DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY
WORD
HỌC CHỦ ĐỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
TẾ BÀO - SINH HỌC 10 THEO GIÁO
STEM Sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên
CỦA
DỤC
(kem dưỡng ẩm và son môi)
Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock com/28062415
VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 2
THIẾT KẾ VÀ
TÊN ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THÀNH
PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO - SINH HỌC 10 THEO
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM.
Thuộc môn: Sinh học
Nhóm tác giả: Phạm Thị Kim Nhâm
Nguyễn Thị Hoà
Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên
Năm thực hiện: 2022
Đơn vị: Trường THPT Anh Sơn 2
Số điện thoại:
====== Anh Sơn, tháng 04 năm 2022 ======
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
THPT : Trung học phổ thông
DHDA : Dạy học dự án
CNTT : Công nghệ thông tin
PPDH : Phương pháp dạy học
GDPT : Giáo dục phổ thông
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
DẠYKÈMQUYNHƠN
OFFICIAL MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu. 2 6. Những đóng góp của đề tài. .......................................................................... 2 PHẦN II: NỘI DUNG ………………………………………………………..3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 3 I.1. Khái niệm giáo dục STEM. ........................................................................ 3 I.2. Mục tiêu của giáo dục STEM. .................................................................... 3 I.3. Các bước triển khai dạy và học theo định hướng giáo dục STEM. 3 I.4. Quy trình tổ chức thực hiện giáo dục STEM.............................................. 5 I.5. Tổ chức giáo dục STEM cho HS qua dự án học tập. ................................. 6 I.6. Đánh giá năng lực trong dạy học dự án định hướng giáo dục STEM. ..... 10 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. ................................................................................. 10 II.1. Nghiên cứu và kinh nghiệm triển khai giáo dục STEM trên thế giới. .... 10 II.2. Giáo dục STEM tại Việt Nam. ................................................................ 10 II.3. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục STEM ở các trường THPT huyện Anh Sơn. ……………………………………………………...11 II.4. Tìm hiểu thực tiễn các PPDH chủ đề “thành phần hóa học của tế bào”sinh học 10, đã được áp dụng. 12 III. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO - SINH 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM.” III.1. Lí do chọn chủ đề và mô tả chủ đề. ....................................................... 13 III.2. Mục tiêu chủ đề. ..................................................................................... 13 III.3. Nội dung dạy học chủ đề thành phần hóa học của tế bào theo hướng tiếp cận STEM……………………………………………………………………14 III.4. Bộ câu hỏi định hướng HS tạo sản phẩm (Photo cho các nhóm) 17 III.5. Giải pháp và tổ chức thực hiện. (Thiết kế giáo án)................................ 19 III.6. Tổ chức dạy học theo kế hoạch.............................................................. 33
DẠYKÈMQUYNHƠN
OFFICIAL III.7. Đánh giá kết quả dạy học. ……………………………………………..38 III.7.1. Đánh giá chung 38 III.7.2. Kết quả định lượng.............................................................................. 39 III.7.3. Kết quả nhận xét đánh giá cụ thể của các nhóm. ................................ 40 PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................................... 41 PHẦN IV: PHỤ LỤC ……………………………………………………….43 PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của nước ta đã được công bố tháng 7 năm 2018 chỉ rõ việc coi trọng và tăng cường hoạt động theo định hướng giáo dục STEM (gọi tắt là hoạt động STEM) là một đổi mới căn bản của chương trình giáo dục phổ thông mới. Giáo dục STEM là mô hình dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Thông qua các hoạt động STEM, HS không những lĩnh hội được các kiến thức khoa học mà còn phát triển được các năng lực cần thiết, phát triển tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
Là GV bộ môn Sinh học thuộc nhóm khoa học tự nhiên, là một trong những thành phần của giáo dục STEM, chúng tôi đã thực hiện dạy học một số chủ đề. Có rất nhiều phương pháp dạy học, để triển khai các chủ đề theo định hướng giáo dục STEM. Trong đó, dạy học theo dự án là phương pháp mà ở đó các hoạt động có thể tiến hành linh hoạt ngoài giờ lên lớp và vẫn đảm bảo các mục tiêu học tập nên được lựa chọn để triển khai cho HS.
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn rất gần gũi mà HS quan tâm hiện nay là mỹ phẩm và vấn đề sử dụng mỹ phẩm an toàn, trong đó kem dưỡng ẩm và son dưỡng môi là mỹ phẩm phổ biến nhất ở lứa tuổi vị thành niên. Hầu như các bạn HS nữ ai cũng muốn có ít nhất một thỏi son môi và một hộp kem dưỡng ẩm cho mùa đông. Mặt khác, son môi và kem dưỡng ẩm tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người, các thành phần có trong son và kem dưỡng ẩm rất dễ dàng đi vào cơ thể; Ngày nay, vì mục đích lợi nhuận, không ít nhà sản xuất sẵn sàng bỏ qua sức khoẻ người tiêu dùng, sử dụng các hoá chất độc hại (ví dụ như chì, phẩm màu…) quá mức cho phép để pha chế son môi. Vì thế, mỹ phẩm an toàn thân thiện đến từ thiên nhiên đang là trào lưu đang được quan tâm. Trên tinh thần đó, chúng tôi tiến hành lựa chọn và áp dụng sáng kiến: “Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề thành phần hóa học của tế bào - sinh học 10 theo định hướng giáo dục STEM” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tích hợp vấn đề giáo giục bảo vệ sức khỏe khi dạy chủ đề “Các thành phần hoá học của tế bào” - sinh học 10. Giúp các em có kiến thức, hiểu biết và cách phòng tránh những căn bệnh thông qua chế độ ăn uống hợp lý, có ý thức sống lành mạnh để bảo vệ bản thân mình cũng như người thân và xã hội.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Đề xuất biện pháp giáo dục STEM cho HS thông qua dự án học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung; nâng cao hiệu quả dạy và học môn Sinh học nói riêng; phát triển năng lực của HS để có thể trở thành những công dân toàn cầu thích ứng trong thế giới tương lai.
1
Áp dụng thiết kế dự án học tập: Sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên (kem dưỡng ẩm và son dưỡng môi) theo định hướng giáo dục STEM.
Thông qua thực hiện các nhiệm vụ học tập giúp HS phát triển kỹ năng sử dụng các thiết bị máy móc, đặc biệt phát triển khả năng ứng dụng CNTT, khai thác hiệu quả các học liệu số.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của giáo dục STEM cho HS qua dự án học tập.
Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề thành phần hóa học của tế bào - sinh học 10, theo định hướng giáo dục STEM cho HS qua dự án học tập.
Tiến hành thực nghiệm, thử nghiệm tại đơn vị công tác.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Phương pháp DHDA và ứng dụng của phương pháp DHDA vào giáo dục STEM cho học sinh.
Áp dụng đối với HS khối 10 tại đơn vị công tác, trong 2 năm học: 2020 –2021 và 2021-2022 gắn với nội dung dạy học chủ đề thành phần hóa học của tế bào - sinh học 10, theo định hướng giáo dục STEM là sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên (kem dưỡng ẩm và son dưỡng môi)
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về lí luận và PPDH ở trường phổ thông.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát điều tra, phỏng vấn trao đổi, nghiên cứu sản phẩm.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tổ chức dạy học thực nghiệm
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng công cụ toán học thống kê xử lí các số liệu điều tra và kết quả thực nghiệm.
6. Những đóng góp của đề tài.
Đề tài góp phần định hướng dạy học một số chủ đề môn Sinh học ở THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tiếp cận với giáo dục STEM.
Đề tài góp phần kích thích hứng thú học tập môn Sinh học của HS, đưa môn sinh học trở về với thực tiễn đời sống, giúp HS có được những trải nghiệm có ý nghĩa, hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực toàn diện, vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe cho bản thân, thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học.
Đề tài góp phần giúp HS phát triển năng lực khai thác và sử dụng hiệu quả
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
CNTT: Biết phân nhóm và trao đổi qua Zoom, giao việc trên nhóm Zalo, làm bài kiểm tra trên Azota, ghi nhật ký hoạt động trên padlet, xây dựng các video….
2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I.1. Khái niệm giáo dục STEM.
Theo hiệp hội các GV dạy khoa học quốc gia Mỹ (National Science Teachers Association – NSTA) được thành lập năm 1944, đã đề xuất ra khái niệm giáo dục STEM (STEM education) với cách định nghĩa như sau: “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các HS áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó pháttriển các năng lực trong lĩnh vực STEM và có thể góp phần vào cạnh tranh trong nền kinh tế mới”
Từ cách định nghĩa trên, có 3 đặc điểm quan trọng khi nói về giáo dục STEM: Cách tiếp cận liên ngành.
Lồng ghép với các bài học trong thế giới thực.
Kết nối với cộng đồng tại địa phương và toàn cầu.
Khi nói về yêu cầu đưa ý thức khoa học đến với HS, Jean Jacques Rousseau
đã phát biểu: “Ta không nên dạy trẻ nhỏ khoa học, mà hãy để trẻ nếm trải nó”. Câu
nói đơn giản mà bộc lộ cả triết lý và phương pháp giảng dạy của STEM.
I.2. Mục tiêu của giáo dục STEM.
Phát triển năng lực đặc thù STEM.
Phát triển năng lực cốt lõi.
Định hướng nghề nghiệp
Mục tiêu giáo dục STEM không nhằm đào tạo ngay ra những nhà khoa học hay để tạo ra các sản phẩm có tính thương mại, cạnh tranh, mà nhằm tạo ra những con người tương lai, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để thích nghi với cuộc sống hiện đại.
I.3. Các bước triển khai dạy và học theo định hướng giáo dục STEM.
I.3.1. Lựa chọn chủ đề STEM.
1. Chủ đề STEM.
Chủ đề dạy học STEM trong trường trung học là chủ đề được thiết kế dựa trên vấn đề thực tiễn kết hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của các môn khoa học trong chương trình phổ thông. Trong quá trình dạy học, GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, sử dụng công cụ truyền thống và hiện đại, công cụ toán học để tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng thực tế, phát triển kỹnăng và tư duy của HS.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
2. Chủ đề STEM cần đảm bảo các tiêu chí:
3
Chủ đề STEM hướng tới giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
Chủ đề STEM phải hướng tới việc HS vận dụng các kiến thức trong lĩnh vực STEM để giải quyết vấn đề
Chủ đề STEM định hướng hoạt động - thực hành, làm việc nhóm
I.3.2. Xác định câu hỏi/vấn đề cần giải quyết trong chủ đề
Sau khi chọn chủ đề, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho HS thực hiện. HS phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã lựa chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học. GV hình dung các khó khăn HS gặp phải, hướng dẫn HS thử nghiệm trước các mẫu, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề để xác định được đúng đắn các tiêu chí của các sản phẩm.
I.3.3. Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề.
1. Xác định mục tiêu học tập trong chủ đề: Là những kiến thức, kỹ năng, thái độ và quan trọng hơn cả là năng lực được hình thành sau hoạt động STEM của HS.
2. Phân tích các nội dung STEM liên quan chủ đề.
Gồm những kiến thức về khoa học, công nghệ sử dụng để thực hiện quy trình kỹ thuật và tính toán những thông số hay phân tích số liệu trong chủ đề đã đưa ra liên quan đến sử dụng kiến thức trong cách giải quyết vấn đề đó.
3. Giải pháp giải quyết vấn đề.
Xác định rõ bộ tiêu chí định hướng cho sản phẩm, là căn cứ quan trọng để đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề (thiết kế sản phẩm). Tuy nhiên sản phẩm không phải là đầu ra của hoạt động STEM, mà đầu ra ở đây là quá trình tìm tòi, nghiên cứu, khám phá và chấp nhận sai lầm để hướng tới một sản phẩm hoàn thiện (có thể cải tiến ở tương lai).Tiêu chí sản phẩm nên được phân ra thành tính khoa học, kỹ thuật, thẩm mỹ, tính an toàn và tính nhân văn.
4. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng chủ đề STEM.
Là các câu hỏi đi từ khái quát đến cụ thể của vấn đề cần giải quyết, để gợi ý HS hình thành kiến thức nền, đề xuất giải pháp, nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Bộ câu hỏi này rất quan trọng với chủ đề STEM trong quá trình dạy học phát triển năng lực sáng tạo, định hướng tương lai.
5. Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học STEM
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Các hoạt động đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng). Ứng với mỗi hoạt động, GV cần thực hiện các công việc sau:
- Xác định mục tiêu mỗi hoạt động.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
- Xây dựng các nội dung học dưới dạng các tư liệu học tập: Phiếu học tập.
4
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học cho hoạt động.
- Dự kiến nguồn lực để tổ chức hoạt động, thời gian cho mỗi hoạt động.
- Dự kiến sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành.
- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học.
- Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu hoạt động.
6. Tổng kết và đánh giá hoạt động STEM, mở rộng chủ đề Là một bước không thể thiếu trong một bài học STEM, rút ra những ưu nhược điểm của quy trình và sản phẩm, từ đó tìm ra hướng khắc phục và cải tiến. Cuối cùng, sau mỗi một hoạt động hay một bài học STEM, GV sẽ là người đánh giá lại hoạt động dạy học dựa vào tiêu chí đã đặt ra để đánh giá theo thang điểm được quy ước. Có thể mở rộng chủ đề, đặt ra vấn đề giải quyết một vấn đề vĩ mô hơn.
I.4. Quy trình tổ chức thực hiện giáo dục STEM.
I.4.1. Quy trình thiết kế kĩ thuật.
Bước 1: Đặt một vấn đề - hoặc một yêu cầu thiết kế và chuyển giao nhiệm vụ:
Trong các bài học STEM, HS được đặt trước các nhiệm vụ thực tiễn: giải quyết một tình huống hoặc tìm hiểu, cải tiến một ứng dụng kĩ thuật nào đó. Vấn đề STEM được lựa chọn gắn với ứng dụng của kiến thức cần dạy, có liên quan tới các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường; thường gắn với cá nhân HS,... Các vấn đề này phải thú vị, hấp dẫn để các nhóm tự nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề, tiếp nhận nhiệm vụ mang tính thiết kế theo cách tự nhiên. khi giải quyết các vấn đề
STEM, HS ứng dụng được ngay trong cuộc sống, hay hỗ trợ vui chơi, giải trí.
Thực hiện nhiệm vụ này, HS cần phải thu thập được thông tin, từ đó xác định được vấn đề cần giải quyết. Sau đó, yêu cầu HS tìm hiểu kiến thức nền cần sử dụng trong việc giải quyết vấn đề, thiết kế sản phẩm. Đó là những kiến thức, kĩ năng đã biết hay cần dạy cho HS trong chương trình GDPT. Hoạt động này bao gồm: nghiên cứu tài liệu, thực hiện các thử nghiệm, giải các tình huống có liên quan.
Bước 2: Khảo sát:Khi đưa ra một vấn đề thì GV hướng HS khảo sát, điều tra xem vấn đề đó có phải là nhu cầu cần thiết và đã giải quyết như thế nào rồi.
Bước 3:Ý tưởng: Dựa trên kiến thức đã học và trí tưởng tượng, HS đề xuất các ý tưởng, phương án thiết kế. Sau đó, các nhóm lần lượt thuyết trình về bản vẽ thiết kế sản phẩm. Phần thuyết trình cần làm rõ cơ cấu sản phẩm, vật liệu dự kiến sử dụng… Các nhóm còn lại phản biện, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của từng bản vẽ thiết kế. GV tổ chức các nhóm thảo luận, thống nhất bản vẽ thiết kế tối ưu, phù hợp với: Kinh phí, dụng cụ, vật liệu, năng lực các nhóm.
Bước 4: Kế hoạch: Sau khi các nhóm chọn một ý tưởng tối ưu nhất, bước này lên kế hoạch chi tiết chế tạo sản phẩm: Phác họa sơ đồ cấu tạo chi tiết; Phân công công việc và thời gian thực hiện.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
5
Bước 5: Tạo dựng: GV sẽ tổ chức một khoảng thời gian để HS có thể tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kết nối ưu đã chọn và theo kế hoạch chi tiết. Trong bước này, HS có nhiều cơ hội rèn luyện và phát triển tư duy kĩ thuật, năng lực thực hành, phát triến các kĩ năng gia công vật liệu cơ bản.
Bước 6: Kiểm tra, vận hành thử nghiệm và đánh giá sản phẩm:
Các nhóm cần thử nghiệm 1 hay nhiều lần mẫu thiết kế của mình và thu thập
số liệu. Sau đó các đội cần phân tích số liệu và đánh giá mẫu thử nghiệm theo các tiêu chí đã đề ra. Nếu sản phẩm hoạt động chưa đạt, kết quả không phù hợp với dự đoán thì nhóm cần tiếp tục bước 7 và quay lại theo vòng 4, 5, 6 đến khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Nếu sản phẩm hoạt động đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra thì các nhóm tiến hành viết báo cáo, chuẩn bị thực hiện báo cáo sản phẩm.
Bước 7: Cải thiện: Sau bước 6, nếu sản phẩm chưa ổn định, thì cần cải thiện sản phẩm đến khi hoàn chỉnh.
Bước 8: Chia sẻ:
Đầu tiên, GV tổ chức các nhóm trình bày báo cáo về sản phẩm, nêu được quá trình tiến hành, các khó khăn và làm rõ được các giải pháp để giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện. Sau đó, GV tổ chức các nhóm phản biện, góp ý về sản phẩm, trình bày của các nhóm. Cuối cùng, GV tổ chức các nhóm đánh giá sản phẩm thông qua các tiêu chí cụ thể và căn cứ vào sự quan sát hoạt động của các nhóm, kết quả đánh giá của các nhóm để GV kết luận về hoạt động. Dựa vào đó, GV khen thưởng đối với nhóm hoạt động tốt.
Điều thú vị là các chương trình giáo dục STEM giúp HS được trải nghiệm qua các cảm xúc của thất bại cũng như thành công trong quá trình học tập, coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập. Nó rất cần cho sự phát triển trí thông minh cảm xúc và tạo động lực cho sự trưởng thành của HS Điều đó định hướng việc đánh giá trong các bài học STEM cần đảm bảo đi sâu vào quá trình chứ không chỉ dựa trên kết quả.
I.4.2. Quy trình 5E
Quy trình 5E cũng là mô hình phổ biến trong xây dựng bài học. 5E là viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng Anh: Gắn kết - Engage, Khám pháExplore, Diễn giải - Explain, Củng cố - Elaborate, Đánh giá - Evaluate. Đây là một công cụ hữu hiệu giúp cho cả người học và người dạy cảm thấy bài học có tính hệ thống, liền mạch, có cơ hội phát triển theo tâm lý thích được tự khám phá và kiến tạo kiến thức. Giúp GV giảm được thời lượng dạy lý thuyết mà thay vào đó, tạo ra các hoạt động thực hành và khám phá.
I.5. Tổ chức giáo dục STEM cho HS qua dự án học tập.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Có nhiều phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục STEM cho HS. Mỗi cách tiếp cận lại mang lại hiệu quả khác nhau. Giáo dục STEM nên được thực hiện bằng những hoạt động trải nghiệm thực tiễn, với các nhiệm vụ cụ thể để HS
6
tham gia giải quyết, từ đó HS rút ra được những bài học, hình thành và phát triển năng lực qua quá trình giải quyết các nhiệm vụ. Đó chính là giáo dục STEM cho HS qua dự án học tập. Với đặc trưng tích hợp, định hướng hoạt động, có ưu thế trong dạy học các vấn đề thực tiễn, và đặc biệt là trong việc hình thành và phát triển năng lực thực tiễn cho HS.
I.5.1. Dạy học theo dự án
1. Khái niệm:
DHDA là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV, thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được HS thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện DA, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA.
2. Quy trình dạy học theo dự án
Các bước tổ chức hoạt động dạy học theo DHDA, xem bảng dưới đây:
Bước Hoạt động của GV
Bước 1: Chuẩn
bị (Xây
dựng ý
tưởng, lựa chọn
chủ đề, xây dựng
kế hoạch
thực hiện
dự án)
Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
hợp với nội dung học và mục tiêu cần đạt được.
Thiết kế dự án: Xác định lĩnh
vực thực tiễn ứng dụng nội dung
học, đối tượng sử dụng, ý tưởng và tên dự án.
Thiết kế các nhiệm vụ sao cho HS
phải giải quyết được bộ câu hỏi đã định hướng.
Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ HS và dự kiến các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế
Hoạt động của HS
Làm việc nhóm để xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
Tìm các nguồn thông tin tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án.
Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án.
Bước 2: Thực hiện dự án.
Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá
HS trong quá trình thực hiện.
Liên hệ các cơ sở, cố vấn, khách mời cần thiết cho HS.
Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho HS thực hiện.
Dự kiến sản phẩm các nhóm
Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch.
Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được và xây dựng sản phẩm. Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ. Thường xuyên thông tin cho GV và các nhóm khác.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
7
Bước 3: Kết thúc dự án.
Chuẩn bị cơ sở vật chất chobuổi báo cáo dự án.
Theo dõi, đánh giá sản phẩmdự án của các nhóm.
Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm theo tiêu chí. Đánh giá sản phẩm nhóm khác
I.5.2. Giáo dục STEM cho HS qua dự án học tập có những điểm tương đồng.
Đều hướng tới mục tiêu lâu dài, lấy người học làm trung tâm, gắn liền nội dung với các vấn đề thực hành thực tế. GV chỉ đóng vai trò dẫn dắt và trao quyền cho HS làm chủ quá trình học tập, từ đó tạo môi trường học tập chủ động hơn.
Đều là cách tiếp cận để giúp nhà trường, lớp học có thể tạo dựng được môi trường học tập và từng bước hình thành khung năng lực của thế kỷ 21: Tư duy phản biện; tư duy sáng tạo; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng hợp tác. Qua đó, HS rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp và kĩ năng sống.
Tiến trình học theo dự án tiếp cận với tiến trình nghiên cứu khoa học. HS được tham gia trải nghiệm vào các hoạt động: Lựa chon chủ đề - Lập kế hoạch
Thu thập thông tin – xử lí thông tin – Trình bày kết quả - Đánh giá kết quả.
HS vận dụng kiến thức tích hợp của nhiều lĩnh vực, môn học để giải quyếtvấn
đề đặt ra. Và do vậy, DHDA hay theo mô hình giáo dục STEM thường gắn với dạy học tích hợp liên môn các môn học trong nhà trường.
Về mặt tổ chức các hoạt động:
+ GV thường dùng bộ câu hỏi định hướng để giúp HS tự hoạt động nhóm thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin, xây dựng sản phẩm khoa học - kĩ thuật.
+ GV tổ chức cho HS cùng tham gia đề xuất, lựa chọn chủ đề khoa học - kĩ thuật, xác định mục tiêu, dự kiến sản phẩm, cách làm, thời gian thực hiện dự án.
+ GV tổ chức cho HS báo cáo, trình bày sản phẩm khoa học - kĩ thuật, đánh giá, rút kinh nghiệm, đúc kết các kiến thức trọng tâm thu được…
Như vậy, “DHDA là PPDH tích cực rất phù hợp để tổ chức dạy học các chủ đề/bài họcSTEM đòi hỏi chế tạo sản phẩm”. Và việc tổ chức học tập dự án theo giáo dục STEM là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiềulĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn; thể hiện “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”.
I.5.3. Quy trình tổ chức DHDA theo định hướng giáo dục STEM cho HS
1. Chuẩn bị dự án
Nêu ý tưởng: Một ý tưởng thường xuất phát từ một câu hỏi, một sự nghi ngờ.
Vấn đề có thể mang tính lí thuyết hay tính thực tiễn. Với mỗi đề tài, cách đặt vấn
đề tạo tình huống phải thực sự gây chú ý, tạo sự tò mò khoa học; phải giúp HS xác
định rõ ràng vấn đề mà HS phải giải quyết trong dự án.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
8
–
GV nên lựa chọn các vấn đề phù hợp, vừa sức, không quá phức tạp, có tính thực tiễn; Nên có bộ câu hỏi định hướng để HS có thể hình dung được vấn đề cần giải quyết. Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực HS cần đạt được sau khi thực hiện dự án.
Xác định đối tượng, hình thức, tên dự án, các yếu tố STEM.
Xác định đối tượng phù hợp với dự án. Xác định thời gian phù hợp gồm cả thời gian chuẩn bị, thời gian thực hiện. Mỗi dự án nên xây dựng thời gian thực hiện trên lớp từ 60 đến 120 phút.
Hình thức tổ chức: có thể tổ chức trong giờ học chính khóa tại các phòng STEM/phòng học của nhà trường hoặc tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các trường đào tạo nghề.
Xác định các yếu tố STEM liên quan: Khác với các dự án khác, dự án STEM còn thêm bước xác định các yếu tố STEM liên quan khi thực hiện dự án. GV hướng dẫn HS cần phân tích, làm rõ các thành phần S, T, E, M khi chuẩn bị dự án.
Thiết kế tiến trình chi tiết dự án: Xác định ý tưởng; Mục tiêu; Xác định được quy trình, kĩ thuật để thực hiện dự án theo giáo dục STEM.
Giới thiệu dự án, chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
+ GV gợi mở ý tưởng giới thiệu dự án tới HS.
+ Chia nhóm, chuyển giao nhiệm vụ
+ Định hướng HS tìm và sử dụng các nguyên vật liệu liên quan.
+ Quy định cách thức thực hiện, tiêu chí đánh giá.
+ HS chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ… cần thiết để tổ chức thực hiện dự án; GV hỗ trợ HS khi cầnthiết.
Bước 2. Thực hiện dự án: Thường được thực hiện theo qui trình thiết kế kĩ thuật của giáo dục STEM. Giáo án tổ chức qua các hoạt động cơ bản như mục I.4.1. Mỗi hoạt động chỉ rõ: Thời gian, hình thức thực hiện, mục đích, nội dung, sản phẩm dự kiến của HS và cách thức tổ chức hoạt động. Chuẩn bị CSVC, thiết bị, tài liệu, kinh phí cần thiết. Nơi tiến hành cách bố trí. HS trong quá trình thực hiện dự án phải luôn liên hệ, báo cáo kết quả thực hiên định kỳ với GV phụ trách để được tư vân, hỗ trợ kịp thời.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Bước 3. Tổng hợp kết quả dự án: Báo cáo kết quả, chia sẻ sản phẩm và đánh giá dự án. Đối với dự án theo giáo dục STEM thì sản phẩm không phải là mục tiêu quan trọng nhất. Quá trình HS vận dụng các kiến thức liên quan để giải quyết vấn đề cũng là một bước hết sức quan trọng. HS không chỉ nắm kiến thức lý thuyết trong chương trình mà còn biết vận dụng các kiến thức đó để giải quyết vấn đề thực tiễn. Tổng kết, đánh giá chỉ ra những ưu, nhược điểm của từng nhóm trong việc lập kế hoạch, việc phân công, hợp tác thực hiện giữa các thành viên trong nhóm. GV có thể cho HS tiếp tục mở rộng, nghiên cứu phát triển dự án.
9
I.6. Đánh giá năng lực trong dạy học dự án định hướng giáo dục STEM.
+ Đánh giá bám sát mục tiêu phát triển năng lực.
+ Đánh giá quá trình kết hợp với đánh giá kết quả. Đánh giá quá trình thông qua sản phẩm của quá trình. Đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng, thông qua bài kiểm tra.
+ Đánh giá của GV sử dụng cả các kết quả tự đánh giá và đánh giá cả lớp.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
II.1. Nghiên cứu và kinh nghiệm triển khai giáo dục STEM trên thế giới.
a. Nghiên cứu về giáo dục STEM trên thế giới. Trong một thập kỷ trở lại đây nghiên cứu về giáo dục STEM đang được rất nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm nghiên cứu và tiếp tục được phát triển. Hiện nay có một số khuynh hướng nghiên cứu về giáo dục STEM là: Nghiên cứu về tầm quan trọng của giáo dục STEM; Vai trò và việc kết hợp Công nghệ và Kĩ thuật trong STEM; Tích hợp giáo dục STEM; nghề nghiệp STEM, các chương trình trải nghiệm STEM, phát triển đội ngũ GV, phương pháp giảng dạy STEM…
b. Kinh nghiệm triển khai giáo dục STEM trên thế giới.
Ở Mỹ hướng tới STEM là nâng cao yêu cầu về Toán học và Khoa học đối với HS tốt nghiệp. GV thường xuyên được tham gia các khoá bồi dưỡng về giảng dạy STEM từ cơ bản đến chuyên sâu. Tại Pháp giáo dục STEM được bao phủ ở mọi cấp. Nó đã được đưa thành một chương trình quốc gia. Ở Anh với mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học chất lượng cao. Giáo dục Malaysia cũng xây dựng các nguồn lực dạy và học về STEM một cách toàn diện.
II.2. Giáo dục STEM tại Việt Nam.
Giáo dục STEM xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2010. Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung học”, cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học” và cuộc thi “Sáng tạo khoa học kĩ thuật”. Các cuộc thi phù hợp với mục tiêu mà giáo dục STEM hướng tới. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang phối hợp với Hội Đồng Anh triển khai chương trình thí điểm về giáo dục STEM tại một số trường THCS và THPT.
Thuận lợi.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Về giáo viên: GV dạy các môn khoa học và kỹ thuật ở Việt Nam đã có một nền tảng lý thuyết tốt, chỉ cần được trang bị thêm phương pháp xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp và gắn với thực tế nhiều hơn. GV có thể kế thừa việc xây dựng bài giảng trên cơ sở một chương trình khung, tham khảo nhiều nguồn tài liệu giảng dạy tùy vào đặc điểm của lớp học và sự hứng thú của HS. Do đó giáo dục STEM giúp GV chủ động hơn trong việc dạy học sáng tạo và truyền cảm hứng, giúp giáo dục Việt Nam theo kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
10
Về học sinh: Với thành tích gần đây của HS Việt Nam tại các kỳ thì khoa học tự nhiên quốc tế, chúng ta có được một động lực mạnh mẽ để tiếp tục kế thừa và phát triển giáo dục các môn này lên tầm cao mới, hướng đến thực hành và tích hợp liên ngành, đưa các bài học lý thuyết gần hơn với thực tiễn; Đa dạng các hoạt động ngoại khóa, giúp tăng sự trải nghiệm và vận dụng kiến thức của HS.
Giáo dục STEM cần mức đầu tư chi phí giống như các hoạt động giáo dục khác, phần lớn đều tận dụng các cơ sở vật chất có sẵn giống như ở các trường học khi dạy các môn thí nghiệm thực hành cho học sinh. Thậm chí có những bài học STEM tốn rất ít chi phí, chẳng hạn như khi lớp học được tổ chức ở những nơi công cộng, sở thú, bảo tàng, vườn cây…
Khó khăn.
Giáo dục Việt Nam còn quá chú trọng kiến thức hàn lâm, thi cử. Hệ thống giáo dục bậc phổ thông của Mỹ tập trung cho phát triển các kỹ năng năng lực mang tính nền tảng cho HS để có thể hướng đến sự sáng tạo và lãnh đạo thế giới.
Những năm gần đây việc tuyển sinh vào các trường đại học khoa học – kỹ thuật đều khó tuyển đủ số lượng với chất lượng như kỳ vọng, và đó là cảnh báo cho chất lượng nghiên cứu khoa học – kỹ thuật trong thời gian tới.
Việc xây dựng thành lập các câu lạc bộ STEM còn ít.
II.3. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục STEM ở các trường THPT huyện Anh Sơn.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tìm hiểu thực trạng việc dạy học phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận STEM trong giảng dạy môn Sinh học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn, thông qua các hoạt động: Điều tra bằng phiếu và trao đổi về PPDH với 13 GV dạy Sinh học. Kết quả cụ thể như sau:
TT Thường xuyên
TT Thỉnh thoảng
TT Hiếm khi
TT Chưa làm
Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và phát huy năng lực học tập tích cực
Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM
Vận dụng kiến thức Toán, Vật lý, Hoá học, Công nghệ…vào dạy HS học.
Tham gia hướng dẫn HS thi KHKT
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
11
0 2 4 6 8 10 12
a. Về mức vận dụng: Việc vận dụng các PPDH tích cực là điều cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Việc dạy học theo hướng tiếp cận STEM của bộ môn Sinh ở các trường THPT đã được ứng dụng. Có nhiều GV chưa tổ chức cho HS vận dụng hiểu biết các môn học khác vào việc lĩnh hội tri thức của môn Sinh học, chưa tham gia hướng dẫn HS thi KHKT, Tích hợp liên môn còn ít. Nguyên nhân là do GV chưa thực sự đầu tư cho chất lượng giáo án, ngại phải tìm tòi kiến thức của các môn khác, ngại hưỡng dẫn HS; Nhiều gia đình chưa có máy vi tính nối mạng Internet nên việc tìm tiếm thông tin, thiết kế sản phẩm còn khó khăn.
b. Về mức độ thu hút sự chú ý của HS và khả năng tiếp thu bài của HS khi GV vận dụng dạy học theo hướng tiếp cận STEM vào môn học
Việc GV biết vận dụng kiến thức các môn học vào dạy học đã giúp HS giải quyết vấn đề, đã mang lại cho HS một sự hứng thú nhất định, đồng thời giảm hoạt động của GV trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, nhiều HS có kỹ năng vận dụng thấp về tìm kiếm kiến thức có liên quan đến bài học chưa sát, GV phải chỉnh sửa nhiều làm mất thời gian.
c. Về tác dụng dạy học theo hướng tiếp cận STEM trong dạy học ở THPT Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, theo định hướng giáo dục STEM, khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học và tạo hứng thú học tập cho HS. Qua đó, HS dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, khuyến khích các em vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và phát huy năng lực học tập tích cực như: Tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng phân tích, tổng hợp…Đặc biệt phát triển kỹ năng sử dụng CNTT, khai thác học liệu số ngày càng hiệu quả.
II.4. Tìm hiểu thực tiễn các PPDH chủ đề “thành phần hóa học của tế bào”sinh học 10, đã được áp dụng.
Chủ đề “các thành phần hóa học của tế bào” sinh học 10- THPT, được GV Nguyễn Thị Hoài trường THPT Đặng Thai Mai tích hợp vấn đề giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua dạy học bằng tình huống (SKKN bậc 4B năm 2021), đã cho thấy hiệu quả thiết thực: Qua việc áp dụng PPDH tích hợp các câu hỏi, tình huống và lồng ghép các thông tin, hình ảnh mà tiết học sôi nổi hơn, HS hứng thú hơn với bài giảng, biết cách cùng hợp tác nghiên cứu và chủ động trong tìm tòi tri thức để vận dụng thực tiễn cho nên phần lớn HS hiểu rõ tầm quan trọng của thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh góp phần to lớn vào việc bảo vệ sức khỏe mọi người. Qua đó HS dễ dàng tiếp thu bài học và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập góp phần nâng cao chất lượng môn học.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Anh Sơn nói chung và địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng chưa có đề tài nghiên cứu nào: “Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề thành phần hóa học của tế bào - sinh học 10 theo định hướng giáo dục
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
12
STEM”
III. THIẾT KẾ VÀ TỔ
CHỨC DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO - SINH 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM.”
III.1. Lí do chọn chủ đề và mô tả chủ đề.
Tế bào là một hỗn hợp phức tạp nhiều chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ gồm: Prôtêin, Cacbohidrat, Lipit, Axit nucleic được tế bào tổng hợp từ các chất dinh dưỡng đơn giản như axit amim, đường đơn, axit béo và glixerol, các đơn phân nucleotit được lấy từ thức ăn. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể dục thể thao một cách khoa học, đảm bảo tốt cho sự phát triển thể chất là rất cần thiết cho HS nói chung và nhất là HS lứa tuổi 16- 17.
Sự ảnh hưởng của khoa học và công nghệ đối với đời sống của con người nói chung đã trở thành một xu hướng tất yếu. Giáo dục STEM ra đời được xem là một bước đi quyết liệt, giúp giải quyết vấn đề đổi mới giáo dục hiện nay. Giáo dục STEM vừa mang ý nghĩa thúc đẩy giáo dục các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học; vừa thể hiện phương pháp tiếp cận liên môn, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn, phát triển năng lực và phẩm chất người học.
Với chủ đề sản xuất son môi và kem dưỡng ẩm từ thiên nhiên: Từ việc tìm hiểu thành phần chính của kem dưỡng ẩm và son môi, HS ôn tập lại kiến thức về tính chất vai trò của lipit, tính chất và vai trò của sắc tốt và vitamin. Ngoài ra, HS phải huy động thêm các kiến thức đã học ở môn hóa học như tính chất của chì- giải thích được vì sao chì có tính độc hại. Chính vì những cơ sở khoa học trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề thành phần hóa học của tế bào - sinh học 10 theo định hướng giáo dục STEM.” Bằng DHDA làm chủ đề dạy học minh hoạ.
III.2. Mục tiêu chủ đề.
1-Về kiến thức:
Nêu được các thành phần hoá học (TPHH) của tế bào và vai trò của chúng
Giải thích được các ứng dụng trong thực tiễn từ sự hiểu biết vai trò của các
TPHH của tế bào
Cụ thể:
Nêu được các TPHH của tế bào. Nêu tên được các nguyên tố hóa học cấu tạo tế bào. Phân biệt được nguyên tố đại lượng và vi lượng.
Giải thích được tại sao các nguyên tố C, H, O, N là các nguyên chiếm tỉ lệ lớn
Giải thích được vai trò sinh học của nước đối với tế bào.
Trình bày được cấu trúc phân tử và vai trò sinh học của các chất hữu cơ (cabohidrat, lipid, protein, ADN và ARN) đối với tế bào và cơ thể.
Nhận biết được một số đại phân tử: Đường, lipid, protein, DNA.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
13
Phân biệt được các loại liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ chủ yếu của tế bào. Nêu được các loại liên kết yếu và vai trò của chúng trong tế bào.
2- Về phát triển năng lực
a/ Nănglực kiếnthức:
HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
*Những năng lực hướng đến:
Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo
Năng lực giao tiếp: Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, phản biện, trao đổi với GV...
Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
Năng lực sử dụng CNTT: Tìm kiếm và xử lí thông tin.
Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
Năng lực nghiên cứu khoa học; Năng lực tính toán 3 – Về phẩm chất:
Biết bảo vệ sức khỏe cho bản thân và chia sẻ cùng người khác. Thông qua truyền kinh nghiệm hàng ngày có chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập TDTT một cách hợp lý. Biết yêu cái đẹp và làm đẹp một cách an toàn là tạo được mỹ phẩm thiên nhiên.
Rèn luyện đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi; Rèn nề nếp học tập chủ động để hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Biết cách chia sẻ, cởi mở để bảo vệ cái đúng, cái đã đạt được và khắc phục những lỗi sai, điểm chưa đạt được. Biết đánh giá đúng kết quả học tập của nhóm bạn, góp ý và xây dựng để hoàn thiện sản phẩm.
Biết rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân với nhóm, với lớp; tích cực tham gia và hoàn thành nhiệm vụ được giao
III.3. Nội dung dạy học chủ đề thành phần hóa học của tế bào theo hướng tiếp cận STEM.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
14
Qua nghiên cứu mục tiêu, nội dung dạy học chủ đề thành phấn hóa học của tế bào tôi lựa chọn nội dung dạy học theo quan điểm đổi mới là: DHDA theo hướng tiếp cận STEM, Với khuôn khổ của đề tài tôi xin trình bày việc dạy học chú trọng phát triển năng lực HS, giải quyết các vấn đề thực tiễn, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, gắn liền với vùng miền, phù hợp với đối tượng HS mà bản thân tôi đã áp dụng, thì không những đạt được các mục tiêu theo chuẩn còn đạt được các mục tiêu nâng cao, hướng tới phát triển năng lực cho HS. Cụ thể:
Tóm tắt nội dung chủ đề thành
phấn hóa học của tế bào trong
chương trình SGK
Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA
HỌC VÀ NƯỚC CỦA TẾ BÀO
1. Các nguyên tố hóa học
a. Trong tế bào có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống. Trong đó C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng khô của tế bào, nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng
của vật chất hữu cơ.
b. Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng
Nguyên tố đại lượng: Là thành phần cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ như: cacbobidrat, lipit... điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, Mg...
Nguyên tố vi lượng: (Hàm lượng < 0,01% khối lượng khô): Thành phần cấu tạo enzim, các hooc môn, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào, như các nguyên tố: Cu, Fe, Mn, Zn...
2. Nước và vai trò của nước trong tế bào.
Thành phần cấu tạo nên tế bào
Định hướng nội dung theo hướng tiếp cận STEM
Mục tiêu cần đạt theo hướng tới phát triển năng lực cho HS
Nêu tên được các nguyên tố hóa học cấu tạo tế bào.
Phân biệt được nguyên tố đại lượng và vi lượng.
Giải thích được vai trò của Canxi, iôt, sắt, kẽm… đối với cơ thể, tìm hiểu tác hại của chì với cơ thể.
Vận dụng vào thực tiễn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối
Dự án 1: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào
Nêu được vai trò của nước trong tế bào
Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác các nhà khoa học trước hết lại phải tìm xem ở đó có nước hay không?
Tại sao ở người khi bị sốt cao lâu ngày hay bị tiêu chảy cơ thể mất nước phải bù lại lượng nước bằng cách uống Oresol?
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Tại sao chúng ta không nên bảo quản các loại rau, củ, quả trong ngăn đá tủ lạnh?
15
Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết
Là môi trường của các phản ứng sinh hóa
Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.
Bài 4: CACBOHIDRAT VÀ
LIPIT
1. CACBOHIDRAT
a. Cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố
C, H, O. Gồm Đường đơn; Đường đôi; Đường đa
b. Chức năng của cacbohidrat
Là nguồn năng lượng dự trữ cho
té bào và cho cơ thể.
Là thành phần cấu tạo tế bào và
nhiều bộ phận của cơ thể.
Cacbohiđrat liên kết với prôtêin
tạo nên các phân tử glicôprôtêin là
những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.
II. LIPIT. Gồm nhiều loại:
Mỡ: Dự trữ năng lượng cho tế bào. Phôtpholipit: Tạo nên các loại màng tế bào. Stêrôit: Cấu tạo nên màng sinh chất và 1 số hoocmôn. Sắc tố - Vitamin: Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể
Bài 5: PROTEIN
Prôtêin là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là axit amin. Có 20 loại a.a khác nhau. Có 4 bậc cấu trúc không gian. Chức năng đa dạng: cấu trúc, vận chuyển, xúc tác, điều
hòa, bảo vệ, dự trữ, thu nhận
Nêu được các loại cacbohidrat và vai trò của nó trong tế bào và cơ thể
Khi bệnh nhân không thể ăn hay hấp thu dinh dưỡng qua đường tiêu hóa, bác sĩ chỉ định truyền đường glucose
Dự án 2: Cacbohidrat và lipit
Tại sao ở người không tiêu hóa được xellulozo nhưng chúng ta cần phải ăn rau xanh hàng ngày?
Hậu quả có thể xẩy ra khi ăn quá nhiều đường kéo dài
Nêu được các loại lipit và vai trò của chúng
Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ động vật?
Cân đối lượng chất béo phù hợp với chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Nêu cấu trúc và chức năng của Protein.
Dự án 3: Protein và Axit nucleic
Tại sao chúng ta sử dụng protein (thịt) nhiều loài làm thức ăn?
Hậu quả khi ăn quá nhiều protein
Nêu cấu trúc và chức năng của axit nucleic
Tách chiết được dầu dừa, dầu gấc, sáp ong.
Chuẩn bị đầy đủ được các dụng cụ nguyên liệu cần
thiết để sản xuất mỹ phẩm
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
từ thiên nhiên (kem dưỡng
16
ẩm và son môi).
thông tin.
Bài 6: AXIT NUCLEIC
1. ADN
a. Cấu tạo của ADN
ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân
gồm 4 loại nucleotit: A, T, G, X. Các nucleotit liên kết với nhau
bằng liên kết hóa trị để tạo nên
chuỗi poliucleotit. Hai chuỗi poliucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo NTBS: A liên
kết với T ở bằng 2 liên kết hidro.
G ở liên kết với X bằng 3 liên kết hidro
b. Chức năng của ADN: Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
2. ARN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 1 nuclêôtit; Có 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X. Có 3 loại ARN :
+ mARN: Một mạch thẳng pôlinuclêôtit, có chức năng truyền đạt thông tin di truyền.
+ tARN có cấu trúc xoẵn 3 thùy, có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên prôtêin.
+ rARN có cấu trúc mạch đơn xoắn kép cục bộ. rARN là thành
phần cấu tạo nên ribôxôm
Dự án 4: Chủ đề STEM: Sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên (kem dưỡng ẩm và son dưỡng môi)
Vận dụng kiến thức sinh
học để giải thích các thành
phần kết hợp tạo thành
thỏi son môi, kem dưỡng ẩm cho da vào mùa đông.
Chế tạo được thỏi son môi kem dưỡng ẩm cho da vào mùa đông từ thiên nhiên đơn giản đảm bảo các tiêu chí đề ra.
Sử dụng Internet để tìm hiểu kiến thức, cách thức chế tạo son môi thiên nhiên đơn giản.
Thực hiện các giải pháp thiết kế sản phẩm, sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật để tạo thành phẩm hoàn chỉnh.
Tính toán dự trù chi phí cho sản phẩm, kích thước vật liệu cần để chế tạo.
Thiết kế được sản phẩm vừa sử dụng tốt, vừa mang tính thẩm mỹ.
Sử dụng nguyên vật liệu tái chế, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Có ý thức cẩn thận khi sử dụng mỹ phẩm, cách nhận biết mỹ phẩm độc hại và mỹ phẩm an toàn.
III.4. Bộ câu hỏi định hướng HS tạo sản phẩm (Photo cho các nhóm)
*Câu hỏi chung:
Câu 1: Nêu khái quát TPHH của tế bào
Câu 2: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối là như thế nào?
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
17
Dự án 1: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào
Câu 1: Nêu tên các nguyên tố hóa học cấu tạo tế bào?
Câu 2: Phân biệt nguyên tố đại lượng và vi lượng?
Câu 3: Tại sao các nguyên tố C, H, O, N chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào?
Câu 4: Giải thích vai trò của Canxi, iôt, sắt, kẽm… đối với cơ thể?
Câu 5: Vận dụng vào thực tiễn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối?
Câu 6: Nêu được vai trò của nước trong tế bào?
Câu 7: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại phải tìm xem ở đó có nước hay không?
Câu 8: Tại sao ở người khi bị sốt cao lâu ngày hay bị tiêu chảy cơ thể mất nước phải bù lại lượng nước bằng cách uống Oresol?
Câu 9: Tại sao không nên bảo quản các loại rau, củ, quả trong ngăn đá tủ lạnh?
Dự án 2: Cacbohidrat và lipit
Câu 1: Nêu được các loại cacbohidrat và vai trò của chúng trong tế bào và cơ thể?
Câu 2: Khi bênh nhân không thể ăn hay hấp thụ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa, bác sỹ thường chỉ định truyền đường glucose?
Câu 3: Tại sao ở người không tiêu hóa được xellulozo nhưng chúng ta cần phải ăn rau xanh hàng ngày?
Câu 4: Hậu quả có thể xẩy ra khi ăn quá nhiều đường kéo dài?
Câu 5: Nêu các loại lipit và vai trò của chúng?
Câu 6: Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ động vật?
Câu 7: Cân đối lượng chất béo phù hợp với chế độ dinh dưỡng hàng ngày?
Dự án 3: Protein và Axit nucleic
Câu 1: Nêu cấu trúc và chức năng của Protein?
Câu 2: Tại sao chúng ta sử dụng protein (thịt) nhiều loài làm thức ăn?
Câu 3: Hậu quả khi ăn quá nhiều protein?
Câu 4: Nêu cấu trúc và chức năng của axit nucleic? Xét nghiệm ADN trong những trường hợp nào?
Dự án 4: Chủ đề STEM - Sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên.
Câu 1. Nêu các thành phần, tính chất và vai trò của mỗi thành phần cơ bản của son môi và kem dưỡng ẩm thiên nhiên?
Câu 2. Tỉ lệ các thành phần trong một thỏi son môi, một hộp kem dưỡng ẩm?
Những thành phần có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ làn môi và da như thế nào?
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
18
Câu 3. Những hoá chất độc hại trong son môi công nghiệp ảnh hưởng tới sức khoẻ con người?
Câu 4. Có thể tạo son hay kem dưỡng ở những dạng nào?
Câu 5. Kinh nghiệm khi làm và sử dụng son môi và kem dưỡng ẩm thiên nhiên?
(Không nên bảo quản son rắn trong tủ lạnh; Khi chế tạo son môi cần tránh để nước lẫn vào sản phẩm; Mỹ phẩm có chứa cồn thường làm môi trở nên khô hơn; Khi tẩy trang có thể dùng dầu thiên nhiên như: dầu dừa; Sử dụng chất bảo quản và chất chống oxi hoá cho thỏi son, tạo mỹ phẩm thiên nhiên nên dùng nồi thuỷ tinh, đũa gỗ; Cách nhận biết thỏi son an toàn.
Câu 6. Làm thế nào để có một đôi môi và làn da đẹp?
*Câu hỏi thu hoạch chung cho chủ đề
Bạn Nam có chỉ số cân nặng thừa cân quá nhiều, bạn đang rất lo lắng mình bị béo phì có thể có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, em hãy tư vấn giúp bạn?
III.5. Giải pháp và tổ chức thực hiện. (Thiết kế giáo án)
III.5.1. Mô tả ý tưởng
Tên chủ đề Thành phần hóa học của tế bào
Thời lượng 3 tiết
Tổ chức 4 nhóm HS tương ứng theo năng lực và sở thích
Mục tiêu
1. Môn sinh học.
*Kiến thức: (Theo mục III.2)
*Năng lực: (Theo mục III.2)
*Phẩm chất: (Theo mục III.2)
2. Môn Hóa học: Biết được tính chất độc hại của chì đối với cơ thể. Biết tính chất của nước, lipit, sắc tố vitamin để kết hợp tạo được loại son môi và kem dưỡng ẩm tốt nhất.
3. Môn Toán học Vận dụng kiến thức toán học để tính toán dự trù chi phí cho sản phẩm, tính toán kích thước vật liệu, tỉ lệ thành phần nguyên liệu cần để chế tạo.
4. Môn Tin học: Có ý thức về sử dụng các phần mềm để tra cứu được các thông tin cần thiết cho dự án trên Internet.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Khai thác và dử dụng các học liệu số: Sử dụng đựợc các phần mềm cơ bản để liên lạc (phần mềm dạy học trực tuyến Zoom, email, facebook, zalo...), báo cáo (word, powerpoint...), xử lý số liệu, khảo sát (exel,..) khi thực hiện dự án
19
Phương
pháp và kỹ
thuật dạy
học
PP kiểm tra đánh giá.
5. Môn công nghệ:
Bản vẽ mô hình thỏi son môi, hộp kem dưỡng ẩm chi tiết làm
sáng tỏ các ý tưởng.
Thiết kế được sản phẩm sử dụng tốt và mang tính thẩm mỹ.
Sử dụng nguyên vật liệu tái chế, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Có ý thức cẩn thận khi sử dụng mỹ phẩm,
DHDA theo định hướng giáo dục STEM. (Dạy học hợp tác theo nhóm)
Kỹ năng hợp tác làm việc nhóm để hoàn thành sản phẩm nhóm.
- Sử dụng phần mềm đánh giá trực tuyến Azota (phụ lục)
- Đánh giá quá trình, Bài thu hoạch khi kết thúc chủ đề.
Thiết bị dạy học - Bảng nhóm, bút dạ, Giấy A4, A0, máy vi tính kết nối Internet máy chiếu, máy ảnh, …; Sách giáo khoa Sinh học 10
Dự kiến sản phẩm
Dự án 1: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào.
Dự án 2: Cacbohidrat và lipit
Dự án 3: Protein và Axit nucleic
Dự án 4: Chủ đề STEM- Sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên (kem dưỡng ẩm và son môi)
III.5.2. Kế hoạch thực hiện chủ đề.
Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy môn Sinh học 10 của trường, tôi lập kế hoạch thực hiện thực nghiệm ở lớp 10A1 như sau: TT Nội dung Thời gian Người thực hiện Ghi chú
phút, vào tiết
GV Sinh học HS lớp 10A1
GV theo dõi, hướng dẫn
HS lớp 10A1
3 Nghiệm thu sản phẩm
Dự án 1- 45 phút, Dự án 2 và 3 – 45 phút, Dự án 4- 45 phút
HS lớp10A1, GV theo dõi, đánh giá, hợp thức hóa kiến thức
Tại phòng học trực tuyến 10A1 trên LMS
HS trao đổi với GV ở trường và trên
gmail hoặc điện thoại hoặc Zalo, Zoom, ghi nhật ký dự án trên Padlet
Tại phòng máy chiếu số 2, và
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
phòng thực hành của trường
20
1
vụ 5-7
3
13/9/2021
Giao nhiệm
, thứ 2 ngày
2
3
14/9/2021
06/10/2021
1- 1 tuần,
án 2, 3 – 2 tuần, Dự án 4
3
Thực hiện các dự án học tập
tuần, Từ
đến
. (Dự án
Dự
-
tuần)
Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề thành phần hóa học của tế bào nhằm phát triển năng lực HS bằng DHDA theo hướng tiếp cận STEM do tôi và cô Nguyễn
Thị Hòa xây dựng, được đồng nghiệp cùng trường góp ý và áp dụng có hiệu quả.
Năm học 2021-2022, chúng tôi áp dụng thực nghiệm ở lớp 10A1, lớp 10A2 có năng lực tương đương dạy theo phương pháp vấn đáp tích hợp các vấn đề thực tiễn, dạy theo từng tiết học của chủ đề.
III.5.3. Thiết kế giáo án thực hiện chủ đề.
Giáo án 1: TRIỂN KHAI NỘI DUNG - GIAO NHIỆM VỤ
(15 phút)
I. Mục tiêu.
- HS nêu được nhiệm vụ học tập mà các nhóm phải thực hiện. HS hứng thú, tích cực và sẵn sàng bắt tay vào thực hiện các hoạt động .
- HS lập kế hoạch nhóm để triển khai thực hiện các hoạt động: Phân công nhóm trưởng, xác định nhiệm vụ cá nhân, kế hoạch thực hiện.
II. Chuẩn bị
GV: Giáo án, bài giảng Powerpoint, Máy vi tính kết nối mạng Internet, PHT.
HS: SGK Sinh học 10, Máy vi tính hoặc điện thoại thông minh kết nối mạng
III. Phương pháp: Quan sát vấn đáp phát hiện vấn đề
IV. Tổ chức hoạt động dạy học.
Hoạt động 1. Đặt vấn đề, tiếp nhận nhiệm vụ dự án (8 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV : Thưc hiện dẫn dắt HS theo trình tự các slide (Phần phụ lục) như sau
Tế bào là một hỗn hợp phức tạp nhiều chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ gồm:
Prôtêin, Cacbohidrat, Lipit, Axit nucleic
được tế bào tổng hợp từ các chất dinh dưỡng
đơn giản như axit amin, đường đơn, axit béo và glixerol, các đơn phân nucleotit được lấy
từ thức ăn. Việc bảo vệ tốt đưỡng tiêu hóa và
có một chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo tốt
cho sự phát triển thể chất là rất cần thiết.
GV: Chiếu các nhóm dinh dưỡng
Chiếu 1 số hình ảnh dinh dưỡng không
cân bằng
- HS: Chăm chú theo dõi
HS phát hiện được vấn đề: Thức ăn hàng ngày chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cấu trúc tế bào và sinh năng lượng, nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập hợp lý.
HS: Thấy được tác hại của ăn nhiều đường, ăn nhiều prôtêin, và chất béo.
HS hiểu ý nghĩa của vấn đề cần
nghiên cứu. Có suy nghĩ đến
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
21
Giới thiệu nội dung chủ đề dạy học
GV: Hầu như các bạn HS nữ ai cũng muốn
những việc cần làm để bảo vệ tốt cho sức khỏe của con người.
có ít nhất một thỏi son dưỡng môi và một hộp kem dưỡng ẩm cho mùa đông. Mỹ phẩm và
vấn đề sử dụng mỹ phẩm an toàn, trong đó kem dưỡng ẩm và son môi là mỹ phẩm phổ
biến nhất ở lứa tuổi vị thành niên.
GV cho HS xem video – 2 phút: VTC14 Phát
hiện nhiều mỹ phẩm chưa nồng độ Corticoid cao, có hơn 50% mỹ phẩm làm giả.
GV cho HS xem video – 3 phút: Tác hại nguy
hiểm của việc sử dụng son môi kém chất
lượng khiến bạn ngã ngửa
Nghiên cứu chủ đề TPHH tế bào hoàn thành 4 dự án học tập sau (slide - phần phụ lục)
HS: Biết sở thích trang điểm, nhu cầu làm đẹp an toàn của các bạn nữ.
HS xem video: https://youtu.be/YyAQ2ZD0H2Q
HS xem video: https://youtu.be/kzVuREjzx4A
HS: Thấy được sự cần thiết của mỹ phẩm an toàn từ thiên nhiên. Tiếp nhận dự án
Hoạt động 2: Giao dự án và tài liệu học tập (5 phút)
GV: Mời lớp phó học tập chủ trì việc phân
nhóm: Nhóm 1,2,3 nghiên cứu kiến thức
SGK, nhóm 4 dành cho các bạn thích nghiên
cứu và chế tạo mỹ phẩm thiên nhiên.
GV: Thông báo cơ cấu nhóm:
+ Số lượng 4 nhóm
+ Mỗi nhóm có số thành viên tương đương, phải có thành viên có máy vi tính, biết khai
thác và sử dụng CNTT.
GV: Giao PHT qua nhóm zalo (Kế hoạch triển khai; Bộ câu hỏi định hướng; Phiếu hướng dẫn hoạt động nhóm; Hướng dẫn tài liệu tham khảo)
Lớp phó học tập trao đổi với cả lớp và phân nhóm
Xác định nhiệm vụ của mỗi nhóm; Lắng nghe, ghi nhận các mốc thời gian
Nhóm trưởng nhận PHT (Kế hoạch triển khai; Bộ câu hỏi định hướng; Phiếu hướng dẫn hoạt động nhóm; Hướng dẫn tài liệu tham khảo)
Các nhóm trưởng sẽ phân chia nhiệm vụ và thông báo các thành viên nhóm qua zalo. Báo cáo với GV bằng văn bản.
Hoạt động 3: Thông báo kế hoạch
Thực hiện các dự án khoảng 3 tuần, Từ 14/9/2021 đến 06/10/2021. (Dự án 1- 1 tuần,
Dự án 2, 3 – 2 tuần, Dự án 4- 3 tuần)
Bám sát câu hỏi định hướng để tìm nội dung
Báo cáo sản phẩm: Tại phòng máy chiếu số 2, và phòng thực hành của trường
HS trao đổi với GV ở trường và trên gmail hoặc điện thoại hoặc
Zalo, Zoom, ghi nhật ký dự án trên Padlet.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
22
Giáo án 2: NGHIỆM THU DỰ ÁN 1,2,3 (Thời gian 2 tiết)
I. Mục tiêu
- HS hứng thú, tích cực và tự tin thuyết trình sản phẩm dự án, chiếm lĩnh được kiến thức của bài học.
- Hợp thức hóa các kiến thức bài học. Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm.
II. Chuẩn bị
GV: Phòng học có máy chiếu, máy quay phim.
HS: Sản phẩm dự án
III. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1. Quy trình buổi báo cáo sản phẩm (5 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động HS Nội dung đạt được
GV: Sau 2 tuần thực hiện các
nhiệm vụ học tập. Hôm nay nhóm
1,2,3 sẽ trình bày sản phẩm của
mình, các em theo dõi, nhận xét, góp ý và đánh giá sản phẩm cho
mỗi nhóm. Quy định buổi nghiệm thu sản phẩm như sau:
- Chăm chú lắng nghe và ghi nhận quy trình báo cáo sản phẩm
Chương trình tiết nghiệm thu dự án
Slide 1 (phụ lục)
Slide 2 (phụ lục)
Hoạt động 2. Báo cáo sản phẩm (50 phút)
GV: Mời HS lên báo cáo sản phẩm.
- Ghi nhận diễn biến buổi báo cáo
Nhóm trưởng các nhóm đại diện lên báo cáo
HS: theo dõi, nhận xét, đã làm, chưa làm được, ghi vấn đề cần hỏi vào giấy
- Các thành viên phối hợp nhịp nhàng theo sự phân công của nhóm trưởng, hoàn thành báo cáo sản phẩm đúng thời gian quy định (Các Slide của các nhóm phần phụ lục)
Hoạt động 3. Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, hợp thức hóa kiến thức (20 phút)
GV: Cho lần lượt các nhóm
đóng góp ý kiến và đặt câu
hỏi chất vấn về sản phẩm của
nhóm bạn
- GV nhận xét bài thuyết trình
các nhóm, chỉnh sửa một số
câu trả lời chất vấn, bổ sung
HS: Lắng nghe, ghi nhận ý kiến
đóng góp của
bạn và trả lời
câu hỏi chất vấn
- Lắng nghe và
ghi nhận để
Sôi nổi đóng góp ý kiến xây
dựng và tự tin với kiến thức tự
chiếm lĩnh
- HS ý thức hơn về quá trình
học của bản thân, tự điều
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
chỉnh cách học để nâng cao
23
các câu hỏi mang tính ứng
dụng thực tiến và hợp thức
hóa kiến thức
GV: Yêu cầu các nhóm thảo
luận, thống nhất đánh giá
theo phiếu và cho điểm. GV
tổng hợp các loại phiếu đánh
giá và thông báo kết quả
GV: Chốt kiến thức Nhận xét
thành công, tồn tại về quá
trình thực hiện dự án.
hoàn chỉnh sản phẩm - Thảo luận nhóm, đánh giá theo phiếu.
kết quả học tập (tự đánh giá việc học của chính mình, của bạn, chỉ ra khó khăn trong quá trình học, đưa ra những gợi ý khắcphục)
- Thông qua trao đổi phản hồi từ HS, GV điều chỉnh cách dạy cho phù hợp đối tượng và rút kinh nghiệmcho cácdựántiếptheo
Slide 3
Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút),
GV yêu cầu HS làm bài thu
hoạch với bài tập sau: Bạn
Nam có chỉ số cân nặng thừa
cân quá nhiều, bạn đang rất
lo lắng mình bị béo phì có
thể có nguy cơ bị bệnh tiểu
đường, em hãy tư vấn giúp
bạn?
- Chuẩn bị giấy bút nghiên cứu nội dung bài tập
- Vận dụng kiến thức chủ đề hoàn
thành bài tập được giao.
Tư vấn được chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân, rút ra kinh nghiệm về dinh dưỡng
và luyện tập TDTT khoa học để có 1 vóc dáng khỏe đẹp.
Hoạt động 5: Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm (5 phút)
GV: Thiết kế đề thi, tạo lớp và gửi link vào nhóm Zalo
của lớp
https://azota.vn/de-thi/8l9zuz
GV: Hướng dẫn học sinh cách
làm bài.
Về nhà làm bài tập bằng điện thoại thông minh
hoặc máy vi tính trên phần mềm Azota thời gian 20 phút
Mỗi cá nhân về nhà tự làm bài HS chỉ được làm 1 lần, trong thời gian 20 phút, với 20 câu trắc nghiệm
Hoàn thành sau 2 ngày
Giáo án 3: Sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên (kem dưỡng ẩm và son môi) (Dự án 4: Dành cho nhóm 4 lớp 10A1)
1. TÊN CHỦ ĐỀ: Sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên
2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
Mỹ phẩm đến từ thiên nhiên đang là trào lưu được ưu ái của các chị em phụ nữ. Ưu điểm lớn nhất chính là rẻ tiền, lành tính. Các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên đều chứa một lượng lớn dưỡng chất giúp duy trì độ ẩm, tăng cường độ đàn hồi và khả năng chống oxy hóa lớp tế bào giúp đôi môi, làn da được trẻ hóa. Nếu bạn muốn đôi môi hồng hào, đầy sức sống mà không muốn sử dụng các sản
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
24
phẩm có chứa hóa chất thì mỹ phẩm thiên nhiên là một lựa chọn tuyệt vời. Mặt khác, mỹ phẩm tự chế này không quá tốn kém và không quá phức tạp để thực hiện. Để giúp cho các bạn biết rõ hơn về vấn đề này, chủ đề hôm nay của chúng ta sẽ là những kiến thức khoa học đằng sau các mỹ phẩm thiên nhiên!
Thông qua chủ đề, HS tìm hiểu và vận dụng kiến thức về tính chất của nước, lipit, sắc tố, vitamin và tính chất độc hại của chì (Pb), HS biết được thành phần chính của mỹ phẩm thiên nhiên, những kiến thức liên quan đến son môi, kem dưỡng ẩm để nhận biết các mỹ phẩm không an toàn. Đồng thời HS cũng nghiên cứu, thiết kế và chế tạo được các mỹ phẩm từ nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên. với những tiêu chí cụ thể. Sau khi hoàn thành, HS sẽ được thử nghiệm tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm.
Địa điểm tổ chức: Phòng học trực tuyến zoom, phần mềm zalo, phòng thực hành sinh học và phòng máy chiếu số 2 trường THPT Anh Sơn 2.
3. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Nêu được thành phần cơ bản của kem dưỡng ẩm, son môi từ thiên nhiên.
- Vận dụng kiến thức về chủ đề thành phần hóa học của tế bào: Tính chất, đặc tính của nước và lipit.(Bài 3 trong chủ đề); Tính chất của Lipit, tác dụng của dầu dừa dầu gấc, tính chất và vai trò sắc tố, vitamin.(Bài 4 trong chủ đề); Tác hại của chì, để thiết kế và tạo được kem dưỡng ẩm mùa đông và son dưỡng môi với những tiêu chí cụ thể. Đảm bảo sản phẩm có giá trị sử dụng cao.
- Vận dụng kiến thức hóa học, toán học về tính toán tỉ lệ các thành phần nguyên liệu của sản phẩm một cách phù hợp, để lựa được nguồn nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ. Điều chỉnh màu sắc thích hợp Đồng thời, HS phải vận dụng các kiến thức cũ của các bài học để giải thích được thành phần kết hợp của sản phẩm, một số hiện tượng thường gặp khi chế tạo, khi bảo quản và sử dụng sản phẩm; cách nhận biệt mỹ phẩm an toàn.
- Liệt kê được các tiêu chí đánh giá sản phẩm, so sánh sản phẩm làm được với các sản phẩm bán trên thị trường. từ đó định hướng thiết kế sản phẩm dự án.
b. Kĩ năng:
- Tính toán, vẽ được bản thiết kế đảm bảo các tiêu chí đề ra.
- Lập kế hoạch nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận.
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
- Kỹ năng tạo được mỹ phẩm từ thiên nhiên.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
c. Phẩm chất:
25
- Có ý thức làm đẹp an toàn, biết bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người khác.
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập của nhóm.
- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm.
d. Năng lực: Thông qua giáo dục STEM, HS có cơ hội phát triển các năng lực chung sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tạo được mỹ phẩm thiên nhiên từ các nguyên vật liệu dễ kiếm một cách sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể.
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự nghiên cứu kiến thức nền và vận dụng kiến thức nền để xây dựng bản thiết kế và tạo sản phẩm.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mĩ.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực thực hành: Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận; xử lý thông tin liên quan đến thí nghiệm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Năng lực tư duy phản biện.
- Năng lực tính toán thông qua việc tính giá thành tỉ lệ thành phần sản phẩm
4. NỘI DUNG STEM LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ
Thông qua chủ đề sản xuất son môi từ thiên nhiên, GV lồng ghép các yếu tố:
*Science (Khoa học): Để giải quyết vấn đề: Sản xuất được loại mỹ phẩm đảm
bảo đầy đủ các tiêu chí đặt ra, HS phải hiểu được thành phần, tính chất của nó dưới góc độ khoa học một cách sâu sắc, HS phải huy động các kiến thức đã học liên môn ở nhiều môn. Vì vậy, từ chủ đề này, GV tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu các kiến thức nền sau: Tính chất, đặc tính của nước và lipit.(Bài 3 trong chủ đề); Tính chất của Lipit, tác dụng của dầu dừa dầu gấc, tính chất và vai trò sắc tố, vitamin.(Bài 4 trong chủ đề); Tác hại của chì
*Technology (Công nghệ): + Sử dụng Internet để tìm hiểu kiến thức, cách thức chế tạo son môi, kem dưỡng ẩm thiên nhiên đơn giản.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
+ Sử dụng các phần mềm: Zoom, Zalo để trao đổi thảo luận. + Các thiết bị sử dụng: Điện thoại thông minh quay chụp ghi nhật ký, máy xay sinh tố được sử dụng….
26
*Engineering (Kỹ thuật): HS thực hiện các giải pháp kĩ thuật thiết kế nên sản phẩm, sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật để điều chế. Chế tạo thành phẩm hoàn chỉnh.Ví dụ: vẽ hình, cân đong đo đếm,… để thực hiện hóa ý tưởng.
*Mathematics: Kiến thức về toán, như tính toán dự trù chi phí, tỉ lệ các thành phần trong sản phẩm.
5. CHUẨN BỊ.
5.1. Giáo viên.
- Kế hoạch tổ chức dạy học dự án theo định hướng STEM.
- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: DHDA theo định hướng STEM.
- Sổ theo dõi dự án
- Tài liệu hướng dẫn; Hệ thống câu hỏi định hướng cho sản phẩm
- Phiếu học tập hướng dẫn chi tiết HS hoạt động và tạo sản phẩm.
- Phiếu đánh giá
- Máy tính, máy chiếu, máy chụp ảnh.
5.2. Học sinh.
- Mỗi học sinh: Sổ ghi chép nhật kí dự án cá nhân, điện thoại thông minh.
- Nhóm trưởng: Sổ ghi chép nhật kí dự án nhóm, Máy vi tính, kết nối mạng.
- Một số nguyên vật liệu dễ kiếm cần thiết để thực hiện dự án như:
+ Nguyên liệu chuẩn bị: Sáp ong; Dầu dừa, dầu oliu, dầu gấc; Chất tạo màu: Màu thực phẩm, bút chì màu trẻ em có thể ăn được, màu tự nhiên chiết xuất từ hoa hồng đỏ, hoa dâm bụt đỏ, gấc…; Chất tạo hương vị: Mật ong, chiết xuất vani,…; Chất bảo quản và chất chống oxi hoá: viên nang vitamin E…cồn, giấy lau
+ Vật liệu: Thỏi son rỗng (có thể tận dụng vỏ son đã cũ) có đáy vặn hoặc những hũ nhỏ có nắp đậy được làm bằng thuỷ tinh hoặc nhựa; In nhãn để hoàn thiện sản phẩm.
+ Dụng cụ: Găng tay, Dụng cụ cân đo nguyên liệu. Cốc đong thuỷ tinh hoặc bát nhỏ cách nhiệt, ống hút nhỏ giọt…; Xoong, nồi, dao, thìa, đũa tre…
+ Thiết bị: Tủ lạnh, bếp từ hoặc bếp ga mini, máy xay sinh tố…
6. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1. Xác định vấn đề, giao nhiệm vụ.
(Thực hiện qua Zoom và PHT gửi cho nhóm 4)
a. Mục đích:
- HS nắm bắt được: Sự cần thiết sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
- Nêu được thành phần cơ bản của mỹ phẩm từ thiên nhiên.
27
- Biết được các bài học trong chủ đề có liên quan đến nội dung thực hiện.
- Xác định được nhiệm vụ dự án là sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên với các yêu cầu thành phẩm đạt được thoả mãn các tiêu chí sau:
(1) Làm từ những nguyên vật liệu tự nhiên, dễ kiếm, an toàn khi sử dụng.
(2) Mẫu mã đẹp, cân đối.
(3) Có đủ thông tin về các thông số kĩ thuật như: Tỉ lệ thành phần, hạn sử dụng…
(4) Mền, mịn, không quá cứng hay quá mềm, không quá khô.
(5) Mùi vị dễ chịu
(6) Có hiệu quả khi sử dụng.
(7) Dễ bảo quản và dễ sử dụng.
- Liệt kê được các tiêu chí đánh giá sản phẩm, từ đó định hướng thiết kế sản phẩm dự án.
b. Nội dung: HS tìm hiểu một số tác hại của mỹ phẩm rẻ tiền trên thị trường đã được thời sự phản ánh. Tìm hiểu tính an toàn của mỹ phẩm thiên nhiên. từ đó hình thành ý tưởng ban đầu về sản phẩm dự án.
HS có sổ ghi vào nhật kí về tiến trình dự án và yêu cầu báo cáo và trao đổi với GV qua hệ thống mạng để hỗ trợ học tập.
GV giao nhiệm vụ cho nhóm 4 và hướng dẫn tạo sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Bản ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc.
Tìm hiểu qua Internet các thành phần sản phẩm.
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động: GV hướng dẫn nhóm 4 với nội dung sau:
Bầu nhóm trưởng, thư kí.
Qua Internet tìm hiểu một số tác hại của mỹ phẩm rẻ tiền trên thị trường đã được thời sự phảm ánh; tìm hiểu tính an toàn của mỹ phẩm thiên nhiên, tìm hiểu các phương pháp tạo son môi và kem dưỡng ẩm từ thiên nhiên.
Biên bản họp nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm. Chụp gửi biên bản cho GV.
Xác định kiến thức nền cần sử dụng để giải thích sự kết hợp các thành phần của sản phẩm và các vấn đề liên quan đến bảo quản và sử dụng sản phẩm.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
GV hướng dẫn tiến trình dự án, là cơ sở để HS lập kế hoạch hoạt động nhóm.
28
TT Nội dung tiến trình Ghi chú
Bước 1. Tiếp nhận nhiệm vụ. Bằng PHT GV gửi hướng dẫn qua zalo và zoom, HS bầu nhóm trưởng, thư ký, biết rõ nhiệm vụ thực hiện
Bước 2. Tìm hiểu kiến thức kĩ năng liên quan.
Bước 3. Khảo sát (điều tra).
Bước 4. Lên các ý tưởng (lập bản phương án thiết kế) và báo cáo.
Bước 5. Lên kế hoạch thực hiện sản phẩm.
Bước 6. Tạo dựng (làm sản phẩm).
Bước 7. Thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá sản phẩm.
Bước 8. Chia sẻ (báo cáo sản phẩm).
2 ngày, tìm hiểu kiến thức nền liên quan đến thành phần mỹ phẩm cần sản xuất.
2 ngày, HS làm việc nhóm, biết nhu cầu và sở thích dùng mỹ phẩm của HS THPT.
Gửi bản chụp qua zalo, họp nhóm qua zoom có GV tham gia, thống nhất được bản thiết kế và thành phần sản phẩm.
Sau 2 ngày, nộp cho GV bản kế hoạch thực hiện qua zalo
Cả nhóm làm tại phòng thực hành sinh học
Thành viên nhóm sử dụng và kiểm tra đánh giá sản phẩm theo tiêu chí đặt ra.
Báo cáo sản phẩm tại lớp học khoảng 30 phút bằng Powerpoint, mẫu sản phẩm.
Chia sẻ sản phẩm cho các bạn trong lớp.
GV thông báo các tiêu chí đánh giá sản phẩm. TT Nội dung các tiêu chí Đạt / chưa đạt
1 Nguồn nguyên vật liệu dễ kiếm, giá thành phù hợp, thân thiện với môi trường, an toàn khi sử dụng
2 Hình thức đẹp.
3 Các thông số kĩ thuật như: Nguyên vật liệu, cách sử dụng, hạn sử dụng…
4 Dễ sử dụng và bảo quản
5 Hương thơm nhẹ.
6 Kết quả khi dụng sản phẩm.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền; khảo sát vấn đề;đề xuất phương án sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên a. Mục đích:
29
Lựa chọn được những kiến thức nền liên quan để có thể lên các ý tưởng vận dụng sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên: Tính chất nước, lipit để tách chiết dầu dừa và sáp ong; Tính chất vitamin A, E tan trong dầu để tách dầu gấc.
Khảo sát được vấn đề thấy được sự cần thiết của tạo mỹ phẩm thiên nhiên
Nêu được thành phần cơ bản của mỹ phẩm từ thiên nhiên, đưa ra các phương án tạo sản phẩm.
b. Nội dung:
HS tìm hiểu các kiến thức của chủ đề TPHH của tế bào là: Bài 3- các NTHH và nước; Bài 4 – cácbohidrat và lipit; Tính chất và tác hại của chì đối với sức khỏe.
Thành phần cơ bản của mỹ phẩm sẽ tạo ra và vai trò của chúng
Lên phương án sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên từ thiên nhiên.
*Một số phương án sản xuất son môi từ thiên nhiên:
- Son dạng rắn: sáp ong + dầu dừa + dầu gấc + dầu oliu
- Son dạng kem: sáp ong + nước hoa hồng + mật ong + dầu dừa+ vitamin E.
- Son dạng nước: dầu dừa + nước hoa hồng + tinh dầu + vitamin E.
*Một số phương án sản xuất kem dưỡng ẩm từ thiên nhiên:
- Dạng kem: vaseline + dầu dừa + vitamin
- Dạng lỏng: dầu dừa + gel nha đam + vitamin E
- Dạng lỏng: E dầu dừa + dầu oliu + vitamin E
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Các kiến thức nền cần sử dụng để giải thích sự kết hợp các thành phần của sản phẩm và các vấn đề liên quan đến bảo quản và sử dụng sản phẩm.
Phiếu khảo sát khảo sát sự cần thiết của chủ đề sản suất mỹ phẩm thiên nhiên
Biên bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học và các ý kiến phản biện .
Đề xuất các phương án tạo sản phẩm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Tổ chức họp nhóm qua zoom buổi tối khoảng 45 phút. Trao đổi với GV qua nhóm zalo, gửi sản phẩm file word, PowerPoint, ảnh chụp lên nhóm zalo.
Quy trình:
+ Nhóm trưởng báo cáo kiến thức nền mà nhóm đã tìm hiểu.
+ Trình bày kết quả khảo sát
+ Trình bày các phương án tạo sản phẩm, trao đổi thảo luận cả nhóm cùng
GV thống nhất phương án tạo sản phẩm.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
30
+ GV nhận xét góp ý.
+ GV giao nhiệm vụ cho hoạt động kế tiếp: Dựa trên kiến thức và kết quả khảo sát vừa tìm hiểu, lập bản thiết kế tạo sản phẩm. Nhóm phải có tối thiểu 2 ý
tưởng thiết kế, và sắp sếp theo thứ tự ưu tiên hơn.
Hoạt động 3. Lựa chọn giải pháp: Trình bày và bảo vệ phương án; Lên kế hoạch sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên.
a. Mục đích:
Trình bày được bản thiết kế sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên.
Vận dụng các kiến thức liên quan để bảo vệ cơ sở khoa học và nguyên tắc sản xuất đã lựa chọn trong phương án thiết kế tối ưu để thực hiện sản xuất son môi, kem dưỡng da từ thiên nhiên.
Lên kế hoạch chế tạo sản phẩm.
b. Nội dung: Trong 2 ngày, HS làm việc nhóm để hoàn thành bản thiết kế.
Quy trình:
+ Vẽ phác hoạ thiết kế của sản phẩm. Ghi rõ: Thành phẩn; nguyên vật liệu, thiết bị sư dụng; Dự kiến về kích thước, hình dáng, khối lượng, các thông số kĩ thuật khác liên quan đến vật liệu dự định sử dụng để thiết kế cho từng sản phẩm.
+ Nhóm phải có tối thiểu 2 ý tưởng thiết kế, và sắp sếp theo thứ tự ưu tiên hơn. Cập nhật vào nhật kí nhóm. Nhóm thảo luận các ý tưởng của các thành viên và lựa chọn 1 ý tưởng tốt nhất.
+ Vận dụng các kiến thức nền cũng như các kiến thức khác liên quan để giải thích các bước tạo sản phẩm, bảo vệ phương án thiết kế.
+ Nhóm HS ghi nhận góp ý và đề xuất phương án tối ưu để làm sản phẩm.
GV giao nhiệm vụ cho nhóm về lên kế hoạch chi tiết phương án sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
- Biên bản ghi nhận ý kiến thảo luận của các cá nhân và các ý kiến phản biện
- Đề xuất bản thiết kế tốt nhất.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Tổ chức họp nhóm qua zoom buổi tối khoảng 45 phút. Trao đổi với GV qua nhóm zalo, gửi sản phẩm file word, PowerPoint, ảnh chụp lên nhóm zalo.
GV thông báo về các tiêu chí đánh giá cho bản thiết kế.
Nhóm trưởng điều hành báo cáo theo trình tự:
+ Thành viên nhóm trình bày các bản thiết kế sản phẩm.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
+ Các thành viên thảo luận và lựa chọn bản thiết kế sản phẩm tốt nhất.
31
+ Vận dụng các kiến thức liên quan bảo vệ phương án thiết kế. + Điều chỉnh bản thiết kế sản phẩm. (nếu có)
GV nhận xét góp ý.
GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: Thi công và báo cáo sản phẩm. GV hướng dẫn HS lên kế hoạch chế tạo sản phẩm. (Chuẩn bị các nguyên vật liệu, thiết bị cần dung; Phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm; Nắm quy trình thực hiện)
Hoạt động 4. Chế tạo và thể nghiệm: Sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên theo phương án thiết kế đã chọn.
(Ngoài giờ học: 1 buổi chiều tại phòng thực hành sinh học)
a. Mục đích:
HS dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn, để tạo sản phẩm đảm bảo yêu cầu đặt ra.
HS thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung:
HS tiến hành tạo sản phẩm theo bản thiết kế.
Thử nghiệm sản phẩm, quan sát, đánh giá, chụp và quay video gửi cho GV.
GV tham gia tư vấn hỗ trợ HS.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Son môi, kem dững ẩm từ thiên nhiên đã được hoàn thiện và thử nghiệm.
Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có).
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Tại phòng thực hành sinh học 1 buổi chiều (Ngoài giờ học), HS sử dụng các nguyên vật liệu, dụng cụ chuẩn bị trước, tiến hành tạo sản phẩm theo bản thiết kế.
Thử nghiệm sản phẩm, quan sát, đánh giá, chụp và quay video gửi cho GV.
GV tham gia tư vấn hỗ trợ HS.
HS tự đánh giá sản phẩm với các tiêu chí mà GV yêu cầu
Thực hiện điều chỉnh sản phẩm với các tiêu chí chưa đạt.
GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: Chia sẻ sản phẩm “sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên” trước cả lớp, nhóm cần chuẩn bị: Sản phẩm đã hoàn thiện; Bản thuyết trình sản phẩm; Kinh nghiệm rút ra khi tạo sản phẩm cũng như các lưu ý trong quá trình sử dung sản phẩm.
Hoạt động 5. Chia sẻ sản phẩm “sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên” và thảo luận. (Báo cáo trước cả lớp: 35 phút)
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
a. Mục đích:
32
HS trình bày sản phẩm trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phẩm.
b. Nội dung:
- Nhóm 4 trình bày sản phẩm trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra: Yêu cầu sản phẩm; Giá thành; Tính thực tiễn và khả thi; Tính thẩm mỹ.
- Chia sẻ, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự án “Sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên”.
Thành phẩm: Son dưỡng môi, kem dưỡng ẩm cho da d. Cách thức tổ chức hoạt động:
GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước:
Bước 1. Báo cáo trước lớp với các nội dung: Kiến thức nền; Các nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng; Tiến trình chế tạo sản phẩm; Kết quả các lần thử nghiệm; Phương án thiết kế cuối cùng. HS báo cáo bằng PowerPoint và sản phẩm khác
Bước 2. Thử nghiệm sản phẩm trong cả lớp học tại phòng máy chiếu.
HS thử nghiệm sản phẩm trên môi, da.
GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh góp ý sản phẩm của nhóm, rút ra kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp
HS và GV nhận xét về sản phẩm dựa vào bộ câu hỏi định hướng sản phẩm.
GV tổng kết và đánh giá chung về dự án
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án.
III.6. Tổ chức dạy học theo kế hoạch.
III.6.1. Bài học triển khai dự án
Tiết học diễn ra theo đúng thiết kế của giáo án 1 (Mục III.5.3), GV dành 15 phút cuối tiết 1, thứ 2, ngày 13/09/2021, trên phần mềm Zoom (phòng học lớp 10A1) GV triển khai, giao dự án đến HS, thông báo mục tiêu, yêu cầu sản phẩm
của dự án, bộ câu hỏi định hướng, thông báo kế hoạch thực hiện và tài liệu tham khảo bằng phiếu học tập giao cho các nhóm trưởng.
Kết quả: HS tiếp nhận dự án với tâm lý, hứng thú trước nhiệm vụ được giao.
Đa số HS nắm được nhiệm vụ học tập của nhóm mình. Các nhóm trưởng dự định lập nhóm Zalo và thời gian họp nhóm để lên kế hoạch thực hiên.
Một số hình ảnh khi triển khai dự án
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
33
GV triển khai dự án Lớp phó học tập chủ trì việc phân nhóm trên zoom
III.6.2. Nhật ký theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện dự án Sau khi nhận các dự án học tập, nhóm trưởng lập nhóm Zalo, thông báo thời gian hoạt động nhóm mình, phân công nhiệm vụ, lên kế hoạch về nội dung tiến hành, thời gian làm việc cho mỗi thành viên nhóm. Bảng phân nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm được gửi bằng phiếu cho GV sau 1 ngày. Dựa vào mục đích và sản phẩm cần đạt, HS từng nhóm làm việc để xây dựng đề cương, thu thập kiến thức từ SGK, Internet để thiết kế sản phẩm. HS đã thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện của nhóm, trình bày kế hoạch hoạt động của nhóm, đặt ra những vấn đề cần thảo luận với GV qua Zalo và điện thoại. Gửi nhật ký hoat động lên Padlet theo địa chỉ: https://padlet.com/nhamptkas2/6oui6u6xqqzbukv7
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Trong thời gian 3 tuần, kể từ khi triển khai các dự án ở lớp thực nghiệm 10A1 ngày 14/9/2021 đến 06/10/2021. (Dự án 1- 1 tuần, Dự án 2, 3 – 2 tuần, Dự án 4 - 3 tuần), GV, theo dõi và ghi nhận hoạt động của cá nhân, của nhóm, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, kiểm tra HS đã tìm kiếm, chọn lọc thông tin liên quan đến nhiệm vụ được giao, nhắc nhở HS các yêu cầu của sản phẩm, đồng thời có lời khen ngợi, động viên kịp thời. Hướng dẫn HS từ thông tin tổng hợp được, rồi chuyển nội dung sang powerpoint; các em sử dụng Slide theo mẫu mà GV hướng dẫn. Tuy nhiên để thuận lợi cho báo cáo các nội dung của chủ đề và chốt kiến thức cơ bản, GV đã chủ động đổi tiết dạy với tiết Văn của GV Đặng Thị Duyên, để nhóm 1,2,3 được báo cáo vào 2 tiết liền kề. Vì vậy nhóm 1,2,3 đã thực hiện dự án trong 2 tuần và cùng báo cáo một thời điểm.
34
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Chọn phương án tạo sản phẩm Nhóm 4 chuẩn bị vật liệu, dụng cụ
35 Họp
và lên
nhóm 4 qua zoom phân công nhiệm vụ
kế hoạch thực hiện
Bản thiết kế sản phẩm Nhóm 4
Thử nghiệm sản phẩm lần 1 Thử nghiệm sản phẩm lần 2
III.6.3. Tổ chức dạy học bài học nghiệm thu dự án
Giáo án 2 (mục 5.3) Thực hiện vào tiết 1, 2 thứ 6 ngày 01/10/2021 với nhóm
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
1, 2, 3, HS lớp 10A1- tại phòng máy chiếu số 2 của trường tôi công tác (Tiết 2 dạy thế vào tiết Văn – của GV Đặng Thị Duyên). GV đã chốt kiến thức cơ bản của chủ đề, tiến hành triển khai nội dung viết bài thu hoạch ngay tại lớp trong thời gian 10 phút. Đa số các em hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể. Đồng thời cũng thấy được các hậu quả của việc ăn uống và luyện tập thể dục thể thao chưa hợp lý. Giáo án 3 (mục 5.3) Thực hiện vào tiết 2 thứ 3 ngày 05/10/2021 với nhóm IV, HS lớp 10A1- tại phòng máy chiếu số 2 của trường tôi công tác. Sản phẩm nhóm đã đạt được mục tiêu của bài học.
36
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
37 Một số hình ảnh của tiết nghiệm thu dự án. Báo cáo dự án 1 Báo cáo dự án 2 Báo cáo dự án 3 GV chốt kiến thức dự án 1,2,3 Báo cáo và chia sẻ sản phẩm của nhóm 4
III.7. Đánh giá kết quả dạy học.
III.7.1. Đánh giá chung.
*Với lớp thực nghiệm.
DHDA theo định hướng STEM cho thấy HS đã chủ động thu thập tài liệu, tích lũy kiến thức và phối hợp với nhau trong hoạt động nhóm để tạo ra các sản phẩm, do đó kiến thức sẽ được ghi nhớ tốt, đồng thời phát triển kỹ năng tìm kiếm tài liệu và khai thác tốt hơn các nguồn thông tin. Khuyến khích HS tự học, tự tích lũy kiến thức và phát huy kỹ năng trình bày vấn đề, kỹ năng trình bày ý kiến trước đám đông. Kỹ năng sử dụng CNTT của HS đã được nâng lên. Hình thức bài báo cáo đã được các nhóm được đầu tư như thiết kế trình chiếu PowerPoint với các nội dung lý thuyết kết hợp với các hình ảnh minh hoạ, quay video quá trình thực hiện. Biết kết hợp kiến thức SGK và vấn đề thực tiễn cuộc sống. Qua đó HS phát triển các năng lực, cụ thể:
Năng lực giải quyết vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn: Giải thích được hàng ngày phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ăn uống cân đối khoa học phù hợp với nhu cầu cơ thể. Duy trì thực hiện việc tập TDTT đều đặn tránh những thói quen ăn uống không tốt.
Năng lực hợp tác: Thể hiện trong làm việc nhóm: Việc lập kế hoạch hoạt động của nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân trong nhóm. Có sự giúp đỡ cộng tác làm việc lẫn nhau, với GV để dự án hoàn thành đúng kế hoạch. Rèn luyện trách nhiệm giữa các thành viên; phối hợp với nhau trong giải quyết nhiệm vụ để tạo được các sản phẩm tốt cho nhóm....
Năng lực tự học: HS tham gia tích cực vào các giai đoạn của quá trình học: Tiếp nhận nhiệm vụ, tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá, chọn lọc và xử lý thông tin, thiết kế và trình bày sản phẩm… Điều đó đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của HS.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Khi trao đổi thông tin với GV, khi các em trình bày sản phẩm, chất vấn, đáng giá. Các em đã khá tự tin trước lớp, trình bày logic, mạch lạc, có sức lôi cuốn.
Năng lực sử dụng CNTT: Với HS 10 việc tìm kiếm khai thác mạng internet, các em sử dụng khá thành thạo và hoàn thành báo cáo bằng PowerPoint trình chiếu khá ấn tượng. Nhiều HS có điện thoại thông minh, mạng internet phát triển nên việc ghi lại các hình ảnh, quay video khá dễ dàng với các em HS hiên nay.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Năng lực đánh giá: Qua quá trình thực hiện dự án HS đã hình thành kỹ năng tự đánh giá dựa vào các tiêu chí của phiếu đánh giá mà GV thiết kế: Nhóm trưởng đánh giá thành viên nhóm mình, đánh giá dự án của nhóm khác, HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm theo các tiêu chí và có sự điều chỉnh một cách khách quan và chính xác, GV đánh giá qua bài thu hoạch sau chủ đề.
38
*Ở lớp đối chứng: Đa số các em mang tâm lí nặng nề trong việc tiếp thu kiến thức. Hầu hết các em đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập vì mục tiêu điểm số nhưng không mấy hào hứng, các yêu cầu GV đưa ra các em còn làm mang tính đối phó. Vì vậy khả năng hiểu và khắc sâu kiến thức chưa tốt. Giờ học chưa sôi nổi và hiệu quả chưa cao.
III.7.2. Kết quả định lượng.
Đối với phân tích định lượng kết quả kiểm tra, chúng tôi chọn 2 lớp tương đương về học lực lớp 10A1 thực nghiệm DHDA theo định hướng STEM, lớp 10A2 đối chứng dạy học bằng PPDH nhóm nhỏ theo từng tiết của chủ đề, sau khi kết thúc chủ đề chúng tôi cho HS hai lớp về nhà, cùng làm 1 bài kiểm tra 20 phút với 20 câu trắc nghiệm trên phần mềm Azota: (https://azota.vn/de-thi/msf8jn) với mật khẩu đề tx1234, mỗi HS chỉ
đối chứng, cụ thể: Tỉ lệ % học sinh đạt điểm khá giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở các lớp đối chứng và tỉ lệ % HS đạt điểm yếu, kém và trung bình ở các lớp thực nghiệm thấp hơn ở các lớp đối chứng. Chứng tỏ học sinh ở các lớp thực nghiệm hiểu bài và vận dụng kiến thức tốt hơn so với các lớp đối chứng.
Đối với phân tích định lượng thông qua bài thu hoạch: Sau khi kết thúc dạy học chủ đề, chúng tôi đã cho HS 2 lớp, làm bài tập chung với hình thức tự luận, 10 phút làm tại lớp. Với mục đích nắm được kiến thức cơ bản, góp phân nâng cao ý thức sức khỏe cho bản thân thông qua chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt. Kết quả điểm bài thu hoạch như sau:
Lớp Trên 8 điểm Từ 5 đến 8 điểm Dưới 5 điểm
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Sự chênh lệch ở HS đạt điểm trên 8 ở các lớp bằng DHDA và các lớp dạy bằng PPDH khác, cho thấy các lớp DHDA có tỷ lệ cao hơn hẳn. Với phương pháp DHDA, HS đã chủ động thu thập tài liệu, tích lũy kiến thức và phối hợp với nhau trong hoạt động nhóm để tạo ra các sản phẩm, do đó kiến thức sẽ được ghi nhớ tốt, đồng thời phát triển kỹ năng tìm kiếm tài liệu và khai thác tốt hơn các nguồn thông tin, sự hiểu biết HS không chỉ giới hạn SGK mà nắm bắt kịp thời các kiến thức thực tiễn mới. Điều này chứng tỏ PPDH này có tính thực tế dạy học cao.
39
được như sau: Lớp Giỏi khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 10A1- Thực nghiệm. 27 69,23% 9 23,08% 2 5,13% 1 2,56% 10A2 - Đối chứng 21 51,22% 11 26,83% 4 9,75% 5 12,19% Kết quả học tập ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn các lớp
được làm 1 lần . Kết quả thu
10A1 25 14 0 10A2 17 19 5
III.7.3. Kết quả nhận xét đánh giá cụ thể của các nhóm. Điểm trung bình chung của nhóm là điểm trung bình cộng của các thành viên
Tất cả các nhóm tham gia dự án đều có sản phẩm đạt theo tiêu chí đề ra.
Sản phẩm của các nhóm đều đã được chuẩn bị khá chu đáo cả về nội dung và hình thức, phối hợp linh hoạt và hợp lý các phần lý thuyết, các hình ảnh và các mẫu vật. Các thuyết trình viên trình bày rõ ràng, tự tin, có khả năng sử dụng tốt máy vi tính. Các nhóm biết bảo vệ và bổ sung ý kiến của nhóm mình và đầy đủ nội dung được giao. Đặc biệt việc lập kế hoạch phân công và đánh giá của các nhóm trưởng có sức thuyết phục cao, điều hành các thành viên cùng tham hoàn thành được mục tiêu của nhóm đúng kế hoạch, nhất là nhóm IV. Với nhóm I: Mặc dù có năng lực học tập thấp hơn các nhóm khác nhưng hoàn thành dự án nhanh, khi duyệt GV không phải chỉnh sửa nhiều, nội dung đầy đủ, làm nổi bật được vai trò của nước và các chất khoáng đối với cơ thể, đưa ra được lời khuyên nên cung cấp đủ nước mỗi ngày trung bình từ 2 - 4 lít tùy nhu cầu. Từ đó HS thấy được, nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống, phải có ý thức cao trong bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường nước. Nhóm II: Sản phẩm đạt mục tiêu đề ra. Người thuyết trình tạo được sự lôi cuốn, hoàn thành sớm, trình bày sản phẩm tốt. Điểm bài thu hoạch cao. Nhóm đã có nhưng thông tin hữu ích với những nguy cơ khi ăn nhiều đường và nhiều mỡ động vật, nhất là nhưng nguy cơ khi ăn nhiều đồ chiên rán được chế biễn sẵn. Với lứa tuổi 16 đến 18, hằng ngày chỉ nên ăn từ 100 - 278g tinh bột đường, tối đa 65 gam chất béo. Đưa ra lời khuyên ăn uống hợp lý và luyện tâp thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nhóm III: Đã phân công các thành viên nghiên cứu và vẽ sơ đồ tư duy về kiến thức cơ bản đầy đủ và dễ hiểu. Tuy nhiên còn có nhiều lỗi về phông chữ, GV phải góp ý điều chỉnh nhiều. Điểm phần luyện tập cao, nhưng bài thu hoạch của mỗi cá nhân còn thấp. Prôtêin rất cần cho cơ thể nhưng nhóm III cũng cho biết những nguy cơ khi ăn quá nhiều prôtêin. Nhóm IV: Hợp tác tốt các thành viên trong nhóm để phân công thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học như: Tìm kiếm thông tin, khảo sát thực tiễn, thiết kế, thử nghiệm và tạo sản phẩm cách sáng tạo. Được các nhóm đánh giá cao nhất là sự chia sẻ với cả lớp cách tách chiết dầu dừa, dầu gấc, sáp ong; chia sẻ các công thức làm son dưỡng môi không màu, son dưỡng môi có màu và kem dưỡng ẩm làm trắng da cho làn da khô từ thiên nhiên; Chia sẻ các kinh nghiệm khi sử dung và bảo quản các mỹ phẩm
từ nguyên liệu tự nhiên. Biết chọn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm; xây dựng bản thiết kế đơn giản có tính khả thi. Sản phẩm son dạng kem và dầu dừa dưỡng ẩm phù hợp với lứa tuổi HS THPT.
Điểm của mỗi cá nhân là điểm trung bình cộng của bài thu hoạch, của bài tập luyện tập và điểm nhóm. Được lấy vào điểm thường xuyên số 1
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
40
Nhóm I II III IV Điểm TB chung 7.85 8.00 7,64 8,65
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Quá trình nghiên cứu: Đây là một SKKN nhằm mục đích đưa ra một giải pháp, cách thức tiến hành dạy học "chủ đề thành phần hóa học của tế bào" theo hướng đổi mới PPDH là tiếp cận STEM và định hướng phát triển năng lực của HS.
Thực hiện qui trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, khoa học: Từ việc lựa chọn đề tài, tôi đã lên kế hoạch xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập, xử lý thông tin, số liệu điều tra khảo sát trước và sau khi thực hiện đề tài có độ tin cậy cao. Xử lý kết quả nghiên cứu trên các phần mềm ứng dụng cho giáo dục. Sử dụng nguồn tư liệu, thông tin phù hợp với luật giáo dục, phù hợp với chương trình GDPT mới. Được các đồng nghiệp góp ý kiến theo hướng nghiên cứu bài học thông qua dự giờ và sinh hoạt tổ chuyên môn. Mọi vấn đề đều được lập luận chặt chẽ, có cơ sở, có tính thuyết phục cao.
2. Hiệu quả, ý nghĩa của đề tài.
Thực nghiệm với những kết quả tích cực phần nào cho thấy việc DHDA theo định hướng giáo dục STEM là một hình thức đổi mới giáo dục rất khả quan, hướng tới đào tạo những con người phát triển toàn diện: Không những đủ tri thức mà còn đảm bảo các kĩ năng sống, thực hành – đây là những phẩm chất, năng lực cần có của công dân toàn cầu. Tinh thần học tập của HS được nâng cao, chất lượng giáo dục cũng từ đó được cải thiện. HS được làm quen với quy trình nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy phản biện, biết chấp nhận sự thất bại trong nghiên cứu thử nghiệm, biết sẻ chia và hợp tác với nhau để tạo sản phẩm của nhóm.
HS biết được các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào và cơ thể trong hoạt động sống. Qua đó, hình thành được cho HS ý thức trong cuộc sống hằng ngày: Thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh góp phần to lớn vào việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Đồng thời vận dụng kiến thức bài học vào tạo các sản phẩm STEM (son dưỡng môi và kem dưỡng ẩm) rất được HS nữ lứa tuổi 16 đến 18 quan tâm, đề tài là cơ sở để các em tham khảo và có thể tự làm cho mình một thỏi son môi hay một hộp kem dưỡng ẩm thiên nhiên rất an toàn và phù hợp.
Giúp HS phát triển năng lực khai thác và sử dụng hiệu quả CNTT: Biết phân nhóm và trao đổi qua Zoom, giao việc, bình chọn trên nhóm Zalo, làm bài kiểm tra trên Azota, ghi nhật ký hoạt động trên padlet, xây dựng các video….
Đối với GV đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục STEM đối với việc hình thành năng lực và phẩm chất của HS theo mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 3. Hướng phát triển của đề tài.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Tìm ra các giải pháp để bảo quản an toàn và kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Chia sẻ với HS nữ khác quan tâm đến mỹ phẩm, về phương pháp tự làm cho mình một thỏi son môi hay một hộp kem dưỡng ẩm thiên nhiên rẻ tiền lành tính.
41
Tiếp tục xây dựng và thực hiện các dự án dạy học theo định hướng STEM đạt hiệu quả cao hơn ở các chủ đề khác của môn học.
4. Kiến nghị, đề xuất.
Đối với các cấp lãnh đạo: Xây dựng chính sách và các hỗ trợ GV trong giảng dạy là những động lực giúp GV sáng tạo và chuyên tâm trong giảng dạy.
Đối với ban giám hiệu: Cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị kết nối với internet thì giáo dục STEM mới có hiệu quả cao. Mỗi trường nên thành lập ít nhất một câu lạc bộ STEM.
Đối với giáo viên: Giáo dục STEM thành công phụ thuộc nhiều vào nội dung và phương pháp dạy học tích cực. GV phải có chuyên môn vững chắc và phương pháp giảng dạy đổi mới, sáng tạo, luôn tâm huyết lắng nghe ý kiến phản hồi của HS, những ý kiến góp ý của các đồng nghiêp, trong sinh hoạt tổ chuyên môn cần chú trọng trao đổi về xây dựng các chủ đề STEM. GV luôn cập nhập những thay đổi mới về xu hướng nghề nghiệp để thiết kế các đề tài STEM gắn với thực tiễn.
Sau khi cùng nhau nghiên cứu mục đích và nội dung của chủ đề bài học, chúng tôi đã cùng nhau xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân các tác giả, cùng nhau phối hợp nhịp nhàng để xây dựng kế hoạch và kiểm nghiệm đề tài trong 2 năm học 2019-2020 và 2021- 2022. Đề tài đã được áp dụng hiệu quả với môn Sinh học ở trường THPT Anh Sơn 2, SKKN này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho tất cả các nhà trường THPT trên phạm vi cả nước. Có thể áp dụng cơ sở lý luận để triển khai cho các chủ đề khác trong bộ môn hoặc các môn học khác. Khi có các điều kiện học tập tối thiểu: Mạng Internet, máy tính, điện thoại thông minh, phòng học có máy chiếu. Tuy nhiên GV cần quan tâm, động viên, giúp đỡ HS trong quá trình thực hiện dự án, để đảm bảo các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đề tài đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tuy nhiên với năng lực bản thân có hạn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được đón nhận những góp ý bổ ích của quý vị giám khảo và bạn bè đồng nghiệp và ban nghiệm thu SKKN, để đề tài càng có ý nghĩa thiết thực hơn.
Tháng 4 năm 2022
Tác giả 1:
Phạm Thị Kim Nhâm
Tác giả 2:
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Nguyễn Thị Hòa
42
PHẦN IV: PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát thực trạng về giáo dục STEM đối với GV.
Phương
án đề
xuất
TT Nội dung trao đổi
1 Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và phát huy năng lực học tập tích cực
2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM
3 Vận dụng kiến thức Toán, Vật lý, Hoá học, Công nghệ…vào dạy HS học.
4 Tham gia hướng dẫn HS thi KHKT
Phụ lục 2: Hướng dẫn câu hỏi định hướng HS tạo sản phẩm của nhóm 4
Câu 1. Nêu các thành phần, tính chất và vai trò của mỗi thành phần cơ bản của son môi và kem dưỡng ẩm thiên nhiên?
*Thành phần son môi chủ yếu được cấu thành từ
Chất tạo màu: giúp tạo màu sắc cho son môi
Sáp: Sáp là thành phần tạo nên hình dạng son, đồng thời tạo độ bóng, trơn và độ bám của son. (sáp ong)
Dầu: Dầu có tác dụng giữ ẩm, tạo độ mềm mượt cho môi và hòa tan các loại chất tạo màu hoặc các chất hòa tan khác trong son. (dầu ô liu, dầu dừa)
Chất bảo quản và chất chống oxy hóa: Những chất này giúp duy trì tuổi thọ của thỏi son (vitamin E)
Chất tạo mùi thơm (tinh dầu)
*Thành phần của kem dưỡng ẩm cho da khô thường kết hợp 3 hoạt chất cấp ẩm, giữ ẩm và làm mềm da. Ví dụ: Dầu dừa, lô hội, vitamin E
Câu 2. Tỉ lệ các thành phần trong một thỏi son môi, một hộp kem dưỡng ẩm? Kinh nghiệm khi kết hợp tỉ lệ các thành phần đó?
*Tỉ lệ thành phần son môi: Dầu: 65%, Sáp 22%, Chất tạo màu 10%, Chất bảo quản và chất chống oxy và chất tạo mùi thơm 3%. Lưu ý tỉ lệ sáp càng cao thì son càng cứng, chất tạo mùi thơm lành tính như mật ong.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
*Tỉ lệ thành phần của kem dưỡng ẩm cho da khô thường kết hợp 3 hoạt chất 50% chất cấp ẩm (gel nha đam, quả bơ), 30% chất giữ ẩm (mật ong, dầu dừa) và 20% làm mềm da (dầu oliu)
43
xuyên Thỉ
thoả
Hiế
khi
Thường
nh
ng
m
Chưa làm
Câu 3. Những hoá chất độc hại trong son môi công nghiệp ảnh hưởng tới sức khoẻ con người?
Kim loại nặng: Như crom, cadmium và magiê. Các kim loại này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm và tổn thương cơ quan. Mức độ cao của cadmium có thể được lưu trữ trong thận và cuối cùng dẫn đến suy thận.
Chì: là một chất độc thần kinh và có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Nó cũng có thể gây tổn thương não. Chì là một trong những lý do cho sự mất cân bằng nội tiết tố và vô sinh.
Petrochemicals: là những chất hóa học được chiết xuất từ dầu thô và khí đốt tự nhiên. Có thể gây ra rối loạn nội tiết, ngăn cản sự phát triển sinh sản, phát triển trí thông minh.
Formaldehyde, Paraben và Bismuth oxy clorua và dầu khoáng: là các chất bảo quản, có thể gây ung thư.
Câu 4. Có thể tạo son hay kem dưỡng ở những dạng nào?
*Son môi: dạng rắn, dạng lỏng, dạng kem
*Kem dưỡng ở những dạng dạng lỏng, dạng kem
Câu 5. Kinh nghiệm khi làm và sử dụng son môi và kem dưỡng ẩm thiên nhiên?
+ Không nên bảo quản son rắn trong tủ lạnh: Son được làm từ 2 thành phần chính là dầu và sáp. Nếu ở trong môi trường có nhiệt độ quá thấp dầu và sáp sẽ tách làm hai phần khiến son bị chai nhanh hơn. Bề mặt son bị khô, còn lõi son môi sẽ bị mềm rất khó có cách đưa son bị khô trở về trạng thái ban đầu.
+ Khi chế tạo son môi cần tránh để nước lẫn vào sản phẩm; Nước là dung môi phân cực nên không hoà tan các chất không phân cực như sáp, dầu. Vì vậy, trong quá trình bào chế son cần chú ý không cho nước lẫn vào, có thể làm son bị rỗ.
+ Mỹ phẩm có chứa cồn thường làm môi bạn trở nên khô hơn; Ở nồng độ cao, cồn khô làm mất đi dầu và protein ở bề mặt, ảnh hưởng đến lớp màng ẩm của da, gây khô, lão hóa sớm, kích ứng trong một số trường hợp và giảm khả năng tự bảo vệ của da mụn. Cồn lại là một chất lấy đi lớp dầu tự nhiên của da, khiến da dễ bị mất ẩm dẫn đến tính trạng khô cho môi và có thể gây kích ứng nếu nồng độ cao.
+ Khi tẩy trang có thể dùng dầu thiên nhiên như: dầu dừa; Son môi có thành phần chính là sáp và dầu, đây đều là các hợp chất không phân cực giống nhau. Vì vậy ta có thể dùng dầu để tẩy trang son môi bằng cách thoa nhẹ lên môi và dùng bông lau nhẹ nhàng.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
+ Sử dụng chất bảo quản và chất chống oxi hoá cho thỏi son: Son môi với cấu tạo từ sáp, dầu rất dễ bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn; ngoài ra sáp, dầu bị oxi hoá dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng, oxi trong không khí gây nên hiện tượng ôi hoá, làm mất mùi hương, làm phai màu…Cách bảo quản son được bền lâu: Không để son tiếp xúc nhiều với không khí (đậy kín), để chỗ thoáng mát, tránh nơi có nhiệt
44
độ quá cao hoặc quá thấp, không cho ánh nắng chiếu vào (nếu có sẽ sinh nhiệt, phản ứng phân hủy dầu, sáp diễn ra nhanh hơn).
+ Tạo mỹ phẩm thiên nhiên nên dùng nồi thuỷ tinh, đũa gỗ; Vật dụng kim loại Fe, Cu… khi tiếp xúc với thành phần mỹ phẩm dễ xảy ra phản ứng oxi hoá làm biến đổi màu son môi.
+ Cách nhận biết thỏi son an toàn: thông qua thành phần, hãng sản suất, hạn sử dụng, màu sản phẩm…
Câu 6. Làm thế nào để có một đôi môi và làn da đẹp?
Cần cấp nước, dưỡng ẩm, làm sạch tế bào chết, tránh ánh nắng mạnh, không lạm dụng mỹ phẩm công nghiệp
Phụ lục 3: Thiết kế phiếu đánh giá sản phẩm dự án.
Phiếu 1: PHIẾU NHÓM TRƯỞNG ĐÁNH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM ….
(Nộp cho GV trước 1 ngày báo cáo dự án tức vào ngày duyệt dự án)
Tên dự án:……………………………………............................................
TT Tên các thành viên
1 2 …
Tiêu chí đánh giá Điểm trung bình Tinh thần trách nhiệm Hiệu quả thu thập kiến thức
Kỹ năng hợp tác nhóm
Phiếu 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC NHÓM (Đánh giá trong quá trình báo báo)
*Nhóm đánh giá:………... TT Các tiêu chí đánh giá Nhóm được đánh giá
Nội dung trình bày (Chính xác, đầy đủ, dễ hiểu) 2 Hình thức trình bày sản phẩm (Đẹp, khoa học, sáng tạo)
3 Thuyết trình sản phẩm và khả năng trả lời
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
45
I II III IV
1