17
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
IC
IA L
phạm trù, quy luật, tư tưởng, là phương tiện để học sinh nhận thức một cách khoa học những sự kiện lịch sử và những khái niệm riêng biệt hơn. Khái niệm chủ đề đã được tác giả đề cập đến trong quá trình phân tích ví dụ cụ thể, như chủ đề “phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”. Nói về bài giảng ở trường phổ thông, tác giả cho rằng:“bài giảng lịch sử ở trường phổ thông là sự trình bày hoàn chỉnh nội dung chủ đề của giáo viên, thường gồm một số bài” [66; 180]. Ví dụ như dưới hình thức bài giảng có thể được tiến hành thành một bài học về chủ đề “sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trong phạm vi một nước và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới”. Đồng thời ở trường phổ thông, người ta áp dụng bài giảng tổng kết, ôn tập để nhằm nâng cao trình độ lí luận về nắm nội dung chủ đề của học sinh. Công trình của tác giả cho chúng tôi thấy rằng: trong nền giáo dục lịch sử Xô Viết, việc dạy học theo chủ đề đã được thực hiện, theo đó chủ đề đã tự nó nói lên tính hệ thống và tính khái quát. Trong cuốn A Practical Guide to Teaching history in the Secondary School (Hướng dẫn thực hành dạy học lịch sử ở trường trung học) (2007), Routledge, UK, tác giả Martin Hunt đã sử dụng những kinh nghiệm làm việc trong các trường học với các giáo viên lịch sử để phân tích và giải thích các phương pháp giảng dạy thành công. Nội dung kiến thức lịch sử được xây dựng dưới dạng “topic” - chủ đề; đồng thời trong hoạt động định hướng mục tiêu về kiến thức, năng lực, để giúp GV tổ chức các hoạt động học tập, tác giả gợi ý các hoạt động như làm việc nhóm (working in groups), cá nhân (individual), tranh luận (debate), đưa ra các minh chứng (evidence), sử dụng công nghệ thông tin và vận dụng cụ thể khi dạy về chủ đề Cách mạng nông nghiệp (Agricultural Revolution), yêu cầu học sinh rút ra được ý nghĩa của việc nghiên cứu về cách mạng nông nghiệp đối với ngày nay (Significance of the study of the Agricultural Revolution for the present day) . Những bài nghiên cứu của tác giả giúp chúng tôi có thêm gợi ý trong việc đề xuất các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo chủ đề nhằm phát huy năng lực tư duy, vận dụng kiến thức và giải quyết vấn đề cho đối tượng học sinh chuyên Sử. 1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước Trong cuốn Phương pháp luận sử học (2003), các tác giả Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Đình Lễ, Trương Hữu Quýnh, Trịnh Đình Tùng, Nghiêm Đình Vỳ đã cho rằng: Tri thức lịch sử là một phương tiện giáo dục hiệu quả về tư tưởng tiến bộ, phẩm chất đạo đức cách mạng cho quần chúng. Nó giáo dục cho nhân dân niềm tin vào chính nghĩa, vào chân lí, tin vào khả năng sáng tạo vô tận của quần chúng nhân dân; có tác dụng to lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước, yêu lao động, ý thức và năng khiếu thẩm mĩ...Những nghiên cứu của các tác giả là một trong những cơ sở quan trọng giúp chúng tôi nhận thức đầy đủ về đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử trong quá trình thiết kế nội dung các chủ đề lịch sử, đồng thời khai thác hiệu quả tri thức lịch sử để giáo dục phẩm chất, hình thành và phát triển năng lực cho HS.