Chương 7. CÁC HÌNH THỨC Tổ CHỨC DAY HỌC HÓA HỌC ở TRƯỜNG PHỔ THÕNG
361
dựng kịch bản trong quá trình hoạt động. Phương pháp này râ't có tác dụng trong việc rèn luyện kĩ năng về giao tiếp, ứng xừ của HS đôì với một vâ'n đề hay đối tượng nào đó. - Phương pháp GQVĐ là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của HS. Phương pháp này được vận dụng khi HS phải phân tích, xem xét và đề xuâ't những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Đế phương pháp này thành công, vâ'n đề đưa ra phải sát với mục tiêu của hoạt động, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi GQVĐ phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng, tránh gây căng thẳng không có lợi cho việc giáo dục HS. - Phương pháp xử lí tình huông là phương pháp điển hình của dạy học GQVĐ, phương pháp sắưi vai và cả phương pháp trò chơi. HS được đặt mình trong các tình huống có vâ'n đề gắn vói thực tiễn, đòi hỏi phải có những hành động cụ thể đê’ đưa ra phương án giải quyêìt. Trong các hoạt động ngoại khoá, có thể có các tình huống thực tế nảy sinh cần được xử lí kịp thời hoặc có những vâ'n đề được tạo ra (tiểu phẩm để sắm vai, các trò chơi,...) nhằm giúp HS có cơ hội rèn luyện các kĩ năng tìm phương án giái quyêt các tình huống. Tuy nhiên, GV cũng cần lưu ý rằng: trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũng có giải pháp duy nhất đúng. Cần phải khuyến khích sự sáng tạo của HS trong những trường hợp này. - Phương pháp giao nhiệm vụ là đặt HS vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Giao nhiệm vụ cũng là tạo cơ hội để HS thể hiện khả năng của mình, là dịp để các em được rèn luyện kĩ năng nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.