS) Công nghệ định vị toàn cầu qua vệ tinh (GPS) từ khi được phát triển cho ứng dụng dân dụng đã nhanh chóng được đón nhận. Một trong những ứng dụng hiệu quả nhất là trong lĩnh vực Quản lý phương tiện vận tải. Cùng với dịch vụ truyền thông di động Gửi tin ngắn (SMS), công nghệ Internet, GPS đã cho phép thiết kế các ứng dụng cơ bản sau:

109


IA L

- Định vị vị trí khi đi đường một cách chính xác nhưng đòi hỏi phải có mạng internet

IC

và ứng dụng bổ trợ như các ứng dụng bản đồ Google Map hoặc HERE MAPS để tìm đường đi một cách chính xác.

NH ƠN

OF F

- Quản lý và điều hành xe do xác định được vị trí xe, hướng đi, quãng đường đích đến một cách chính xác; Xem lại lộ trình xe theo thời gian và vận tốc di chuyển; Báo cáo tổng số km đi được trên bản đồ; Cảnh báo khi xe vượt quá tốc độ, vượt ra khỏi vùng giới hạn; Theo dõi lộ trình của đoàn xe. - Xác định vị trí xe chính xác ở từng góc đường (vị trí xe được thể hiện qua tín hiệu nhấp nháy trên bản đồ), xác định vận tốc và thời gian xe dừng hay đang chạy, biết được lộ trình hiện tại xe đang đi trong thời gian thực.

Y

- Chống trộm cho ứng dụng thuê xe tự lái, v.v...

M

QU

 Truy xuất trực tuyến tình trạng hàng hóa (ETracking/Tracing). Đây là công nghệ giúp nhà cung cấp dịch vụ có hệ thống thông tin đảm bảo cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng truy cập qua một giao diện trên internet để biết được tình trạng hàng hóa, bao gồm ít nhất một trong hai chức năng:

Y

-Truy xuất tình trạng lô hàng đang vận chuyển trên đường qua số Vận đơn hoặc số

DẠ

Container - đối với người làm dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế 110


Truy xuất tình trạng hàng tồn kho - đối với nhà cung cấp dịch vụ kho bãi, tồn trữ, phân phối.

IA L

-

OF F

IC

 Hệ thống quản lý kho hàng (WMS). WMS được nói tới như một hệ thống quản lý điều hành dịch vụ kho hàng, nhất là cho các công ty 3PL. Các chức năng chính của WMS gồm có: - Tiếp nhận yêu cầu (nhận yêu cầu dịch vụ, hỗ trợ báo giá)

NH ƠN

- Xử lý đơn hàng (khi có đơn hàng chuyển tới từ khách hàng) - Quản lý hoạt động trong kho (nhận hàng, cất trữ, soạn hàng, xuất hàng)

Y

- Quản lý dự trữ (dự trữ an toàn, bổ sung hàng hóa, kiểm kê,…)

QU

- Bảo đảm chất lượng (quản lý chất lượng, kiểm tra, thử nghiệm,…)

M

- Bảo trì sản phẩm (duy trì tình trạng chất lượng theo yêu cầu)

- Kế hoạch vận tải (chất xếp, vận tải, giao hàng)

Y

- Dịch vụ khách hàng (đáp ứng các yêu cầu của khách thuê dịch vụ)

DẠ

- Kế toán - hóa đơn (kế toán chi phí, xuất hóa đơn cho nhiều khách hàng) 111


IA L

- Quản lý an ninh (liên kết với các hệ thống bảo vệ, phòng ngừa sự cố)

IC

- Quản lý hành chính - nhân sự (phân công lao động, tiền tiền lương,…)

OF F

- Các chức năng cài đặt hệ thống (theo yêu cầu dịch vụ) - Báo cáo, phân tích (năng suất lao động, hiệu suất khai thác, hiệu quả) - Các chức năng mở - bổ sung cho dịch vụ cộng thêm

NH ƠN

khác.

M

QU

Y

Ngoài việc đảm bảo các chức năng trên, WMS còn phải kết nối tốt với các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống quản lý nguồn lực (ERP) của khách hàng, cho phép quản lý nhiều kho tại nhiều nước khác nhau để hỗ trợ các chiến lược phân phối khu vực hay toàn cầu. Các WMS thế hệ mới còn phải kết nối với hệ thống điều hành kho (WCS), thường là tự động hóa với các hệ thống điều khiển lập trình được (PLC), nhúng kèm phần trí tuệ nhân tạo thay cho các quy trình quản lý tiêu chuẩn truyền thống.

DẠ

Y

 Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Hệ thống TMS cho dịch vụ logistics cần có khả năng quản lý cùng lúc các hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương thức khác nhau, qua nhiều biên giới khác nhau nhưng chỉ do một nhà điều hành thực hiện - Nhà điều hành Vận tải Đa phương thức (MTO) đảm trách các vai trò chính sau: - Lựa chọn phương thức vận tải

112


IA L

- Hỗ trợ hoạt động gom hàng - Hoạch định tuyến và lịch vận chuyển

- Thanh toán cước phí.

OF F

- Hỗ trợ truy xuất tình trạng lô hàng

IC

- Xử lý yêu cầu trả hàng

NH ƠN

Nó cũng phải liên kết được với các điểm nút dọc theo chuỗi cung ứng như kho, cảng để cập nhật tình trạng hàng hóa, kết nối tốt với các ERP và WMS.

QU

Y

 Hệ thống quản lý cảng/bến thủy (TOS). TOS đại diện cho nhóm ứng dụng quản lý cảng. Ngoại trừ các ứng dụng tại cảng biển quốc tế vốn có hệ thống quản lý điều hành lớn, hiện đại và đa số đã được tự động hóa thì các cảng loại 2, loại 3, bến thủy nội địa, các ICD đều cần hệ thống TOS với các chức năng lập kế hoạch tiếp nhận tàu, kế hoạch bến bãi, điều phối xuất nhập, quản lý phương tiện và hàng hóa, quản lý chi phí-hóa đơn, dịch vụ khác hàng,…

M

 Hệ thống Quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP). ERP là công cụ quản lý hữu hiệu của các nhà sản xuất để quản lý toàn bộ hoạt động trong đó có toàn bộ chuỗi cung ứng. ERP cần kết nối với hệ thống quản lý logistics nhất là cho các hoạt động thuê ngoài. Các chức năng cơ bản của ERP gồm có:

Y

- Quản lý bán hàng

DẠ

- Quản lý kế hoạch sản xuất - Quản lý mua hàng 113


IA L

- Quản lý dự trữ - Quản lý vận tải - giao hàng

IC

- Quản lý sản xuất

- Quản lý tài chính - Quản lý nguồn nhân lực - Quản lý các KPI.

OF F

- Quản lý chất lượng

DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

 Sàn giao dịch logistics là nơi trao đổi dịch vụ hàng hóa như một dịch vụ trực tuyến cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL, các nhà giao nhận vận tải và các công ty vận tải. Nó cho phép các công ty vận tải tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu về nhu cầu vận chuyển cần được thực hiện và quảng cáo khả năng của họ. Các nhà cung cấp dịch có thể quảng cáo các dịch vụ và cước phí vận chuyển của họ cũng như khả năng vận chuyển với dung lượng xe, không gian kho bãi sẵn có. Các hệ thống này cung cấp một nền tảng cho phép các hãng vận chuyển cung cấp thông tin giao thông vận tải cho các nhà khai thác như đại lý vận chuyển, giao nhận và các công ty logistics. Họ cho phép các nhà giao nhận vận tải hàng hóa một cách riêng tư hoặc công khai cho một số lượng lớn các khách hàng có nhu cầu. Các hệ thống trực tuyến thường hoạt động dựa trên thuê bao với một khoản phí nhỏ cho quảng cáo (đăng tải) và tìm kiếm (kèm dịch vụ tư vấn).  Robot trong kho hàng Có hai loại hệ thống chủ yếu phân chia theo cách thức cất trữ và lấy hàng ra từ vị trí cất trữ 114


NH ƠN

OF F

IC

IA L

trong kho: Một là hệ thống “tự động cất trữ và lấy ra” ASRS5, hai là hệ thống “hàng tự tới người” - GTM. ASRS thường sử dụng cho các kho thành phẩm hay nguyên liệu mà độ đồng đều khá cao, việc tự động hóa nhằm tăng năng suất và hiệu suất khai thác không gian trong khi giảm sự can thiệp của con người vì mục tiêu an ninh, an toàn, hạn chế làm việc ngoài giờ,... Các kho ASRS thường có độ cao trên 20 mét với số tầng kệ chứa hàng lên tới 20-25 tầng. Vận hành bằng robot ASRS. Loại hình GTM thích hợp cho các kho hàng mà số lượng mặt hàng rất nhiều, đơn hàng nhỏ lẻ, tốc độ luân chuyển cao - đó là hàng TMĐT. Ứng dụng đầu tiên về loại hình này được khởi xướng bởi Amazon. Amazon hiện có 45 nghìn robot lấy hàng và làm đầy kệ (restocking).

DẠ

Y

M

QU

Y

 Trung tâm soạn hàng tự động Việc soạn (chia chọn, phân loại) hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo truyền thống được thực hiện bán tự động với ứng dụng m. vạch để xác định kiện hàng sau đó nhân công sẽ phân loại bằng tay tại các đầu mối trung chuyển, giao nhận. Khi số lượng đơn hàng và tốc độ xử lý tăng lên thì năng suất và độ chính xác làm việc bằng tay sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc do đó cần có các bộ chia chọn hàng tự động. Thiết bị này được thiết kế theo dạng dây chuyền dạng thẳng hay vòng tròn với một hay vài đầu vào và rất nhiều đầu ra là các điểm đến cuối cùng hay các nhóm hàng cần phân loại. Nó có thể chia chọn các loại hàng phổ biến như phong bì, bưu kiện, hộp, thùng, gói hàng không định hình. Khối lượng được thiết kế trung bình không quá 20 kg/kiện. Năng suất 115


IC

IA L

trung bình dao động tuỳ thuộc nhu cầu sử dụng, có thể từ 1.500 tới 6.000 kiện hàng/giờ; loại công suất lớn có thể tới 18.000 kiện/giờ. Các tuyến vận tải có thể gồm đường bộ, hàng không, đa phương thức.

NH ƠN

OF F

 Thực tế tăng cường / thực tế ảo (augmented reality AR) là công nghệ tích hợp những thông tin vào như âm thanh, video, đồ họa hoặc dữ liệu GPS từ máy tính tới cái nhìn thực tế của người sử dụng. AR đang nhanh chóng trở thành công nghệ quan trọng, giúp kết nối thế giới thực và ảo. Trong logistics, công nghệ này có thể giúp công nhân nhận diện nhanh chóng thông tin lô hàng, từ đó thời gian làm hàng được đẩy nhanh hơn. 2.5. CƠ SỞ HẠ TẦNG NHÂN LỰC

QU

Y

Đối với những ngành sản xuất kinh doanh khác, yêu cầu về nguồn nhân lực chỉ đặt ra đối với các nhà cung ứng sản phẩm. Trong khi đó, logisitics và thương mại điện tử còn đặt ra yêu cầu về trình độ, khả năng của người mua hàng. Vì vậy, muốn phát triển logisitics và thương mại điện tử đòi hỏi:

Manager):

M

a) Người quản lý (Senior Manager and Middle

DẠ

Y

Không như thương mại truyền thống, ngoài người mua, người bán trong thương mại điện tử còn đòi hỏi một cơ sở hạ tầng nhân lực mà trong đó chuyên gia công nghệ thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng góp phần đưa hàng hóa và dịch vụ tới những khách hàng hay người sử dụng qua mạng Internet. Như vậy cần có một lực lượng các nhà quản lý 116


IA L

chuyên môn giỏi, đủ sức điều hành và khai thác mạng, có khả năng thực hiện tốt các giao dịch trên mạng.

b) Chuyên gia công nghệ thông tin (Knowledge

IC

Worker):

NH ƠN

OF F

Như các phần trước đã trình bày, thương mại điện tử được hình thành từ các khái niệm về công nghệ thông tin, máy tính và mạng Internet. Do vậy các chuyên gia công nghệ thông tin sẽ là những người tham gia quyết định việc chuyển loại hình kinh doanh thương mại truyền thống sang kinh doanh thương mại điện tử.

c) Nhân viên tác nghiệp (Operational Worker):

M

QU

Y

Thương mại điện tử là những ứng dụng của Internet và công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, chính vì vậy, bên cạnh đội ngũ kỹ thuật viên, để các hoạt động thương mại diễn ra trôi chảy, không thể thiếu các nhân viên kinh doanh, những người sẽ trực tiếp nghiên cứu và triển khai việc bán gì trên mạng với giá cả nào, bán cho ai và chăm sóc họ như thế nào v.v… Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên kinh doanh này cũng đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật nhất định về máy tính và Internet để chủ động điều hành tác nghiệp.

d) Khách hàng (Customer):

DẠ

Y

Số lượng người tiêu dùng quyết định sự thành bại của một sản phẩm hay dịch vụ. Muốn phát triển thương mại điện tử thì đông đảo người tiêu dùng phải hiểu biết và sử dụng 117


OF F

IC

IA L

được các dịch vụ Internet. Theo ý kiến các chuyên gia, để hình thành thị trường thương mại điện tử thì số người sử dụng Internet phải đạt khoảng 5% dân số thì thương mại điện tử mới thực sự có điều kiện phát triển và đa số người mua hàng biết cách làm việc trên mạng, sử dụng tương đối tốt các kỹ năng về công nghệ thông tin, các công cụ thanh toán điện tử, đọc hiểu được tiếng Anh (hơn 80% nội dung trên Internet được biểu thị bằng tiếng Anh).

e) Nhân lực cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics:

NH ƠN

nhân viên và đội ngũ quản lý xuất nhập khẩu, mua hàng, kho hàng, vận tải, phân phối, công nghệ thông tin, . . có khả năng chuyên môn và ứng dụng công nghệ ở trình độ cao. 2.6. CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

QU

Y

Để phát triển thương mại điện tử, hạ tầng kinh tế - xã hội phải được phát triển một cách đồng bộ. Trong đó các vấn đề quan trọng cần được lưu ý, giải quyết là:  Hệ thống mã số mã vạch quốc gia

DẠ

Y

M

Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hóa một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hóa. Mã số mã vạch của hàng hóa bao gồm hai phần: Mã số của hàng hóa và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc. Việc tương thích mã quốc gia trên mạng Internet là hết sức quan trọng, các hệ thống máy tính sẽ xử lý thông tin trên cơ sở việc đọc mã vạch trên các sản phẩm hàng hóa. Hệ thống thông tin kinh tế của nhiều quốc gia hiện tại không tương 118


 Tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại

IA L

thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế (thậm chí từng có tranh chấp về việc cung cấp và quản lý mã vạch).

NH ƠN

 Mức sống của người dân

OF F

IC

Vì giao dịch mua bán diễn ra trên mạng nên người mua không thể trực tiếp sờ mó, nhìn ngắm các sản phẩm định mua. Do đó, sản phẩm bán trên mạng cần phải được tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm soát bằng hệ thống văn bản pháp quy.

M

QU

Y

Mức sống thấp không cho phép đông đảo dân cư tiếp xúc với các phương tiện của “kinh tế số hóa”. Nếu chi phí cho một máy tính cá nhân, thiết bị phụ trợ, thuê bao Internet, phí truy nhập,… quá lớn so với thu nhập bình quân của một người dân thì lượng người truy cập vào Internet sẽ ít. Thực tế là ở các nước chậm và đang phát triển, chỉ những người dân thành thị mới có cơ hội tiếp cận với máy tính và số ít trong đó được biết đến Internet. Mức sống của người dân còn quyết định sức mua. Thương mại điện tử không thể phát triển trong điều kiện một thị trường có sức mua thấp.  Năng suất lao động

DẠ

Y

Nền kinh tế Internet đòi hỏi một nền sản xuất có năng suất lao động cao. Ở các nước nghèo đang phát triển, năng suất lao động còn thấp, cách thức tổ chức công việc thiếu khoa học, tỉ lệ thất nghiệp cao chưa tạo được động lực thúc đẩy tiết kiệm cao độ chi phí vật chất và thời gian. 119


IA L

Nhận thức

DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

Logistics và thương mại điện tử ảnh hưởng rất nhiều đến con người với các thành phần khác nhau. Việc ứng dụng logistics và thương mại điện tử sẽ nảy sinh các vấn đề như làm sao để có thể phổ cập các ứng dụng trên mạng Internet hoặc có một đội ngũ chuyên gia tin học đủ mạnh để thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới phát triển ra để phục vụ cho nền kinh tế số hoá nói chung và thương mại điện tử nói riêng, hoặc có khả năng xây dựng được các chương trình ứng dụng có thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động của một nền kinh tế số hoá, tránh bị lệ thuộc vào các nước đã phát triển.

120


IA L

Chương 3

IC

LOGISTICS ĐẦU RA TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

OF F

3.1. KHÁI QUÁT VỀ LOGISTICS ĐẦU RA TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Logistics

NH ƠN

3.1.1. Khái niệm, vai trò và mục tiêu của Logistics đầu ra trong thương mại điện tử đầu

ra

trong

thương

mại

điện

tử

(EF:Electric-fulfillment) được định nghĩa là một bộ phận

QU

Y

của logistics thương mại điện tử bao gồm các hoạt động, chức năng và quá trình tích hợp hiệu quả nhằm đảm bảo quá trình cung ứng hàng hóa tới khách hàng từ khi nhận được đơn đặt hàng.

M

Mục tiêu của logistics đầu ra là phát triển doanh số trên cơ sở cung cấp trình độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính chiến lược với tổng chi phí thấp nhất.

DẠ

Y

Ngành logistics có vị trí quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu. Phần giá trị gia tăng do ngành logistics tạo ra ngày càng lớn và tác động của nó thể hiện rõ ở các khía cạnh mà nó tham gia. Trong nền kinh tế: 121


OF F

IC

IA L

Các hoạt động logistics (đáp ứng đơn hàng, kho bãi, dự trữ, vận chuyển,…) có nhiệm vụ kết nối một cách hiệu quả các thành viên trong chuỗi cung ứng từ đó đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và các thành viên. Nhiệm vụ kết nối của của logistics được thể hiện qua việc vận hành một cách trôi chảy và nhịp nhàng của 3 dòng sau:

NH ƠN

 Dòng sản phẩm: con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng  Dòng thông tin: dòng giao và nhận của các đơn vị đặt hàng theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận.

QU

Doanh nghiệp:

Y

 Dòng tiền tệ: thể hiện sự thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp,thể hiện hiệu quả kinh doanh.

DẠ

Y

M

Trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp quản trị logistic được ghi nhận là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp. Trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp logistic đầu vào và logistic đầu ra cùng với quản trị tác nghiệp, marketing và dịch vụ là những hoạt động chủ chốt tạo nên giá trị cho khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp. Hoạt động logistics đầu ra liên quan trực tiếp tới dịch vụ khách hàng, khi hoạt động logistics đầu ra được quản trị tốt, vận hành tốt giúp doanh nghiệp giảm được chi phí phân phối, nâng cao dịch vụ khách hàng từ đó tăng khả năng 122


IA L

cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo được một thương hiệu tốt, có được lòng trung thành của khách hàng, cơ hội mở rộng thị trường và tăng doanh thu.

OF F

IC

3.1.2. Mô hình Logistics đầu ra trong thương mại điện tử

NH ƠN

- Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng truyền thống

QU

Y

Hình 3.1. Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng truyền thống

Y

M

- Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến

DẠ

Hình 3.2. Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến

123


IC

IA L

Dòng thông tin sẽ được trao đổi giữa khách hàng và nhà cung ứng thông qua các đại lý bán lẻ. Dòng sản phẩm sẽ được chuyển từ nhà cung ứng đến trực tiếp khách hàng. Mô hình này có nhiều lợi ích cũng như hạn chế

OF F

Lợi ích: Giảm chi phí đầu tư cho dự trữ và mạng lới Logistics, giảm chi phí Logistics nói chung và chi phí vận chuyển nói riêng nếu khai thác được lợi thế nhờ quy mô cũng như mở rộng cơ cấu mặt hàng kinh doanh.

NH ƠN

Hạn chế: Giảm tỷ suất lợi nhuận, giảm khả năng kiểm soát quá trình Logistics đầu ra, từ đó có thể dẫn đến tăng chất lượng dịch vụ, tiềm ẩn khả năng mất khách hàng khi thông tin được chia sẻ giữa các đối tác và các đối tác có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

M

QU

Y

Những căn cứ cơ bản giúp doanh nghiệp xác định được Logistics đầu ra: Quy mô thị trường và doanh số bán hàng, đặc điểm bán hàng và đặc điểm mạng lưới cung ứng, quy mô cũng như điều kiện đáp ứng đơn hàng nhỏ của nhà sản xuất cũng như bán buôn, đặc điểm cầu thị trường cũng như mặt hàng kinh doanh.

3.2. XỬ LÝ ĐƠN HÀNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

3.2.1. Quy trình xử lý đơn đặt hàng

DẠ

Y

Trong toàn bộ Logistics đầu ra của doanh nghiệp thương mại điện tử thì quy trình xử lý đơn hàng là quan trọng nhất, nó là bước quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào dù cho sản phẩm kinh doanh có khác nhau. Từ khi nhận đơn 124


IA L

hàng đến khi giao hàng cũng như kiểm soát tình trạng đơn hàng đều phải được thực hiện chính xác nó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của công ty, thời gian đáp ứng đơn hàng.

IC

Quy trình xử lý đơn hàng tuân thủ theo các bước:

 B2: Tiếp nhận đơn hàng  B3: Xử lý đơn hàng

NH ƠN

 B4: Thực hiện đơn hàng

OF F

 B1: Khách hàng đặt hàng

 B5: Báo cáo về tình trạng thực hiện đơn hàng

DẠ

Y

M

QU

Y

Quy trình xử lý đơn hàng trong Logistics đầu ra có thể khái quát qua sơ đồ:

Hình 3.3. Quy trình xử lý đơn đặt hàng trong Logistics đầu ra 125


OF F

IC

IA L

Khách hàng đặt hàng là hoạt động thu thập những yêu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ của khách hàng. Việc truyền tin này có thể được khách hàng hoặc người bán điền thông tin trực tiếp vào các mẫu đơn đặt hàng thông qua website doanh nghiệp; điện thoại trực tiếp cho nhân viên bán hàng, hoặc lựa chọn từ những mẫu đơn đặt hàng trong máy tính.

NH ƠN

Tiếp nhận đơn hàng là truyền tải yêu cầu đặt hàng từ nơi tiếp nhận tới nơi xử lý đơn hàng: sử dụng điện thoại, máy vi tính, máy sao chép hoặc truyền thông qua vệ tinh. Cách này giúp thông tin đặt hàng được truyền tải ngay lập tức, chính xác, đáng tin cậy, do đó ngày càng được thay thế cho cách thứ nhất.

DẠ

Y

M

QU

Y

Xử lý đơn hàng: xử lý đơn hàng là một hoạt động diễn ra trước khi thực hiện một đơn đặt hàng. Nó bao gồm: (1) kiểm tra độ chính xác của các thông tin đặt hàng như mô tả về sản phẩm, số lượng, giá cả; (2) kiểm tra tính sẵn có của những sản phẩm được đặt hàng; (3) chuẩn bị văn bản từ chối đơn đặt hàng, nếu cần; (4) kiểm tra tình trạng tín dụng của khách hàng; (5) sao chép và lưu trữ lại thông tin đặt hàng; và (6) viết hóa đơn. Những hoạt động này là rất cần thiết bởi vì thông tin đặt hàng không phải lúc nào cũng ở dạng đúng theo yêu cầu để tiếp tục thực hiện; hoặc có thể không được trình bày một cách chính xác, hoặc doanh nghiệp nhận thấy cần phải chuẩn bị thêm trước khi đơn đặt hàng được thực hiện. Kiểm tra đơn đặt hàng có thể thực hiện tự động hoá. Cải tiến công nghệ 126


IA L

đem lại lợi ích đáng kể trong việc tiếp nhận đơn hàng. Mã vạch, máy quét quang học và máy tính đã làm tăng nhanh năng xuất lao động và tính chính xác của các thao tác nói trên.

OF F

IC

Thực hiện đơn hàng gồm những hoạt động : (1) tập hợp hàng hóa trong kho, sản xuất hoặc mua; (2) đóng gói để vận chuyển; (3) xây dựng chương trình giao hàng; (4) chuẩn bị chứng từ vận chuyển. Những hoạt động này có thể được thực hiện song song với việc kiểm tra xác nhận đơn hàng.

QU

Y

NH ƠN

Thông báo về tình trạng thực hiện đơn đặt hàng: Hoạt động này không ảnh hưởng đến tổng thời gian thực hiện đơn hàng. Nó cam kết rằng một dịch vụ khách hàng tốt đã được cung ứng thông qua việc duy trì thông tin cho khách hàng về bất cứ sự chậm trễ nào trong quá trình đặt hàng hoặc giao hàng. Hiện nay với ứng dụng công nghệ tiến tiến, việc theo dõi đơn hàng được tiến hành đơn giản hơn thông qua về vệ tinh, khách hàng cũng có thể trực tiếp theo dõi hành trình đơn hàng của mình thông qua các website bán hàng mà khách hàng đã mua.

M

3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của quá trình xử lý đơn hàng trong quá trình thực hiện đơn hàng

Y

Quá trình xử lý đơn hàng có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện đơn hàng.

DẠ

- Quá trình xử lý đơn hàng là hoạt động được tiến hành ngay sau khi khách hàng đặt hàng trong quá trình thực hiện 127


IA L

đơn hàng. Nó giúp các doanh nghiệp kiểm tra tính chính xác của đơn hàng mà khách hàng đã đặt.

OF F

IC

- Quy trình này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất bán hàng, chất lượng phục vụ và tiết kiệm tối đa chi phí quản lý. Quá trình xử lý đơn hàng diễn ra nhanh chóng làm giảm thời gian đáp ứng đơn hàng tới khách hàng tăng dịch vụ khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

QU

Y

NH ƠN

- Làm việc có quy trình, hệ thống giúp loại bỏ những sai sót trong quá trình tiếp nhận đơn hàng và kiểm soát có hiệu quả bằng cách kiểm soát mọi hoạt động trong quá trình bán hàng từ nhập hàng, xử lý các đơn hàng, vận chuyển. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có 1 quy trình xử lý đơn hàng hoạt động hiệu quả còn giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng phục khách hàng, tạo niềm tin cho khác hàng 3.3. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

DẠ

Y

M

Vận chuyển hàng hoá là sự di động hàng hoá trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm đảm bảo dự trữ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên các khu vực thị trường mục tiêu. Đây là khâu cuối cùng mà sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hiện có hai hình thức: Một là doanh nghiệp tự vận chuyển và hai là thuê đơn vị vận chuyển ngoài

128


IC

IA L

Hình thức tự vận chuyển giúp doanh nghiệp chủ động trong thời gian giao hàng cũng như khách hàng, quá trình kiểm soát giao hàng diễn ra chặt chẽ hơn. Nhưng việc vận chuyển của doanh nghiệp cũng có nhiều vấn đề về tính chuyên nghiệp và chi phí khi vận chuyển xa.

NH ƠN

OF F

Quá trình quản trị vận chuyển đòi hỏi doanh nghiệp quản trị từ đối tượng tham gia vận chuyển đến phương tiện vận chuyển. Đối với mỗi một mặt hàng kinh doanh thì lại có một cách thức vận chuyển phù hợp, sự phối hợp giữa các hình thức vận tải tính chuyên nghiệp trong giao vận Thành phần tham gia vào quá trình vận chuyển bao gồm:  Người gửi: Gửi hàng với chi phí thấp và thời gian nhanh  Người nhận: Nhận hàng đúng thời hạn, an toàn hàng hoá

QU

Y

 Người vận chuyển: tối đa hoá lợi nhuận từ vận chuyển thông qua việc tối thiểu hoá chi phí vận chuyển, đảm bảo giao hàng đúng thời gian và an toàn.

M

 Chính phủ: đưa ra các chính sách và hệ thống pháp luật để đảm bảo tính pháp lý của hoạt động vận chuyển. Xây dựng hạ tầng phục vụ vận chuyển.

DẠ

Y

 Công chúng: quan tâm đến an toàn giao thông, chi phí, môi trường.

129


IA L IC OF F NH ƠN

DẠ

Y

M

QU

Y

Các thành phần tham gia có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua việc trao đổi thông tin và luôn chuyển chứng từ, thanh toán.

130


IA L

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các loại hình vận chuyển càng phong phú.

IC

Có thể phân loại vận chuyển hàng hoá theo một số tiêu thức sau:

OF F

- Theo đặc trưng của con đường và phương tiện vận tải, có các loại hình vận chuyển: vận chuyển đường sắt, đường thuỷ, đường bộ (ôtô), đường không (máy bay), đường ống.

NH ƠN

- Theo đặc trưng sở hữu và mức độ điều tiết của nhà nước, có các loại hình vận chuyển: vận chuyển riêng, vận chuyển hợp đồng và vận chuyển công cộng. -Phân theo mức độ phối hợp các loại phương tiện vận tải, có 2 loại hình vận chuyển: vận chuyển đơn phương thức và vận chuyển đa phương thức.

Y

3.3.1. Chi phí vận chuyển hàng hóa

QU

Các yếu tố tác động tới chi phí vận chuyển hàng hóa bao gồm:

M

- Khoảng cách là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển do tăng chi phí vận chuyển biến đổi như lao động, nhiên liệu, chi phí bảo quản.

DẠ

Y

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển là nhân tố thứ 2 ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển. Cũng như nhiều hoạt động logistics, tính kinh tế nhờ qui mô đúng với vận chuyển hàng hoá. 131


OF F

IC

IA L

- Độ chặt là sự tương quan giữa khối lượng và dung tích chiếm chỗ.Nhân tố này khá quan trọng do chi phí vận chuyển luôn luôn được xác định trên 1 đơn vị khối lượng. Phương tiện bị hạn chế sức chở bởi dung tích hơn là trọng tải. Do lao động và chi phí nhiên liệu không chịu ảnh hưởng nhiều bởi trọng tải nên sản phẩm có độ chặt càng cao, chi phí bình quân đơn vị khối lượng vận chuyển càng thấp.

NH ƠN

- Hình dạng hàng hoá có ảnh hưởng đến việc sử dụng dung tích phương tiện vận tải. Hàng hoá cồng kềnh,hình dạng không thống nhất làm giảm khả năng chứa hàng, giảm hệ số sử dụng trọng tải, và do đó làm tăng chi phí. Khi vận chuyển đường dài, có thể vận chuyển hàng hoá ở dạng đóng hộp linh kiện, sau đó lắp ráp ở khu vực tiêu thụ.

QU

Y

- Điều kiện bảo quản và xếp dỡ hàng hoá trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển. Hàng hoá đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt thì sẽ có chi phí cao hơn.

DẠ

Y

M

- Trách nhiệm pháp lý có liên quan đến những rủi ro,thiệt hại trong quá trình vận chuyển. Các yếu tố sau ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại do rủi ro: hàng hoá dễ hỏng, những thiệt hại do chất xếp, khả năng xẩy ra trộm cắp, khả năng cháy nổ, giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá càng cao và xác suất rủi ro càng lớn thì chi phí càng nhiều. 132


IA L

3.3.2. Mục tiêu và nguyên tắc vận chuyển hàng hoá

IC

Đối với các doanh nghiệp thương mại, có 3 mục tiêu vận chuyển hàng hoá. Đó là mục tiêu chi phí, mục tiêu tốc độ, và mục tiêu ổn định.

NH ƠN

OF F

Mục tiêu chi phí là một trong những mục tiêu hàng đầu của vận chuyển hàng hoá. Quản trị phải đưa ra những quyết định vận chuyển nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí của cả hệ thống logistics. Chi phí phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt phụ thuộc hệ thống logistics nhằm sử dụng các giải pháp để tối thiểu hoá tổng chi phí của cả hệ thống.

M

QU

Y

Tốc độ là mục tiêu dịch vụ hàng đầu của vận chuyển. Trình độ dịch vụ khách hàng chịu ảnh hưởng nhiều của chi phí thời gian vận chuyển. Trong một chu kỳ thực hiện đơn đặt hàng, thời gian vận chuyển chiếm nhiều nhất,và do đó tốc độ vận chuyển có liên quan đến việc đáp ứng kịp thời hàng hoá cho khách hàng, đến dự trữ hàng hoá của khách hàng. Thông thường, doanh nghiệp thương mại chọn mục tiêu chi phí khi vận chuyển bổ sung dự trữ, còn khi vận chuyển cung ứng hàng hoá cho khách hàng thì chọn mục tiêu tốc độ.

DẠ

Y

Độ ổn định vận chuyển là sự biến động thời gian cần thiết để thực hiện quá trình di chuyển xác định đối vơí các lô hàng giao, nhận. Độ ổn định phản ánh độ tin cậy của vận chuyển và được coi là đặc trưng quan trọng nhất của chất lượng vận chuyển. Độ ổn định vận chuyển ảnh hưởng đến cả

133


IA L

dự trữ của người mua, người bán và những cơ hội, rủi ro trong kinh doanh.

NH ƠN

OF F

IC

Tốc độ và độ ổn định tạo nên chất lượng dịch vụ của vận chuyển. Như vậy, trong thiết kế hệ thống logistics, phải khéo léo đạt được sự cân đối giữa chi phí vận chuyển và chất lượng dịch vụ. Trong một số trường hợp, chi phí thấp là cần thiết; ở tình thế khác, dịch vụ là cần thiết để đạt được mục đích kinh doanh. Quá trình tìm kiếm và quản trị phối thức vận chuyển hợp lý là trách nhiệm hàng đầu của logistics. 3.3.3. Quyết định phương thức vận chuyển hợp lý

M

QU

Y

Phương thức vận chuyển trong doanh nghiệp thương mại là cách thức di chuyển hàng hoá từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hoá sự vận động của hàng hoá trong kênh logistics doanh nghiệp. Thực chất của quyết định phương thức vận chuyển là lựa chọn kênh logistics trong doanh nghiệp một cách hợp lý nhất- đảm bảo thoả mãn nhu cầu dịch vụ khách hàng với chi phí ít nhất. Có 2 phương thức vận chuyển: vận chuyển thẳng và vận chuyển qua kho (kênh logistics trực tiếp và kênh gián tiếp).

DẠ

Y

- Vận chuyển thẳng: Về mặt tổng thể, vận chuyển thẳng được hiểu là sự di động của hàng hoá từ khởi đầu của vận động hàng hoá tới thẳng cửa hàng bán lẻ mà không dừng lại ở các khâu kho trung gian. Về mặt cục bộ (trong phạm vi doanh nghiệp thương mại), vận chuyển thẳng là sự di động của hàng hoá từ nguồn 134


QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

hàng thẳng đến cơ sở logistics của khách hàng hoặc cửa hàng bán lẻ mà không qua bất kỳ một khâu kho trung gian nào. Như vậy, vận chuyển thẳng trong doanh nghiệp thương mại bán buôn có đích cuối cùng là cơ sở logistics của khách hàng mua buôn- kho hoặc cửa hàng bán lẻ; còn trong doanh nghiệp thương mại bán lẻ, đích cuối cùng là mạng lưới các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp Trong những tình thế nhất định, vận chuyển thẳng có những ưu thế: Tăng nhanh quá trình dịch chuyển hàng hoá và do đó giảm dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp; có thể giảm được chi phí vận chuyển trong trường hợp cự ly vận chuyển ngắn do giảm được số lần xếp dỡ hàng hoá. Tuy nhiên, vận chuyển thẳng hạn chế khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng, cho nên chỉ sử dụng trong những điều kiện nhất định. Như vậy, phương thức vận chuyển thẳng thích ứng với mục tiêu định hướng chi phí chứ không phải dịch vụ, và trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển với sự cạnh tranh dịch vụ gay gắt, nó ít được sử dụng.

DẠ

Y

M

- Vận chuyển qua kho: là phương thức vận chuyển phổ biến. Vận chuyển qua kho là phương thức vận chuyển trong đó, hàng hoá từ nguồn hàng cung ứng cho khách hàng phải qua ít nhất một khâu kho. Thực chất của phương thức vận chuyển qua kho là triển khai kênh logistics gián tiếp trong doanh nghiệp. Có thể vận chuyển qua một hoặc nhiều khâu kho tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố hệ thống logistics: Khoảng cách giữa nguồn hàng và khách hàng, mạng lưới kho và giao thông vận tải, đặc điểm của hàng hoá vận chuyển. Trong điều 135


OF F

IC

IA L

kiện nền kinh tế thị trường tập trung và chuyên môn hoá, vận chuyển qua kho có nhiều ưu thế vì nó đảm bảo thoả mãn tốt nhất nhu cầu dịch vụ của khách hàng với chi phí thấp. Do hàng hoá dự trữ trong mạng lưới kho được phân bố hợp lý nên đảm bảo thoả mãn nhu cầu của khách hàng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu đồng thời cung ứng nhanh và ổn định hàng hoá cho khách hàng.

NH ƠN

Vận chuyển hàng hoá qua mạng lưới kho được phân bố hợp lý sẽ phát huy tính kinh tế nhờ qui mô trong vận chuyển và do đó giảm được chi phí vận chuyển. Chính vì vậy, xác định một phương thức vận chuyển hợp lý phải gắn liền với việc qui hoạch mạng lưới kho hợp lý.

DẠ

Y

M

QU

Y

Gắn liền với quyết định phương thức vận chuyển là quyết định phương tiện vận tải. Quyết định phương tiện vận tải nhằm tạo ra cơ cấu phương tiện đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng tốt nhất và chi phí thấp nhất.Tuỳ thuộc vào mục đích vận chuyển -bổ sung dự trữ hay cung ứng hàng hoá cho khách hàng -mà quyết định phương tiện vận tải định hướng chi phí hay dịch vụ. Thông thường, vận chuyển bổ sung dự trữ định hướng chi phí, có nghĩa lấy tiêu chuẩn chi phí để lựa chọn phương án phương tiện vận tải; vận chuyển cung ứng hàng hoá cho khách hàng lấy tiêu chuẩn trình độ dịch vụ khách hàng, và do đó là khả năng phát triển doanh thu, lợi nhuận, hoặc khả năng cạnh tranh để chọn phương án phương tiện vận tải. 136


IA L

- Căn cứ vào mục đích vận chuyển để xác định mục tiêu phương tiện vận tải chi phí hay dịch vụ

OF F

IC

- Căn cứ vào những đặc trưng dịch vụ và chi phí của các loại phương tiện vận tải để lựa chọn phương tiện vận tải đáp ứng những yêu cầu dịch vụ với tổng chi phí thấp nhất

NH ƠN

- Căn cứ vào việc phân tích nhu cầu dịch vụ khách hàng, khả năng cung ứng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh nhằm xác định loại phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu cạnh tranh-dịch vụ của doanh nghiệp; - Căn cứ vào việc phân tích khả năng lợi nhuận để chọn phương tiện vận tải ứng với trình độ dịch vụ khách hàng tối ưu;

QU

Y

- Căn cứ vào việc phân tích tổng chi phí liên quan đến loại phương tiện vận tải chi phí dự trữ trên đường và kho, cước phí vận chuyển để chọn phương tiện vận tải cho chi phí thấp nhất.

M

- Căn cứ tình hình phân bố nguồn hàng và khách hàng, mạng lưới kho và giao thông vận tải.

Y

Khi lựa chọn phương tiện vận tải, phải cân nhắc nhiều nhân tố. Có một số nhân tố mà những người ra quyết định không thể kiểm soát được:

DẠ

- Thứ nhất: Cần khuyến khích sự hợp tác hiệu quả giữa người cung ứng và người mua nếu biết được lý do gây ra chi phí là xác thực. Nếu người bán và người mua là những 137


IC

IA L

thực thể pháp lý độc lập thì những thông tin về chi phí không đáng tin cậy. Trong trường hợp này, sự nhạy cảm với phản ứng của bên khác đối với việc lựa chọn dịch vụ vận tải, hoặc mức độ thu hút khách hàng sẽ cho biết phương hướng hợp tác.

NH ƠN

OF F

-Thứ hai: ở đâu có người cung ứng cạnh tranh trong kênh phân phối, người mua và người bán sẽ hành độnh để đạt được sự phù hợp tối ưu dịch vụ - chi phí vận tải.Tuy nhiên, lý lẽ của các bên có thể không đảm bảo chắc chắn.

Y

- Thứ ba: Hiệu quả của giá cả thường không được cân nhắc. Nếu người bán cung cấp dịch vụ vận tải chất lượng cao hơn, họ có thể nâng giá hàng hoá để bù vào chi phí gia tăng. Người mua sẽ phải cân nhắc cả giá và hiệu quả vận chuyển khi quyết định người cung ứng.

M

QU

- Thứ tư: Những thay đổi giá cước vận chuyển, thay đổi phối thức sản phẩm và thay đổi chi phí dự trữ, cũng như sự trả đũa dịch vụ vận chuyển của đối thủ cạnh tranh, sẽ bổ sung thêm các yếu tố năng động vào những vấn đề không được nghiên cứu trực tiếp.

DẠ

Y

- Thứ năm: ảnh hưởng gián tiếp lựa chọn phương tiện vận tải về dự trữ của người bán không được đánh giá. Người bán có thể có mức dự trữ tăng, giảm là do qui mô lô hàng phù hợp với việc lựa chọn phương tiện vận tải tương tự như người mua. 138


IA L

Nhà cung ứng có thể điều chỉnh giá để phản ánh những cái đó. Ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện vận tải.

NH ƠN

OF F

IC

Đồng thời với quyết định phương tiện vận tải, phải xây dựng hành trình vận chuyển nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển và tăng tốc độ giao hàng. Trong trường hợp hành trình con thoi-vận chuyển từ một nơi giao đến một nơi nhận-có thể sử dụng phương pháp giải bài toán vận tải; trong trường hợp hành trình rải hàng-nhận hàng một nơi và giao cho nhiều nơicó thể sử dụng thuật toán người đưa thư để thiết lập hành trình vận chuyển.

DẠ

Y

M

QU

Y

Đơn vị vận chuyển có ảnh hưởng rất lớn đến các tiêu chuẩn dịch vụ và chi phí. Do đó phải lựa chọn một cách cẩn thận. Cần phải đánh giá theo nhiều tiêu chuẩn để lựa chọn. Quá trình lựa chọn đơn vị vận chuyển tiến hành theo các bước sau đây: - Bước một: Xác định các tiêu chuẩn đánh giá. Trên quan điểm tiếp thị, phải phân tích các tiêu chuẩn đánh giá người vận chuyển định hướng người nhận chứ không phải định hướng người giao, tức là định hướng khách hàng. Các tiêu chuẩn này bao gồm dịch vụ và chi phí. Có thể cân nhắc các tiêu chuẩn sau: chi phí, thời gian vận chuyển, độ tin cậy thời gian vận chuyển, khả năng vận chuyển các loại hàng, tính linh hoạt, và độ an toàn của hàng hoá trong quá trình vận chuyển. - Bước hai: Xác định độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn. Độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn được xác định theo hệ số phù 139


IA L

hợp với quan điểm của người giao hàng. Có thể xếp loại độ quan trọng theo thứ tự: hệ số 1 là quan trọng nhất, hệ số 3 là kém nhất.

OF F

IC

- Bước ba: Đánh giá kết quả thực hiện mỗi tiêu chuẩn của từng người vận chuyển Kết quả thực hiện tiêu chuẩn của từng người vận chuyển được đánh giá bằng cách cho điểm với thang điểm từ 1-tốt đến 3-kém; điểm đánh giá này phải bao gồm cả yếu tố số lượng và chất lượng.

NH ƠN

- Bước bốn: Xác định tổng số điểm đánh giá. Tổng số điểm đánh giá được xác định bằng cách nhân điểm thực hiện tiêu chuẩn với hệ số quan trọng để được điểm đánh giá từng tiêu chuẩn, sau đó, cộng điểm đánh giá các tiêu chuẩn được tổng số điểm đánh giá. Người vận chuyển nào có tổng số điểm đánh giá thấp nhất thì được đánh giá cao nhất.

M

QU

Y

Trong môi trường logistics ngày nay, việc đánh giá và lựa chọn người vận chuyển khó khăn hơn do những người vận chuyển đều tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ vận chuyển. Vì vậy, ngoài việc đánh giá các tiêu chuẩn chi phí và dịch vụ, cần cân nhắc thêm các yếu tố bổ sung.

3.3.4. Quá trình nghiệp vụ vận chuyển.

DẠ

Y

Quá trình nghiệp vụ vận chuyển là hệ thống các mặt công tác nhằm di chuyển hàng hoá từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng, đảm bảo thoả mãn những yêu cầu của quá trình mua, bán với chi phí thấp nhất. Quá trình nghiệp vụ vận chuyển nằm trong 2 quá trình logistics cơ bản của doanh 140


NH ƠN

OF F

IC

IA L

nghiệp thương mại: quá trình nghiệp vụ mua và quá trình nghiệp vụ bán. Như vậy, hoàn thiện quá trình nghiệp vụ vận chuyển có vai trò rất lớn trong việc thực hiện những mục tiêu của vận chuyển hàng hoá, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, giảm chi phí logistics, đảm bảo lợi thế cạnh tranh và khả năng lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào các mối quan hệ mua bán, vận chuyển mà thành phần tham gia có thể khác nhau, nhưng về cơ bản là: người giao (nguồn hàng), doanh nghiệp thương mại, khách hàng, người vận chuyển. Quá trình nghiệp vụ vận chuyển bao gồm 4 giai đoạn cơ bản: chuẩn bị gửi hàng; gửi hàng; bảo vệ và bốc dỡ hàng hoá trên đường vận chuyển; và giao hàng. 1/ Chuẩn bị gửi hàng

DẠ

Y

M

QU

Y

Bao gồm những mặt công tác đảm bảo sẵn sàng để vận chuyển hàng hoá. Yêu cầu của giai đoạn này là: Lô hàng vận chuyển phải phù hợp với lịch giao hàng và hợp đồng, đảm bảo những điều kiện giao nhận vận chuyển và phải thuận tiện để thực hiện các khâu nghiệp vụ khác. Chuẩn bị gửi hàng có 2 mặt công tác cơ bản là: chuẩn bị về hàng hoá, và chuẩn bị các loại giấy tờ. Chuẩn bị về hàng hoá thực chất là tạo lập lô hàng để giao cho khách hàng. Đây là nội dung cơ bản trong công đoạn nghiệp vụ phát hàng ở kho; Chuẩn bị về giấy tờ nhằm tạo nên những điều kiện kinh tế - pháp lý trong vận chuyển và giao nhận hàng hoá, đảm bảo cho hàng hoá vận chuyển được thông suốt, giao nhậnnhanh, và do đó tăng tốc độ quá trình nghiệp vụ vận chuyển hàng hoá. 141


IA L

2/ Gửi hàng

OF F

IC

Bao gồm những mặt công tác chuyển giao hàng hoá lên phương tiện vận tải. Yêu cầu của giai đoạn này là: Xác định trách nhiệm vật chất về hàng hoá vận chuyển giữa các bên có liên quan- người giao, nhận và vận chuyển hàng hoá, tận dụng trọng tải và dung tích của phương tiện vận tải, đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển.

QU

Y

NH ƠN

Tuỳ thuộc loại dịch vụ vận chuyển sử dụng mà nội dung gửi hàng phức tạp hoặc đơn giản. Gửi hàng tại kho bằng phương tiện vận tải ôtô là đơn giản nhất; phức tạp nhất vẫn là gửi hàng bằng phương tiện vận tải đường dài như :đường sắt, đường thuỷ,đường không.Nội dung gửi hàng bằng đường sắt bao gồm: viết giấy gửi hàngxác định địa điểm gửi hàngchuyển hàng ra địa điểm bốc xếp- kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hoá - kiểm tra phương tiện vận tải - chất xếp hàng lên phương tiện vận tải - làm thủ tục chứng từ giao nhận. 3/ Bảo vệ và bốc dỡ hàng hoá trên đường vận chuyển.

DẠ

Y

M

Bao gồm những mặt công tác gắn liền với việc di chuyển hàng hoá từ nơi giao đến nơi nhận hàng. Yêu cầu: đảm bảo di chuyển hàng hoá nhanh, liên tục, giảm đến mức thấp nhất hao hụt hàng hoá trong quá trình di chuyển và bốc dỡ chuyển tải. Trách nhiệm bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển có thể thuộc về bên sở hữu hàng hoá - nguồn hàng, doanh nghiệp thương mại, khách hàng hoặc người vận chuyển tuỳ thuộc vào đặc điểm hàng hoá, địa điểm giao hàng, khả năng 142


QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

thực hiện các dịch vụ của người vận chuyển. Trong vận chuyển hiện đại, người vận chuyển đảm nhiệm cả dịch vụ bảo vệ hàng hoá, và do đó nâng cao trách nhiệm của bên vận chuyển đồng thời giải phóng các bên sở hữu hàng hoá khỏi công tác này. Trong quá trình vận chuyển, phải thường xuyên kiểm tra hàng hoá, duy trì và tạo nên những điều kiện bảo vệ và bảo quản hàng hoá, xử lý kịp thời và hợp lý những trường hợp hàng hoá bị suy giảm chất lượng. Trong quá trình vận chuyển, có thể phải thay đổi phương tiện vận tải do chuyển đổi loại hình phương tiện (đường sắt-ôtô, đường thuỷôtô, .), hoặc do hư hỏng cầu đường hay phương tiện vận tải. ,và do đó phải tiến hành bốc dỡ hàng hoá. Trách nhiệm bốc dỡ trong quá trình vận chuyển thường là do người vận chuyển đảm nhiệm bằng cách sử dụng các loại hình tổ chức lực lượng bốc dỡ khác nhau. Cần phải quản lý tốt hàng hoá trong quá trình bốc dỡ chuyển tải. 4/ Giao hàng.

DẠ

Y

M

Bao gồm những mặt công tác nhằm chuyển giao hàng hoá từ phương tiện vận tải cho bên nhận hàng. Đây là giai đoạn kết thúc và thể hiện kết quả của cả quá trình nghiệp vụ vận chuyển. Yêu cầu của giai đoạn này là: Xác định trách nhiệm vật chất giữa các bên giao, nhận và vận chuyển hàng hoá; giải phóng nhanh phương tiện vận tải, đảm bảo giữ gìn an toàn cho hàng hoá. Tuỳ thuộc vào việc giao hàng từ loại phương tiện vận tải nào mà nội dung giao hàng đơn giản hay phức tạp. Đối với bên nhận hàng thì đây là nghiệp vụ tiếp 143


IA L

nhận hàng hoá và do đó có nội dung như nghiệp vụ tiếp nhận hàng hoá ở kho.

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

Vận chuyển là hoạt động diễn ra sau khi khách hàng đã đặt hàng tại doanh nghiệp và đã được chấp nhận đơn hàng thông qua quá trình xử lý đơn hàng. Xét trên toàn bộ nền kinh tế, vận chuyển hàng hoá được diễn ra là do sự cách biệt về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, và do đó yêu cầu vận chuyền tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mà chủ yếu là quá trình tập trung hoá và chuyên môn hoá của sản xuất và tiêu dùng. Còn xét về chức năng quản trị logistics của doanh nghiệp thì vận chuyển hàng hoá một mặt nhằm bổ sung dự trữ cho mạng lưới logistics của doanh nghiệp, mặt khác, nhằm cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng, và do đó, vận chuyển hàng hoá phải thực hiện cả 2 nhiệm vụ logistics doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics khách hàng và giảm chi phí.

DẠ

Y

M

Trong hệ thống logistics của doanh nghiệp thương mại, vận chuyển có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là một trong những yếu tố logistics cơ bản của doanh nghiệp. Một hệ thống vận chuyển hợp lý sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp do nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm chi phí logistics. Trong hoạt động logistics đầu ra, vận chuyển chủ yếu là quá trình phân phối hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng. Một trong những tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng cơ bản là tốc độ, độ ổn định và tính linh hoạt trong cung ứng hàng hoá cho khách hàng. Thời gian và độ ổn định 144


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

cung ứng hàng hoá cho khách hàng chủ yếu do vận chuyển đáp ứng. Chính vì vậy, tốc độ và độ ổn định là những mục tiêu chủ yếu của vận chuyển hàng hoá. Quản trị vận chuyển đáp ứng tốt các mục tiêu dịch vụ sẽ thoả mãn tốt hơn nhu cầu mua hàng của khách hàng, phát triển doanh thu, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vận chuyển ảnh hưởng lớn đến chi phí của cả hệ thống logistics, bao gồm chi phí vận chuyển, dự trữ (trên đường và trong mạng lưới logistics ).Tập trung vận chuyển và sử dụng các phương tiện vận tải tốc độ cao sẽ có tác dụng giảm tổng chi phí logistics, và do đó giảm giá hàng hoá bán ra, phát triển nhu cầu khách hàng (co giãn của cầu theo giá) đem lại lợi thế cạnh tranh cao cho doanh nghiệp. Vận chuyển hàng hoá là sự di động hàng hoá trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm đảm bảo dự trữ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên các khu vực thị trường mục tiêu.

145


146

DẠ

Y

M Y

QU NH ƠN

IC

OF F

IA L


Chương 4:

IA L

LOGISTICS ĐẦU VÀO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

OF F

IC

4.1. KHÁI QUÁT VỀ LOGISTICS ĐẦU VÀO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 4.1.1. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của logistics đầu vào trong thương mại điện tử

- Khái niệm logistics đầu vào trong thương mại điện tử

DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

Khái niệm logistics đầu vào (inbound logistics) Khi tiếp cận logistics theo quá trình thực hiện thì có thể chia thành 3 cấu phần logistics đầu vào (inbound logistics), logistics đầu ra (outbound logistics) và logistics ngược (reverse logistics). Như vậy, logistics đầu vào là cấu phần đầu tiên kết nối các nhà cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất hoặc kinh doanh thương mại của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm, hàng hóa làm đầu vào của logistics đầu ra.. Về định nghĩa, logistics đầu vào được một số tác giả đưa ra, cụ thể: Mentzer (2001), logistics đầu vào là một bộ phận quan trọng của logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong việc hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp. Điều này có được là do tác động của logistics đầu vào là bước đầu tiên tác động đến giao nhận hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. Shyam (2012) cho rằng logistics đầu vào là một quá trình liên quan đến việc di chuyển nguyên vật liệu hoặc hàng tồn kho thành phẩm từ nhà cung cấp đến tổ chức mua hàng. Nó hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng 147


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

ngày thông qua việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng và sản phẩm cần thiết. Các hoạt động chính của logistics đầu vào liên quan đến việc thu mua và vận chuyển các lô hàng đầu vào của sản xuất, quản lý hàng tồn kho và quản lý kho hàng. Những hoạt động nhắm đến mục tiêu tiết kiệm chi phí logistics và chuỗi cung ứng, tối ưu hóa hàng tồn kho và dịch vụ khách hàng (Baker và Rushton, 2008)21. Vilas (2017) đưa ra định nghĩa logistics đầu vào là hoạt động tiếp nhận, theo dõi, lưu trữ và quản lý nguyên liệu thô, nguyên liệu sơ chế được sử dụng trong quá trình sản xuất thành sản phẩm cuối cùng. Các hoạt động chính của logistics đầu vào là thu mua, điều chỉnh dòng nguyên vật liệu, công cụ và hàng hóa cuối cùng, từ nhà cung cấp đến đơn vị sản xuất, nhà kho hoặc cửa hàng bán lẻ22. Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa logistics đầu vào là quản lý các hoạt động thu mua và cung ứng một cách tối ưu các đầu vào từ các nhà cung ứng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: thu mua nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, công cụ, quản lý hàng tồn kho tối ưu và quản lý kho hàng liên quan đến đâu vào của doanh nghiệp. 23 Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu dựa trên kết nối internet, công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông, đặc biệt là mô hình kinh doanh Jadwiga Żurek, 2015, Vilas, 2017, 23 Jadwiga Żurek, 2015, 21 22

148


M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

thương mại điện tử B2B và C2B đã tác động ngày càng tích cực đến các hoạt động của logistics đầu vào. Porter (2001) đã chỉ ra các hoạt động chính của logistics đầu vào trong thương mại điện tử gắn với công việc: Lập kế hoạch tích hợp thời gian thực, vận chuyển, quản lý kho, lập kế hoạch và quản lý nhu cầu, lập kế hoạch ưu tiên và lập lịch trình trên toàn công ty và các nhà cung cấp liên quan; Phổ biến trong toàn công ty về đầu vào theo thời gian thực và dữ liệu hàng tồn kho đang thực hiện. Có thể đưa ra định nghĩa Logistics đầu vào trong thương mại điện tử là quản lý hoạt động thu mua, cung ứng trực tuyến một cách tối ưu (cả về vị trí, thời gian, chất lượng, và chi phí) các đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: thu mua nguyên liệu trực tuyến; Đấu thầu trực tuyến để mua nguyên liệu; Kết nối ERP (Enterprise resource plan) giữa các công ty và các nhà cung cấp; Chia sẻ thông tin nguyên liệu sản xuất cho nhà cung cấp thông qua mô hình B2B, C2B, quản lý tối ưu hàng tồn kho và quản lý kho hàng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, internets và công nghệ viễn thông. - Đặc điểm logistics đầu vào trong thương mại điện tử

DẠ

Y

Một là, mang đầy đủ đặc điểm của logistics đầu vào, bao gồm: đối tượng nhắm đến nguyên nhiên, vật liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ cho đầu vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; gắn với giao dịch thương mại, dịch vụ giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào; thu mua là hoạt động chính yếu của logistics đầu vào. 149


NH ƠN

OF F

IC

IA L

Hai là, logistics đầu vào ứng dụng internet, công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông vào thực hiện các hoạt động chính, như: mua hàng trực tuyến, đấu thầu trực tuyến, đấu giá trực tuyến, ứng dụng phần mềm công nghệ vào quản lý tối ưu tồn kho hàng hóa, nguyên liệu (ứng dụng chính công nghệ thời gian thực (just in time) trong quản lý kho hàng), các phần mềm quản lý tự động kho hàng, hệ thống tự động di chuyển, chia tách hàng hóa, nguyên liệu, bán thành phẩm trong kho hàng, … - Mục tiêu logistics đầu vào trong thương mại điện tử.

Y

Đảm bảo nguồn cung đầu vào cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đúng hàng hóa, đúng chất lượng, đúng thời gian và tối thiểu hóa chi phí trên cơ sở ứng dụng internet, công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông trong.

M

QU

- Vai trò logistics đầu vào trong thương mại điện tử. Một là, tối thiểu hóa chi phí đầu vào trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong quản lý thu mua, quản lý hàng tồn kho (thực hiện công nghệ just in time) và quản lý kho hàng.

DẠ

Y

Hai là, tăng tính bền vững và ổn định của nguồn cung ứng đầu vào trên cơ sở mở rộng nguồn cung đầu vào trên phạm vi toàn cầu và tham gia thu mua đầu vào trên các sàn giao dịch trực tuyến có sự kiểm soát chặt chẽ đối với các nhà cung ứng và khách hàng. Ba là, tăng cường sự hiểu biết giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng, sự hài lòng của khách hàng và trên cơ sở: 150


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

+ Đối với nhà cung ứng đầu vào: tăng cường sự kết nối trực tuyến và tự động trong xử lý các sự cố và các biến động phát sinh (có thể kết nối 365/7/24); có khả năng truy xuất lịch sử giao dịch của các nhà cung ứng và doanh nghiệp được lưu lại và được đánh giá bởi nhiều khách hàng trước đó. + Giảm chi phí thực hiện thu mua đầu vào, chi phí lưu kho và đảm bảo chất lượng hàng hóa, nâng cao khả năng theo dõi trạng thái thời gian thực và truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Đây là cơ sở hạ giá thành sản phẩm, nâng chất lượng hàng hóa đầu ra và giao hàng đúng thời gian cho khách hàng. Bốn là, tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các nhà cung ứng trên cơ sở lưu lại dữ liệu các giao dịch trực tuyến và sự kiểm soát của các sàn giao dịch trực tuyến (qua các phần mềm chuyên dụng và e Marketplace, HUBs). 24 4.1.2. Mô hình Logistics đầu vào trong thương mại điện tử Logistics đầu vào đáp ứng nhu cầu đầu vào tối ưu cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Kết nối ổn định và bền vững giữa các nhà cung cấp đầu vào của quá trình sản xuất và kinh doanh với doanh nghiệp trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông và internet. Logistics đầu vào trong thương mại điện tử thực hiện các hoạt động chính của logistics thương mại điện tử, bao gồm thu mua điện tử (electronic procurement), Quản trị hàng tồn kho (inventory management) và quản trị kho hàng (warehouse and 24

Jadwiga Żurek, 2015,

151


Doanh nghiệp

- Internet

Quản trị thu mua

- Công nghệ thông tin

Quản trị kho hàng

Kinh doanh

Y

Quản trị hàng tồn kho

Sản xuất

QU

- Công nghệ truyền thông

Khách hàng

Logistics đầu ra

NH ƠN

Logistics đầu vào

OF F

Nhà cung cấp

IC

IA L

stoge management) nhằm đáp ứng đầu vào tối ưu, bền vững cho hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh của doanh nghiệp.

Sơ đồ 4.1: Mô hình Logistics đầu vào trong thương mại điện tử25

DẠ

Y

M

4.2. QUẢN TRỊ THU MUA TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (E PROCUREMENT) 4.2.1. Khái niệm và vai trò quản trị thu mua trong thương mại điện tử - Khái niệm thu mua trong thương mại điện tử:

25

Michael E. Porter, 2001, Strategy and the internet.

152


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Thu mua của công ty trong thương mại điện tử hay gọi là thu mua điện tử (electronic procurement: PE) đang phát triển mạnh mẽ thay thế cho thu mua truyền thống dựa trên phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử và ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài liệu về chủ đề PE bắt đầu xuất hiện vào những năm 1990. Van Weele (1994) định nghĩa thu mua điện tử là việc sử dụng công nghệ Internet trong quá trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Boer, Harink và Heijboer (2002) cho rằng EP là sử dụng Internet trong quá trình mua hàng. Tương tự, Presutti (2003) định nghĩa EP là một giải pháp công nghệ tạo thuận lợi cho việc mua hàng của công ty bằng việc sử dụng Internet. Trong khi Knudsen (2003) nhấn mạnh khả năng của thương mại điện tử để tăng cường quá trình thu mua, giảm chi phí đầu vào của công ty. Như vậy, Thu mua điện tử được hiểu theo cách chung nhất là việc ứng dụng phần mềm tin học và internet, cho phép người mua quản lý điện tử tức thời đối với mua hàng hóa trực tiếp (nguyên liệu thô) và hàng hóa gián tiếp (thành phẩm) từ các nhà cung cấp đã được chọn. Tiếp cận theo các nghiệp vụ trong thu mua điện tử thì thu mua điện tử còn được hiểu là sự tích hợp và quản lý điện tử đối với tất cả các hoạt động của thu mua, bao gồm: yêu cầu mua hàng, ủy quyền, đặt hàng, giao hàng và thanh toán giữa người mua và nhà cung cấp (Chaffey Davel, 2002). Rayport và Jaworski (2002) nhấn mạnh thu mua điện tử là một ứng dụng thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (mô hình B2B) với các chức năng dựa trên web, 153


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

cho phép nhân viên của một tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ và cho phép các nhà cung cấp quản lý thông tin việc thực hiện các đơn đặt hàng. Nó bao gồm quản lý danh mục, đơn đặt hàng26, kiểm soát và phê duyệt, tiếp nhận và quá trình loại trừ, quá trình thanh toán và tài chính. Thomson và Singh (2001) cho rằng quy trình thu mua điện tử bao gồm: tìm nguồn cung ứng của người mua và người bán, một danh mục điện tử các sản phẩm, đấu thầu trực tuyến, đặt hàng, thanh toán, thông báo gửi hàng hóa (thực hiện đơn hàng), logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Như vậy, thu mua điện tử (E- procurement) là tạo nguồn cung cấp đầu vào thông qua mua và bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với khách hàng hoặc doanh nghiệp với chính phủ về hàng hóa và các dịch vụ thông qua internet cũng như thông tin và hệ thống mạng khác. Thu mua điện tử có thể được thực hiện trên nền tảng internet và một cách tự động trong quản lý và kiểm soát thu mua dựa trên trang Web, là môi trường cho phép tự động trong việc lựa chọn sản phẩm, đấu thầu, đơn hàng, giao hàng và quản lý nhà cung cấp, trong đó PE sử dụng công nghệ phức tạp nhằm đảm bảo tính bảo mật, an toàn và tính tương thích trong hệ thống giao dịch thương mại điện tử cũng như việc lựa chọn người mua và nhà cung ứng. - Lợi ích đem lại của thu mua trong thương mại điện tử 26

Jeffrey F. Rayport, Bernard J. Jaworski, 2003, Introduction to Ecommerce, McGraw-Hill

154


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

+ Thực hiện thu mua điện tử (E-procurement) giúp công ty giảm chi phí đáng kể đối với các sản phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ mua sắm bên ngoài thông qua việc mở rộng nguồn cung cấp hàng hóa, giá cả được thương lượng tốt hơn do có thể đi thẳng đến vấn đề then chốt “bottom line” trong thu mua và giảm việc mua bán không qua hợp đồng. Bên cạnh đó, việc xử lý các hóa đơn bằng điện tử có thể tiết kiệm được nhiều chi phí về văn phòng phẩm, luân chuyển, giám định và những chi phí khác cho công ty mua và bán. + Giảm vòng đời (thời gian) thu mua hàng hóa thông qua thực hiện trực tuyến và có thể tự động các nghiệp vụ trong quy trình thu mua hàng hóa như: Rút ngắn quy trình thu mua cho việc mua sắm thông qua thực hiện hợp đồng trực tuyến, rút ngắn vòng đời mời thầu đến giao thầu cho quy trình đấu thầu cạnh tranh. + Giảm công việc và chi phí hành chính trong thu mua hàng hóa dịch vụ như: giảm chi phí, lao động trong quản lý hành chính đối với các nhà cung cấp, giảm nhân công trong quản lý hành chính về đấu thầu; giảm công sức quản lý hành chính trong việc tạo và cung cấp các điều khoản hợp đồng. + Gia tăng sự kiểm soát giao dịch mua bán nhưng cũng tạo sự tự do của công ty nhưng tăng tính tuân thủ hợp đồng mua hàng. Cụ thể, PE giúp tăng kiểm soát việc thu mua đầu vào thông qua hợp đồng trực tuyến, trao cho bên thu mua tham khảo các danh mục về hàng hóa/ dịch vụ và cũng dùng công nghệ thông tin để đơn giản hóa quy trình thu mua, quản lý được dữ liệu của nhà cung cấp. 155


NH ƠN

OF F

IC

IA L

+ Báo cáo, thông tin có tổ chức cao hơn: Cải tiến việc thu thập và báo cáo, truy xuất dữ liệu cho tất cả các khâu của quy trình thu mua điện tử của doanh nghiệp. + Tích hợp chặt chẽ hơn của chức năng thu mua với các hệ thống back-office quan trọng của công ty. + Thiết lập quy trình mua sắm kiểm soát nhưng không hạn chế, phân công lại các chuyên gia mua sắm từ hành chính sang chiến lược. + Sự thương thảo được nâng cao, đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng và nâng cao sự thương luợng. + Cải tiến việc thu thập và báo cáo dữ liệu cho tất cả các quy trình mua sắm góp phần mô hình kinh doanh hữu hiệu hơn. + Tìm kiếm được các nhà cung cấp đầu vào tốt hơn do biết rõ thông tin, dữ liệu, uy tín của họ trong kinh doanh.

QU

Y

Một số lợi ích, khách hàng nhận ra thông qua tích hợp điện tử là gì? + Chi phí mua thấp hơn do đi thẳng vào vấn đề then chốt ‘bottom line’ trong mua hàng

M

+ Chi phí trung bình cho quá trình mua mua hàng điện tử giảm từ 50 - 90% so với quy trình mua sắm dựa trên giấy tờ (truyền thống)

Y

+ Mua sắm điện tử có thể nhận được nhiều ưu đãi tốt nhất (chính sách ưu đãi của nhà cung cấp

DẠ

+ Chi phí quản lý trung bình cho thu mua giảm từ 2 -

5%

+ Rút ngắn thời gian yêu cầu mua hàng và thời gian

156


IA L

xử lý đơn hàng đáp ứng đơn hàng của khách hàng. + Thời gian chu kỳ thu mua trung bình giảm 74%, từ 9,7 ngày/chu kỳ xuống 2,5 ngày/chu kỳ.

OF F

IC

Thu thập và chia sẻ thông tin: Cải thiện việc thu thập dữ liệu và báo cáo có thể thông qua việc chia sẻ thông tin giữa người mua và nhà cung cấp, hệ thống kế toán và hệ thống ERP.

NH ƠN

Vị trí chuyên gia chiến lược: Các chuyên gia thu mua có thể tập trung vào các sáng kiến "giá trị gia tăng" như: tìm nguồn cung ứng và đàm phán hợp đồng, với các nhiệm vụ đặt hàng. Hoàn trả hàng nhanh chóng trong đầu tư: giảm nhân sự và tiết kiệm được thực hiện trên cơ sở quản lý hợp đồng tập trung. Nguồn: 27

Y

Tình huống nghiên cứu của (Poirer & Bauer, 2001)

QU

Các tổ chức chia tiết kiệm ban đầu thành ba khu vực:

M

• Thông tin mua hàng tốt hơn để cải thiện đàm phán hợp đồng và quản lý đem lại kết quả giảm 7% đến 27% chi phí.

• Xử lý thông tin được cải thiện dẫn đến giảm chi phí cho các giao dịch, từ mức cao là $ 100 mỗi giao dịch xuống dưới $ 4 mỗi giao dịch.

DẠ

Y

• Thời gian chu kỳ để hoàn thành giao dịch được giảm từ

27

Charles C. Poirier, Michael J. Bauer, 2001, e supply chain, BerrettKoehler

157


IA L

30% đến 50%, từ khi đặt hàng đến khi giao hàng. Giá trị gia tăng của thu mua điện tử như sau (Van Weele, 1998):

IC

• Phát triển hiệu quả quá trình thu mua giữa người mua và nhà cung cấp

OF F

• Xác minh thông tin đơn đặt hàng của nhà cung cấp

• Phát triển và thực hiện các phương pháp khác nhau dựa trên công nghệ, máy tính để thực hiện đơn hàng và kiểm soát xử lý đơn hàng.

NH ƠN

• Phát triển cơ sở dữ liệu được hệ thống máy tính hỗ trợ về các hạng mục quan trọng của quy trình thu mua và nhà cung cấp.

Y

• Xây dựng quy trình xác định rõ để xử lý đơn hàng • Giải quyết vấn đề thành công, khi cần thiết

DẠ

Y

M

QU

Additional reporting by Jennifer Baljko Shah28 - Khái niệm quản trị thu mua điện tử: - Quản trị thu mua (PM) được hiểu là những hoạt động nhằm giúp một tổ chức tiết kiệm phần lớn số tiền được chi khi mua hàng hóa và dịch vụ từ bên ngoài. - Quản trị thu mua điện tử (PM) là khoa học và nghệ thuật làm cho hoạt động nghiệp vụ thu mua điện tử đạt hiệu suất, hiệu quả cao hơn và thể hiện một số lợi ích khác như sau:

28

Economic and social commission for asia and the pacific asian development bank institute, 2006, E-procurement, United Nations.

158


M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

+ Cách tiếp cận theo quy trình thì quản lý thu mua là một biện pháp chiến lược để tối ưu hóa chi tiêu của tổ chức. PM hiện thực hóa theo kế hoạch chặt chẽ, lôgic các hoạt động tìm nguồn cung ứng, đề xuất nhu cầu, đặt hàng, kiểm tra và điều phối. Điều này có nghĩa là thu mua hàng hóa và dịch vụ cho công ty từ các nhà cung cấp ưu tiên, trong phạm vi ngân sách được xác định, vào đúng hoặc trước thời hạn đã định. 29 + Cách tiếp cận theo quy trình và dự án cho rằng quản lý thu mua điện tử là quá trình đảm bảo rằng mọi thứ được yêu cầu từ bên ngoài tổ chức mà cần thiết để dự án có thể được tiến hành thành công.30 Quản lý tốt tất cả các hoạt động thu mua điện tử không chỉ giữ cho hoạt động kinh doanh được thực hiện trơn tru mà còn tiết kiệm tiền, thời gian và các nguồn lực. Quản lý thu mua điện tử đảm bảo rằng tất cả các hàng hóa và dịch vụ được mua thích hợp để các dự án và quy trình có thể tiến hành hiệu quả và thành công. Nói tóm lại, quản lý thu mua điện tử thích hợp là bắt buộc để tránh sự chậm trễ và sai sót tốn kém.31 Theo tiếp cận quy trình quản trị thì Quản trị thu mua điện tử được hiểu là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát mọi hoạt động thu mua điện tử của doanh nghiệp nhằm phục vụ thực hiện mục tiêu sản xuất, kinh doanh32. Tóm lại, quản trị thu mua là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của quá 29

DẠ

Y

Perchase control, 2019, Free management ebooks, 2019, Procurement Management – What Does Procurement Mean? 31 Helen Carey, 2019, What Is Procurement Management? 32 Bravo, 2017, 30

159


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

trình thu mua của doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa các khoản ngân sách được duyệt, đảm bảo nguồn hàng hóa và dịch vụ thu mua từ các nhà cung cấp đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh cầu doanh nghiệp. Quản trị thu mua điện tử là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của quá trình thu mua của doanh nghiệp dựa trên nền tảng internet và ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông nhằm tối ưu hóa các khoản ngân sách được duyệt, đảm bảo nguồn hàng hóa và dịch vụ thu mua từ các nhà cung cấp đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh cầu doanh nghiệp. 4.2.2. Mục tiêu, hình thức và nguyên tắc quản trị thu mua trong thương mại điện tử  Mục tiêu của quản trị thu mua điện tử: - Mục tiêu hợp lý hóa dự trữ: Mua hàng thực hiện những quyết định của dự trữ, và do đó, quản trị mua hàng điện tử phải đảm bảo bổ sung dự trữ tối ưu vật tư, nguyên liệu, hàng hóa về số lượng, chất lượng và thời gian. - Mục tiêu chi phí: Trong những trường hợp nhất định, đây cũng là mục tiêu cơ bản nhất của quản trị mua hàng điện tử nhằm giảm chi phí đầu vào và giá thành sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tạo điều kiện để giảm giá bán, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Mục tiêu phát triển các mối quan hệ: Để kinh doanh, doanh nghiệp phải thiết lập nhiều mối quan hệ (marketing các mối quan hệ - relation marketing). Trong những mối quan hệ đó thì quan hệ khách hàng và quan hệ với nguồn cung ứng được coi là then chốt. Quản trị mua hàng điện tử sẽ tạo mối quan hệ bền vững với nguồn cung ứng hiện tại, tương tác với nhà cung ứng và các bộ phận tức thì, phát hiện và tạo mối quan hệ với nguồn 160


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

cung ứng tiềm năng thông qua cập nhật thường xuyên thông tin nhà cung ứng và kết nối dễ dàng với các nhà cung ứng mới qua đánh giá của khách hàng trước đó…và đó đảm bảo nghiệp vụ mua hàng ổn định, giảm chi phí.  Hình thức quản trị thu mua điện tử Có nhiều hình thức quản trị thu mua điện tử được áp dụng, tuy nhiên theo Boer, Harink, Heijboer, (2002), một số hình thức quản trị thu mua điện tử căn bản bao gồm: Tìm nguồn hàng điện tử, Đặt hàng điện tử, ERP dựa trên web, đấu thầu điện tử, đấu giá ngược điện tử, thông tin điện tử. Trong đó: - Tìm nguồn hàng điện tử (E-sourcing): Tìm nguồn hàng điện tử cho phép xác định các nhà cung cấp mới cho một danh mục hàng hóa cụ thể đối với yêu cầu mua hàng bằng cách sử dụng các công nghệ internet. Lợi ích quan trọng nhất của tìm nguồn hàng điện tử là đưa ra quyết định linh hoạt và mua hàng với giá thấp hơn so với thu mua truyền thống. - Đặt hàng điện tử (E-ordering): Đặt hàng điện tử tập trung vào quá trình tạo và phê duyệt các yêu cầu mua hàng, nơi đặt mua hàng và nhận hàng hóa và dịch vụ được đặt hàng bằng việc sử dụng hệ thống phần mềm dựa trên công nghệ internet. Một danh mục mua điện tử được sử dụng bởi tất cả các nhân viên từ tổ chức để đặt mua hàng hóa cần thiết. - Kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp dựa trên web (Webbased ERP (Enterprise resource plan): ERP dựa trên web tương tự như đặt hàng điện tử, sự khác biệt duy nhất là trong trường hợp ERP dựa trên web, hàng hóa và dịch vụ được đặt hàng có liên quan đến sản phẩm sản xuất. - Đấu thầu điện tử (E-tendering): Đấu thầu điện tử là quá trình gửi RFI (yêu cầu thông tin) và RFP (yêu cầu đề xuất) tới 161


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

các nhà cung cấp và nhận phản hồi của họ bằng việc sử dụng các công nghệ internet. Thường đấu thầu điện tử được hỗ trợ bởi một hệ thống đấu thầu điện tử có thể phân tích các phản hồi từ các nhà cung cấp. - Đấu giá ngược điện tử (ERA: E-reverse auction): Đấu giá ngược điện tử cho phép tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ cần thiết từ nhà cung cấp với giá thấp nhất hoặc kết hợp giữa giá thấp nhất và các điều kiện khác trên cơ sở sử dụng các công nghệ internet. - Thông tin điện tử (E-information): Thông tin điện tử không liên quan đến các giao dịch nhưng nó xử lý việc thu thập và phổ biến thông tin mua hàng từ cả bên trong và bên ngoài tổ chức.  Nguyên tắc trong quản trị thu mua điện tử Một số nguyên tắc trong quản trị thu mua điện tử được đề cập đến bao gồm: Một là, Tính minh bạch: Hệ thống quản trị thu mua điện tử hạn chế sự tương tác trực tiếp giữa các nhân viên tổ chức và nhà cung cấp tiềm năng. Hai là, Tính liêm chính: Các công cụ thu mua điện tử được sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận đấu thầu công khai và cải thiện tính minh bạch của các quy trình thu mua cũng như trách nhiệm của nhân viên tổ chức trong thu mua, góp phần giảm thiểu rủi ro tham nhũng, thông đồng trục lợi vốn có cho các quy trình thu mua truyền thống. Ba là tính tiếp cận: Hệ thống thu mua điện tử đảm bảo quyền tiếp cận vào đấu thầu công khai và tăng sự cạnh tranh. Bốn là tính cân bằng: Hiệu quả của thu mua trong việc đạt được các mục tiêu chính sách thứ cấp có thể được đo lường bằng cách sử dụng các hệ thống thu mua điện tử. 162


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Năm là, Sự tham gia: Việc sử dụng các hệ thống thu mua điện tử có thể góp phần truyền thông hiệu quả với các nhà cung cấp, hiệp hội doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Sáu là, tính Hiệu quả: Các công cụ thu mua điện tử đơn giản hóa các quy trình đối với quản lý hợp đồng và thúc đẩy tiết kiệm chi phí. Bẩy là, năng lực: Nguồn nhân lực tham gia thu mua và các nhà thầu/nhà cung cấp tiềm năng cần có năng lực trong sử dụng các hệ thống và công cụ thu mua điện tử. Tám là, đánh giá: Hệ thống thu mua điện tử góp phần đánh giá kết quả của quá trình thu mua bằng cách thu thập thông tin phù hợp, cập nhật và đáng tin cậy và sử dụng dữ liệu về giao dịch thu mua trước đó. Chín là, Quản lý rủi ro: Hệ thống thu mua điện tử có thể góp phần phát triển hệ thống quản lý rủi ro, chẳng hạn như phân luồng các trường hợp xanh, vàng đỏ theo mức rủi ro. Mười là Trách nhiệm giải trình: Hệ thống thu mua điện tử có thể được sử dụng để theo dõi hiệu suất của hoạt động thu mua. Mười một, Tích hợp: Hệ thống thu mua điện tử góp phần tích hợp thông tin thu mua của tổ chức và thông tin tài chính của tổ chức Mười hai,Tính bảo mật: Quản trị thu mua điện tử đề cao tín bảo mật thông tin và các giao dịch, hợp đồng liên quan vì các giao dịch thương mại chủ yếu thực hiện qua hệ thông mạng internet, hệ thống máy chủ, phần mềm, tài khoản. Tuy nhiên, nguy cơ đánh cắp thông tin, tài khoản và an ninh mạng luôn hiện hữu và gây tổn hại cho các bên trong giao dịch. 163


IA L

4.2.3 Nội dung quản trị thu mua trong thương mại điện tử

OF F

IC

Quản trị thu mua trong thương mại điện tử được thực hiện theo nội dung nghiệp vụ thu mua đầu vào dự trên ứng dụng nền tảng internet và công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông vào các nghiệp vụ trong quy trình thu mua hàng nhằm đảm bảo mục tiêu hiệu quả, hiệu suất của hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng.33.

QU

Y

NH ƠN

Quy trình thu mua điện tử đã được Podlogar (2007) xây dựng gồm các công việc theo quy trình sau:

Nguồn: Quá trình thu mua điện tử (Podlogar 2007)

DẠ

Y

M

So với thu mua truyền thống, thì thu mua điện tử có một số hoạt động khác và dự trên nền tảng internet và công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông.

33

Ashis K. Pani, 2007, E-Procurement in Emerging Economies: Theory and Cases, Published in the United States of America by Idea Group Publishing

164


M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Quy trình thu mua điện tử là một quy trình khép kín (từ nhu cầu đến phát sinh yêu cầu đặt hàng của nhà cung ứng34, đấu thầu và lựa chọn nhà cung cấp, chuẩn bị hợp đồng, đơn đặt hàng tới nhà cung cấp, vận chuyển và giao hàng và thanh toán cho nhà cung cấp) giữa người mua và một hay nhiều nhà cung cấp, bắt đầu bằng việc yêu cầu đặt hàng và kết thúc bằng việc thanh toán (Podlogar, 2002; Shaw và cộng sự, 2000). Nội dung thu mua điện tử nhắm đến việc liên kết và tích hợp có hiệu quả các quy trình và hệ thống kinh doanh giữa các tổ chức và bắt đầu với việc tự động hóa việc quản lý đơn hàng để tiến hành xác định tự động nhu cầu mua theo thời gian thực dựa trên dữ liệu số lớn và các phần mềm xử lý tự động. Đấu thầu được thực hiện qua mạng internet và các phần mềm chuyên dụng để các nhà cung cấp có thể kết nối trực tiếp và đấu thầu cung cấp đơn hàng (mô hình 1 người mua và nhiều nhà cung ứng) hay bỏ thầu trực tuyến để mua được hàng (mô hình nhiều người mua, một người cung ứng) Quản trị thu mua điện tử có nội dung cụ thể tùy thuộc vào việc Doanh nghiệp tham gia thu mua trong mô hình cụ thể như: Tham gia mô hình kinh doanh B2B, mô hình kinh doanh C2B hay tham gia “Thị trường điện tử” hoặc tham gia vào Sàn Giao dịch thương mại điện tử B2B. Trong đó, sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ( dưới dạng B2B exchange, marketplace, hub) là trang web nơi các công ty có thể mua và bán hàng với nhau thông qua việc ứng dụng một nền tảng công nghệ hiện đại.

DẠ

Y

Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung ứng trong thương mại điện tử. 34

Ashis K. Pani, 2007

165


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

- Tầm quan trọng của nhà cung ứng. Nhà cung ứng là các hãng hoặc cá nhân cung cấp các nguồn lực mà doanh nghiệp cần đến để sản xuất hàng hoá và dịch vụ: tư liệu sản xuất, hàng hóa, sức lao động,… Chọn đúng nhà cung ứng có tầm quan trọng lớn trong hoạt động Logistics và kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại điện tử. Cụ thể: (i) đảm bảo cung cấp bền vững vật tư, nguyên liệu, hàng hóa… với số lượng đầy đủ, chất lượng, ổn định, chính xác,… đáp ứng yêu cầu của sản xuất, của kinh doanh với chi phí thấp; (ii) tạo nên các mối quan hệ chiến lược, thực hiện marketing các mối quan hệ; (iii) tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Theo giáo sư Wibur England thì: “Một nhà cung cấp đáng tin cậy là người luôn trung thực và công bằng trong quan hệ với khách hàng, nhân viên và với chính bản thân mình; Họ có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc thích hợp, có phương pháp công nghệ tốt để có thể cung cấp vật tư hàng hóa đủ số lượng, đúng chất lượng, kịp thời hạn với giá cả hợp lý; Nhà cung cấp tin cậy có tình hình tài chính lành mạnh, chính sách quản trị tiên tiến, linh hoạt, sáng tạo, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất cho hoàn thiện hơn, và cuối cùng, nhà cung cấp hiểu được rằng quyền lợi của anh ta được đáp ứng nhiều nhất khi anh ta phục vụ khách hàng tốt nhất” Trong chuỗi cung ứng găn với thương mại điện tử, nhà cung ứng tốt là tài sản vô giá, một trong những nhân tố chiến lược trong mô hình vi mô: 3C+1S (Customer, Competator, Company, Suplier). 166


NH ƠN

OF F

IC

IA L

Quá trình lựa chọn nhà cung ứng trong thương mại điện tử gắn liền với nền tảng internet và sàn giao dịch thương mại điện tử: Quá trình nghiên cứu và chọn nhà cung ứng có thể theo sơ đồ của hình 4.1trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông tối ưu các công đoạn.

Hình 4.1.Quá trình lựa chọn nhà cung ứng

DẠ

Y

M

QU

Y

(1). Giai đoạn thu thập thông tin Nguồn dữ liệu bao gồm sơ cấp và thứ cấp. Trước hết cần thu thập thông tin thứ cấp: qua đánh giá của người mua trước đó hoặc qua đánh gái của sàn giao dịch thương mại; Các báo cáo về tình hình mua và phân tích nguồn cung ứng trong doanh nghiệp, thông tin trong các ấn phẩm (niên giám, bản tin thương mại, báo, tạp chí,…), thông qua những thông tin xúc tiến trên các trang web của các nhà cung ứng. Bên cạnh đó, cần bổ sung những dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát trực tiếp tại các nhà cung ứng. Tùy thuộc vào những tiêu chuẩn cần để đánh giá các nhà cung ứng mà tiến hành thu thập những dữ liệu cần thiết. (2). Giai đoạn đánh giá, lựa chọn Trước hết, cần phân loại các nhà cung ứng theo các tiêu thức cơ bản, như theo thành phần kinh tế, theo vị trí trong kênh phân phối, theo trình độ công nghệ,…Mỗi loại nhà cung 167


NH ƠN

OF F

IC

IA L

ứng theo các cách phân loại sẽ cho những đặc điểm nhất định để đánh giá, lựa chọn. Tiếp theo, cần đánh giá các nhà cung ứng theo các tiêu chuẩn xác định. Các tiêu chuẩn có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, đặc điểm của các nhà cung ứng theo các cách phân loại, nhưng về cơ bản bao gồm những tiêu chuẩn về sức mạnh marketing - chất lượng, giá cả; Sức mạnh tài chính - năng lực vốn kinh doanh, qui mô,…; Sức mạnh Logistics - Độ tin cậy trong việc giao hàng, cung cấp dịch vụ,… Để thuận tiện cho việc xếp loại nhà cung ứng, có thể sử dụng mô hình lượng hóa đánh giá nhà cung ứng:

DẠ

Y

M

QU

Y

Theo mô hình này, có thể xếp loại sơ bộ các nhà cung ứng theo điểm đánh giá từ cao đến thấp. (3). Giai đoạn tiếp xúc, đề nghị Là giai đoạn của quá trình trong đó, doanh nghiệp cử cán bộ mua thăm nguồn hàng để đưa ra những đề nghị. Những đề nghị này có tính nguyên tắc thiết lập mối quan hệ mua, bán giữa doanh nghiệp và nguồn cung ứng về sản phẩm mua, giá cả, cách thức đặt hàng và cung ứng, thủ tục và hình thức thanh toán,…Quá trình này được hỗ trợ và thực hiện qua nền tảng internet và công nghệ viễn thông nhằm giảm chi phí thu mua. Trên cơ sở những thông tin sau khi tiếp xúc với các nhà cung ứng, kết hợp với những thông tin thông qua giai đoạn đánh giá, tiến hành xếp loại nguồn cung ứng theo thứ tự ưu tiên để tiến hành các mối quan hệ mua. 168


NH ƠN

OF F

IC

IA L

(4). Giai đoạn thử nghiệm Sau giai đoạn tiếp xúc, đề nghị chỉ mới xếp loại được các nhà cung ứng có nhiều tiềm năng nhất, chứ chưa phải là những nhà cung ứng chính thức quan hệ lâu dài có tính chiến lược, và do đó phải trải qua giai đoạn thử nghiệm. Giai đoạn thử nghiệm nhằm kiểm tra trong một thời gian nhất định các nhà cung ứng có đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn thông qua các thương vụ mua bán hay không. Nếu các nhà cung ứng đạt được những tiêu chuẩn và đảm bảo độ tin cậy cao, có thể xếp các nhà cung ứng vào quan hệ đối tác lâu dài. Nếu các nhà cung ứng qua thời gian thử nghiệm không đạt được những tiêu chuẩn đặt ra, cần chọn và tiến hành thử nghiệm đối với nhà cung ứng tiếp theo trong danh sách những nhà cung ứng tiềm năng.

Quá trình nghiệp vụ mua hàng trong thương mại điện tử

DẠ

Y

M

QU

Y

Nghiệp vụ mua hàng điện tử là tập hợp các công tác liên hệ kế tiếp nhau có tính chu kỳ nhằm thực hiện từng thương vụ mua hàng dự trên nền tảng internet và công nghệ viễn thông. Các bước trong quy trình mua hàng được áp dụng tối đa thành tự công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông vào nhằm giảm thời gian và chi phí cho giao dịch mua hàng.

Hình 4.2.Quá trình nghiệp vụ mua 169


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

(1). Quyết định mua Quyết định mua cần trả lời các câu hỏi khi nào thì mua, mua cái gì và bao nhiêu, và cách thức mua?. Mua hàng được tiến hành khi có quyết định đặt hàng bổ sung dự trữ tùy thuộc vào mô hình kiểm tra dự trữ áp dụng, khi đòi hỏi đáp ứng lô hàng cung ứng trực tiếp cho khách hàng, khi phải khai thác những cơ hội trên thị trường (mua mặt hàng mới, mua để tận dụng sự biến động của giá cả trên thị trường,…) Tùy thuộc vào sự biến động giá mua trên thị trường mà đưa ra quyết định thời điểm mua: - Mua tức thời: Mua để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong thời gian hiện tại (vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, hàng hóa để cung ứng cho khách hàng…) trong trường hợp giá mua trên thị trường ổn định hoặc có xu hướng giảm; - Mua trước: Mua để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong cả thời gian dài trong trường hợp giá mua trên thị trường tăng nhanh; mua trước sẽ có lợi giá thấp, nhưng không có lợi vì làm tăng dự trữ. Vì vậy để quyết định có nên mua trước hay không và mua trước bao lâu, cần so sánh tổng chi phí bao gồm giá trị mua và chi phí dự trữ giữa các phương án. Trong giai đoạn quyết định mua, đồng thời phải xác định đặc điểm của lô hàng mua: loại sản phẩm cần mua, số lượng, chất lượng, thời gian nhập hàng, giá cả,…nhằm tiến hành đặt hàng hoặc thương lượng với các nhà cung ứng. Cần xác định phương thức mua: Mua lại không điều chỉnh, mua lại có điều chỉnh, hoặc mua mới Mua lại không điều chỉnh được tiến hành đối với nhà cung ứng đã có quan hệ mua theo mối liên kết chặt chẽ. Là phương thức mua không có những vấn đề gì lớn cần phải điều 170


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

chỉnh, thương lượng với nguồn hàng. Phương thức này thường được thực hiện dưới các hình thức đặt hàng đơn giản từ phía người mua. Những nguồn hàng đang cung ứng (gọi là người cung ứng trong – in-suppliers) thường nỗ lực nâng cao chất lượng cung ứng để duy trì mối quan hệ này. Phương thức mua này thường áp dụng trong hệ thống kênh tiếp thị dọc. Mua lại có điều chỉnh là phương thức mua lại nhưng cần thương lượng, điều chỉnh để đi đến thống nhất giữa người mua và bán về hàng hoá, giá cả, cách thức cung ứng, ...trong trường hợp tình thế môi trường thay đổi và những quyết định mua bán của các bên không phù hợp. Nếu không đi đến thống nhất, có thể phải chuyển nguồn cung ứng (người cung ứng ngoài - out-suppliers). Mua mới là phương thức mua bắt đầu tạo lập mối quan hệ với nguồn cung ứng để mua trong trường hợp doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, hoặc kinh doanh mặt hàng mới, thay đổi công nghệ chế tạo sản phẩm, hoặc không triển khai được phương thức mua có điều chỉnh, hoặc xuất hiện nguồn hàng mới với những đề nghị hấp dẫn. Lúc này phải xác định lại nguồn hàng, và cần thiết phải nghiên cứu và phân tích lựa chọn nguồn hàng. (2). Xác định nhà cung ứng Mỗi thương vụ có thể phải xác định nhà cung ứng tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Những căn cứ để xác định nhà cung ứng: - Căn cứ vào phương thức mua: Trường hợp mua lại không điều chỉnh hoặc mua lại có điều chỉnh nhưng 2 bên đi đến thống nhất những vấn đề trong mua thì không cần xác định nhà cung ứng. Trường hợp mua mới hoặc mua lại có 171


QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

điều chỉnh nhưng không đạt được thỏa thuận giữa các bên thì cần phải xác định lại nhà cung ứng. - Căn cứ vào danh sách xếp loại nhà cung ứng: theo danh sách xếp loại ưu tiên đã nghiên cứu để chọn nhà cung ứng “thay thế” nhà cung ứng hiện tại. - Căn cứ kết quả đánh giá nhà cung ứng sau những lần mua trước: Sau mỗi thương vụ đều có đánh giá các nhà cung ứng. Những nhà cung ứng không đạt được những yêu cầu của doanh nghiệp thì cần phải thay thế, và do đó phải xác định lại nhà cung ứng. - Căn cứ vào sự xuất hiện nhà cung ứng mới hấp dẫn: Trường hợp này cần phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá nhà cung ứng mới một cách cẩn thận. (3). Đặt hàng, ký hợp đồng mua Đặt hàng, ký hợp đồng mua nhằm tạo nên hình thức pháp lý của quan hệ mua bán. Có thể có 2 cách tiến hành: Cách 1:

DẠ

Y

M

Cách này thường áp dụng đối với phương thức mua lại không điều chỉnh hoặc mua lại có điều chỉnh trong trường hợp nhà cung ứng chấp nhận những thay đổi của bên mua. Cách này đơn giản theo đó, người mua chỉ việc lập đơn hàng rồi sử dụng các phương tiện chuyển phát đơn hàng cho bên mua (fax, email,…) Cách 2:

172


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Cách này thường áp dụng với phương thức mua mới với nguồn hàng mới, phương thức mua lại có điều chỉnh trong trường hợp nhà cung ứng và bên mua cần gặp nhau để thương lượng, hoặc trong trường hợp thay thế nhà cung ứng hiện tại. Để đàm phán đạt kết quả, cần tuân thủ qui trình hợp lý sau: (i) Giai đoạn chuẩn bị; (ii) Giai đoạn tiếp xúc; (iii) Giai đoạn đàm phán; (iv) Giai đoạn kết thúc đàm phán - ký kết hợp đồng cung ứng; (v) Giai đoạn rút kinh nghiệm. Những thông tin cần có trong đơn hàng hoặc hợp đồng mua bán: Tên và địa chỉ của công ty đặt hàng; Số, ký mã hiệu của đơn đặt hàng; Thời gian lập Đơn đặt hàng; Tên và địa chỉ của nhà cung cấp; Tên, chất lượng, qui cách loại vật tư cần mua; Số lượng vật tư cần mua; Giá cả; Thời gian, địa điểm giao hàng; Thanh toán; chọn nhà vận chuyển; Ký tên (chữ ký số) Mỗi điều khoản trong đơn hàng và hợp đồng phải tính toán cẩn thận theo cách tiếp cận phương án kinh doanh. (4). Nhập hàng Là quá trình thực hiện đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán và đưa hàng hoá vào các cơ sở Logistics (kho, cửa hàng bán lẻ). Nội dung nhập hàng bao gồm giao nhận hàng hoá và vận chuyển. Giao nhận hàng hoá là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa nguồn hàng và doanh nghiệp. Quá trình giao nhận có thể tại kho của nhà cung ứng hoặc tại cơ sở logistics của bên mua. Trong trường hợp giao nhận tại kho của nhà cung ứng, bên mua phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá. Nội dung giao nhận hàng hoá bao gồm tiếp nhận số lượng và chất lượng hàng hoá, làm chứng từ nhập hàng. 173


M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Nhà cung ứng thường chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá, bởi nó có thể tiết kiệm được chi phí cho cả người mua và bán. Nhưng trong những trường hợp nhất định, bên mua phải tự mình vận chuyển hàng hoá (do đặc điểm hàng hoá phải có phương tiện vận tải chuyên dụng, hoặc nhà cung ứng không có khả năng tổ chức vận chuyển hàng hoá). Trong trường hợp này, bên mua phải có phương án vận chuyển hợp lý đảm bảo chi phí thấp nhất. (5). Đánh giá sau mua hàng Là việc đo lường kết quả sau mua theo các tiêu chuẩn, xác định nguyên nhân của thương vụ không đáp ứng yêu cầu. Các tiêu chuẩn đánh giá sau mua: - Tiêu chuẩn lô hàng: Mức độ đáp ứng yêu cầu mua về số lượng, cơ cấu, chất lượng. - Tiêu chuẩn hoạt động: Gồm thời gian thực hiện đơn hàng hoặc hợp đồng, tính chính xác của thời gian và địa điểm giao nhận. - Tiêu chuẩn chi phí: Mức độ tiết kiệm chi phí trong quá trình mua. So sánh kết quả thực hiện với các tiêu chuẩn. Nếu thực hiện chưa tốt các tiêu chuẩn đặt ra, cần xác định nguyên nhân để có hành động thích hợp. Nguyên nhân có thể do bên bán hoặc mua.

Hợp đồng cung ứng trong thương mại điện tử

DẠ

Y

Các hợp đồng này xác định những vấn đề phát sinh giữa người mua và người cung ứng, người mua có phải là nhà sản xuất mua nguyên vật liệu phục vụ cho công việc sản xuất hay là người bán lẻ mua sản phẩm hoàn thành từ nhà sản xuất. Trong một hợp đồng cung ứng, người mua và người cung cấp 174


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

nhất trí với nhau về các điều khoản trên cơ sở đàm phán trực tuyến và thực hiện giao dịch thương mại điện tử có ứng dụng chữ ký số theo luật giao dịch điện tử: Giả cả và chiết khấu số lượng; Số lượng mua tối thiểu và tối đa; Thời hạn giao hàng; Chất lượng sản phẩm hoặc nguyên vật liệu; Chính sách trả hàng. Trong thu mua điện tử, với sự đa dạng trong hoạt động của chuỗi cung ứng thì có các loại hợp đồng cung ứng như sau:  Hợp đồng mua lại (Buy-back contracts): Trong một hợp đồng mua lại, người bán đồng ý mua lại các hàng hóa không bán được của người mua với một mức giá xác định trước. Hợp đồng mua lại là hiệu quả bởi vì nó cho phép nhà sản xuất chia sẻ rủi ro với nhà bán lẻ, và vì vậy khuyến khích nhà bán lẻ gia tăng số lượng đặt hàng.  Hợp đồng chia sẻ doanh thu (Revenue-sharing contracts): Trong hợp đồng chia sẻ doanh thu, người mua chia sẻ một ít doanh thu với người bán, đổi lại khoản chiết khấu ở giá bán sỉ.  Các hợp đồng linh hoạt về số lượng (QuantityFlexibility contracts): là những hợp đồng mà ở đó nhà cung ứng cung cấp hoàn trả lại hoàn toàn các sản phẩm không bán được với điều kiện không lớn hơn một số lượng xác định trước.  Các hợp đồng giảm doanh số bán (Sales Rebate Contracts): Các hợp đồng giảm giá bán mang lại sự khuyến khích trực tiếp nhà bán lẻ gia tăng sản lượng bán thông qua việc người cung cấp giảm doanh số bán cho bất kỳ sản phẩm nào vượt một số lượng xác định. 175


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

4.3 QUẢN TRỊ KHO HÀNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 4.3.1 Khái niệm và vai trò quản trị kho hàng trong thương mại điện tử - Khái niệm Quản trị kho hàng là những hoạt động liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức, bảo quản, quản lý số lượng hàng hóa vật tư, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất, cung cấp, phân phối hàng hóa, vật tư kịp thời cũng như góp phần giảm chi phí lưu thông và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của kho. 35 Quản trị kho hàng trong thương mại điện tử là những hoạt động liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức, bảo quản, quản lý số lượng hàng hóa vật tư dựa trên nền tảng internet và ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất, cung cấp, phân phối hàng hóa, vật tư kịp thời cũng như góp phần giảm chi phí lưu thông và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của kho. - Đặc điểm của quản trị kho hàng trong thương mại điện tử Một là, có đầy đủ đặc điểm của quản trị kho hàng truyền thống như: Thực hiện các chức năng theo quy trình quản trị kho hàng như quản lý hàng nhập kho, hàng xuất kho, chuyển kho, tồn kho,..thực hiện quy trình công nghệ kho hàng (nhận hàng, tạm lưu kho, bảo quản, nhặt hàng theo đơn đặt hàng, đóng gói, xuất hàng…36) 35 36

Saigonstar, 2019, Đinh Thị Thanh Bình, 2017,

176


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Thứ hai, ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 vào quản trị kho hàng, như: kết nối internet và công nghệ cảm ứng, ứng dụng công nghệ thời gian thực (just in time) cập nhật trạng thái hàng hóa lưu kho, ứng dụng công nghệ chia tách, đóng gói hàng hóa tự động, công nghệ trong nhận diện hàng hóa (công nghệ AI, ứng dụng QR code, Barcode, RFID (Radio Frequency Identification), Pick to night, pick by voice, EDI (electronic data interchange); công nghệ quản lý hệ thống kho hàng (block chain); công nghệ kiểm soát, đóng gói và vận chuyển hàng hóa trong kho (robotics). Thứ ba, áp dụng các phần mềm quản trị kho hàng thay cho quản trị truyền thống (như: phần mềm Kiotviet, Sapo, Ecount, iPOS.vn, Maybanhang.net, Bravo, FPI, ERP, Pipedrive…37. Các phần mềm quản trị kho hàng tích hợp với các phần mềm quản lý doanh nghiệp (kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp ERP) tạo ra hệ thống thông tin thông suốt. 4.3.2 Nội dung quản trị kho hàng trong thương mại điện tử - Quản lý mua hàng và nhập kho hàng hóa: Quản lý hàng hóa mua vào và số liệu nhập kho chi tiết được thực hiện qua các bước cơ bản: Lên kế hoạch hàng hóa nhập (nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm), kiểm tra hàng và đối chiếu, lập phiếu nhập kho, hoàn thành nhập kho hàng)38. Các hoạt động trên sẽ được ứng dụng phần mềm chuyên dụng và công nghệ thông tin để giảm thời gian và chi phí quản lý nhập kho hàng. 37 38

Ipos, 2019, 94now, 2020,

177


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

- Quản lý hàng hóa: Quản lý mọi hoạt động, chứng từ, số liệu của hàng hóa trong kho nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, phân phối và cung cấp dịch vụ thuê kho hàng. Doanh nghiệp sẽ thực hiện công nghệ kho hàng đối với các hàng hóa trong kho tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng hàng hóa trong khó, gồm: tạm lưu kho, bảo quản, nhặt hàng theo đơn đặt hàng, đóng gói. Thiết bị, công nghệ hiện đại sẽ được ứng dụng trong quản lý hàng hóa như: công nghệ chia tách đóng gói tự động, công nghệ quản lý thời gian thời gian thực (just in time) trong cung cấp thông tin hàng hóa trong bảo quản, công nghệ robotics trong sếp dỡ hàng và di chuyển hàng trong kho. - Quản lý xuất kho hàng hóa: Quản lý xuất kho hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của qui trình sản xuất hoặc nhu cầu của kênh phân phối cho thị trường hoặc giao trả hàng hóa ký gửi của khách hàng. Quy trình xuất kho hàng hóa được thực hiện theo các bước sau: tiếp nhận yêu cầu xuất hàng hóa; Kiểm tra hàng tồn trên hệ thống và trên thực tế; lập phiếu xuất kho hàng; thực hiện xuất kho hàng hóa; Cập nhật thông tin vào hệ thống quản lý kho hàng. - Quản lý chuyển kho: Quản lý vận chuyển hàng hóa từ kho hàng này sang kho hàng khác trong hệ thống kho hàng của doanh nghiệp. Quản lý chuyển kho hàng hàng áp dụng nghiệp vụ quản lý xuất kho và quản lý nhập kho. Công nghệ ứng ứng dụng trong quản lý chuyển kho hàng bao gồm: công nghệ block chain, công nghệ quản lý thời gian thực (just in time). - Quản lý hàng tồn kho: Quản lý lượng hàng tồn trong kho và dữ liệu liên quan nhằm đảm bảo luôn có hàng hóa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất và phân phối nhưng giảm thiểu tối đa diện tích sử dụng mặt bằng và không gian của kho, đồng thời giảm chi phí do hàng tồn kho gây ra. Quản lý 178


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

hàng tồn kho trong thương mại điện tử sử dụng các mô hình quản lý và công nghệ quản lý hiện đại, cụ thể: Mô hình phân tích ABC-XYZ, Mô hình LIFO, Mô hình quản lý vật tư dự trữ Wilson, Hệ thống Kanban trong JIT (thực hiện Chiến lược Just In Time (JIT) được gói gọn trong một câu: “sản xuất sản phẩm đúng với số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm”)39, Mô hình EOQ đặt hàng kinh tế cơ bản (economic Order Quantity), Mô hình POQ đặt hàng theo lô sản xuất (production Order quantity), Mô hình QDM khấu trừ theo số lượng (Quantity Discount Model). 40 4.4 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 4.4.1 Khái niệm và vai trò quản trị hàng tồn kho trong thương mại điện tử - Khái niệm Quản trị hàng tồn kho đề cập đến quá trình đặt hàng, lưu trữ và sử dụng hàng tồn kho của công ty. Chúng bao gồm quản lý nguyên liệu thô, linh kiện, và thành phẩm, cũng như nhập kho và xử lý các mặt hàng đó.41 Quản trị hàng tồn kho là đề cập đến tất cả các hoạt động liên quan đến việc phát triển và quản lý mức tồn kho của nguyên liệu thô, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành tốt nhất để cung cấp đầy đủ, có sẵn và chi phí vượt quá hoặc thấp hơn mức tồn kho (Kotler, 2012). Theo Coleman (2000) Quản lý hàng tồn kho đảm bảo rằng tổ chức duy trì đủ mức tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó, điều quan trọng là các nhà quản lý chịu 39

Gemadept, 2016, Sec, 2019, 41 Investopedia, Từ điển tài chính 40

179


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

trách nhiệm về hàng tồn kho phải tập trung vào việc làm hài lòng nhu cầu khách hàng và đảm bảo rằng chi phí liên quan đến hàng tồn kho được duy trì ở mức thấp nhất có thể. Chi phí tồn kho bao gồm chi phí thông thường và nắm giữ hàng hóa. Durry (2013) cho rằng chi phí nắm giữ đề cập đến các mặt hàng có thể nhìn thấy dưới dạng tồn kho như bảo hiểm, lỗi thời và tiền được đầu tư trong hàng tồn kho; chi phí đặt hàng liên quan đến việc đặt hàng và nhận hàng tồn kho. Họ xác định số lượng cần thiết trong việc sắp xếp hóa đơn, chi phí vận chuyển của việc di chuyển đến nơi cần thiết và chi phí kiểm tra hàng hóa. Chi phí thiếu hụt phát sinh liên quan đến tình huống số lượng hàng tồn kho có sẵn ít hơn số lượng khách hàng yêu cầu, điều này ảnh hưởng đến mức bán, sự thiện chí của khách hàng, chi phí chậm trễ giao hàng và chi phí tương tự (Prempeh, 2016)42 Như vậy, Quản trị hàng tồn kho trong thương mại điện tử đề cập đến quá trình đặt hàng, lưu trữ và sử dụng hàng tồn kho của công ty trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng internet nhằm đạt mục tiêu tối ưu mức tồn kho của công ty. - Đặc điểm chính của quản trị hàng tồn kho trong thương mại điện tử là: thứ nhất, gắn quản trị hàng tồn kho với giao dịch thương mại điện tử của doanh nghiệp. Thứ hai, ứng dụng nền tảng internet và công nghệ thông tin (thiết bị, phần mềm, công nghệ blockchain) và công nghệ viễn thông trong quản lý mức dự trữ hàng hóa và mức tồn kho thực tế phục vụ hiệu quả cho quá trình sản xuất và phân phối của công ty.

42

Kwadwo Boateng Prempeh, 2015,

180


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Theo quy định hiện hành thì: Hàng tồn kho là những tài sản thể hiện dưới dạng: + Hàng hóa được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; + Hàng hóa đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; + Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Để có thể quản trị kho hàng tối ưu đòi hỏi hoạt động quản trị hàng tồn kho và điều phối để trả lời được cho 2 câu hỏi: Lượng tồn kho bao nhiêu là tối ưu? và Khi nào tiến hành đặt hàng? - Vai trò quản trị hàng tồn kho trong thương mại điện tử + Quản trị hàng tồn kho là rất cần thiết để giữ cho quá trình sản xuất được vận hành, giữ cho hệ thống phân phối trong thị trường vận hành tốt. Đây là yếu tố hỗ trợ cho công việc điều hành hiệu quả hệ thống sản xuất và phân phối của các tổ chức. Trong doanh nghiệp sản xuất và thương mại điện tử, việc đảm bảo lượng hàng hóa, NVL trong sản xuất hoặc đảm bảo hàng hóa cung cấp cho thị trường là yếu tố tiên quyết quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là một chức năng của kho hàng, ở đó hàng hóa được tổ chức để lưu trữ và bảo quản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, kho hàng còn đảm nhận những chức năng quan trọng trong chuỗi các hoạt động logistics. + Quản trị hàng tồn kho cũng đảm bảo tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện giải quyết được những rủi ro phát sinh liên quan đến nhu cầu đầu vào của quá trình sản xuất và quá trình phân phối. 181


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

+ Quản trị hàng tồn kho kết nối hiệu quả thị trường thương mại điện tử với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thông quan ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm quản lý hàng tồn kho, quản trị các nguồn lực thì có thể xác định được mức dự trữ tối ưu và mức nhu cầu cần thu mua hoặc đáp ứng đơn hàng trong hệ thống phân phối tối ưu và theo thời gian thực. 4.4.2 Nội dung quản trị dự trữ hàng hóa trong thương mại điện tử - Nội dung quản trị dự trữ hàng hóa trong thương mại điện tử dựa trên nền tảng các nghiệp vụ của quản trị dự trữ hàng hóa truyền thống trong doanh nghiệp. - Ứng dụng các phương pháp quản lý hiện đại và các công cụ, thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. + Phương pháp, mô hình quản lý mới: Quản lý rủi ro, mô hình quản lý mang tính kỹ thuật: Mô hình phân tích ABCXYZ, Mô hình LIFO, Mô hình quản lý vật tư dự trữ Wilson, Hệ thống Kanban trong JIT (thực hiện Chiến lược Just In Time (JIT) được gói gọn trong một câu: “sản xuất sản phẩm đúng với số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm”)43, Mô hình EOQ đặt hàng kinh tế cơ bản (economic Order Quantity), Mô hình POQ đặt hàng theo lô sản xuất (production Order quantity), Mô hình QDM khấu trừ theo số lượng (Quantity Discount Model), lập kế hoạch yêu cầu vật liệu (MRP), quản lý hệ thống tổng kho và các kho hàng vệ tinh phục vụ tốt nhất khách hàng cuối cùng.

43

Gemadept, 2016,

182


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

+ Sử dụng các công cụ, thiết bị hiện đại trong quản lý kho hàng để kiểm soát hàng tồn kho: máy đếm, máy cảm ứng hay các phần mềm chuyên dụng ứng dụng công nghệ block chain trong quản lý tồn kho hệ thống các kho hàng.

183


184

DẠ

Y

M Y

QU NH ƠN

IC

OF F

IA L


IA L

Chương 5

IC

CHIẾN LƯỢC LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

OF F

5.1. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

5.1.1. Căn cứ xây dựng chiến lược Logistics Hiện nay mọi công ty dù hoạt động trong lĩnh vực gì cũng đều cần thay đổi ít nhiều về hình thức kinh doanh, đặc biệt là phải đẩy mạnh hệ thống kinh doanh qua mạng Internet. Ngay cả sử dụng các dịch vụ của Logistics cũng vậy, hiện nay hầu hết các công ty đều sử dụng dịch vụ này qua mạng giúp cả đôi bên đẩy nhanh được quá trình làm việc, mọi trao đổi, thủ tục đều được diễn ra nhanh chóng, tiện lợi. Hoạt động của doanh nghiệp, công ty đều cần hướng khách hàng đến việc sử dụng các dịch vụ vận chuyển của Logistics. Bởi điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí cho quá trình vận chuyển của công ty. Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ…logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ có chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, sáng tạo. Nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics như: chọn sai vị 185


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

trí kinh doanh, dự trữ không phù hợp, tổ chức khâu vận chuyển không hiệu quả… Ngoài ra logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Maketing. Chính logistics đóng vai trò then chốt, quyết định trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào thời điểm phù hợp nhất. Tựu chung lại thì Logistics bao gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Nếu làm tốt về Logistics, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty. Sự chuyên biệt hóa dịch vụ logistics cho thương mại điện tử đang là xu hướng chung của toàn cầu. Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ cần xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp để thương mại điện tử ngày càng phát triển tương xứng với tiềm năng của mình. Chiến lược Logistics (tiếng Anh: Logistics Strategy) là phương tiện để tìm ra cách phân phối hàng hóa hiệu quả nhất và duy trì mức độ dịch vụ một cách tốt nhất. Những chiến lược này tùy thuộc vào từng sản phẩm, từng quốc gia hoặc mỗi khách hàng khác nhau. Chiến lược logistics là tập hợp các nguyên tắc định hướng và quan điểm xuyên suốt giúp phối hợp các mục tiêu, kế hoạch và chính sách giữa các bộ phận tham dự trong hệ thống logistics. Chiến lược logistics là công cụ để phối hợp các hoạt động hoặc quá trình logistics theo một hướng thống nhất, giúp

186


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

tăng cường tính chủ động và năng lực kiểm soát hành vi dự định của doanh nghiệp và các bộ phận tham gia vào logistics. Các chiến lược Logistics ảnh hưởng đến định hướng tổ chức logistics như: Chiến lược quá trình (process strategy) Đây là chiến lược trong đó, mục tiêu nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong vận động hàng hoá từ nguồn hàng (mua) cho đến khi cung ứng hàng hoá cho khách hàng. Thiết kế tổ chức nhằm vào các hoạt động có chi phí lớn, điều này có nghĩa, các hoạt động như: mua, dự trữ, vận chuyển, và thực hiện đơn đặt hàng sẽ được kết hợp lại với nhau và quản trị tập trung. Chiến lược này thường áp dụng đối với những công ty sản xuất hoặc bán buôn có qui mô và phạm vi hoạt động lớn. Chiến lược thị trường (market strategy) Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược thị trường định hướng mạnh cho dịch vụ khách hàng. Cả bán và Logistics đều được kết hợp. Cấu trúc tổ chức không phù hợp để thống nhất các hoạt động Logistics như trong chiến lược quá trình. Thay vào đó, những hoạt động nào trực tiếp liên quan đến dịch vụ khách hàng đối với cả bán hàng và Logistics đều được tập hợp với nhau và thường báo cáo cho cùng một người phụ trách. Cấu trúc này thích hợp đối với các đơn vị kinh doanh có trình độ dịch vụ khách hàng cao. Tuy nhiên, sẽ không đạt được chi phí Logistics ở mức thấp nhất. Chiến lược thông tin (information strategy) Theo đuổi chiến lược thông tin là những doanh nghiệp có mạng lưới phân phối quan trọng với mức dự trữ lớn. Sự 187


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

phối hợp các hoạt động Logistics thông qua mạng lưới phân tán này là mục tiêu chủ yếu, và thông tin là cấu thành cốt lõi để quản trị tốt. Căn cứ xây dựng chiến lược logistics tùy thuộc vào từng loại chiến lược logistics. - Đối với chiến lược giảm chi phí: Mục tiêu của chiến lược này là tối thiểu hóa các chi phí biến đổi liên quan đến sự di chuyển và dự trữ hàng hóa trong mạng lưới kinh doanh thương mại. Nhờ đó có thể giảm tổng chi phí logistics trong khi cung ứng mức dịch vụ khách hàng ở tiêu chuẩn chấp nhận. Vì vậy, căn cứ để xây dựng chiến lược này là lượng hóa, đánh giá các phương án thay thế như lựa chọn vị trí nhà kho hoặc các phương tiện vận tải; giảm chi phí giao dịch thông qua hỗ trợ IT; vận hành kho dựa trên tính kinh tế quy mô; giảm số lượng các nhà cung cấp… - Đối với chiến lược giảm vốn đầu tư: Đây là chiến lược tối thiểu hóa mức đầu tư cho hệ thống logistics. Để xây dựng chiến lược này dựa vào sự lựa chọn chính sách vận tải trực tiếp cho khách hàng để giảm nhu cầu nhà kho, chọn kho công cộng nhiều hơn kho riêng, ứng dụng các phương án cung ứng Just in time hơn là dự trữ hàng hóa, sử dụng các 3 PL thay vì tự làm logistics. - Đối với chiến lược cải tiến dịch vụ, gia tăng giá trị (chiến lược phân biệt): Chiến lược này tìm kiếm mức doanh thu cao trên cơ sở duy trì mức cung ứng dịch vụ logistics cao. Việc xây dựng chiến lược này phải căn cứ vào việc xem xét trong tương quan với mức cung ứng của các đối thủ cạnh

188


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

tranh. Cần phải cung cấp các dịch vụ khác biệt với các đối thủ cạnh tranh… 5.1.2. Quy trình xây dựng + Bước 1: Lập kế hoạch chiến lược: - Xác định mức dịch vụ khách hàng: Là mức dịch vụ logistics sẽ được cung cấp cho khách hàng, bao gồm các tiêu chuẩn đầu ra chi phối toàn bộ hệ thống logistics. Mức tiêu chuẩn thấp cho phép dự trữ tập trung ở ít địa điểm và sử dụng các hình thức vận tải rẻ tiền, mức tiêu chuẩn cao ngược lại. - Phân bố mạng lưới tài sản: Kế hoạch mạng lưới tài sản đòi hỏi tính toán số lượng, vị trí, kích thước của các cơ sở logistics và xác định hướng đi của dòng sản phẩm tới thị trường. Các điểm dự trữ hàng hóa và vị trí địa lý của các nguồn hàng tạo ra khung sườn cho kế hoạch logistics. Phạm vi, vị trí mạng lưới bao trùm mọi dòng vận động hàng hóa và các bên liên quan tham gia như nhà máy, nguồn cung cấp, bến cảng, điểm dự trữ trung gian… - Các quyết định dự trữ hay cách thức quản lý hàng hóa dự trữ: Các quyết định này thường liên quan đến hai chiến lược dự trữ kéo và đẩy hàng hóa qua các chuỗi cung ứng, đồng thời lựa chọn các mức dự trữ và phương pháp dự trữ khác nhau cho các nhóm hàng trong dòng sản phẩm của nhà máy, nhà kho. - Quyết định vận tải: Liên quan đến việc lựa chọn loại hình, quy mô chuyên chở, thủ tục và lịch trình vận tải. Các quyết định này bị ảnh hưởng bởi khoảng cách từ nhà kho tới khách hàng và nhà máy. 189


NH ƠN

OF F

IC

IA L

- Cấu trúc tổ chức: Đề cập tới một cơ cấu bộ phận chức năng logistics tương thích với chiến lược đã chọn. - Hệ thống thông tin: Kế hoạch thông tin logistics không chỉ tập trung cho các dòng thông tin quản trị logistics, mà còn liên quan đến các dòng thông tin điều hành và quản lý toàn bộ hệ thống logistics và phối kết hợp với các bộ phận chiến lược chức năng khác. + Bước 2: Lập kế hoạch chiến thuật: Được triển khai từ kế hoạch chiến lược thành những kế hoạch cụ thể rõ ràng hơn để những bộ phận khác nhau trong tổ chức có thể sử dụng được. + Bước 3: Lập kế hoạch tác nghiệp Nhằm biến đổi các chiến lược và chiến thuật trong doanh nghiệp thành các hoạt động cụ thể để cá nhân và nhóm theo sát được kế hoạch hàng ngày.

Y

5.2. THUÊ NGOÀI DỊCH VỤ LOGISTICS.

DẠ

Y

M

QU

5.2.1.Khái niệm và vai trò a. Khái niệm Thuê ngoài dịch vụ logistics là việc di chuyển các quá trình kinh doanh trong tổ chức sang các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài. Hay thuê ngoài dịch vụ logistics là việc sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên ngoài thay mặt doanh nghiệp để tổ chức và triển khai hoạt động logistics. Về bản chất, thì thuê ngoài không chỉ là công nghệ và kỹ thuật mà là chiến lược đầu tư. Đây là chiến lược loại trừ các chức năng kinh doanh không cốt lõi để tập trung nguồn lực vào các kinh doanh chính yếu của doanh nghiệp. 190


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

b. Vai trò Xu hướng thuê ngoài dịch vụ hoàn tất đơn hàng đang ngày càng tăng vì mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thứ nhất, giảm vốn đầu tư và giảm chi phí. Việc hoàn tất đơn hàng không phải là chức năng chính của bất cứ một đơn vị kinh doanh nào. Bằng dịch vụ thuê ngoài logistics sẽ tiết kiệm được thời gian dành cho các công tác bán hàng, marketing, cải tiến sáng tạo… và đem lại cả những lợi ích về mặt tài chính. Chi phí cho việc xây dựng kho hàng, thuê nhân viên, quản lý, an ninh và phát triển công nghệ giải pháp là rất lớn. Việc thuê ngoài giúp giảm chi phí cần đầu tư: Chi phí về cơ sở hạ tầng Với những sản phẩm trong giai đoạn đầu phát triển, nhà sản xuất có thể không có cơ sở hạ tầng kho bãi phù hợp hoặc không có đủ ngân sách xây dựng, trong khi các công ty hoàn tất đơn hàng đặc biệt có không gian kho bãi lớn. Các chủ sản xuất nếu tự mình lưu kho sản phẩm phải mất thêm chi phí như nhân viên hoặc cho thiết bị. Các công ty hoàn tất đơn hàng phân bổ những chi phí này thông qua thu phí khách hàng, giúp cho mức phí này thường thấp hơn nhiều chi phí mà một công ty phải bỏ ra khi tự mình làm công tác lưu kho. Mức phí này tùy thuộc vào từng công ty, nhưng thông thường bao gồm những phí của từng mặt hàng, gian hàng theo số lượng. Thuê ngoài logistics có lợi ích không phải đầu tư vào mạng lưới tài sản logistics, và còn giúp làm giảm chi phí logistics. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ đầy đủ, hiện đại để có thể 191


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

cung cấp đồng loạt các dịch vụ logistics có tính chuyên môn cao với lợi thế quy mô lớn. Do đó, họ có thể cung cấp cùng một dịch vụ có giá trị tương đương nhưng có chi phí thấp hơn so với trường hợp doanh nghiệp tự thực hiện. Chi phí giao hàng Trừ khi nhà sản xuất vận chuyển số lượng hàng ngàn đơn hàng trong tháng, nếu không họ sẽ không thể nhận được khối lượng vận chuyển ưu đãi như những công ty hoàn tất đơn hàng. Những công ty này thường được hưởng mức giá vận chuyển thấp hơn 30% hoặc hơn so với giá chung. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu Tương tự với việc tiết kiệm chi phí giao hàng, vận chuyển nguyên vật liệu với số lượng lớn cũng được hưởng mức chiết khấu cao (có thể lên tới 50% so với việc thuê nhà cung cấp). Thông thường, các công ty hoàn tất đơn hàng bao gồm phí đóng gói trong phí vận chuyển hoặc theo đơn hàng. Đây là cách mà họ quảng cáo rằng “miễn phí đóng gói”. Hầu hết nhà cung cấp dịch vụ hoàn tất đơn hàng đưa ra một danh sách các gói hàng “chuẩn” cho khách hàng. Những sản phẩm không nằm trong danh sách này sẽ phải tự đóng gói hoặc trả thêm phụ phí. Chi phí hoàn tất đơn hàng Các công ty hoàn tất đơn hàng thường tính phí trên đơn hàng hoặc sản phẩm được chuyển. Tuy nhiên, có thể tồn tại những chi phí chìm như: Nhận đơn hàng qua email; Quản trị chương trình tự động; Cung cấp báo cáo cho khách hàng; Cập 192


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

nhật cơ sở khách hàng; Dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua điện thoại; Lưu kho, v.v… Các công ty muốn thuê ngoài dịch vụ hoàn tất đơn hàng có thể lựa chọn thanh toán theo gói, cho những đơn hàng với số lượng và trọng lượng sản phẩm giống nhau. Bên cạnh đó, nhiều nhà cung cấp dịch vụ hoàn tất đơn hàng đưa ra các mức phí cho những đơn hàng hoặc sản phẩm đơn lẻ. Theo đó, các nhà bán hàng có thể dự đoán chính xác hơn chi phí phải bỏ ra. Các nhà cung cấp dịch vụ hoàn tất đơn hàng phát triển hệ thống thương mại điện tử thông minh để hỗ trợ quản trị các từng phần của công tác kinh doanh. Hệ thống này có khả năng thích nghi và tích hợp vào hệ thống đặt hàng của khách hàng hoặc máy chủ, và hệ thống chuyển phát để giúp khách hàng cập nhật thông tin gói hàng vận chuyển. Thứ hai, cải tiến dịch vụ khách hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics chịu áp lực cao hơn trong việc đáp ứng tốt hơn chất lượng dịch vụ so với bộ phận logistics bên trong doanh nghiệp. Họ tạo ra các dịch vụ có tính chuyên môn cao, đặc biệt linh hoạt về thời gian, địa điểm. Các loại hình dịch vụ logistics đa dạng theo yêu cầu khách hàng do mạng lưới của họ có tầm bao phủ lớn, hệ thống thiết bị hiện đại, thời gian cung ứng ngắn hơn… Thứ ba, tăng kỹ năng quản lý và tăng khả năng tiếp cận thông tin với thị trường Việc hợp tác với các đơn vị logistics bên ngoài còn là cơ hội để doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm quản lý. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics luôn rất nhanh nhạy với những biến đổi trong môi trường kinh doanh của mình và đây cũng là 193


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

nguồn thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận thông tin với thị trường. 5.2.2. Phân loại đơn vị cung ứng dịch vụ logisitcs 5.2.2.1 Theo năng lực cung ứng dịch vụ a. Logistics bên thứ nhất hay logistics tự cung ứng (1PL - First Party Logistics) Tất cả hoạt động logistics được doanh nghiệp tự tổ chức và thực hiện từ việc sở hữu hàng hóa, lưu trữ và quản lý kho hàng, xử lý đơn hàng, đóng gói đến việc vận chuyển, giao hàng. Trong mô hình 1PL, doanh nghiệp thường phải đầu tư các trang thiết bị, công cụ như phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị bốc dỡ, sắp xếp,… cũng như đào tạo kỹ năng, chuyên môn cho nhân sự vận hành. Do đó, để tổ chức và thực hiện có hiệu quả mô hình logistics 1PL, doanh nghiệp phải chấp nhận trút hầu bao lớn để sở hữu các nguồn lực nói trên. b. Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics) Đây là mô hình logistics cung cấp các dịch vụ đơn lẻ để đáp ứng các yêu cầu rời rạc trong chuỗi cung ứng logistics. Nói cách khác, đây là dịch vụ chỉ đáp ứng một vài khâu trong logistics như dịch vụ giao hàng, dịch vụ cho thuê kho bãi, dịch vụ mua hộ, thông quan thương mại điện tử,… Do đó, khi doanh nghiệp vận hành bằng cách sử dụng các dịch vụ logistics riêng lẻ, của từng đơn vị cung cấp khác nhau sẽ gây mất thời gian, chi phí rất lớn mà hàng hóa cũng khó đảm bảo do phải qua nhiều chặng, nhiều đơn vị khác nhau. c. Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics) 194


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

3PL là mô hình logistics bao gồm một chuỗi dịch vụ có tính kết nối với nhau để thay doanh nghiệp quản lý gần như toàn bộ các hoạt động vận hành. Các dịch vụ bao gồm luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin, thông quan xuất nhập khẩu, giao hàng,… 3PL là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ logistics thực hiện trên danh nghĩa của khách hàng dựa trên các hợp đồng có hiệu lực tối thiểu là một năm hoặc các yêu cầu bất thường. Sử dụng 3PL là việc thuê các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ là một số hoạt động có chọn lọc. Là một công ty đại diện bên được thuê bên ngoài để đảm nhận toàn bộ các dịch vụ Logistics của công ty khách hàng dựa trên hợp đồng bao gồm việc thực hiện các thủ tục kê khai hải quan và thông quan hàng hóa, giấy tờ xuất nhập khẩu, chứng từ giao nhận và vận chuyển, xếp dỡ hàng… để giao hàng đến đúng điểm quy định. Công ty 3PL thường sở hữu nhiều loại phương tiện vận chuyển từ đường bộ đến đường hàng không, hoặc có mối liên kết lớn với nhiều công ty vận chuyển khác để tận dụng tối đa chức năng dịch vụ của họ. Ngoài ra những công ty cung cấp dịch vụ 3PL còn chịu trách nhiệm về việc sắp xếp thời gian vận chuyển hợp lý sao cho hàng hóa được giao đúng thời điểm cũng như đảm bảo hàng hóa được nguyên vẹn. Nếu như hàng hóa hay bao bì hàng hóa không được nguyên vẹn khi giao đến tay người nhận, thì công ty Logistics được thuê phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Vì thế, có thể nói rằng những công ty cung cấp dịch vụ Logistics bên 195


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

thứ ba có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động chuỗi cung ứng của công ty khách hàng. Những lợi thế của dịch vụ 3PL trong chuỗi cung ứng: Mạng lưới dịch vụ rộng lớn: Cho phép 3PL thực hiện và tối ưu các hoạt động logistics không chỉ trong phạm vi lãnh thổ mà còn mở rộng ra toàn cầu; Tiết kiệm thời gian và chi phí: Giúp hạn chế việc đầu tư không cần thiết vào việc mua phương tiện vận chuyển, các thiết bị và chi phí thuê người vận chuyển. Không những thế, việc điều hành logistics không hiệu quả sẽ gây nên nhiều thiệt hại và tốn kém; Chuyên môn cao: đội ngũ nhân viên của công ty 3PL là những người được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển. Bên cạnh đó, họ biết áp dụng những công nghệ tiên tiến để quản lý các hoạt động Logistics được hiệu quả; Không gian mở rộng và linh hoạt: Hệ thống kho và trung tâm phân phối rộng khắp của 3PL giúp rút ngắn khoảng cách vận chuyển, tiết kiệm chi phí và thời gian, và tăng sự linh hoạt; Sự tối ưu hóa liên tục: Những công ty 3PL quản lý quá trình chuỗi cung ứng nhờ vào hệ thống tiên tiến có khả năng điều chỉnh liên kết trong chuỗi cung ứng, theo dõi và phân tích sự thiếu hiệu quả và khắc phục sai sót. d. Logistics bên thứ tư (4PL - Fourth Party Logistics) 4PL là mô hình logistics được phát triển trên nền tảng của mô hình 3PL. Mô hình 4PL là việc quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics. Khác với 3PL, mô hình 4PL tạo ra một “chuỗi” dịch vụ thống nhất với nhau thay vì các dịch vụ 196


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

đơn lẻ như 3PL. Mô hình logistics 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền. d. Mô hình logistics 5PL 5PL là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử (TMĐT), bao gồm các 3PL và 4PL và bổ sung nhiều nâng cấp trong quy trình chuỗi giá trị. Mô hình 5PL bổ sung ba hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong cùng một hệ thống thống nhất và kết hợp công nghệ thông tin để mang đến giải pháp tối ưu và toán diện cho TMĐT, dựa trên thông tin cung cầu trên thị trường để điều phối và vận hành chuỗi cung ứng cho TMĐT. Mô hình 5PL có hiệu quả trong việc quản lý chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp SME bằng cách tối ưu chi phí, thời gian và tối giản yêu cầu tồn kho, giảm áp lực chi phí và cạnh tranh. 5.2.2.2 Theo loại hình dịch vụ cung ứng a. Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải - Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức - Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức - Công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng - Công ty môi giới vận tải b. Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa - Công ty môi giới khai thuê hải quan 197


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

- Công ty giao nhận, gom hàng lẻ - Công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm - Công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển c. Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành - Công ty công nghệ thông tin - Công ty viễn thông - Công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm - Công ty cung cấp dịch vụ huấn luyện và đào tạo 5.2.3. Các căn cứ và rủi ro của thuê ngoài a. Căn cứ thuê ngoài dịch vụ logistics - Qui mô Nếu quy mô của hoạt động logistics trong doanh nghiệp là lớn, thì doanh nghiệp nên sử dụng bộ phận logistics tại chỗ. Trong trường hợp này, 3PL khó có thể mang lại giá trị gia tăng vì lợi thế quy mô của họ. - Mức độ ổn định Nếu nhu cầu đối với dịch vụ logistics ổn định và dễ dự báo thì giá trị do 3PL mang lại sẽ không cao, đặc biệt nếu qui mô hoạt động của doanh nghiệp khá lớn. Ngược lại, nếu nhu cầu biến động, khó dự báo, quy mô nhỏ thì thuê ngoài dịch vụ logistics sẽ hiệu quả hơn. - Năng lực quản lí logistics Nếu năng lực quản lí logistics của doanh nghiệp yếu kém thì việc tìm đối tác tin cậy có thể đem lại nhiều lợi ích hơn. Nếu đối tác mạnh, có thể cung cấp những phương tiện tiếp cận thuận lợi, năng lực vận chuyển, khả năng quản lí tốt ở cả thị trường hiện tại và thị trường mới mà công ty không có. 198


IA L

- Mức độ thông dụng của tài sản

OF F

IC

Những tài sản, thiết bị cần thiết cho hoạt động logistics như xe tải, tàu chở container, kho bãi, xe nâng hàng, giá để hàng… có tính thông dụng cao, có thể khai thác phục vụ cho nhiều loại hình doanh nghiệp thì việc đầu tư của 3PL sẽ mang lại hiệu quả do khả năng sử dụng tối đa khi phục vụ nhiều khách hàng cùng lúc. Vì vậy, thuê ngoài các dịch vụ của 3PL cũng sẽ có được chất lượng cao tương ứng với chi phí hợp lý. b. Rủi ro của thuê ngoài dịch vụ logistics

NH ƠN

- Quy trình tác nghiệp bị gián đoạn:

Y

Thuê ngoài logistics có những mặt trái không thể tránh khỏi. Đây là rủi ro khi doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics và không kiểm soát được quy trình tác nghiệp. Trong trường hợp này chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phát sinh chi phí sửa chữa các sự cố, từ đó sẽ làm tăng tổng chi phí logistics.

QU

- Chi phí hợp tác cao:

M

Chi phí hợp tác là những chi phí về tích hợp hệ thống thông tin, chi phí giao tiếp và chi phí thiết kế quy trình hợp lý. Hệ quả là dự trữ cao hơn mức cần thiết hoặc thời gian đáp ứng đơn hàng kéo dài… - Rò rỉ dữ liệu và thông tin nhạy cảm:

DẠ

Y

Sử dụng 3PL hoặc 4PL nghĩa là doanh nghiệp phải chia sẻ thông tin về nhu cầu, về khách hàng và các nguồn cung ứng. Nếu các đơn vị dịch vụ logistics phục vụ cho cả các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp thì có nguy cơ bị rò rỉ thông tin. 199


IA L

- Không trực tiếp điều hành

OF F

- Sản phẩm bị hỏng hóc

IC

Các công ty hoàn tất đơn hàng đóng vai trò là trung tâm chuyển phát. Nếu có trục trặc trong quá trình vận chuyển hoặc cách thức xử lý kém, công ty khách hàng sẽ bị ảnh hưởng uy tín, chứ không phải các nhà hoàn tất đơn hàng.

NH ƠN

Một rủi ro nữa là các công ty hoàn tất đơn hàng không chịu trách nhiệm cho việc hàng hóa bị hư hỏng trừ khi do họ trực tiếp gây ra hoặc được chứng minh do họ chịu trách nhiệm trực tiếp gây ra. Điều này cũng còn tùy thuộc vào cách thức tiếp nhận của từng công ty. Nếu công ty hoàn tất đơn hàng tiến hành xác nhận lại theo số lượng cụ thể, họ thừa nhận nhiều trách nhiệm hơn. Nhưng nếu họ chấp nhận những danh mục từ nhà cung cấp là chính xác, họ có thể chịu ít trách nhiệm hơn.

Y

5.2.4. Quy trình thuê ngoài logistics

QU

- Bước 1: Đánh giá chiến lược và nhu cầu thuê ngoài logistics

DẠ

Y

M

Có nghĩa là rà soát lại toàn bộ về mục tiêu, các qui trình nghiệp vụ, nguồn lực, cơ cấu chi phí và chất lượng hoạt động logistics trong nội bộ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhận biết được những hạn chế, vướng mắc đang tồn tại, những “kẽ hở” giữa mục tiêu và thực trạng để xác định được nhu cầu về việc thuê ngoài. Thực hiện bước này có ý nghĩa trong việc giúp nhận thức đầy đủ về hệ thống logistics và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. - Bước 2: Đánh giá các phương án

200


- Bước 3: Lựa chọn đối tác

OF F

IC

IA L

Nội dung của bước này là đưa ra các phương án xây dựng quan hệ khác nhau và đánh giá những ưu, nhược điểm của từng phương án, để có thể lựa chọn phù hợp với chiến lược chung của toàn doanh nghiệp. Quá trình đánh giá các phương án cần căn cứ vào đặc điểm của các mối quan hệ giao dịch, hợp tác hay chiến lược, tầm quan trọng của hoạt động logistics, năng lực quản lý logistics của doanh nghiệp.

NH ƠN

Việc lựa chọn đối tác cần căn cứ vào tiềm năng dịch vụ của đối tác và nhu cầu cũng như thứ tự ưu tiên của doanh nghiệp đối với hoạt động logistics. Đối với tiềm năng dịch vụ của đối tác cần căn cứ vào chất lượng dịch vụ trong mối tương quan với chi phí; phương tiện vật chất kĩ thuật; nhân lực; công nghệ thông tin… - Bước 4: Xây dựng quy trình tác nghiệp

M

QU

Y

Cần xây dựng quy trình làm việc thống nhất, kết nối, phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống logistics của doanh nghiệp chủ hàng với hệ thống cung ứng dịch vụ của nhà cung ứng. Trong đó, cần xác định rõ phương thức giao tiếp; mức độ kiểm soát của hai bên; những điều chỉnh cần có trong hệ thống của hai bên; quy mô và mức độ đầu tư cho việc điều chỉnh và thích ứng. - Bước 5: Triển khai và liên tục hoàn thiện

DẠ

Y

Quy trình triển khai thực hiện có thể ngắn hay dài phụ thuộc vào mức độ phức tạp của mối quan hệ giữa doanh nghiệp chủ hàng với nhà cung ứng dịch vụ logistics được xác lập. 201


IA L

5.3. LOGISTICS NGƯỢC

DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

5.3.1.Khái niệm và vai trò a. Khái niệm Từ trước đến này đã có nhiều người đưa ra khái niệm của logistics ngược. Nhưng khái niệm do Rogers và TibbenLembke đưa ra vào năm 1999 nhấn mạnh đầy đủ vào mục tiêu cũng như những quá trình diễn ra bên trong logistics ngược. Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp”. Như vậy, logistics ngược bao gồm những hoạt động như logistics xuôi nhưng được làm theo quy trình ngược lại. Và còn những bước khác như phân loại, chọn lọc,… Những bước không có trong quy trình logistics xuôi. b. Vai trò Những vai trò của một hệ thống logistics ngược hiệu quả: - Giảm thiểu chi phí: Nhà sản xuất chi tiêu từ 9% đến 14% tổng doanh thu hàng năm cho hàng trả về (theo Abdendeen Group). Nhưng bằng việc chuẩn bị trước cho việc hoàn trả và thực hiện các bước thu hồi đúng cách, sẽ làm giảm thiểu các chi phí liên quan: chi phí nguyên vật liệu do được tái sinh, giảm chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá trị còn lại của sản phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm. Cải thiện 202


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

logistics thu hồi có thể tăng đến 5% tổng doanh số bán hàng (theo Greve - Davis Consulting). - Góp phần nâng cao trình độ phục vụ khách hàng: Giải quyết những hư hỏng, sai lầm cũng quan trọng như là bán hàng vậy. Chính vì vậy, nếu một khách hàng có trải nghiệm không tốt với hàng hóa, nhiệm vụ của bạn là phải chỉnh sửa lại điều đó. Thông qua việc thu hồi sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để khắc phục, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng… sẽ góp phần thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp. Do đó, một chính sách thu hồi tốt góp phần mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi Ở nhiều khâu của logistics xuôi xuất hiện sản phẩm không đạt yêu cầu cần sửa chữa, bao bì lỗi phải dán nhãn mác lại… Để đảm bảo đưa các sản phẩm này trở lại kênh logistics xuôi một cách nhanh chóng, kịp thời nhất thì phải phát sinh một loạt hoạt động logistics ngược nhằm hỗ trợ dòng vận động xuôi này. - Logistics ngược giúp bảo vệ môi trường. Thông qua việc thu hồi nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc vứt bỏ một cách có trách nhiệm, doanh nghiệp sẽ giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời, khách hàng, các cơ quan quản lý chức năng và công chúng cũng thường đánh giá rất cao trước những hành vi thân thiện với môi trường của doanh nghiệp. Logistics ngược chính là một trong những thách thức lớn đối với ecommerce bởi vì số lượng hàng hóa lớn và chi phí 203


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

vận chuyển khá cao. Nhưng một chuỗi logistics ngược hiệu quả sẽ đem lại rất nhiều lợi ích trực tiếp. Bao gồm tăng sự hài lòng của khách hàng, giảm thiểu chi phí phân phối và lưu kho. Thật ra số lượng hàng hóa được vận chuyển về trong suốt chuỗi cung ứng nhiều hơn mức mà mọi người thường nghĩ. Ví dụ: Số lượng hàng hóa được trả về chiếm 3% đến 50% trong tổng số vận chuyển của tất cả thị trường. Trong một vài thị trường như xuất bản sách, tạp chí; bán lẻ catalogue hay cardvisit, có tới hơn 20% số sản phẩm bán ra được trả về nhà sản xuất. Chính vì vậy, logistics ngược là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng góp phần xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Và giữ vững lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp và nhà bán lẻ. 5.3.2.Tổ chức quá trình Logistics ngược Các bước thực hiện logistics ngược: - Bước 1. Tập hợp: (Retrieve → Transport → Receive): thu về các sản phẩm không bán được, những sản phẩm có khiếm khuyết. Và vận chuyển chúng đến những điểm phục hồi. - Bước 2. Kiểm tra và chọn lọc (Inspect → Sort): khi sản phẩm về đến DC/Warehouse, sản phẩm sẽ được tháo lắp, phân tích kỹ lưỡng những khiếm khuyết. Và những phần nào còn sử dụng được, sau đó sản phẩm sẽ được chọn lọc và phân loại để phù hợp với quá trình xử lý tiếp theo. Kết quả của giai đoạn 2 rất quan trọng và cần thiết để xác định quá trình tiếp theo cho hầu hết sản phẩm thương mại. - Bước 3. Xử lý (Process): Thường sẽ có 3 cách xử lý sản phẩm như sau: 204


Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại: Được áp dụng khi sản phẩm được đưa vào thị trường khá lâu nhưng không bán được vì khách hàng không có nhu cầu; hoặc nhu cầu bão hòa → thu hồi để bán ở thị trường đang có nhu cầu hoặc thông qua các cửa hàng giảm giá. Phục hồi sản phẩm (sửa lại, làm mới, sản xuất lại, tháo lắp để lấy phần còn sử dụng được): được áp dụng khi chất lượng sản phẩm thu hồi vẫn đảm bảo để có thể quay vòng tiếp tục sử dụng: Linh kiện, các loại bao bì sử dụng nhiều lần (chai, lọ thủy tinh); container và hầu hết các thiết bị thuê ngoài. Đối với sản phẩm mà công dụng, màu sắc; tính năng không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì phải sửa chữa; nâng cấp lại, làm mới sản phẩm và đưa vào mạng phân phối. Xử lý rác thải: đối với những sản phẩm, bao bì không thể xử lý được với những hình thức trên vì điều kiện tồi tệ của sản phẩm. Hay vì giới hạn luật pháp và trách nhiệm với môi trường, doanh nghiệp sẽ cố gắng vứt bỏ với chi phí thấp nhất.

QU

5.4. TỔ CHỨC VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG LOGISTICS

DẠ

Y

M

5.4.1. Cơ cấu tổ chức Tổ chức logistics là quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp bố trí và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu, chiến lược logistics trong từng thời kỳ. Hay Tổ chức Logistics có thể hiểu là sơ đồ hình thức các mối quan hệ chức năng, một tập hợp vô hình các mối quan hệ được các thành viên của doanh nghiệp ngầm hiểu. Logistics là hoạt động mà mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện để đảm bảo cho sự dịch chuyển của hàng hóa và 205


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

dịch vụ. Điều này có nghĩa mọi doanh nghiệp luôn cần một cấu trúc chức năng nhất định dù có tính hình thức hay không, để thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên có thể thấy rằng khi cơ cấu tổ chức logistics ra đời sẽ mang lại một số lợi ích thiết thực. a. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp logistics kiểu ma trận Tổ chức doanh nghiệp kiểu ma trận quản lý hệ thống dịch vụ logistics theo các nhóm mặt hàng. Cơ cấu này phù hợp với mức độ khách hàng hóa cao về nhu cầu logistics. Cơ cấu tổ chức loại này khá linh hoạt, các hoạt động logistics theo hàng ngang có thể nhanh chóng phối hợp, điều chỉnh và hủy bỏ theo yêu cầu. Loại cấu trúc này sẽ giúp doanh nghiệp khai thác triệt để các nguồn lực, tăng cường các mối quan hệ giữa các phòng ban, thống nhất quản lý và tập trung chú ý vào các vấn đề chiến lược quan trọng. Cơ cấu này phù hợp với các doanh nghiệp logistics phục vụ các doanh nghiệp sản xuất có lĩnh vực kinh doanh, phạm vi hoạt động và quy mô vừa phải. b. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp logistics kiểu mạng hỗn hợp Cơ cấu tổ chức này kết hợp cả hai loại hình quản lý tập trung và phân quyền theo từng cấp. Khách hàng của mỗi chi nhánh sẽ đến từ hai phần, một phần từ trụ sở chính, được quản lý theo trọng tâm chi phí. Một phần từ chi nhánh quản lý theo trọng tâm lợi nhuận. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp logistics kiểu mạng hỗn hợp có lợi cho quản lý ở tầm bao quát tại trụ sở chính vừa giữ được sự độc lập tương đối của các chi nhánh. Cơ cấu này có 206


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

nguồn lực toàn diện mạnh mẽ, khu vực hoạt động và quy mô cung ứng lớn. Phù hợp với các khách hàng có phạm vi kinh doanh quốc tế, cần phân phối hàng hóa và sử dụng dịch vụ logistics toàn cầu. c. Cơ cấu tổ chức kiểu mạng phân phối ảo. Các hoạt động logistics cơ bản được chuyển cho các lực lượng bên ngoài. Doanh nghiệp loại này không sở hữu nhiều tài sản, không có nhiều thiết bị, nhưng có trình độ cao về quản lý và công nghệ thông tin. Cơ cấu này giúp tăng cường sự hợp tác song phương ở diện rộng, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba giữ vị trí quan trọng và ổn định hơn trong toàn bộ quá trình kinh doanh. d. Cơ cấu tổ chức Logistics Front - Back - End Front - End là hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM và các tương tác của doanh nghiệp với thị trường. Back - End là hệ thống quản lý nguồn lực ERP và mạng kết nối các điểm mua hàng của doanh nghiệp. Loại cơ cấu này là cơ cấu tổ chức mới trong đó có cả sự linh hoạt của doanh nghiệp nhỏ và lợi thế tài nguyên của doanh nghiệp lớn. 5.4.2. Mô hình tổ chức Cấu trúc chính thức (tiếng Anh: Fomal); cấu trúc nửa chính thức (tiếng Anh: Semifomal) và cấu trúc không chính thức (tiếng Anh: Infomal) trong tổ chức Logistics là một loại hình tổ chức Logistics trong doanh nghiệp. a. Cấu trúc chính thức (Fomal). Cấu trúc chính thức trong Logistics là hình thức tổ chức tạo nên các tuyến quyền lực và trách nhiệm rõ ràng đối với Logistics. Về cơ bản loại hình này bao gồm: 207


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Bố trí nhà quản trị vào vị trí cấp cao đối với các hoạt động Logistics; Xác định quyền lực của nhà quản trị ở mức cấu trúc của tổ chức cho phép điều hoà hiệu quả với các lĩnh vực chức năng quan trọng khác (tài chính, nghiệp vụ, và marketing). Điều này tăng cường và tổ chức nhân sự Logistics vào trong hình thức thúc đẩy sự phối hợp hoạt động. Các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tổ chức này trong trường hợp các loại hình khác không hiệu quả hoặc khi cần phải tập trung mọi nỗ lực cho các hoạt động Logistics. Hình thức cấu trúc chính thức có các vai trò như: giúp vị trí của Logistics được nâng cao ngang tầm với các lĩnh vực chức năng khác, và quyền lực của nhà quản trị Logistics cũng ngang bằng với các nhà quản trị chức năng quan trọng khác. Khi chức năng Logistics ngang bằng với các chức năng khác, thì sẽ tạo nên sức mạnh kinh doanh của doanh nghiệp; tạo ra một số lượng hạn chế lĩnh vực quản trị dưới quyền trưởng phòng Logistics, có nghĩa tạo khả năng chuyên môn hoá và tập trung hoá quản trị Logistics.

208


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Cấu trúc tổ chức Logistics chính thức Có thể thấy 5 lĩnh vực với nhà quản trị phân tán cho từng lĩnh vực và được quản trị như một thực thể phân biệt. Như vậy, cấu trúc tổ chức chính thức là sự cân đối giữa tối thiểu hoá số lượng các nhóm hoạt động nhằm khuyến khích sự phối hợp trong khi vẫn chuyên môn hoá chúng để đạt được hiệu quả trong quản trị các yếu tố kĩ thuật Logistics. Hiện nay, loại hình cấu trúc tổ chức chính thức được sử dụng phổ biến trong các ngành. Đây là cấu trúc thống nhất cả Logistics đầu vào - tạo nguồn lực dự trữ hàng hoá - và Logistics đầu ra - cung ứng hàng hoá cho khách hàng nhằm mục đích riêng của hệ thống Logistics. b. Cấu trúc nửa chính thức (Semifomal) Hình thức cấu trúc nửa chính thức cho thấy, kế hoạch hoá và nghiệp vụ Logistics luôn luôn đan chéo qua các chức năng khác nhau bên trong cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp. Các nhà quản trị Logistics được phân công để phối hợp các dự án bao gồm Logistics và một số lĩnh vực. Kiểu cấu trúc này thường được gọi là tổ chức ma trận, và đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực hàng không.

209


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Tổ chức ma trận của Logistics Trong tổ chức ma trận, nhà quản trị Logistics có trách nhiệm đối với toàn bộ hệ thống Logistics, nhưng không có quyền lực trực tiếp đối với các hoạt động từng phần. Cấu trúc tổ chức truyền thống của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên. Nhà quản trị Logistics chia sẻ quyền quyết định và giải quyết các vấn đề với nhà quản trị khu vực hoạt động. Chi phí cho các hoạt động phải được điều chỉnh bởi mỗi phòng chức năng cũng như mỗi chương trình Logistics, đây là cơ sở để hiệp tác và phối hợp. Tuy tổ chức ma trận có thể là hình thức tổ chức hữu ích, nhưng chúng ta cũng nhận ra rằng, tuyến quyền lực và trách nhiệm trở nên không rõ ràng. Những mâu thuẫn có thể xuất hiện không dễ giải quyết. Đối với một số doanh nghiệp, cách lựa chọn này là sự dung hoà giữa hình thức hoàn toàn không chính tắc và hình thức cấu trúc bậc cao. c. Cấu trúc không chính tắc (Infomal). Mục tiêu chủ yếu của tổ chức Logistics là phối hợp các hoạt động Logistics để kế hoạch hoá và kiểm soát. Có thể đạt được điều này bằng hình thức cấu trúc không chính thức. Về cơ bản, các hình thức cấu trúc không chính thức không đòi hỏi bất kì một sự thay đổi nào trong cấu trúc tổ chức hiện tại, nhưng dựa vào bắt buộc hoặc thuyết phục để tạo nên sự phối hợp giữa các hoạt động và sự hợp tác giữa những người có trách nhiệm. Một số hình thức cấu trúc không chính tắc trong tổ chức Logistics như: 210


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Kiểm soát bằng ngân sách Đối với những doanh nghiệp thiết kế phân tán các hoạt động như vận chuyển, kiểm soát dự trữ, thực hiện đơn đặt hàng, đôi khi có thể tạo ra một hệ thống khuyến khích để phối hợp chúng. Ngân sách - phương sách kiểm soát chủ yếu đối với nhiều doanh nghiệp -thường lại không khuyến khích sự hợp tác, đôi khi nó là cơ chế phối hợp không hiệu quả. Ngân sách có thể không khuyến khích bởi nhà quản trị vận chuyển sẽ phát hiện ra sự vô lí do phải chịu những chi phí vận chuyển cao hơn mức cần thiết để đạt được chi phí dự trữ thấp hơn. Chi phí dự trữ không thuộc vào trách nhiệm ngân sách của nhà quản trị vận chuyển. Kết quả của nhà quản trị vận chuyển được đo bằng chi phí vận chuyển so với ngân sách. Hạch toán nội bộ giữa các hoạt động Logistics khác nhau Phải cân nhắc việc lựa chọn phương tiện vận tải khi nó gián tiếp ảnh hưởng đến mức phí dự trữ, đồng thời người ra quyết định vận chuyển sẽ không có động cơ khác hơn là tìm cách cho chi phí vận chuyển thấp nhất. Chia sẻ tiết kiệm chi phí Tất cả các nhà quản trị các hoạt động Logistics phân tán đưa ra những mô hình chi phí mâu thuẫn có thể làm giảm sự tiết kiệm chi phí của họ. Có thể định trước chương trình để phân chia tiết kiệm nhằm phân phối lại tiền lương. Có sự khuyến khích sự hợp tác tiết kiệm tiềm năng lớn nhất xẩy ra khi mà sự hợp tác là cân đối những hoạt động có mô hình chi phí mâu thuẫn. Những kế 211


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

hoạch chia sẻ lợi nhuận này hạn chế thành công của một số doanh nghiệp, nhưng một số doanh nghiệp sử dụng chúng lại có hiệu quả. Sử dụng uỷ ban kết hợp Uỷ ban này tập hợp các thành viên từ mỗi lĩnh vực Logistics quan trọng. Bằng cách cung cấp các phương tiện để truyền tin, việc kết hợp có thể đem lại kết quả. Đối với những công ty có truyền thống uỷ ban kết hợp, hình thức uỷ ban có thể rất thoả đáng. Dẫu rằng các uỷ ban xem ra là giải pháp đơn giản, không phức tạp cho vấn đề kết hợp, nhưng chúng có thiếu sót là thường ít sức mạnh để thực thi những đề nghị của mình. Xem xét lại các quyết định và nghiệp vụ Logistics Một cách thúc đẩy sự kết hợp khá hiệu quả là việc trưởng phòng xem xét lại các quyết định và nghiệp vụ Logistics. Quản trị thượng đỉnh có vị trí thiết yếu trong cấu trúc tổ chức để dễ dàng nhận ra việc đưa ra quyết định kém tối ưu trong tổ chức. Do các nhà quản trị cấp dưới trong các lĩnh vực hoạt động Logistics chịu trách nhiệm trước các nhà quản trị thượng đỉnh, nên việc động viên và hỗ trợ của quản trị thượng đỉnh trong phối hợp và hiệp tác giữa các hoạt độmg chức năng này là giải pháp lâu dài theo hướng đạt được các mục đích tổ chức mà không cần có cấu trúc tổ chức chính thức. 5.4.3. Kiểm soát hoạt động a. Khái niệm kiểm soát hoạt động logistics 212


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

Kiểm soát là quá trình đo lường so sánh kết quả hiện hữu với kế hoạch và thiết lập hành động điều chỉnh để tăng cường hiệu quả của hoạt động quản trị. b. Các hệ thống kiểm soát - Hệ thống mở (khung kiểm soát mở) Là hệ thống kiểm soát có sự can thiệp của con người giữa hoạt động so sánh kết quả hiện hữu và mong muốn với hành động giảm sai sót của quá trình. Nhà quản trị phải can thiệp tích cực trước bất kỳ hành động điều chỉnh nào có thể diễn ra và do đó gọi là hệ thống mở. - Hệ thống đóng Có nghĩa là khi các qui tắc ra quyết định được coi là đại diện cho hệ thống, nhà quản trị tách khỏi quá trình kiểm soát và chỉ quan sát các kết quả. Hệ thống đóng thường áp dụng trong các hoạt động tự động hóa. Hệ thống kiểm soát đóng có khả năng kiểm soát khối lượng các hoạt động logistics với tốc độ và độ chính xác cao. - Hệ thống kiểm soát hỗn hợp Là hệ thống kiểm soát đóng, mở kết hợp, được sử dụng nhiều nhất trong kiểm soát các hoạt động logistics.

213


214

DẠ

Y

M Y

QU NH ƠN

IC

OF F

IA L


IA L

Chương 6

OF F

IC

LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI

6.1. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI

6.1.1. Khái niệm

DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

Từ điển Cambridge đưa ra định nghĩa xuyên biên giới là một cái gì đó xảy ra giữa các nước khác nhau hoặc liên quan đến những người hay doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau. Kết hợp với những khái niệm về thương mại điện tử có thể thấy rằng thương mại điện tử xuyên biên giới có nghĩa là hoạt động mua bán trực tuyến quốc tế hay nói cách khác là việc bán hoặc mua sản phẩm được thực hiện thông qua mạng Internet. Người mua và người bán không ở cùng một quốc gia (hay đến từ các lãnh thổ hải quan khác nhau) và thường không chịu sự quản lý bởi một cơ quan quyền lực quốc gia, có thể sử dụng các đồng tiền thanh toán khác nhau và nói các ngôn ngữ khác nhau, thực hiện giao hàng hoá bằng cách sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh xuyên biên giới hoặc dịch vụ bưu chính để kết thúc giao dịch mua bán. Ví dụ như bán hàng từ Mỹ sang Trung quốc hay giao dịch trực tuyến bán hàng giữa các nước thuộc Eu. 215


OF F

IC

IA L

Thương mại điện tử xuyên biên giới mang lại lợi thế cho cả người mua và người bán. Người bán (cả nhà bán lẻ và thương hiệu) có thể mở rộng kinh doanh bên ngoài thị trường nội địa đã trở nên bão hòa và thâm nhập vào các thị trường mới. Bán hàng hoá ra nước ngoài cũng mang đến cơ hội nắm bắt tiềm năng của các dòng sản phẩm khác nhau so với thị trường trong nước. Đó cũng là lợi thế khi mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế và tăng doanh thu.

NH ƠN

- Mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế: thương nhân thông qua mạng internet có thể mở rộng hoạt động kinh doanh không biên giới và đây chính là cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế thay vì chỉ bó hẹp kinh doanh hoạt động ở địa phương quốc gia họ.

QU

Y

- Tăng doanh thu: bằng cách tăng đối tượng khách hàng từ nhiều thị trường khác nhau, thương nhân sẽ được hưởng lợi từ doanh số cao hơn và do đó doanh thu nhiều hơn.

DẠ

Y

M

Đối với người mua, họ cũng có thể tận dụng được lợi thế từ một thị trường cạnh tranh hơn. Người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi từ việc cạnh tranh giữa người bán hàng trong nước và nước ngoài. Cụ thể, người tiêu dùng có thể đặt hàng sản phẩm trên các trang web nước ngoài với một mức giá tốt hơn và sự sẵn có của các sản phẩm không có sẵn trong thị trường nội địa. Ngoài ra, người tiêu dùng thường xuyên chọn mua sắm trực tiếp từ cửa hàng trực tuyến của thương hiệu ưa thích của họ. 216


IA L

6.1.2. Đặc trưng cơ bản và những tác động của Thương mại điện tử xuyên biên giới

IC

Thương mại điện tử xuyên biên giới được đặc trưng như sau:

OF F

• Các công việc đặt hàng, bán hàng, liên lạc và, nếu có thể, thanh toán được thực hiện trực tuyến. Yêu cầu hoàn trả/ trả lại hàng được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ.

NH ƠN

• Việc giao dịch /giao hàng hoá được thực hiện xuyên biên giới với lưu lượng lớn nhưng lại đóng thành các gói nhỏ hàng hoá. • Hàng hóa tồn tại dưới hình thái vật chất (hữu hình) và dòng lưu chuyển hàng hoá nhạy cảm với thời gian.

QU

Y

• Dành cho người tiêu dùng/người mua (với mục đích thương mại và phi thương mại). Trong đó có sự tham gia của những người không quen biết nhau.

M

Thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển tác động đến các chủ thể trong nền kinh tế rất mạnh mẽ, điều này thể được xem xét trên 3 nhóm đối tượng chính sau:

+ Với doanh nghiệp được thể hiện đó là:

DẠ

Y

1) Cơ hội mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới 217


IA L

nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn.

OF F

IC

(2) Giảm chi phí sản xuất và giao dịch: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí thông tin, liên lạc, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống, . . . Với mô hình này, nhà sản xuất có thể phân phối hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng, không phải qua bất cứ khâu trung gian nào.

NH ƠN

(3) Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.

QU

Y

(4) Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.

M

(5) Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

DẠ

Y

(6) Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này. 218


IC

IA L

(7) Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

OF F

(8) Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%).

NH ƠN

(9) Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.

Y

(10) Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

M

QU

(11) Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.

DẠ

Y

(12) Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. 219


IA L

+ Với người tiêu dùng được thể hiện trên các khía cạnh:

IC

(1) Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ hơn do được tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn trên khắp thế giới.

OF F

(2) Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử xuyên biên giới cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.

NH ƠN

(3) Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.

QU

Y

(4) Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).

M

(5) Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.

DẠ

Y

(6) Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng. 220


IA L

(7) “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng.

OF F

IC

(8) Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng. + Với xã hội và nền kinh tế được thể hiện trên các khía cạnh:

NH ƠN

(1) Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.

Y

(2) Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người.

M

QU

(3) Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua mạng.

DẠ

Y

(4) Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn dành cho việc thực hiện các giao dịch hàng hoá xuyên biên giới thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và giao dịch trực tuyến giữa các người mua, người bán, các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá xuyên biên giới,. .

221


IA L

(5) Về lâu dài sẽ góp phần làm tăng nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước do các giao dịch thương mại xuyên biên giới xuyên biên giới tăng lên.

OF F

IC

6.1.3. Phân loại hình thức giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.

M

QU

Y

NH ƠN

Với việc số hóa chuỗi cung ứng quốc tế và thương mại điện tử xuyên biên giới đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần vào sự thịnh vượng kinh tế trên quy mô toàn cầu. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các giao dịch hàng hoá theo lô nhỏ đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành bán lẻ qua việc dựa trên nền tảng Internet để thúc đẩy mô hình kinh doanh thương mại với cách thức mua hàng, giao hàng và thanh toán nhanh chóng. Khi đó mọi tổ chức hay bất kỳ cá nhân nào đều có thể tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới nếu sử dụng thiết bị đầu cuối có thể kết nối mạng. Tuy nhiên, nếu phân loại các thành phần tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới có thể chia làm 3 thành phần cơ bản tham gia: người tiêu dùng, doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ.

DẠ

Y

Người tiêu dùng là chủ thể quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới. Là điểm cuối trong chuỗi tiêu thụ hàng hóa và các dịch vụ, mục tiêu và đối tượng để doanh nghiệp và cơ quan chính phủ phục vụ nhằm thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầu chính đáng của cá nhân hoặc cộng đồng. 222


IC

IA L

Doanh nghiệp là các tổ chức kinh doanh hàng hóa hoặc tạo ra các sản phẩm hàng hóa cũng như dịch vụ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và cộng đồng. Doanh nghiệp giữ vai trò chủ động tiên phong trong tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới.

NH ƠN

OF F

Các cơ quan chính phủ vừa là người tiêu thụ hàng hóa, vừa là người cung cấp hàng hóa là dịch vụ công trong thương mại điện tử xuyên biên giới cũng là người quản lý điều chỉnh các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới thông qua hệ thống pháp luật.

Y

Dưới đây là mối quan hệ tác động giữa các chủ thể với nhau trong môi trường mạng máy tính hình thành các hình thức giao dịch khác nhau trong thương mại điện tử xuyên biên giới:

DẠ

Y

M

QU

- Giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B): Đây là giao dịch mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh kèm theo các dịch vụ tư vấn, bảo trì, nâng cấp sau bán hàng. Doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn hàng, đặt hàng từ các nhà cung cấp, nhận hóa đơn và thanh toán. Các quá trình trên trước đây mất rất nhiều thời gian và nhân công do phải làm việc, đàm phán và gặp mặt trực tiếp, nay toàn bộ quá trình trên đều có thể thực hiện tại bất cứ đâu và vào bất cứ thời gian nào được cho là phù hợp với hai bên thông qua mạng Internet. Điều này giúp giảm thiểu chi phí, tận dụng thời gian, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thực tế, loại giao dịch 223


QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

này đã được sử dụng từ nhiều năm ở các mức độ khác nhau, trước khi ra đời mạng Internet, ví dụ như giao dịch thanh toán điện tử EDI đã được sử dụng trên các mạng riêng từ năm 1970 tại Mỹ. B2B giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, lựa chọn đầu vào tốt hơn, quản lý tốt việc cung tiêu hàng hóa, thay đổi nhanh sản phẩm mẫu mã, đưa hàng ra thị trường. Sau này, xuất hiện website trung gian để các doanh nghiệp giới thiệu, báo giá sản phẩm, tạo sân chơi mua bán hàng hóa, trang web này được gọi là sàn giao dịch điện tử. Bên cạnh việc tạo ra một sân chơi cho các doanh nghiệp thực hiện việc mua bán, sàn giao dịch có thể thực hiện các giá trị gia tăng như cung cấp thông tin cần thiết do các doanh nghiệp tự quảng bá, tổ chức hội thảo, cung cấp các nghiên cứu điều tra thị trường cho doanh nghiệp. Trên thế giới có các sàn giao dịch rất sôi động như Alibaba.com, Manta, IndiaMart.com, Made-in-China, DHGate, HKTDC.com, . .

DẠ

Y

M

- Giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C): Đây là giao dịch mà ở đó người tiêu dùng mua hàng trực tiếp và các doanh nghiệp thực hiện việc bán lẻ qua mạng thông qua website của doanh nghiệp hoặc sàn giao dịch. Hình thức bán lẻ điện tử ngày càng được các doanh nghiệp chú ý và đầu tư triển khai áp dụng vì tiếp cận khách hàng nhanh chóng và thuận lợi. Bán hàng trong B2C khác với B2B bởi giá cả thường cố định, doanh nghiệp chỉ cần xây dựng catalog, hệ thống duyệt dễ dàng cho khách hàng thăm quan, tìm kiếm sản phẩm, tìm ra giải pháp thu tiền bằng nhiều hình thức thanh 224


IA L

toán để giao hàng nhanh, hiệu quả đến tận khách hàng. Trên thế giới hiện có các sàn giao dịch điện tử như Amazon, Lazada, Alibaba, . .

NH ƠN

OF F

IC

- Giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C): Đây là các giao dịch giữa các người tiêu dùng có nhu cầu mua hoặc bán các hàng hóa dịch vụ mà mình sở hữu. Thương mại điện tử xuyên biên giới cho phép thông qua website của các sàn đấu giá như eBay để thực hiện các giao dịch hoặc thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, zalo, .. 6.2. VAI TRÒ CỦA LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI

QU

Y

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các hoạt động đầu tư và thương mại không ngừng gia tăng. Sản xuất phát triển, nhu cầu vận tải hàng hóa cùng các dịch vụ hỗ trợ từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, lưu thông hàng hóa ngày càng cao, đang tạo ra cơ hội lớn cho phát triển các dịch vụ cảng và logistics.

DẠ

Y

M

Trong thương mại điện tử xuyên biên giới, Logistics được hiểu đơn giản là quy trình hoàn tất đơn hàng, bao gồm các khâu đóng gói, vận chuyển, thu tiền và chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Như vậy, với hàng hóa là các sản phẩm hữu hình, dù cho các khâu tìm kiếm sản phẩm, giao kết hợp đồng, thanh toán… có thể thực hiện trên môi trường trực tuyến nhưng công đoạn giao hàng từ nhà sản xuất tới người 225


IA L

tiêu dùng cuối cùng vẫn phải gắn chặt với dịch vụ logistics và chuyển phát.

OF F

IC

Các dịch vụ Logistics chủ yếu như: nhận đơn đặt hàng vận tải, gom hàng, xử lý nguyên vật liệu, gia công mã mác, lưu kho, kiểm soát hàng tồn kho, tái chế hàng trả lại, quản lý việc phân phối, xúc tiến thị trường và các dịch vụ thông tin… Thương mại điện tử muốn phát triển mạnh, không thể thiếu các dịch vụ logistics và chuyển phát chất lượng.

DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

Logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải. Nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hoá một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi fax, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet…. cho người bán hàng, thậm chí cho hãng sản xuất hàng hoá là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà. Có hiệu quả đó chính là nhờ ứng dụng hệ thống Logistics vào sản xuất và lưu thông. Đặc biệt là hiệu quả của nó đối với các doanh nghiệp TMĐT, khi mà khách hàng và doanh nghiệp giao tiếp vớí nhau trong thế giới ảo thì việc tạo dựng uy tín và niềm tin cho khách hàng là rất khó khăn. Do vậy, logistics thương mại điện tử sẽ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là giao đúng sản phẩm với đúng số lượng tại 226


IA L

đúng địa điểm và thời gian tới đúng khách hàng, giúp đạt được mục đích cuối cùng là lợi thế cạnh tranh.

OF F

IC

Còn với doanh nghiệp, việc đăng bán trực tiếp trên các trang TMĐT quốc tế là cách nhanh nhất để kết nối với khách hàng, tìm thị trường và gia tăng doanh thu xuất khẩu. Hình thức này vừa cắt giảm chi phí vận hành, vừa giúp phân phối sản phẩm đến người dùng cuối tại nhiều thị trường mà không phải qua các khâu trung gian.

NH ƠN

6.3. CÁC MÔ HÌNH DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI

Mô hình Hub and Spoke trong thương mại nội địa và xuyên quốc gia

DẠ

Y

M

QU

Y

Hoạt động phân phối hàng hóa của các công ty PEP dựa trên mô hình Hub and Spoke (H&S). Đây là một hệ thống được sử dụng cho việc phân phối hàng hóa có kích thước hoặc tải trọng nhỏ. Ngược lại với giao hàng trực tiếp, trung tâm được sử dụng để kết nối các địa điểm cá nhân nơi lô hàng đặt và nhận. Mô hình H&S cho phép giảm thiểu chi phí lưu trữ và chi phí vận chuyển cho các khách hàng cá nhân, mặc dù một lô hàng duy nhất có tổng khoảng cách vận chuyển dài hơn trong trường hợp giao hàng trực tiếp. Giải pháp này rất hữu hiệu cho một số lượng lớn các món hàng được đặt và nhận ở nhiều địa điểm khi phân phối trong cùng một quốc gia. (Hình 1)

227


IA L IC OF F NH ƠN

Y

Hình 1: Hệ thống phân phối sử dụng mô hình H&S trong cùng quốc gia

DẠ

Y

M

QU

Hình 1 minh họa hệ thống phân phối sử dụng mô hình H&S trong một nước. Khi khách hàng A đặt một đơn hàng cho các sản phẩm được lựa chọn tại cửa hàng S. S sẽ chọn hàng, đóng gói và đặt hàng một dịch vụ chuyển phát nhanh từ công ty C. Công ty này sẽ thu thập vận chuyển và đưa nó đến đầu mối vận tải địa phương C1x. Tiếp đó, lô hàng cùng với các món hàng từ các thành phố lân cận và các chi nhánh trên cả nước được vận chuyển đến trung tâm Cx. Sau đó chúng được phân loại, sắp xếp và được vận chuyển bằng đường bộ (thường vào ban đêm) đến các chi nhánh địa 228


NH ƠN

OF F

IC

IA L

phương. Trong trường hợp này, lô hàng của khách hàng A sẽ đến đầu mối địa phương C2x. Buổi sáng, lô hàng được chuyển phát nhanh từ chi nhánh địa phương tới giao cho khách hàng A. Như trong hình 1, khoảng cách di chuyển hàng trong mô hình này dài hơn nhiều so với kết nối trực tiếp từ điểm S đến điểm A. Điều này kéo dài thời gian giao hàng, nhưng giảm đáng kể chi phí đơn vị nhờ hợp nhất với các lô hàng đơn vị khác. Khách hàng phải đợi và nhận hàng ở ngày làm việc tiếp theo, nhưng bù lại, chi phí giao hàng thấp hơn hàng chục đến vài trăm lần so với trường hợp giao hàng trực tiếp.

M

QU

Y

Một vấn đề phát sinh với mô hình H&S đó là khi các tuyến đường có ít lô hàng được vận chuyển. Dung tích của phương tiện vận tải sử dụng ít làm chi phí vận chuyển đơn vị tăng đáng kể. Hơn nữa, trong trường hợp gói hàng nhỏ (điều này lại chiếm ưu thế trong TMĐT) tổng chi phí giao hàng tăng đáng kể khi lô hàng di chuyển qua nhiều đầu mối địa phương và các trung tâm. Sự phức tạp và tốn kém như vậy cũng xảy ra trong trường hợp vận chuyển qua biên giới.

DẠ

Y

Hình 2 mô tả lộ trình phân phối hàng hóa cho đơn hàng đặt của khách hàng A từ cửa hàng S trong trường hợp thương mại xuyên quốc gia với mô hình H&S.

229


IA L IC OF F NH ƠN

QU

Y

Hình 2: Hệ thống phân phối sử dụng mô hình H&S giữa hai quốc gia

DẠ

Y

M

Ở đây trung tâm Cy được thêm vào để hỗ trợ cho thị trường ở hai quốc gia khác nhau. Mặc dù điểm A và S gần với nhau, khi sử dụng mô hình H&S thì các sản phẩm vẫn đi qua các điểm trong mô hình này và làm tăng tổng chi phí giao hàng. Do trong TMĐT xuyên biên giới (giữa hai quốc gia) có rất ít luồng hàng hóa giữa trung tâm Cx và trung tâm Cy, nên dung tích các phương tiện vận chuyển không được tận dụng hết. Ngoài ra, cước phí vận tải quốc tế cao hơn trong vận tải nội địa và sự cạnh tranh tương đối thấp trong giao hàng qua biên giới giúp các DN PEP có quyền thương lượng lớn. Tất cả 230


DẠ

Y

M

QU

Y

NH ƠN

OF F

IC

IA L

đều làm cho chi phí giao hàng qua biên giới nhiều lần cao hơn phân phối trong nội địa. Điều này không khuyến khích khách hàng đặt hàng từ các cửa hàng trực tuyến nước ngoài và làm khó khăn thêm vấn đề về không gian vận chuyển hàng hóa. Do đó, giải pháp để vượt qua là phải giảm số lượng các hoạt động phân loại, xử lý và giảm chi phí giao hàng qua biên giới.

231


232

DẠ

Y

M Y

QU NH ƠN

IC

OF F

IA L


IA L

Chương 7:

IC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

OF F

7.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7.1.1. Khái niệm

NH ƠN

Quản lý nhà nước đối với logistics trong thương mại điện tử là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên những hoạt động của các tổ chức kinh doanh về logistics và thương mại điện tử nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước để đạt được các mục tiêu phát triển logistics và thương mại điện tử trong

Y

tổng thể nền kinh tế quốc gia.44

QU

7.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử

M

Thứ nhất, chủ thể quản lý là cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước liên quan đến lĩnh vực quản lý và kinh doanh logistics và thương mại điện tử, bao gồm: Quốc hội (ban hành luật và các văn bản, quyền giám sát thực thi pháp luật), Chính phủ

Y

(ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thực thi văn bản luật), Hệ thống Viện kiểm sát và tòa án (xét xử các hành vi vi

DẠ

phạm chịu xử lý trách nhiệm hình sự), Chính quyền địa 44

Nguyễn Hải Quang, 2016

233


IA L

phương (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương đối với đối tượng kinh doanh Logistics và thương mại điện tử).

IC

Thứ hai, đối tượng quản lý là các tổ chức, cá nhân kinh

OF F

doanh liên quan đến logistics và thương mại điện tử, bao gồm: các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cho thương mại điện tử; các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào chuỗi cung

NH ƠN

ứng gắn với thương mại điện tử; các tổ chức phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin và thiết bị ứng dụng cho lĩnh vực logistics và thương mại điện tử..

QU

Y

Thứ ba, Mục tiêu của quản lý là huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển logistics trong thương mại điện tử. Bao gồm: huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước về tài chính, nhân lực, thành tựu khoa học công nghệ và các nguồn lực khác; sử dụng

M

hiệu quả các nguồn lực trong phát triển logistics và chuỗi cung ứng trong xu hướng phát triển thương mại điện tử theo định hướng của nhà nước; đảm bảo môi trường kinh doanh

công bằng, lành mạnh và thuận lợi trong lĩnh vực logistics gắn với thương mại điện tử.

Y

Thứ tư, khách thể của quản lý là các tổ chức liên quan

DẠ

đến phát triển logistics trong thương mại điện tử, như: tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, đại lý làm thủ tục hải quan, các nhà cung ứng gián tiếp cho thương mại điện tử. 234


IA L

Thứ năm, công cụ quản lý là pháp quyền nhà nước thông qua ban hành và thực thi hệ thống văn bản pháp lý và bộ máy

các cơ quan quản lý nhà nước đại diện cho quyền lực nhà

OF F

IC

nước đảm bảo thực thi chức năng và thẩm quyền quản lý hoạt động logistics và thương mại điện tử. Thứ sáu, phương pháp quản lý được sử dụng tổng hợp các phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính và phương

NH ƠN

pháp giáo dục, tuyên truyền trong tác động tới đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Thứ bẩy, nguyên tắc quản lý được đề ra bao gồm: đảm

Y

bảo bình đẳng, công bằng; đảm bảo công khai, minh bạch; đảm bảo nguyên tắc quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro và mức độ tuân thủ của chủ thể kinh doanh logistics; đảm bảo hiệu suất và hiệu quả trong quản lý nước.

QU

7.1.3. Vai trò quản lý nhà nước đối với Logistics trong thương mai điện tử

M

- Xây dựng, ban hành và thực thi hệ thống văn bản pháp lý thống nhất, có hiệu lực, hiệu quả đối với lĩnh vực logistics trong thương mại điện tử.

Y

- Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước (nguồn tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ và các nguồn

DẠ

lực khác) cho phát triển lĩnh vực logistics trong thương mại điện tử. 235


IA L

- Đảm bảo môi trường kinh doanh logistics trong thương mại điện tử công bằng, lành mạnh, thuận lợi cho các nhà đầu tư, các tổ chức liên quan thuộc mọi thành phần kinh tế đến

IC

logistics trong thương mại điện tử.

OF F

7.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7.2.1 Cơ sở pháp lý quốc tế Cơ sở pháp lý quốc tế đối với logistics trong thương mại

NH ƠN

điện tử đang có hiệu lực ở Việt Nam bao gồm các Hiệp định, Hiệp ước và các điều khoản mà Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện với các đối tác trong các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế song phương và đa phương. Cơ sở pháp lý quốc tế bao gồm: Thứ nhất, các Cam kết của Việt Nam trong Tổ chức

QU

Y

thương mại Thế giới (WTO) - Dịch vụ chuyển phát

M

Dịch vụ chuyển phát liên quan trực tiếp tới thương mại điện tử xuyên biên giới. Nội dung cam kết liên quan đến

Phương thức 145, Phương thức 246 (không hạn chế); Phương

DẠ

Y

thức 347: trong vòng 5 năm kể từ ngày ra nhập, cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngoài tối đa lên tới 51% và Phương thức 1: (Mode1) Cung cấp qua biên giới Phương thức 2: (Mode2) Tiêu dùng ở nước ngoài 47 Phương thức 3: (Mode3) Hiện diện thương mại 45 46

236


IA L

tới năm 2012, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Phương thức 448: không cam kết

IC

- Dịch vụ phân phối

Một số phân ngành dịch vụ liên quan đến phân phối mà

OF F

Việt Nam có lợi thế thế thì hạn chế vốn góp của nước ngoài không vượt quá 50% hoặc đặt ra lộ trình cho phép tăng vốn góp của phía nước ngoài từ 5 năm đến 7 năm.

NH ƠN

- Dịch vụ thông quan

+ Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia đối với Phương thức 1. Không hạn chế đối với Phương thức 2 cho cả mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia. + Phương thức 3 thì Việt Nam cam kết hạn chế vốn góp

QU

Y

pháp định của bên nước ngoài. Cụ thể, bên nước ngoài được thành lập liên doanh với phần vốn góp của mình không quá 51% khi tham gia WTO. Sau 5 năm (2012), Việt Nam cho

M

phép thành lập liên doanh không hạn chế phần vốn góp sở hữu của bên nước ngoài. Phương thức 4 chưa cam kết.

- Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển - Dịch vụ xếp dỡ container

DẠ

Y

- Dịch vụ bãi Container

48

Phương thức 4: (Mode4) Hiện diện thể nhân

237


IA L

- Dịch vụ vận tải đường bộ - Dịch vụ vận tải đường sắt

IC

- Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa

- Dịch vụ vận tải hàng không (bao gồm các phân ngành:

OF F

bán và tiếp thị sản phẩm hàng không; Đặt và giữ chỗ bằng máy tính; Bảo dưỡng và sửa chữa máy bay)

NH ƠN

Thứ hai, các Cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết ngày 8/3/2018 giữa 11 nước, trong đó có Việt Nam. Tiếp nối Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), CPTPP vẫn là một hiệp định

QU

Y

thương mại tự do lớn nhất với tiêu chuẩn cao và sẽ có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử, các

M

cam kết của Việt Nam trong CPTPP đảm bảo các cam kết như trong WTO. Tuy nhiên, có hai nội dung mở rộng hơn đó là:

- Logistics: cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Y

- Dịch vụ thông quan và một số hoạt động logistics: cho

DẠ

phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

238


IA L

- Cam kết về chính sách đối với thương mại điện tử cũng rõ ràng hơn: + Chính sách về thuế quan đối với giao dịch điện tử:

OF F

dụng thuế và phí nội địa đối với giao dịch)

IC

Không áp dụng thuế xuất khẩu, nhập khẩu (vẫn có quyền áp + Chính sách về các biện pháp đối với các sản phẩm số: Không phân biệt đối xử giữa sản phẩm số trong nước và nước

NH ƠN

ngoài.

+ Chính sách về vấn đề chứng thực điện tử và chữ ký số: Thừa nhận giá trị pháp lý của chứng thực điện tử, chữ ký số. + Yêu cầu đối với mã nguồn phần mềm: Không được ép buộc chủ thể nước ngoài chuyển giao hoặc cho phép truy cập

QU

Y

mã nguồn phần mềm để được cấp phép nhập khẩu, phân phối, bán, sử dụng phần mềm đó.49 Thứ ba, Cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Thương

M

mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam- EU (EVFTA)

đã được ký ngày 30/6/2019 và có hiệu lực từ ngày

Y

1/8/2020. Trong Hiệp định, các dịch vụ logistics (liên quan đến vận tải, hỗ trợ vận tải) là những dịch vụ có các cam kết

DẠ

đáng chú ý theo hướng mở cửa mạnh hơn đáng kể so với Hiệp 49

Nguyễn Thị Thu Trang, 2019, Trung tâm WTO

239


IA L

định WTO và Hiệp định CPTPP. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (gồm 28 nước EU) là đối tác mạnh về logistics trên

thế giới. Bên cạnh đó, EVFTA được dự báo cũng sẽ giúp gia

OF F

IC

tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và sẽ có tác động đáng kể đến triển vọng thị trường và ngành logistics Việt Nam. Nội dung cam kết liên quan đến logistics trong thương mại điện tử được quy định cụ thể tại Chương 8 mục C (Cung

NH ƠN

cấp dịch vụ qua biên giới), E (Dịch vụ bưu chính, dịch vụ và mạng viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ tàu biển quốc tế) và Mục F (Thương mại điện tử). Cụ thể các dịch vụ cam kết gồm:

- Dịch vụ vận tải biển và một số dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

QU

Y

- Dịch vụ vận tải thủy nội địa - Dịch vụ vận tải đường sắt

M

- Dịch vụ vận tải đường bộ

- Dịch vụ vận tải hàng không - Một số dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải Thứ tư, Luật mẫu về thương mại điện tử do Uỷ ban Luật

DẠ

Y

Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) soạn thảo và công bố.

240


IA L

Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo một Luật mẫu về thương mại điện tử năm 1996. Luật mẫu hình thành những quy định mẫu về

IC

thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu nhằm bảo vệ về mặt pháp lý cho những tổ chức, cá nhân mong muốn

tử trên cơ sở sáu nguyên tắc cơ bản sau:

OF F

tham gia thương mại điện tử. Đây là cơ sở để sau đó các quốc gia hoàn thiện các quy định pháp luật về thương mại điện

NH ƠN

- Tương đương thuộc tính: tài liệu điện tử có thể được coi có giá trị pháp lý như tài liệu ở dạng văn bản nếu thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định;

- Tự do thỏa thuận hợp đồng;

QU

Y

- Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử; - Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những

M

quy định pháp lý về hình thức hợp đồng: những đòi hỏi đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năng được thi hành phải được tôn trọng; - Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung: luật chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng, mà không

DẠ

Y

đề cập nội dung, trên cơ sở phải thỏa mãn những đòi hỏi pháp lý nhất định; 241


IA L

Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước. Nhiều quốc gia đã thể hiện các nguyên tắc và nội dung của Luật mẫu UNCITRAL vào hệ thống pháp luật quốc gia.

IC

Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng đã khái quát

OF F

năm vấn đề pháp lý về thương mại điện tử cần được quy định trong pháp luật quốc gia, bao gồm: (1) Thừa nhận các thông điệp dữ liệu: đưa ra các quy

NH ƠN

định pháp lý đối với các nội dung giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử; (2) Quy định kỹ thuật về chữ ký điện tử nhằm bảo đảm tính xác thực, toàn vẹn, bảo mật của thông tin được trao đổi trong thương mại điện tử;

Y

(3) Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện

QU

tử;

(4) Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử;

M

(5) Tội phạm và vi phạm trong thương mại điện tử. 50

7.2.2. Cơ sở pháp lý quốc gia

DẠ

Y

Thứ nhất, Hệ thống văn bản luật quốc gia liên quan đến Logistics trong thương mại điện tử.

50

Nguyễn Thị Thu Trang, 2019, Trung tâm WTO: https://trungtamwto.vn/file/19365/1

242


IA L

Hệ thống văn bản luật là hệ thống văn bản pháp lý được Quốc hội bỏ phiếu thông qua nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong các hoạt động liên quan đến Logistics trong

IC

thương mại điện tử, bao gồm: Luật giao dịch điện tử, luật thương mại, luật hải quan, Bộ luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ

OF F

và luật công nghệ thông tin, Bộ luật hình sự. Hệ thống văn bản luật hiện đang có hiệu lực, bao gồm:

NH ƠN

- Một là, Luật Giao dịch điện tử. Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 được thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/03/2006. Phạm vi điều chỉnh của luật trên diện

QU

Y

rộng, là cơ sở cho giao dịch thương mại điện tử và logistics điện tử, bao gồm: Giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại. Luật này bao gồm các quy định quan trọng về: Thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử; Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; An

M

ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử; Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử; nguyên tắc giao dịch điện tử: Tự nguyện, được tự thoả thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch, trung lập về công nghệ, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn.

DẠ

Y

- Hai là, Luật thương mại. Luật Thương mại (sửa đổi) số 36/2005/QH11 được thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 là cơ sở quan trọng đối với các hoạt 243


IA L

động thương mại, dịch vụ logistics, thương mại điện tử. Luật quy định các loại dịch vụ logistics, hoạt động thương mại, các

thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật

IC

theo quy định của pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Ngoài ra, luật còn quy định việc trưng bày,

OF F

giới thiệu hàng hoá, dịch vụ trên Internet cũng được coi là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.

NH ƠN

- Ba là, Bộ luật dân sự. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực ngày 01/01/2017 có quy định về hình thức giao dịch dân sự liên

QU

Y

quan đến thương mại điện tử: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. Đối với các trường hợp giao kết hợp đồng, sửa đổi hợp đồng, thực hiện hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng: Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Địa điểm giao kết hợp

M

đồng dân sự do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Những khái niệm trên có hiệu lực khi giao kết và thực hiện hợp đồng qua mạng internet.

DẠ

Y

- Bốn là, Luật Hải quan. Luật Hải quan số 54/2014/QH13, ban hành ngày 23/6/2014, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 quy định liên quan đến nội dung, trình 244


IA L

tự khai hải quan điện tử, địa điểm khai, hồ sơ hải quan điện tử, thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới.

IC

- Năm là, Luật sở hữu trí tuệ. Luật sở hữu trí tuệ số

OF F

36/2009/QH12 ngày 19/06/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010 đánh dấu mốc quan trọng hoàn thiện hệ thống

NH ƠN

pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Luật quy định một số điều khoản liên quan đến thương mại điện tử, như các quy định về: Hành vi xâm phạm quyền tác giả, xâm phạm

QU

Y

quyền liên quan đến tác giả trong môi trường điện tử (cố ý huỷ bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm hoặc dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan). Mặc dù luật không có quy định cụ thể nào liên quan đến lĩnh vực thương mại

M

điện tử và logistics, nhưng các nguyên tắc trong Luật Sở hữu trí tuệ vẫn có thể được áp dụng đối với lĩnh vực thương mại điện tử và logistics. - Sáu là, Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ban hành ngày 29/06/2006 và có hiệu lực ngày 01/01/2007.

DẠ

Y

Luật đưa ra quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại tại mục 3 với các điều từ 29 đến điều 33 nhắm vào các nội dung: Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin 245


IA L

trong thương mại (Điều 29), Trang thông tin điện tử bán hàng (Điều 30); Cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng trên

môi trường mạng (Điều 31); Giải quyết hậu quả do lỗi nhập

IC

sai thông tin thương mại trên môi trường mạng (Điều 32) và Thanh toán trên môi trường mạng (Điều 33), nội dung và

OF F

trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin (Điều 6 và Điều 7).

NH ƠN

- Bẩy là, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Hiện nay, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều

QU

Y

theo Luật số 54/2014/QH13 và Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xử lý vi phạm hành chính. Luật có quy định các hình thức xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến thương mại điện tử và logistics gắn với thương mại điện tử.

M

- Tám là, các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Hải quan, Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, Luật Giao thông thủy nội địa, Luật

Y

tử.

Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải quy định về các hoạt động logistics gắn với giao dịch thương mại điện

DẠ

Thứ hai, Hệ thống văn bản hướng dẫn luật liên quan đến Logistics trong thương mại điện tử. 246


lĩnh vực logistics trong thương mại điện tử, như:

IA L

Hệ thống văn bản gồm hệ thống các nghị định của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng chính phủ liên quan đến

IC

- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày

OF F

16/5/2013 và có hiệu lực ngày 01/07/2013 của Chính phủ quy định về nội dung, hình thức trong giao dịch thương mại điện tử.

NH ƠN

- Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2017 và có hiệu lực ngày 20/2/2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics. Trong đó, Nghị định quy

QU

Y

định về đối tượng, phân loại dịch vụ logistics (liệt kê 17 loại dịch vụ logistics) và điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước Bộ Công thương và các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân

M

tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương trong triển khai nghị định. - Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định

về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 07 năm

Y

2013. Nghị định quy định chi tiết việc quản lý, cung cấp, sử

DẠ

dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, 247


IA L

cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh

thông tin. Bên cạnh đó, Nghị định quy định về trách nhiệm tổ

IC

chức thực hiện của Bộ Thông tin và Truyền thông trong hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định; của các Bộ

OF F

trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành

NH ƠN

phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định. - Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy

QU

Y

định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử ban hành ngày 26/08/2020. Trong đó, một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử (quy định từ Điều 63 đến Điều 66). Cụ thể quy định về: Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng

M

di động; Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động; Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; hành vi vi phạm về hoạt động đấu giá trực tuyến; Hành vi vi phạm về

Y

bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử. Bên cạnh đó, Nghị định quy định về trách nhiệm thi hành

DẠ

(Điều 91) liên quan đến trách nhiệm của Bộ Công Thương trong tổ chức thi hành Nghị định và trách nhiệm của Bộ 248


IA L

trưởng Bộ Tài chính; của Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong

IC

phạm vi chức năng, nhiệm vụ.

OF F

- Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg ban hành và có hiệu lực ngày 14/02/2017 quy định về phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ

NH ƠN

logistics Việt Nam đến năm 2025. Chính phủ đã hoạch định mục tiêu chung phát triển dịch vụ Logistics như: (i) Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP

QU

Y

đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên; (ii) Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và

M

quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước. Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực; (iii) Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc

Y

tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp; (iv).

DẠ

Doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn 249


IA L

thời gian lưu chuyển hàng hóa; (v) Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý tương

OF F

IC

xứng với trình độ phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với logistics điện tử thì nhắm tới việc ứng dụng các công nghệ mới trong logistics, đào tạo nhân lực chuyên

NH ƠN

nghiệp, trình độ cao về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp.

QU

Y

+ Quyết định số 1012/2015/QĐ-TTg do thủ tướng chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 03/07/2015, phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định đã chỉ ra cần phát triển mạng lưới trung tâm logistics bảo đảm

M

đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Khai thác có hiệu quả thị trường dịch vụ logistics của Việt Nam, trong đó tập trung vào các dịch vụ

logistics thuê ngoài, tích hợp trọn gói và đồng bộ, tổ chức và hoạt động theo mô hình logistics bên thứ 3 (3PL) nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thông qua việc tối thiểu

DẠ

Y

hóa chi phí và bổ sung giá trị gia tăng cho hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp. Đối với logistics thương mại điện tử, quyết định hoạch định từng bước triển khai mô hình 250


IA L

logistics bên thứ 4 (4PL) và logistics bên thứ 5 (5PL) trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.

IC

- Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg ban hành và có hiệu

OF F

lực ngày 15/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. Quyết định hoạch định việc mở rộng thị

NH ƠN

trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử cũng như đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới trong giai đoạn 2021-2025; Mục tiêu đề ra Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

QU

Y

- Quyết định số 431/2020/QĐ-TTg ban hành và có hiệu lực ngày 27/3/2020 quy định về phê duyệt đề án quản lý hoạt

M

động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Mục tiêu và nội dung của Quyết định nhăm tới việc xây dựng một hệ thống để tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch thương mại điện tử trên nền cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát giao dịch, tăng tốc

DẠ

Y

độ thông quan hàng hóa do có đầy đủ cơ sở dữ liệu; xây dựng chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được giao dịch qua thương mại điện tử như: quy 251


IA L

trình thủ tục hải quan, cách xác định trị giá hải quan, việc cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành, miễn cấp phép, miễn điều kiện, miễn kiểm tra chuyên ngành.

IC

- Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg ban hành và có hiệu

OF F

lực ngày 03/6/2020 về "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình chuyến đổi số có đề cập đến nội dung nhằm mục tiêu kép là

NH ƠN

vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Quyết định đưa ra một số mục tiêu liên quan

QU

Y

như: Kinh tế số chiếm 30% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; về phát triển hạ tầng số nhắm tới phát triển hạ tầng số, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu, các chức năng về giám sát mạng lưới đến từng nút mạng và bảo đảm an toàn, an ninh

M

mạng được tích hợp sẵn ngay từ khi thiết kế, xây dựng, bao gồm: (i) Xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn quốc, bắt đầu từ các thành phố lớn, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghiệp,

Y

khu chế xuất, trung tâm nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện; (ii) Quy hoạch

DẠ

lại băng tần, phát triển hạ tầng mạng di động 5G; nâng cấp mạng di động 4G; sớm thương mại hóa mạng di động 5G; 252


IA L

triển khai các giải pháp để phổ cập điện thoại di động thông minh tại Việt Nam; xây dựng quy định và lộ trình yêu cầu tích hợp công nghệ 4G, 5G đối với các sản phẩm điện thoại di

IC

động và các thiết bị Internet vạn vật (IoT) được sản xuất và nhập khẩu để lưu thông trên thị trường trong nước; (iii) Mở

OF F

rộng kết nối Internet trong nước thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới trạm trung chuyển Internet (IXP),

NH ƠN

tới trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX. Mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đặc biệt là phát triển các tuyến cáp quang biển, đưa Việt Nam trở thành một trong

QU

Y

những trung tâm kết nối khu vực. Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (Ipv6). Dịch vụ trực tuyến của các cơ quan nhà nước, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, giáo dục, y tế, thương mại điện tử của Việt Nam sử dụng tên miền quốc gia (.vn); (iv)) Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật

M

(IoT); xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một

bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số. Tất cả các dự án

Y

đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải có nội dung nghiên cứu, phân tích để xem xét,

DẠ

bổ sung hạng mục ứng dụng, kết nối mạng IoT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số. Các nội dung phát triển hạ 253


IA L

tầng IoT phải bảo đảm hiệu quả, phát triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp.

Một số giải pháp đề cập liên quan đến phát triển thương

IC

mại điện tử, bao gồm: (i) Xây dựng thị trường thương mại

OF F

điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững, trong đó hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; (ii) Phát triển nền tảng thương

NH ƠN

mại điện tử thông qua chuỗi giá trị, không chỉ dừng lại ở người tiêu dùng. Các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn và các kênh thương mại bán lẻ, các công ty thương mại điện tử cùng cấu thành nên chuỗi cung ứng; (iii) Tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử.

QU

Y

Một số giải pháp đề cập đến ưu tiên chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistics như: (i) Phát

M

triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, các đường cao tốc, quốc lộ. Chuyển đổi các hạ tầng logistics (như cảng biển, cảng thủy nội địa,

hàng không, đường sắt, kho vận ...); (ii) Phát triển các nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng để phát triển thành một hệ thống một cửa để cho phép

DẠ

Y

chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu để vận chuyển hàng hóa và các kho bãi chính xác cũng như hỗ trợ việc đóng gói và hỗ trợ đăng ký, hoàn thiện các quá trình xử lý các văn bản 254


IA L

hành chính liên quan; (iii) Chuyển đổi việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện, cho phép quản lý kết cấu hạ

IC

tầng giao thông số, đăng ký và quản lý phương tiện qua hồ sơ số, cấp và quản lý giấy phép người điều khiển phương tiện số.

OF F

7.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LOGISTICS VÀ THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ 7.3.1. Công tác hoạch định trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử51

NH ƠN

Hoạch định trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử là tiến trình trong đó nhà nước xác định và lựa chọn mục tiêu về phát triển đối với Logistics trong thương mai điện tử và phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu. Về cơ bản, nội dung của công tác Hoạch định trong quản

Y

lý nhà nước đối với Logistics trong thương mai điện tử bao

QU

gồm: (i) Nhà nước thực hiện việc hoạch định và ban hành hệ

M

thống văn bản pháp lý trong quản lý đối với lĩnh vực Logistics và thương mai điện tử; (ii) xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển lĩnh vực Logistics và thương mai điện tử trên cơ sở

hệ thống luật pháp ban hành.

DẠ

Y

Thứ nhất, Nhà nước thực hiện việc hoạch định và ban hành hệ thống pháp lý trong quản lý đối với lĩnh vực Logistics và thương mai điện tử. 51

Nguyễn Hải Quang, 2016

255


IA L

Nhà nước nước là chủ thể quản lý thực hiện hoạch định hệ thống pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh

vực logistics và thương mại điện tử (trả lời câu hỏi cần có

IC

những văn bản luật nào, nghị định hướng dẫn nào? thông tư hướng dẫn nào? và do cơ quan nhà nước nào soạn thảo và ban

OF F

hành?). Nhà nước sẽ thực hiện ban hành hệ thống pháp lý liên quan, cụ thể: Quốc hội thông qua và ban hành các luật, pháp

NH ƠN

lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (như Luật Thương mại, Luật Hải quan, Luật giao dịch điện tử, Luật sở hữu trí tuệ…); Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn các Luật liên

QU

Y

quan (như Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nội dung, hình thức trong giao dịch thương mại điện tử; Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chinh phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics; Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử). Bên cạnh đó, các thông tư của

M

các bộ liên quan hướng dẫn thực hiện các luật và nghị định liên quan đến lĩnh vực logistics và thương mại điện tử. Về nguyên tắc, nội dung của thông tư không được trái với các

nghị định và Luật; nội dung của nghị định không trái với nội

Y

dung của Luật. Đối với lĩnh vực logistics và thương mại điện tử thì có các thông tư được ban hành từ các bộ như: Bộ Công

DẠ

thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông.. 256


IA L

Thứ hai, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển lĩnh vực Logistics trong thương mai điện tử trên cơ sở hệ thống luật pháp ban hành.

IC

Trong từng giai đoạn cụ thể, trên cơ sở tư vấn của các

OF F

Bộ quản lý chuyên ngành, Chính phủ sẽ hoạch định phát triển lĩnh vực Logistics và thương mai điện tử bằng việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển và cụ thể hóa thông qua các

NH ƠN

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Về nguyên tắc, các Quyết định phải phù hợp với hệ thống Luật pháp và đường lối, chiến lược phát triển tổng thể kinh tế, xã hội của quốc gia và vùng, địa phương.

Trong kế hoạch và chiến lược cần xác định rõ mục tiêu và các phương thức để thực hiện các mục tiêu đó. Cụ thể:

QU

Y

Trong Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg ban hành và có hiệu lực ngày 14/02/2017, chính phủ đã xây dựng kế hoạch

M

hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, trong đó có logistics trong thương mại điện tử. Chính phủ đã hoạch định mục tiêu chung

phát triển dịch vụ Logistics như: “ Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%,

Y

tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài

DẠ

dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên” 257


IA L

Trong Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg, Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. Một trong các mục tiêu

IC

liên quan như: “Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử: Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương

OF F

mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%; Chi

NH ƠN

phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử; 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử”.

QU

Y

Phương thức thực hiện quản lý nhà nước luôn thể hiện rõ quan điểm quản lý, và kế hoạch thực hiện, gồm: phương pháp quản lý, các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện và huy động các nguồn lực tài chính, nhân lực ..(ví dụ Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg chỉ rõ: 4 quan điểm chủ đạo, 6 nhóm giải

M

pháp, nguồn kinh phí thực hiện và các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, quyền hạn thực hiện như Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.) 7.3.2. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mại điện tử

Y

Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với Logistics và

DẠ

thương mai điện tử trả lời câu hỏi xây dựng vận hành các cơ quan nhà nước nào để thực hiện kế hoạch, chiến lược phát 258


IA L

triển logistics trong thương mại điện tử nhằm đạt được mục tiêu của nhà nước đề ra trong giai đoạn nhất định.

Việc xây dựng và vận hành các cơ quan nhà nước phải

IC

xuất phát từ chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà

OF F

nước về logistics trong thương mại điện tử để đạt mục tiêu Nhà nước đề ra. Các cơ quan quản lý có bộ máy quản lý hoàn chỉnh và được quy định trong văn bản pháp quy các chức

NH ƠN

năng, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm trong quản lý các tổ chức, cá nhân và khách thể về kinh doanh logistics trong thương mại điện tử. Bộ máy quản lý nhà nước hiện nay bao gồm các cơ quan chính:

QU

Y

Một là, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trực tiếp đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực logistics. Chính phủ phân công nhiệm vụ thực hiện cho các bộ, ngành

M

chức năng và chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: - Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN,

Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) kiêm nhiệm vụ chỉ đạo và quản lý về hoạt động

Y

logistics nói chung và logistics trong thương mại điện tử.

DẠ

- Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ‘thương mại trong nước; xuất 259


IA L

nhập khẩu, thương mại biên giới; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại’. Trong đó, Về quản lý hoạt động thương mại điện tử thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

IC

+ Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các

OF F

văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ và phát triển thương mại điện tử; + Hướng dẫn, thẩm định, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc,

NH ƠN

kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện các chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực thương mại điện tử; + Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về thương mại điện tử đối với tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; thực hiện công tác

Y

thanh tra chuyên ngành về thương mại điện tử;

QU

+ Giải quyết thủ tục đăng ký, thông báo và cấp phép cho hoạt động thương mại điện tử theo quy định của pháp luật;

M

giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại điện tử theo thẩm quyền;

+ Tham mưu quản lý Chương trình phát triển thương

Y

mại điện tử quốc gia; chủ trì hoặc tham gia triển khai các dự án, đề án, chương trình phát triển thương mại điện tử;

DẠ

+ Thẩm định các dự án, đề án, chương trình liên quan đến thương mại điện tử theo thẩm quyền phân công cho bộ; 260


IA L

+ Chủ trì xây dựng và triển khai nhiệm vụ thống kê, chương trình thống kê quốc gia về thương mại điện tử;

+ Chủ trì hoặc tham gia triển khai các hoạt động hỗ trợ

IC

ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Quản lý nhà nước

OF F

đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thương mại điện tử; + Bên cạnh đó, Bộ Công thương là cơ quan nhà nước

NH ƠN

thuộc chính phủ được phân công là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung của Nghị định số 163/2017/NĐ-CP; Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg; Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg)

+ Bộ phận chức năng của Bộ Công thương liên quan

QU

Y

trực tiếp đến thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực logistics và thương mại điện tử gồm có: (i) Cục xuất nhập khẩu và (ii) Cục thương mại điện tử và kinh tế số.

M

- Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thu thuế và thủ tục thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó có hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới; Cấp và quản lý nguồn ngân sách nhà nước cho việc thực

Y

hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển logistics trong thương

DẠ

mại điện tử (ví dụ như quy định trong Nghị định số

261


IA L

163/2017/NĐ-CP; Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg; Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg) + Đối với hình thức thương mại điện tử xuyên biên

IC

giới, Tổng cục Hải quan có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra,

OF F

giám sát và thông quan cho các hàng hóa xuất nhập khẩu; thực hiện cấp phép và quản lý đối với đại lý làm thủ tục hải quan có cung cấp dịch vụ khai hải quan cho hàng hóa xuất

NH ƠN

nhập khẩu dưới hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế có chức năng nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào các giao dịch logistics trong thương mại điện tử.

QU

Y

+ Cấp và quản lý nguồn ngân sách nhà nước, các vụ chức năng của Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước sẽ thực hiện chi ngân sách và quản lý các khoản cho ngân sách cho các

M

chương trình, đề án và dự án phát triển logistics trong thương mại điện tử thuộc ngân sách cấp trung ương. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực

hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư, thu hồi giấy phép đầu tư cho các dự án đầu

Y

tư có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài kinh doanh trong lĩnh

DẠ

vực logistics và thương mại điện tử. Cục Đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước nêu trên. 262


IA L

- Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển công

nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông. Đây là những nền tảng

IC

cơ bản để thực hiện các giao dịch thương mại điện tử và logistics điện tử. Thông qua thực hiện công tác quản lý nhà

OF F

nước và triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong các công ty kinh

NH ƠN

doanh thương mại điện tử và logistics sẽ thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch, giao kết trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử.

QU

Y

- Bộ Giao thông và Vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đăng ký, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia kinh doanh vận tải; quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc đào tạo, sát hạch và cấp phép cho người điều khiển phương tiện; quản lý bảo

M

trì, sửa chữa các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông… Các lĩnh vực trên được khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa nhằm khuyến khích phát triển các hoạt động logistics điện tử trong vận tải đơn phương thức (vận tải

Y

đường bộ, vận tải đường hàng không, vận tải đường biển..) và vận tải đa phương thức, cắt giảm chi phí logistics nói

DẠ

chung và logistics trong thương mại điện tử nói riêng. Bộ Giao thông và Vận tải triển khai các chương trình như: (i) 263


IA L

Tất cả các kế hoạch quản lý bảo trì, sửa chữa các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông được ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa trong công tác lập kế hoạch, nâng cao hiệu

IC

quả quản lý nhà nước; (ii) triển khai 100% các tuyến đường bộ cao tốc có triển khai lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành

OF F

giao thông thông minh (ITS); (iii) hình thành được các trung tâm tích hợp quản lý, điều hành giao thông của đô thị

NH ƠN

thông minh tại các thành phố trực thuộc Trung ương và địa phương có nhu cầu; (iv) Hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) được triển khai đồng bộ tại tất cả các trạm thu

QU

Y

phí trên toàn quốc, tiến tới xóa bỏ tất cả các làn thu phí sử dụng tiền mặt; (v) tạo nền tảng số quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện (Xây dựng nền tảng số tập trung để quản lý hồ sơ điện tử của phương tiện và người điều khiển phương tiện: Số hóa toàn bộ thông tin đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm, bảo dưỡng, vi phạm, tai nạn của các

M

phương tiện tham gia giao thông; Sử dụng các chứng từ vận tải số để thay thế hoàn toàn cho các loại giấy tờ thông hành với mục đích chống giả mạo và gian lận thông tin; Số hóa

thông tin và quản lý cấp phép cho người điều khiển phương

DẠ

Y

tiện dựa trên hệ thống chấm điểm, theo dõi số giờ điều khiển phương tiện an toàn. 52) Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận Tải, Quyết định số 2269/2020/QĐGTVT 52

264


IA L

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chính quyền tại địa phương cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương có chức năng, nhiệm vụ quản lý

IC

nhà nước đối với logistics và thương mại điện tử trong phạm vi, địa bàn của Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương. Trong

OF F

đó, Sở Công thương chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp đối với logistics và thương mại điện tử trên địa bàn; Sở Tài chính chịu

NH ƠN

trách nhiệm quản lý và cấp ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án liên quan; Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong thẩm định, cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực; Sở Giao thông và Vận tải quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ về logistics vận tải phục vụ cho thương mại điện tử…

Y

7.3.3 Công tác kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử

QU

Kiểm tra trong quản lý nhà nước là một tiến trình đo

M

lường kết quả thực hiện quản lý nhà nước so sánh với những nội dung đã được hoạch định, đồng thời sửa chữa và chấn chỉnh những sai lầm để đảm bảo công việc quản lý nhà nước ra.

đạt được mục tiêu theo như kế hoạch hoặc các quyết định đặt

Y

Giám sát của cơ quan quản lý nhà nước là việc các cơ

DẠ

quan quản lý theo dõi, xem xét đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để tổ chức, cá nhân được giám sát chấp hành 265


IA L

nghiêm chỉnh quy định của pháp luật nhằm đạt được mục tiêu quản lý nhà nước đề ra. Trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử, các cơ

IC

quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương đều

OF F

thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong thương mại điện tử nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển và đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng.

NH ƠN

- Công tác kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử được thực hiện bởi một số cơ quan sau:

+ Quốc hội vừa là cơ quan lập pháp nhưng đồng thời là

QU

Y

cơ quan giám sát việc các tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc bộ máy hành pháp và tư pháp trong quản lý trực tiếp các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh

M

vực logistics và thương mại điện tử đúng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương cũng thực hiện quyền giám sát đối

với các chủ thể và các hoạt động liên quan trong lĩnh vực Logistics và thương mại điện tử trong phạm vi quy định.

Y

+ Kiểm Toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ thực hiện

DẠ

kiểm tra đối với việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho

266


IA L

các chương trình, dự án phát triển lĩnh vực logistics trong thương mại điện tử do các Bộ, ngành triển khai. + Các cơ quan chức năng của các Bộ thực hiện công

IC

tác kiểm tra theo lĩnh vực chuyên môn quản lý nhà nước đối

OF F

với các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động, giao dịch trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử. Các nội dung kiểm tra được quy định trong chức năng, thẩm quyền của các

NH ƠN

đơn vị do Bộ trưởng bộ chủ quản ban hành. Ví dụ như Bộ công thương sẽ quy định thẩm quyền cho Cục Xuất nhập khẩu hay Cục Thương mại điện từ và kinh tế số thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong quản lý nước của từng đơn vị. 7.3.4 Công tác xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử

M

QU

Y

- Khái niệm: Xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử là việc xem xét, quyết định áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lí đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Logistics và thương mai điện tử.

- Phân loại xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước đối với Logistics và thương mai điện tử bao gồm hai loại: xử lý vi phạm hành chính và xử lý trách nhiệm hình sự.

DẠ

Y

Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm 267


IA L

hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

NH ƠN

OF F

IC

+ Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý nhà nước đối với logistics và thương mai điện tử là việc cơ quan có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Logistics và thương mai điện tử theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. + Các hình thức xử phạt hành chính: Có năm hình thức xử phạt hành chính, bao gồm:

QU

Y

Một là, Phạt cảnh cáo: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

DẠ

Y

M

Hai là, Phạt tiền: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có tính nghiêm trọng hơn hình thức cảnh cáo và buộc đối tượng vi phạm phải nộp một khoản tiền cho Nhà nước (biện pháp kinh tế để điều chỉnh hành vi). Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà theo từng giai đoạn chính phủ sẽ ban hành khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể (có xác định mức tiền phạt tối thiểu và mức tiền phạt tối đa). 268


IA L

Ba là, Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

NH ƠN

OF F

IC

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề (giấy phép vận tải, giấy phép kinh doanh thương mại điện tử, giấy phép hành nghề khai hải quan..). Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

QU

Y

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động được áp dụng từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

DẠ

Y

M

Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau: (i) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; (ii) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có 269


IA L

khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

IC

Bốn là, Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

NH ƠN

OF F

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện (phương tiện vận tải hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không hợp pháp…) có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Năm là, Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc trục xuất.

M

QU

Y

++ Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đối với các nhà đầu tư trong kinh doanh logistics trong thương mại điện tử vi phạm nghiêm trọng như kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm nhãn mác, hàng kém chất lượng…).

DẠ

Y

++ Các biện pháp khắc phục hậu quả liên quan đến lĩnh vực logistics trong thương mại điện tử, bao gồm: (i) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; (ii) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng (kho, bãi, nhà xưởng) không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; (iii) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi 270


NH ƠN

OF F

IC

IA L

trường, lây lan dịch bệnh; (iv) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; (v) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; (vi) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; (vii) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; (viii) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; (ix) Buộc nộp lại số lợi thu bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;53

Y

+ Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính

DẠ

Y

M

QU

Tùy từng hành vi vi phạm hành chính và phạm vi thẩm quyền của cơ quan quản lý mà pháp luật quy định thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, liên quan đến lĩnh vực logistics trong thương mại điện tử, có các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phạt hành chính, bao gồm: Cơ quan thanh tra chuyên ngành của các bộ chức năng (Bộ Công thương, Bộ Giao Thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông..); Bộ Tài chính (Cơ quan Thuế; Cơ quan

Quốc hội, 2012, Luật số 15/2012/QH13, Luật xử lý vi phạm hành chính, Phần 2, xử phạt vi phạm hành chính. 53

271


IA L

Hải quan, Thanh tra tài chính); Công an Nhân dân; Tòa án nhân dân cấp Huyện, Tỉnh; Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa.54

IC

Thứ hai, Xử lý trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực

OF F

logistics và thương mại điện tử55

Xử lý trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử là hình thức xử lý vi phạm pháp luật đối với hành vi phạm tội và có mức độ cao hơn hình thức xử lý vi

NH ƠN

phạm hành chính.

Xử lý trách nhiệm hình sự là hình thức xử phạt đối với

Y

đối tượng quản lý nước là cá nhân hoặc pháp nhân vi phạm phải chịu về hành vi gây ra nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự.

QU

Trong đó, trách nhiệm hình sự được hiểu là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động

M

của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.

DẠ

Y

Như vậy, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người hoặc thương nhân có hành vi phạm tội phải chịu những hậu 54

Quốc hội, 2012, Luật số 15/2012/QH13, Luật xử lý vi phạm hành chính, Chương 2, từ điều 38-điều 54. 55 Quan Tuấn Nghĩa, 2019,

272


IA L

quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình. Hiện nay, đối tượng bị xử lý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có

đầy đủ dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật

IC

hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì phải chịu trách nhiệm hình sự Theo khoản 1 Điều 2 BLHS năm 2015

OF F

thì "chi người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự ". Để kết luận hành vi

NH ƠN

có phải là tội phạm không thì cơ quan có trách nhiệm cần phải xác định hành vi đó đã thoả mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể chưa (ví dụ như trốn thuế hay gian lận

QU

Y

thương mại điện tử)? Nếu thoả mãn tức là cá nhân hay pháp nhân đó đã thực hiện hành vi tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự. Cần nhấn mạnh cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lí của để xác định trách nhiệm hình sự, là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự.

M

Bản chất của trách nhiệm hình sự là sự lên án của Nhà nước và xã hội đối với hành vi phạm tội cả đối tượng. Nhà nước thông qua việc tuyên bố hành vi nào đó thể hiện mức độ

Y

nguy hiểm nhất định là tội phạm và áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với chủ thể đã thực hiện hành vi. Để

DẠ

đảm bảo tính thực thi, Nhà nước có quyền thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự và áp 273


IA L

dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với chủ thể của tội phạm. Như vậy, trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi mà cá nhân hay pháp nhân phải gánh chịu, được thực hiện

IC

bằng hình phạt, biện pháp tư pháp hình sự và án tích do tòa án nhân danh Nhà nước quyết định áp dụng đối với cá nhân hay

OF F

pháp nhân đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong những trường hợp được quy định trong bộ luật hình sự (ví dụ

NH ƠN

như trốn thuế, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng nhái với số lượng và giá trị lớn, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất và buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan……) Từ khái niệm trách nhiệm hình sự, có thể rút ra một số đặc điểm của trách nhiệm hình sự như sau:

M

QU

Y

Một là, Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí của việc thực hiện hành vi phạm tội (gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự và có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự). Hậu quả này chỉ phát sinh khi có cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện.

DẠ

Y

Hai là, Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện (theo quy 274


IA L

trình pháp lý chặt chẽ do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hiện).

OF F

IC

Ba là, Trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người, pháp nhân phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt - biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp vì hành vi họ gây ra cho xã hội.

NH ƠN

Bốn là, Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đổi với Nhà nước chứ không phải đối với người, hay tổ chức mà quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại.

QU

Y

Năm là, Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án xét xử và công bố trên cơ sở cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án.

DẠ

Y

M

Trong phân loại, xử lý Trách nhiệm hình sự gồm có các hình phạt chính56: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo, không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế, tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.

56

Bộ luật hình sự năm 2015, Chương VI (từ Điều 34-40)

275


IA L

7.3.5 Công tác quản lý nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực liên quan logistics trong thương mại điện tử

NH ƠN

OF F

IC

Nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực liên quan logistics trong thương mại điện tử là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự vận hành và phát triển của lĩnh vực logistics trong thương mại điện tử. Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng xác định mục tiêu, hoạch định và ban hành các chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tham gia vào hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực logistics trong thương mại điện tử đảm bảo chất lượng, đúng kế hoạch và phù hợp với nhu cầu thị trường lao động tránh hiện tượng (thừa hay thiếu nguồn nhân lực qua đào tạo so với nhu cầu thực tế của thị trường).

QU

Y

Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nghiên cứu và đào tạo bao gồm: Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông và Vận tải.

DẠ

Y

M

Các cơ sở thực hiện hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực gồm có: Các viện nghiên cứu về logistics trong lĩnh vực thương mại điện tử có tính chất công lập hoặc tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài; các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng có tính chất công lập hay tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài được phép đào tạo nguồn nhân lực có mã ngành và mã chuyên ngành liên quan đến logistics trong thương mại điện tử. 276


IA L

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

IC

Tiếng Việt

NH ƠN

OF F

1. 94now, 2020, Quản lý quy trình xuất nhập kho hàng hóa: https://94now.com/blog/quan-ly-quy-trinh-xuat-nhap-khohang-hoa.html 2. Adsplus, 2018, E-commerce logistics là gì: https://adsplus.vn/e-commerce-logistics-la-gi-va-nhungtien-ich-vuot-troi/ 3. Bộ công thương (2017), Báo cáo logistics Việt Nam 2017, NXB công thương. 4. Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải, 2020, Quyết định số 2269/QĐ-BGTVT phê duyệt “chương trình chuyển đổi số

QU

Y

bộ giao thông vận tải đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” ngày 08 tháng 12 năm 2020.

M

5. Bravo, 2017, Tầm quan trọng của quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại: http://quantridoanhnghieptongthe.com/chi-tiet-tin/tamquan-trong-cua-quan-tri-mua-hang-trong-doanh-nghiepthuong-mai-27/

Y

6. Chính phủ, 2013, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/5/2013

DẠ

7. Chính phủ, 2013, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng 277


IA L

dịch vụ internet và thông tin trên mạng ban hành ngày 15 tháng 07 năm 2013.

IC

8. Chính phủ, 2017, Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2017

OF F

9. Chính phủ, 2020, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử ban hành ngày 26/08/2020

QU

Y

NH ƠN

10. Chính phủ, 2020, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghidinh-98-2020-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinhtrong-hoat-dong-san-xuat-buon-ban-hang-gia406627.aspx

M

11. Đinh Thị Thanh Bình, 2017, Bài giảng Quản trị kho hàng và hàng tồn kho, Đại học Giao thông vận tải; https://www.slideshare.net/ThanhBinhDinh/quan-ly-khova-hang-ton-kho-ch3?next_slideshow=1

DẠ

Y

12. Đặng Đình Đào, (2012), Phát triển các dịch vụ Logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài cấp nhà nước mã số ĐTĐL-20107/33, p10. 13. Gemadept, 2016, Bản tin Logistics số 2+3 năm 2016, số 34:https://www.gemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/f 278


IA L

iles/BanTin/Logistics/ban%20tin%20logistics%20thang_0 2%2b03-2016.pdf

OF F

IC

14. Hà Ngọc Ánh, 2020, Inbound logistics là gì? nhân tố tác động đến Inbound logistics:https://timviec365.vn/blog/inbound-logistics-la-ginew8433.html#:~:text=%2D%20V%E1%BB%81%20%C 4%91%E1%BB%8Bnh%20ngh%C4%A9a%3A%20Inbou nd%20logistics,l%C3%A0%20h%E1%BA%ADu%20c% E1%BA%A7n%20b%C3%AAn%20ngo%C3%A0i.

15. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

NH ƠN

Dương, 2018, chương 14 thương mại điện tử. 16. Investopedia, Từ điển tài https://www.investopedia.com/terms/i/inventorymanagement.asp

chính:

QU

Y

17. Ipos, 2019, Top 15 Phần mềm quản lý kho hàng miễn phí và trả phí tốt nhất năm 2021: https://ipos.vn/phan-memquan-ly-kho/

M

18. Liên Hiệp Quốc, 1998, Luật mẫu Thương mại điện tử của Liên Hiệp Quốc.

19. Lưu Đan Thọ, Tôn Thất Hoàng Hải (2015), Thương mại điện tử hiện đại: Lý thuyết và tình huống thực hành ứng dụng của các công ty Việt Nam, NXB Tài chính.

DẠ

Y

20. Nguyễn Hải Quang, 2016, Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải hàng không ở Việt Nam, tạp chí Khoa học công nghệ giao thông vận tải, số 20 - 08/2016; 279


OF F

IC

IA L

https://camnangxnk-logistics.net/wpcontent/uploads/2020/03/Qu%E1%BA%A3nl%C3%BD-nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bid%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-logistics-trongl%C4%A9nh-v%E1%BB%B1c-giao-th%C3%B4ngv%E1%BA%ADn-t%E1%BA%A3i-h%C3%A0ngkh%C3%B4ng-%E1%BB%9F-Vi%E1%BB%87tNam-1.pdf

NH ƠN

21. Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyễn Thị Lan Hương (2018), Quản lý nhà nước về hải quan đối với thương mại điện tử xuyên biên giới, đề tài nghiên cứu cấp Học viện Tài chính.

QU

Y

22. Nguyễn Văn Hùng, 2019, Cẩm nang thương mại điện tử, Luật mẫu của uncitral và luật giao dịch điện tử của một số quốc gia trên thế giới;

M

http://vuahocvalam.com/ky-nang-mem/luat-mau-cuauncitral-va-luat-giao-dich-dien-tu-cua-mot-so-quoc-giatren-the-gioi-370.html

23. Nguyễn Văn Hùng, Trương Anh Luân, Huỳnh Văn Hồng, Phan Quan Việt, Nguyễn Văn Bảo (2013), Thương Mại điện tử, NXB kinh tế Tp.HCM.

DẠ

Y

24. Phạm Hồng Nhung, 2019, Xu hướng phát triển logistics tại Việt Nam trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/xu-huong-

280


IA L

phat-trien-logistics-tai-viet-nam-trong-cuoc-cach-mangcong-nghiep-40-307637.html

OF F

IC

25. Quan Tuấn Nghĩa, 2019, Vướng mắc trong xử lý trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội; https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xay-dung-phatluat/vuong-mac-trong-xu-ly-trach-nhiem-hinh-su-cuaphap-nhan-thuong-mai-pham-toi

NH ƠN

26. Quốc Hội, 2005, Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 được thông qua ngày 29/11/2005. 27. Quốc Hội, 2005, Luật Thương mại (sửa đổi) số 3 6/2005/QH11 được thông qua ngày 14/06/2005. 28. Quốc hội, 2006, Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ban hành ngày 29/06/2006.

Y

29. Quốc hội, 2009, Luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12

QU

ngày 19/06/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Y

M

30. Quốc hội, 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13 và Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xử lý vi phạm hành chính.

DẠ

31. Quốc hội, 2014, Luật Hải quan số 54/2014/QH13, ban hành ngày 23/6/2014. 281


IA L

32. Quốc hội, 2015, Bộ luật dân sự. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được ban hành ngày 24/11/2015.

NH ƠN

OF F

IC

33. Saigonstar, 2019, Quản lý kho hàng-Quản lý doanh nghiệp sản xuất: https://quanlysanxuat.net/quan-ly-kho-hangquan-ly-san-xuat-doanhnghiep/#:~:text=Qu%E1%BA%A3n%20l%C3%BD%20k ho%20h%C3%A0ng%20hay,c%C6%A1%20s%E1%BB% 9F%20v%E1%BA%ADt%20ch%E1%BA%A5t%20c%E1 %BB%A7a 34. Sec, 2019, Quản trị hàng tồn kho: warehouse.vn/quan-tri-hang-ton-kho.html

https://sec-

35. Tạ Thị Thùy Trang, 2018, Pháp luật Việt Nam về dịch vụ Logistics trong hoạt động thương mại điện tử, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 17 (369), tháng 9/2018;

QU

Y

http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207 414

M

36. Thủ tướng Chính phủ, 2015, Quyết định số 1012/2015/QĐ-TTg do thủ tướng chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 03/07/2015, phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

DẠ

Y

37. Thủ tướng Chính phủ, 2017, Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg ban hành và có hiệu lực ngày 14/02/2017 quy định về phê duyệt kế hoạch hành động 282


IA L

nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

OF F

IC

38. Thủ tướng Chính phủ, 2020, Quyết định số 431/2020/QĐ-TTg ban hành và có hiệu lực ngày 27/3/2020 quy định về phê duyệt đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

NH ƠN

39. Thủ tướng Chính phủ, 2020, Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg ban hành và có hiệu lực ngày 15/05/2020 của Thủ tướng Chinh phủ về phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. 40. Thủ tướng Chính phủ, 2020, Quyết định số

QU

Y

749/2020/QĐ-TTg ban hành và có hiệu lực ngày 03/6/2020 về "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

M

41. Trần Văn Dũng, 2018, Những vấn đề cần quan tâm khi xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại; http://vks.haugiang.gov.vn/luat-to-chuc-vkstc-cacdao-luat-tu-phap/nhung-van-de-can-quan-tam-khi-xuly-hinh-su-doi-voi-phap-nhan-thuong-mai-78.html

DẠ

Y

42. Vilas, 2017, Phân biệt Purchasing, Sourcing và Procurement; https://vilas.edu.vn/phan-biet-purchasingsourcing-va-procurement.html 283


IA L

43. VITIC, 2020, Báo cáo: Xu hướng E-logistics và triển vọng áp dụng tại Việt Nam,

OF F

IC

http://logistics.gov.vn/nghien-cuudao-tao/bao-cao-xuhuong-e-logistics-va-trien-vong-ap-dung-tai-viet-nam

Tiếng Anh

NH ƠN

1. Adsplus, 2018, E-commerce logistics là gì và những tiện ích đột phá, https://adsplus.vn/e-commerce-logistics-la-giva-nhung-tien-ich-vuot-troi/

Y

2. Angappa Gunasekaran, 2006, Developing an E-Logistics System: A Case Study, International Journal of Logistics: Research & Applications. Vol. 10, No. 4, pp. 333 - 349. (QT) https://techtalk.vn/logistics-dang-chi-phoi-cuoc-choithuong-mai-dien-tu.html

M

QU

3. Armstrong & Associates, Inc. (A&A), 2018, E- commerce logictics in the united states, Domestics and international transportation, Warehousing and Fulfillment, Last-Mile Delivery, and Reverse Logistics.

4. Chaffey Davel, 2002, E-Business and E-Commerce management 4th Edition

Y

5. Charles C. Poirier, Michael J. Bauer, 2001, e supply chain, Berrett-Koehler.

DẠ

6. Chunyan Lv, 2019, Research on the Development Strategies of E-Commerce Logistics of Agricultural 284


IA L

Products in Heyuan, Advances in Economics, Business and Management Research, volume 109.

IC

7. Dave Chaffey (2009), E-business and E-commerce management: Strategy, Implementation and Practice, Pearson Education Limited.

OF F

8. E-Commerce Business Models: Part 1https://www.researchgate.net/publication/233820093_ECommerce_Business_Models_Part_1

NH ƠN

9. Economic and social commission for asia and the pacific asian development bank institute, 2006, E-procurement, United Nations. 10. Electronic commerce, https://london.ac.uk/sites/default/files/studyguides/electronic-commerce.pdf

2008,

QU

Y

11. Electronic Commerce: Definition, Theory, and Context, https://www.researchgate.net/publication/220175602_Elec tronic_Commerce_Definition_Theory_and_Context

M

12. E-commerce, Journal of Universal Computer Science, vol. 18, no. 10 (2012), 1238-1258 submitted: 30/6/11, accepted: 25/5/12, appeared: 28/5/12 © J.UCS

DẠ

Y

13. Free management ebooks, 2019, Procurement Management – What Does Procurement Mean?: http://www.free-managementebooks.com/news/procurement-management/

285


IA L

14. Gary P. Schneider, 2015, Electronic Commerce, Cengage Learning. 15. Helen Carey, 2019, What Is Procurement Management?

OF F

IC

16. Hossein Bidgoli, 2002, Electronic Commerce: Principles and Practice, Academic Press A Harcourt Science and Technology Company.

NH ƠN

17. Jadwiga Żurek, 2015, E-commerce influence on changes in logistics processes, Scientific Journal of Logistics 2015, 11 (2), 129-138 18. Kwadwo Boateng Prempeh, 2015, The impact of efficient inventory management on profitability: evidence from selected manufacturing firms in Ghana. The impact of efficient inventory management on profitability: evidence from selected manufacturing firms in Ghana.

QU

Y

19. Logistics4vn, 2018, Thực Trạng E-Logistics - Dịch Vụ Hậu Cần Điện Tử Việt Nam, https://logistics4vn.com/thuc-trang-e-logistics-dich-vuhau-can-dien-tu-viet-nam.

M

20. Marianne Rowden, 2017, E-Commerce and Trade Logistics: New Challenges and Opportunities for International Transport and Trade Facilitation, American Association of Exporters and Importers

DẠ

Y

21. Michael E. Porter, 2001, Strategy and the internet, Harvard Bussiness review.

286


IC

IA L

22. Perchase control, 2019, What is Procurement Management? https://www.purchasecontrol.com/blog/procurementmanagement/

OF F

23. Robert Bucki, 2012, The Method of Logistic Optimization in Ashis K. Pani, 2007, E-Procurement in Emerging Economies: Theory and Cases, Published in the United States of America by Idea Group Publishing

NH ƠN

24. S. Sivakamasundari, 2018, Impact of E-commerce on Logistics, Eurasian Journal of Analytical Chemistry ISSN: 1306-3057 OPEN ACCESS 2018 13 (SP): 226-229 25. The Logistics Institute – Asia Pacific, 2017, E-Commerce logistíc: Asset Utilization and coordinated clusters.

QU

Y

26. Toshinori Nemoto al.., 2001, Impacts of Information and Communication Technology on Urban Logistics System, OECD, 2001. (QT) 27. Toshinori Nemoto, 2001, Impacts of Information and Communication Technology on Urban Logistics System.

M

28. Werner Delfmann, et al.., 2017, The The impact ò Electronic commerce on Logistics service provider, Universitat ZU KOLN

DẠ

Y

29. Yasanur Kayikci, 2019, E-Commerce in Logistics and Supply Chain Management, In book: Advanced Methodologies and Technologies in Business Operations and Management, Chapter: 76, Publisher: IGI Global, pp.1015-1026 287


IA L

BÀI GIẢNG GỐC

LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

OF F

Chịu trách nhiệm xuất bản: GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP Phan Ngọc Chính

IC

---------------------------------------

NH ƠN

Chịu trách nhiệm biên soạn: TS. Vũ Duy Nguyên TS. Nguyễn Hoàng Tuấn Biên tập: Đào Thị Hiền

Y

Trình bày bìa: Ban quản lý Khoa học, Hưng Hà

QU

Biên tập kỹ thuật: Hưng Hà

M

Đơn vị liên kết: Học viện Tài chính, số 58 Phố Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

DẠ

Y

--------------------------------------------------------------------------------In 500 cuốn, khổ 14.5 x 20.5cm tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hưng Hà. Địa chỉ: Số 20, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Số xác nhận ĐKXB: 1508-2020/CXBIPH/5-31/TC. Số QĐXB: 60/QĐ-NXBTC ngày 7 tháng 5 năm 2020. Mã ISBN: 978-604-79-2377-9. In xong và nộp lưu chiểu năm 2020.

288


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook

Articles inside

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8min
pages 277-288

quan logistics trong thương mại điện tử

1min
page 276

7.2.2. Cơ sở pháp lý quốc gia

18min
pages 242-254

điện tử

1min
page 235

MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI

4min
pages 227-232

với Logistics và thương mai điện tử

13min
pages 267-275

Logistics và thương mai điện tử

2min
pages 265-266

thương mại điện tử

9min
pages 258-264

TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI

2min
pages 225-226

xuyên biên giới

11min
pages 217-224

5.3.2. Tổ chức quá trình Logistics ngược

1min
page 204

5.4.2. Mô hình tổ chức

9min
pages 207-214

5.2.3. Các căn cứ và rủi ro của thuê ngoài

2min
pages 198-199

5.1.2. Quy trình xây dựng

1min
page 189

5.2.4. Quy trình thuê ngoài logistics

2min
pages 200-201

5.2.2. Phân loại đơn vị cung ứng dịch vụ logistics

6min
pages 194-197

điện tử

6min
pages 179-184

4.3.2. Nội dung quản trị kho hàng trong thương mại điện tử

3min
pages 177-178

4.1.2. Mô hình Logistics đầu vào trong thương mại điện tử

1min
page 151

điện tử

1min
page 176

E PROCUREMENT

11min
pages 152-159

4.2.3. Nội dung quản trị thu mua trong thương mại điện tử

17min
pages 164-175

thương mại điện tử

6min
pages 160-163

3.3.4. Quá trình nghiệp vụ vận chuyển

8min
pages 140-146

3.3.3. Quyết định phương thức vận chuyển hợp lý

8min
pages 134-139

3.3.2. Mục tiêu và nguyên tắc vận chuyển hàng hoá

1min
page 133

3.3.1. Chi phí vận chuyển hàng hóa

2min
pages 131-132

2.1.2. Mạng máy tính

1hr
pages 55-120

3.1.2. Mô hình Logistics đầu ra trong thương mại điện tử

0
page 123

1.3.5. Theo đối tượng hàng hóa

2min
pages 50-52

quá trình thực hiện đơn hàng

1min
page 127

MẠI ĐIỆN TỬ

2min
pages 128-130

1.2.2. Vai trò Logistics trong thương mại điện tử

10min
pages 43-49

1.1.3. Những lợi ích của thương mại điện tử

7min
pages 24-28

1.1.2. Các mô hình thương mại điện tử

8min
pages 19-23
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.