52 số phương pháp, kỹ thuật dạy học có thể vận dụng phù hợp với môn học vật lí trong việc phát triển năng lực sáng tạo của học sinh là: Phương pháp dạy học theo dự án: Là một kiểu tổ chức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Là kiểu tổ chức dạy học để học sinh có thể tự chủ, tích cực trong các hoạt động học tìm tòi xây dựng kiến thức và vận dụng kiến thức của học sinh, giáo viên tổ chức tiến trình dạy học giải quyết vấn đề theo các pha, phỏng theo tiến trình tìm tòi, khám phá để xây dựng, bảo vệ tri thức mới trong nghiên cứu khoa học. Tiến trình dạy học này gồm 3 pha: - Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hoá tri thức phát biểu vấn đề. - Pha thứ hai: Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi tìm tòi giải quyết vấn đề. - Pha thứ ba: Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới. Phương pháp mô hình trong dạy học vật lí: Cơ sở lí thuyết của phương pháp mô hình: Dựa vào lý thuyết tương tự, các kết luận rút ra từ sự tương tự có tính giả thuyết, do đó cũng có tính giả thuyết. Phương pháp mô hình và phương pháp tương tự là hai phương pháp nhận thức làm cơ sở để xây dựng giả thuyết khoa học. Khi sử dụng phương pháp mô hình, giáo viên định hướng hoạt động học tập trong từng giai đoạn, học sinh tự lực giải quyết các vấn đề nhận thức. Kết quả của quá trình học tập, học sinh không chỉ thu được kiến thức mới một cách sâu sắc mà còn được bồi dưỡng phương pháp nhận thức vật lí, phương pháp mô hình. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh thực hiện GQVĐ theo các giai đoạn của phương pháp mô hình, kiểu học như thế là kiểu học tập tìm tòi nghiên cứu. Một số kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ