33 một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả” [33], tr.58]. Trong đào tạo nghề, Năng lực là tổ hợp thuộc tính tâm sinh lý và trình độ chuyên môn đã được chứng thực/chứng tỏ là hoàn thành một hoặc nhiều công việc theo các tiêu chuẩn tương ứng trong bối cảnh hoạt động thực tế của nghề. Rõ ràng, mỗi lĩnh vực cụ thể có một định nghĩa về năng lực sát thực hơn cho lĩnh vực đó, như vậy khái niệm năng lực mang yếu tố chủ quan và phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội. Theo Từ điển của Đại học Harvard, năng lực, theo thuật ngữ chung nhất, là “những thứ” mà một người phải chứng minh có hiệu quả trong việc làm, vai trò, chức năng, công việc, hoặc nhiệm vụ. Năng lực là sự cộng hưởng giữa kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ, sự cộng hưởng càng cao bao nhiêu thì năng lực càng cao bấy nhiêu (và ngược lại) [113], tr.4], [75]. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu châu Âu về việc làm và lao động năm 2005: “Năng lực là tổ hợp những phẩm chất về thể chất và trí tuệ giúp ích cho việc hoàn thành một công việc với mức độ chính xác nào đó” [26, tr.57]. Phạm Thị Phú và Nguyễn Đình Thước trong “Giáo trình Phát triển năng lực người học trong dạy học Vật lí” có đưa ra định nghĩa: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành và phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành công một hoạt động nhất định đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [66], tr.11]. Chúng tôi cho rằng: quá trình hình thành năng lực phải gắn với luyện tập, thực hành và trải nghiệm các công việc thuộc nghề nào đó và bảo đảm thực hiện có hiệu quả. Nó bao gồm cả khả năng chuyển tải kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thói quen làm việc vào các tình huống trong phạm vi của nghề. Nó cũng bao gồm cả sự tổ chức thực hiện, sự thay đổi, cách tân và tính hiệu quả cá nhân cần có để làm việc với đồng nghiệp, với người lãnh đạo, quản lý cũng như với khách hàng của mình [3], [71], [107]. Như vậy: Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều