72
Để dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thì cần vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, làm cho học sinh phát huy tối đa vai trò cá nhân, huy động mọi tâm lực và trí lực của mình vào hoạt động học tập, trong đó tổ chức hoạt động trải nghiệm với việc vận dụng mô hình David Kolb một cách phù hợp vào nội dung các chủ đề dạy học sẽ mang lại hiệu quả tốt trong môi trường giáo dục hiện nay. Ba biện pháp đã trình bày ở trên đều hướng đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, vì vậy có mối liên hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau: Nếu biện pháp 1 xây dựng, lựa chọn nội dung và hướng đến mục tiêu dạy học thì biện pháp 2, biện pháp 3 là cách thức hay con đường để đạt mục tiêu đó. Biện pháp 3 còn tạo môi trường hay hoàn cảnh thuận lợi để học sinh có nhiều cơ hội phát triển năng lực sáng tạo của mình. Kết luận chương 2 Ở chương 2 chúng tôi đi sâu phân tích, làm rõ nội dung các khái niệm về năng lực, cấu trúc của năng lực, tìm hiểu năng lực sáng tạo, làm rõ nội hàm khái niệm về sáng tạo, các yếu tố tác động và các cấp độ sáng tạo, những biểu hiện của năng lực sáng tạo và các mức độ của những biểu hiện đó ở học sinh trong quá trình dạy học. Chúng tôi đã tìm hiểu những yếu tố liên quan đến việc hình thành phát triển năng lực sáng tạo và nêu lên 6 biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí. Trên cơ sở thực trạng dạy học hiện nay ở các trường phổ thông, chúng tôi đã đưa ra 3 biện pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, đó là: Biện pháp 1: Xây dựng chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Biện pháp 2: Vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, tăng cường các hoạt động tương tác, trao đổi theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh