103 0 – 0%
2 – 2.6%
45 – 49.2%
29 – 38.2%
ĐC: 68 HS
2 – 2.9%
6 – 8.8%
49 – 72.1%
11 – 16.2%
IA L
TN: 76 HS
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
IC
Cô Nguyễn Thị Nhung – GV trường THPT chuyên Nguyễn Huệ cho rằng: Mô hình lớp học đảo ngược phù hợp khi áp dụng cho đối tượng HS chuyên Sử. Trong quá trình tổ chức cho HS học tập theo mô hình này, Cô đã nhận được sự đồng thuận ủng hộ của phụ huynh và HS. Mô hình này khiến HS phải chủ động, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập. Qua đó, các em rèn luyện được đức tính chăm chỉ, kĩ năng tự chiếm lĩnh kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề, biết vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi nâng cao. Em Hà Quang Dũng – HS lớp 12 chuyên Sử trường THPT Sơn Tây, khi được hỏi về mô hình học tập này, em nói: Việc học tập theo mô hình này khiến em phải dành thời gian nhiều hơn. Nhưng đổi lại, em nắm kiến thức chắc hơn vì phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ học tập được giao; em có thể chủ động lên lịch học tập cho mình, có nhiều thời gian để tự học. Sau khi hoàn thành một bài tập nào đó, em thấy bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng kiến thức để trả lời các dạng bài tập. Khi được hỏi về ý nghĩa việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược đối với hoạt động học tập của HS, 75/75 HS chiếm tỉ lệ 100% HS được hỏi đều lựa chọn đáp án cho rằng: học tập theo mô hình này giúp các em rèn luyện kĩ năng tự học; chủ động và chăm chỉ hơn; 59/75 HS chiếm tỉ lệ 80% lựa chọn đáp án cho rằng học tập theo mô hình lớp học đảo ngược giúp các em hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Như vậy, từ quá trình phân tích và dẫn chứng thực nghiệm nêu trên, chúng tôi thấy rằng, bên cạnh mô hình lớp học truyền thống, việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược là có tính khả thi trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, làm đa dạng, phong phú hơn các mô hình học tập cho HS. Mô hình này có thể vận dụng cho nhiều đối tượng, trong đó có HS THPT, đặc biệt là đối tượng HS chuyên. Nó không chỉ giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, mà còn rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn, phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng và sáng tạo; đồng thời góp phần hình thành một trong những phẩm chất công dân thiết yếu như : chăm chỉ và trách nhiệm…vv 4.2. Các biện pháp phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử khi tổ chức dạy học chủ đề Năng lực tìm hiểu lịch sử là khả năng nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó, tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. Để hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho đối tượng HS chuyên Sử, chúng ta có thể vận dụng một số biện pháp sau đây: