Chương 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG LỜI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
12 7
rất có thiện cảm trước những tình cảm chân thành nhưng dễ chán ghét đôi với tình cảm giả tạo, phô trương. Phải biết luyện giọng, điều chỉnh âm sắc. Điệu bộ và nét mặt là một phương tiện quan trọng nâng cao sức truyền cảm của lời nói nếu được phối hợp nhịp nhàng với nội dung trình bày nhưng không nên lạm dụng. - Nhịp điệu lời nói vừa phải, những chỗ khó được trình bày chậm hơn, chỗ dễ được trình bày nhanh hơn. Thay đổi nhịp điệu giọng nói hoặc ngắt quãng lâu hơn khi nhấn mạnh những khái niệm mới, thuật ngữ m ới,... - Khi trình bày, GV có thể viết lên bảng các tiểu mục, các thuật ngữ mới, công thức, phương trình hoá học và vẽ một số sơ đổ tóm tắt,... kết hợp với lời nói giúp HS đổng thời sử dụng các giác quan vào việc tiếp thu tri thức. III.
MỘT SÔ PHƯƠNG PHẮP DÙNG LỜI
1.
Phương pháp thuyết trình
Trong hệ thống PPDH ở Việt Nam, phương pháp thuyết trình ra đời từ rất sớm, được thực hiện phổ biến và đạt hiệu quả trong hệ thống các nhà trường. Thuyết trình là phương pháp GV sử dụng ngôn ngữ và hành động để truyền đạt, trình bày, thuyết minh làm sáng tỏ một nội dung khoa học cụ thể nhằm hoàn thành mục tiêu dạy học. a)Khái niệm Phương pháp thuyêt trình là PPDH bằng lời nói sinh động của GV để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà HS đã thu lượm được một cách có hệ thống.