96
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
IC
IA L
này đều nhằm tích cực hóa việc lĩnh hội tái tạo, sáng tạo của HS thông qua việc giải quyết các bài tập nhận thức. Đối với HS chuyên Sử, việc lĩnh hội kiến thức mới qua các chủ đề lịch sử có vai trò quan trọng đối với quá trình học tập của các em trong môi trường chuyên. Bài học nghiên cứu kiến thức mới theo chủ đề góp phần làm giàu cho học sinh chuyên kiến thức, cảm xúc, kĩ năng, tư duy lịch sử. Vì chương trình lịch sử ở cấp phổ thông hiện được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, nên việc tiếp thu kiến thức mới được thực hiện trên cơ sở hoàn thiện kiến thức đã học và nâng cao, đào sâu kiến thức mới. Vì vậy, việc thiết kế thành các chủ đề lịch sử cần đảm bảo tốt mối quan hệ giữa truyền thụ, lĩnh hội kiến thức mới trong bài học ở SGK với cấu trúc và nội dung cơ bản của SGK sẽ giúp HS học tập trên lớp cũng như tự học ở nhà hiệu quả hơn. Ví dụ, để xây dựng chủ đề: Hai khuynh hướng cứu nước trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1930), giáo viên đã tích hợp kiến thức của 3 bài 13,14,15 trong SGK Lịch sử 12 nâng cao, bên cạnh hệ thống kiến thức cơ bản được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm phát triển từ chương trình lớp 9, hệ thống kiến thức mới mà HS cần khái quát, phân tích sâu hơn ở chủ đề này đó là: Những điều kiện lịch sử dẫn đến sự xuất hiện của hai khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản và vô sản; các phong trào yêu nước thuộc khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản; vai trò của các tổ chức cách mạng; sự phù hợp và bất cập của hai khuynh hướng dân chủ tư sản và tư sản; từ đó rút ra được đặc điểm lớn nhất của phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1930; giải thích được tại sao khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thất bại còn khuynh hướng cách mạng vô sản lại giành được quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. 4.1.2. Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết được sử dụng khi hoàn thành việc nghiên cứu một giai đoạn, một thời kì, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của chương trình. Nhiệm vụ cụ thể của loại bài học này là củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Trên cơ sở những sự kiện cụ thể, bài học ôn tập, sơ kết, tổng kết cung cấp cho học sinh một bức tranh toàn diện về các hiện tượng và quá trình lịch sử đã học và hệ thống hóa, khái quát hóa các kiến thức đã tiếp thu. Đồng thời, trên cơ sở những kiến thức cơ bản về các mặt hoạt động chính của từng giai đoạn hay quá trình lịch sử đã biết, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bản chất những mối quan hệ, giải thích sâu hơn những khái niệm phức tạp đã được hình thành. Bài học ôn tập, sơ kết, tổng kết góp phần thực hiện tối đa khả năng tổng hợp, củng cố, khái quát kiến thức cho học sinh ở một giai đoạn, một thời kì, một khóa trình hay một vấn đề lịch sử của chương trình. Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết là điều kiện quan trọng nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh chuyên, hình thành cho các em những hiểu biết về khoa học lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, bồi dưỡng và rèn luyện các kĩ năng, thái độ, hình thành các năng lực nói chung và năng lực bộ môn nói riêng.