Chưomg 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO VÀ NGHIÊN cứu TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
275
- Xác định rõ mục tiêu học tập của HS: HS đạt được gì về kiến thức, kĩ năng, thái độ qua dự án học tập. Các dự án có tính chất liên môn hay chỉ gồm nội dung môn Hoá học đều chú ý đến khía cạnh khoa học và thực nghiệm. Tập trung vào hoạt động tư duy bậc cao, không chỉ là những kĩ năng đọc sách hay sử dụng CNTT,... - Nội dung hoặc chù đề dự án phải gắn với thực tiễn hoặc với những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh, mang tính thời sự, tính xã hội có liên quan đêh nội dung môn học, bài học. Ví dụ như các dự án tìm hiểu về pháo hoa nhân lễ hội bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nang; khủng hoảng năng lượng nhân ngày "Giò Trái Đâ't"; ô nhiễm môi trường nhân ngày "Môi trường thế giới 05/6"; an toàn thực phẩm liên quan tới châ't bảo quản rau quả, bánh trái, nước châm; các loại phân bón hoá học; tìm hiểu về sự suy giảm tầng ozon hay hiện tượng E1 Nino, La Nina kéo dài gây nhiều hạn hán hay lũ lụt ở các nơi trên thế giới,... - Chú ý các đặc điểm chuyên biệt về giói tính, tâm sinh lí lứa tuổi giúp phát huy những điểm mạnh riêng của HS theo sự khác biệt vể cá thể (thực hiện điều đó một cách phù hợp sẽ hỗ trợ việc thực hiện quan điểm bình đẳng giới trong dạy học). - GV, nhà trường và gia đình phải tạo được môi trường học tập thân thiện, tích cực; ủng hộ, hỗ trợ các điều kiện vật chất (chủ yếu là phương tiện kĩ thuật CNTT, Internet) và từửì thần, thời gian cho phương pháp học tập mới của HS. - GV phải xây dựng một lịch trình đánh giá hiệu quả và luôn theo dõi, tư vấn cho HS trong việc thực hiện dự án.