104
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
IC
IA L
4.2.1. Tổ chức cho HS tìm hiểu nguồn tài liệu thành văn (tư liệu chữ viết) Tài liệu thành văn đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta khôi phục lại quá khứ lịch sử. Đây là nguồn tài liệu chiếm số lượng nhiều nhất, phong phú, đa dạng, có thể thu thập dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong tài liệu thành văn có các loại như: tư liệu gốc (tư liệu đầu tiên, duy nhất liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra sự kiện), SGK, các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài báo của các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, các học giả trong và ngoài nước…vv Trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử, việc tìm hiểu các nguồn tài liệu viết để khôi phục lại sự kiện, hiện tượng lịch sử là điều căn bản đầu tiên không thể bỏ qua. Trong học tập lịch sử, đặc biệt với đối tượng HS chuyên Sử, các em cần rèn luyện được kĩ năng sưu tầm tư liệu, chọn lọc thông tin, phê phán tư liệu, xác định được độ tin cậy của thông tin từ sử liệu, trên cơ sở đó mà khôi phục được bức tranh lịch sử với đầy đủ tính chính xác, cụ thể, sinh động về không gian, thời gian, nhân vật, diễn biến, kết quả của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đây chính là giai đoạn quan trọng đầu tiên giúp các em có thể trình bày, mô tả, tường thuật lại sự kiện, hiện tượng lịch sử. Chỉ khi khôi phục lại được bức tranh quá khứ - hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử thì HS mới có cơ sở để hình thành và phát triển năng lực tư duy, vận dụng kiến thức lịch sử. Đối với học sinh, tài liệu thành văn giúp các em có được những minh chứng cụ thể về lịch sử, về quá khứ và những luận cứ khoa học đã được chứng minh, làm rõ về sự kiện, nhân vật, hiện tượng. Đây sẽ là cơ sở để học sinh tự nhận thức, tự đánh giá, nhận xét theo quan điểm của bản thân đi theo đúng con đường của nghiên cứu khoa học. Nó là cơ sở tạo ra bước tập dượt để học sinh tự nghiên cứu, tự đánh giá một vấn đề lịch sử. Trên cơ sở đó mà phát triển được kĩ năng tư duy lịch sử, biết phân tích, giải thích, tranh luận và phản biện về sự kiện, nhân vật và các quan điểm thể hiện trong tư liệu. Việc khai thác và sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học các chủ đề lịch sử còn góp phần khơi gợi xúc cảm lịch sử, khuyến khích sự tham gia học tập của HS, là cơ sở để giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất công dân cho học sinh. Tài liệu thành văn còn rèn luyện cho các em tinh thần chủ động, chuyên cần, hăng say và sáng tạo trong lao động, học tập. Ví dụ, khi tổ chức cho HS học tập chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945ở Việt Nam, để giúp các em có thêm cơ sở khẳng định tính chất của Cách mạng tháng Tám, giáo viên yêu cầu HS khai thác tiến trình của cách mạng, kết hợp nghiên cứu Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941): “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc phải chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của một bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”[37,122] “Vì cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc