DẠ
Y
KÈ
M
QU
Y
NH ƠN
OF F
IC
IA L
nguồn lực toàn diện mạnh mẽ, khu vực hoạt động và quy mô cung ứng lớn. Phù hợp với các khách hàng có phạm vi kinh doanh quốc tế, cần phân phối hàng hóa và sử dụng dịch vụ logistics toàn cầu. c. Cơ cấu tổ chức kiểu mạng phân phối ảo. Các hoạt động logistics cơ bản được chuyển cho các lực lượng bên ngoài. Doanh nghiệp loại này không sở hữu nhiều tài sản, không có nhiều thiết bị, nhưng có trình độ cao về quản lý và công nghệ thông tin. Cơ cấu này giúp tăng cường sự hợp tác song phương ở diện rộng, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba giữ vị trí quan trọng và ổn định hơn trong toàn bộ quá trình kinh doanh. d. Cơ cấu tổ chức Logistics Front - Back - End Front - End là hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM và các tương tác của doanh nghiệp với thị trường. Back - End là hệ thống quản lý nguồn lực ERP và mạng kết nối các điểm mua hàng của doanh nghiệp. Loại cơ cấu này là cơ cấu tổ chức mới trong đó có cả sự linh hoạt của doanh nghiệp nhỏ và lợi thế tài nguyên của doanh nghiệp lớn. 5.4.2. Mô hình tổ chức Cấu trúc chính thức (tiếng Anh: Fomal); cấu trúc nửa chính thức (tiếng Anh: Semifomal) và cấu trúc không chính thức (tiếng Anh: Infomal) trong tổ chức Logistics là một loại hình tổ chức Logistics trong doanh nghiệp. a. Cấu trúc chính thức (Fomal). Cấu trúc chính thức trong Logistics là hình thức tổ chức tạo nên các tuyến quyền lực và trách nhiệm rõ ràng đối với Logistics. Về cơ bản loại hình này bao gồm: 207